Thursday, June 30, 2016

Nhà nước CSVN đại diện cho ai?

 Sau thời gian câu giờ trước đòi hỏi của nhân dân về nguyên nhân gây thảm họa môi trường ở 4 tỉnh miền Trung, họ cần 3 tháng để soạn kịch bản cho vở tuồng "Chuyện tình Formosa và CSVN". Sở dĩ nhà cầm quyền phải câu giờ đến hôm nay mới công bố là nhằm tránh sự phẫn nộ có thể ảnh hưởng đến hệ thống chính trị, thứ hai là tranh thủ đàm phán với Formosa để tìm ra phương hướng tốt nhất cho sự phát-triển-bền-vững của nhà đầu tư chuyên phá hoại môi trường. Thế là quá đẹp gọi là hợp tác đôi bên đều có lợi. CS còn muốn đốt cả Trường Sơn và hy sinh đến người Việt Nam cuối cùng để đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô và Trung Cộng thì đất nước và dân tộc họ coi ra chi.

Xin nhắc lại ông Chu Xuân Phàm, trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội đã phát biểu ngày 25/04/16 nguyên văn như sau:

"Tôi công nhận việc xả thải là ít nhiều có ảnh hưởng đến môi trường, nước xả thải là nước ngọt khi xả thải ra hòa lẫn với nước biển chắc chắn làm thay đổi môi trường, cá tôm ít đi là điều đương nhiên. Trước khi xây dựng dự án này thì công ty phải xin phép Nhà nước VN. Nhiều khi được cái nọ mất cái kia, đây là tôi nói thật lòng. Hôm nay nhà nước mình muốn cho ngư dân đánh bắt ở đây hay là chọn cái nhà máy thép ở đây, đương nhiên Nhà nước phải có sự cân nhắc.

Nếu xả thải thì đương nhiên sẽ thay đổi sinh học ở đây, ở vùng biển quanh đây. Nhưng bây giờ mà nói tôi không thể xây dựng nhà máy thép ở đây mà không ảnh hưởng đến con cá, con tôm. Đương nhiên mình cố gắng làm một nhà máy đạt được tiêu chuẩn quy định của nhà nước. Có khi được cái này thì phải mất cái kia chứ.

Cũng như việc vùng đất này lấy làm nhà máy thì không thể trồng lúa gì được. Hai cái này mình phải lựa chọn một, tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay tôi muốn xây dựng một ngành thép hiện đại? Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi, sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này.

Công ty khi xây dựng nhà máy ở đây có hậu quả ô nhiễm nghiêm trọng đến con cháu mình hay không là vấn đề cần quan tâm. Trách nhiệm của công ty, của tập đoàn mình cố gắng làm theo quy định của VN.

Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được...”.

Ông Phàm đã gián tiếp tự thú khi nói về nguyên nhân cá tôm đồng loạt ngưng thở. Tuy lúc đó chưa xác định nhưng nhân dân có quyền đặt nghi vấn và đòi hỏi sự giải thích minh bạch từ phía nhà cầm quyền. Một trong những quyền tối thiểu của con người được ghi rõ trong Hiến pháp 2013, điều 25 (tự do ngôn luận, báo chí tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình) và điều 43 (môi trường) nhưng bị côn an đàn áp dã man, chứng minh nhà nước này coi thường nhân dân và như vậy nên vứt luôn vào thùng rác thứ gọi là Hiến pháp. Chưa xác định nguyên nhân thì một nhà nước pháp quyền sẽ giữ thái độ tôn trọng đòi hỏi ôn hòa và hợp Hiến của nhân dân. Nên nhớ là nhân dân hiện nay chưa bị thế lực "thù địch" nào giống như CS khích động biểu tình bạo lực phá hoại đất nước như họ vẫn làm dưới thời VNCH.

Nhân dân thấy gì đó bất thường của nhà nước CS, khi xuất phát cá chết hàng loạt là từ Vũng Áng nơi Formosa hiện hữu thì quyền nghi ngờ nguyên nhân là đương nhiên. Nhân dân mới nghi ngờ chớ chưa khẳng định nhưng nhà cầm quyền cứ nhảy nhổm như bầy khỉ sổng chuồng hay từ rừng lạc vào thành phố. Chính ông Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Võ Tuấn Nhân trong cuộc họp báo kỳ lạ, độc nhất vô nhị trong tối 27/04/2016 chỉ đọc khoảng 5 phút cho rằng có hai nguyên tố chính là do "độc tố hóa học của con người và trên biển (?!), thứ hai là do tảo nở hoa hay còn gọi là thủy triều đỏ (?!). Hiện chưa thấy mối liên hệ với hoạt động của Formosa và các công ty trong khu vực với tình trạng cá chết hàng loạt này" (sic). Rồi chẳng cho ai hỏi câu nào, ông bỏ chạy trước sự ngỡ ngàng của phóng viên, cứ như quân Tàu-lạ đang tấn công vào hang ổ của ông.

Làm Thứ hay Phó thời CS cũng khó thiệt, cứ bị đẩy ra bất quá rút-kinh-nghiệm hoặc thuyên chuyển công tác, hoàn toàn đúng-quy-trình. Làm quan CS sướng ghê, hậu quả nhân dân gánh, trách nhiệm dân chịu. Sai là tập thể, công là cá nhân. Ở xứ Tư bản giãy chết thì sự nghiệp chính trị đã theo ông Trưởng đội nón ra đi.

Trong buổi họp báo ngày 30/06/2016, đại diện hãng thông tấn AP đặt câu hỏi là có khởi tố vụ án hay không? Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ dẫn giải lòng vòng với đại ý "đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại" (sic). Các nhà đầu tư nước ngoài nếu có vi phạm nhưng nhận lỗi trước Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẽ được xem xét. Vậy nhà đầu tư trong nước thì sao? Sao lại coi thường công ty trong nước và kính trọng nước ngoài? Dân mình gọi là vọng ngoại đấy. Cùng là nhà đầu tư nhưng có sự kỳ thị của nhà cầm quyền và phân biệt đối xử trên pháp luật.

Đảng chỉ thích những kẻ đem tiền về cho đầy túi tham của lãnh đạo để mong tiếp tục cai trị, nên nhà đầu tư nước ngoài càng lớn luôn được ôm hôn thắm thiết, miễn đừng làm gì lộ liễu để dư luận phát hiện. Còn ông Bob Kerrey, chủ tịch đại học Fulbright Việt Nam ra sao? Những thương binh VNCH và thân nhân của họ thế nào, họ có chạy lại vẫn bị đảng ghẽ lạnh và đánh tơi bời như thường. Đảng CS giết bao nhiêu đồng bào vô tội trong Cải cách ruộng đất? Đã giết và đày đọa bao nhiêu thường dân trước và sau 1975 nhưng ông bà đã làm gì để xoa dịu nỗi đau của đất nước? Chính đảng CSVN mới là kẻ gây căm thù và nuôi dưỡng thù oán với nhân dân. Có bao giờ đảng CS tin những người có liên quan quá khứ thời VNCH đâu mà nói chạy tới chạy lui.

Một số câu hỏi được đặt ra:

- Môi trường biển bị hủy hoại, môi trường sống của ngư dân bị thiệt hại, đời sống nhân dân bị đảo lộn, các dịch vụ khách sạn, nhà hàng,... sẽ cần bao lâu để trở lại giai đoạn như trước đây?

- Nhà cầm quyền có chương trình cụ thể và khả thi nào để cải thiện môi trường biển nhiễm độc? Giải pháp nào cho thu nhập lâu dài của người bị hại? Làm cách nào để kiểm soát những tôm cá chết trôi giạt trong thời gian qua được đông lạnh, nay sẽ tuồn ra thị trường?

- Với 500 triệu USD thì sẽ có bao nhiêu lọt vào túi quan tham nằm trên và quan nhỏ bò phía dưới?

- Chưa bàn đến khía cạnh cam kết từ phía Formosa khi một tháng trước nhà nước nói là đã tìm ra nguyên nhân nhưng biết đâu có thể đã thông báo và cho phép Formosa phản biện nên cần thêm một tháng nữa? Trong khi những vi phạm dù nhỏ của những công ty khác ít nhất là cũng bị xử phạt hành chánh hoặc bị khởi tố?

- Điều quan trọng nhất là trách nhiệm của nhà cầm quyền trước nhân dân. Nếu không có khả năng quản lý đất nước thì làm ơn dẹp cái điều 4 trong Hiếp pháp của nhà-nước-ngập của ông bà và rút lui có trật tự cho dân nhờ. Nói vậy thôi chớ tham quyền cố vị là đặc tính của độc tài CS và nhân dân có ai bầu ông bà đâu? Toàn đám phường tuồng hề.

- Đảng CS đã tham khảo ý người bị thiệt hại có đồng ý hay không với cam kết của Formosa? Và liệu "sự cố" có tái diễn với Formosa hoặc với những công ty khác?

Vài câu hỏi để chứng minh cho sự độc tài chuyên chế của nhà cầm quyền và thái độ coi thường nhân dân và dư luận của đảng CSVN.

Vấn đề kế tiếp là người dân phải đoàn kết lại, cử ra đại diện để khởi kiện tập thể đối với Formosa. Hãng xe VW với scandal về khí thải đã mất 12 tỷ USD chỉ riêng trên nước Mỹ, thì can phạm Formosa đã được xác định là hủy hoại môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và đời sống bao triệu người chỉ cam kết 500 triệu USD vậy quyền lợi của người dân, nhất là ngư dân rẻ hơn bèo. Nhà nước này đại diện cho nhân dân hay cho Formosa? Hãy liên kết với người bị hại của Đài Loan và tìm sự hỗ trợ của các Luật sư có tâm với dân để kiện Formosa.

01.07.2016

0 comments:

Powered By Blogger