Monday, February 29, 2016

Hồ Gươm hơn 100 năm trước

Bên hồ Gươm xưa kia từng tồn tại ngôi chùa Báo Ân bề thế vào loại bậc nhất Hà thành, nhưng đã bị phá, chỉ còn sót lại tháp Hòa Phong ở phía đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay.


Bảo tàng Hà Nội đang dành một góc nhỏ tập hợp những bức ảnh có chủ đề Hà Nội xưa, nổi bật là một phần không gian hồ Gươm đầu thế kỷ 20. Đây là hình ảnh toàn cảnh trung tâm Hà Nội nhìn từ trên cao, thấy rõ đền Ngọc Sơn và tháp Rùa.


Một góc chợ hoa bên hồ Gươm xưa kia. Hồ Gươm còn có nhiều tên gọi khác như Lục Thủy, Tả Vọng. Hoàn Kiếm cũng là cái tên thân thuộc của hồ vì gắn với truyền thuyết vua Lê trả gươm cho rùa thần sau khi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi đất nước.


Cầu Thê Húc chụp năm 1884 chưa có lan can như ngày nay. Năm 1865, Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng cây cầu gồm 15 nhịp nối bờ hồ với đền Ngọc Sơn. "Thê Húc" có nghĩa là "ngưng tụ hào quang".


Tết Nhâm Thìn 1952, cầu Thê Húc bị sập do người đi lễ quá đông, thị trưởng Hà Nội là ông Thẩm Hoàng Tín cho phá bỏ, xây dựng cầu mới.


Cầu Thê Húc dẫn đến đền Ngọc Sơn qua cổng Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) nằm chếch dưới những tán đa cổ thụ um tùm. Đây là những địa điểm thu hút nhiều người vào các ngày cuối tuần, lễ Tết.


Khu vực quanh cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn khác rất nhiều so với ngày nay.


Đình Trấn Ba (có nghĩa là đình chắn sóng) cạnh đền Ngọc Sơn là nơi du ngoạn ưa thích của văn nhân Hà Thành.


Hồ Gươm đầu thế kỷ 20 còn nhiều nét hoang sơ.


Toàn cảnh trung tâm Hà Nội nhìn từ Tòa thị chính sang Nhà thờ lớn.


Chùa Báo Ân từng tồn tại bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Chùa được xây năm 1842 do Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Quang Giai đứng ra quyên góp tiền. Sau khi khánh thành, chùa có quy mô bề thế vào loại bậc nhất Hà thành khi ấy với 36.000 m2 đất, gồm 150 gian, 36 nóc. Năm 1892, chùa bị phá hủy để xây bưu điện và ngân hàng, chỉ còn sót lại tháp Hòa Phong ở sau chùa (trên đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay).


Tháp Hòa Phong vào thế kỷ 19. Tranh khắc dựa trên ảnh tư liệu do bác sĩ Hocquard thực hiện năm 1884. Tháp Hòa Phong cao 3 tầng. Tầng 1 có 4 vòm cửa, gọi là tứ môn tháp, tầng 2 có 4 góc xây trụ vuông đặt tượng 4 con nghê hướng về phía Đông, tầng 3 ghi "Hòa Phong tháp".


Trải qua trăm năm lịch sử, hồ Gươm vẫn giữ được nhiều nét đẹp với quần thể công trình trở thành biểu tượng văn hóa của Hà Nội và đi vào trong ca dao: Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ/ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn/ Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn/ Hỏi ai gây dựng nên non nước này...
Phương Hòa
Ảnh : Bảo tàng Hà Nội

ĐỪNG TRỞ LẠI SAIGON

ĐỪNG TRỞ LẠI SAIGON

chiatay
thơ: Trần Trung Đạo
nhạc: Phạm Anh Dũng
Anh ra đi Sài Gòn xưa đã chết
Cây me già cô độc đứng trong mưa
Đừng trở lại, chẳng còn gì nữa hết
Em đã tàn hương sắc của năm xưa
Anh ra đi mùa đông buồn hoang vắng
Mùa mưa dài, mưa trút nước nơi đây
Đừng trở lại, chẳng cần ai đưa đón
Để em ngồi nghe lá khóc trên cây
Đừng trở lại, anh ơi, đừng trở lại
Về làm chi không ai trách anh đâu
Về làm chi, cơn mộng đã tan rồi
Về làm chi, anh ơi về chi nữa!!!
Anh ra đi cửa lòng em đã đóng
Với đau thương chồng chất tuổi xuân qua
Đừng trở lại, không còn ai mong ngóng
Xuân đã tàn từ độ én bay qua.

Nhật rúng động vụ cướp táo tợn của nhóm người Việt du sinh.

 

Dân Nhật vốn tự coi mình hơn người nước ngoài,vì bọn người này gây quá nhiều tai tiếng tại nước họ nên họ rất coi thường, khinh bỉ và tránh xa người VN.


Suốt ba ngày nay, báo chí Nhật Bản liên tục cập nhật thông tin liên quan tới vụ cướp tài sản táo tợn do một nhóm người Việt gây ra tại tỉnh Saitama.
Thông tin mới nhất trên kênh truyền hình Nhật Bản Nihon TV News cho biết, cảnh sát nước này cuối cùng cũng đã tóm gọn được toàn bộ nhóm nghi phạm tham gia vụ đánh cướp tài sản nói trên.

20160225232610-nguyen-van-du
Nghi phạm Nguyen Van Du trên xe của cảnh sát. (Ảnh cắt từ clip của Nihon TV News)


Trước đó, hôm 23/2, tại một khu chung cư ở thị xã Kamisato thuộc tỉnh Saitama, cách thủ đô Tokyo hơn 80km, một nhóm nam giới người Việt đã cướp đi một túi xách chứa 500.000 Yen (khoảng gần 100 triệu đồng) của một phụ nữ người Việt.

Sau đó, một nam giới người Việt khác đã đuổi theo và bị nhóm cướp đâm trọng thương. Nhóm cướp đã lên xe bỏ chạy và bị cảnh sát Nhật Bản truy đuổi.

Tới trưa ngày 24/2, cảnh sát Nhật Bản phát hiện được xe của nhóm cướp chạy trên đường cao tốc tại thành phố Iida, tỉnh Nagano. Khi bị cảnh sát yêu cầu dừng lại, 3 người trên xe đã bỏ chạy. Cảnh sát đã vây bắt được một đối tượng tại làng Achi gần đó.
Nghi phạm được xác định danh tính là Nguyen Van Du, 21 tuổi. Du khai nhận đã tới chỗ nạn nhân định vay tiền. Khi không vay được, Du đã cướp số tiền của nạn nhân. Riêng vụ chém người truy đuổi, Du cho biết là do một đối tượng khác trong nhóm gây ra.

Đêm cùng ngày, cảnh sát truy bắt được nghi phạm thứ hai Nguyen Ba Cong, 22 tuổi. Tới sáng 25/2, cảnh sát bắt được nghi phạm thứ ba Nguyen Dao Tran, 23 tuổi. Cong và Tran khai nhận có mặt tại nơi xảy ra vụ cướp, nhưng không nhận đâm người truy đuổi.

Trong khi đó, cũng vào sáng 25/2, một nam giới người Việt xuất hiện tại một công ty ở thành phố Takasaki, tỉnh Gunma, nằm cách thủ đô Tokyo gần 100km, và tự nhận đã tham gia vụ cướp trên. Người này cũng nhận là thủ phạm chém người truy đuổi.

Cảnh sát đã đưa người này về điều tra. Nghi phạm thứ tư được xác định là Vu Ngoc Tuc, 26 tuổi. Nguồn tin cảnh sát sau đó khẳng định, cả bốn nghi phạm bị bắt đều có liên quan tới vụ cướp tại Saitama hai ngày trước đó.

Tại cơ quan an ninh, Tuc khai nhận không tham gia vào vụ cướp tiền, mà chỉ đâm người truy đuổi. Hung khí gây án, Tuc đã vứt trên đường trốn chạy.

Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra.

Mai Hoa (từ Tokyo)

Quan chức cao cấp của chế độ CSVN gởi tiền ở ngoại quốc

CSVN ra luật chống rửa tiền nhưng ...
GENEVA - Một số cán bộ được tin cậy của đám quan chức cao cấp của chế độ Hà Nội đã được giao cho nhiệm vụ chuyển tiền và quản trị các tài sản khổng lồ của họ có được nhờ tham nhũng hối lộ gửi tại các ngân hàng ngoại quốc. Một nhân vật (yêu cầu dấu tên) từng giao tiếp với một số người này ở một số ngân hàng Thụy Sĩ tiết lộ như vậy trong một cuộc tiếp xúc với báo Người Việt mới đây.
“Chưa kể tại ngân hàng các nước khác ở Âu Châu và Á Châu, riêng tại Thụy Sĩ, tôi biết có hai người ở các ngân hàng thành phố Lausane và hai người ở thành phố Geneva, làm nhiệm vụ chuyển tiền và quản trị tài sản do xếp của họ gửi.” Nhân vật trên tiết lộ.
Lương bổng của đám quan chức cao cấp của đảng và nhà nước CSVN, theo sự mô tả của một viên chức ngoại giao Tây Phương thì “không đủ để họ sống 10 ngày”, nhưng họ có tiền phải gửi, hay nói đúng hơn, giấu đút, ở các ngân hàng ngoại quốc là một điều hiển nhiên bất bình thường. Cho tới nay, lương căn bản của cán bộ đảng viên CSVN chỉ có 290,000 (tương đương khoảng $18 đô la) rồi nhân theo chỉ số cao thấp tùy chức vụ, cấp bậc. Nhưng có lần Vũ Khoan, phó thủ tướng CSVN, khi thăm một xí nghiệp quốc doanh đã so sánh và thấy một viên chức nhà nước chức vụ rất cao như ông còn kém lương của một người thợ chuyên môn. Ðiều này cho thấy lương bổng cán bộ công chức CSVN, dù là quan chức cao cấp, cũng không là bao nhiêu và không đủ sống.
Theo lời nhân vật trên tiết lộ, mỗi một số viên chức cao cấp của chế độ đều sử dụng một số thuộc cấp tín cẩn vào công việc chuyển ra ngoại quốc số tài sản khổng lồ mà họ vơ vét được qua các “phi vụ” tham nhũng hối lộ.
Số tiền họ gửi mỗi lần khoảng bao nhiêu, cách bao lâu gửi một lần, các cán bộ có trách nhiệm chuyển đô la và vàng dưới nhiều hình thức khác nhau đến các ngân hàng ngoại quốc, không tiết lộ. Nhưng nếu đó không phải là các số tiền lớn bạc triệu đô la thì người ta không cần đến người chuyên trách “chuyển khoản” cũng như quản trị xuất nhập các số tiền này, ông nói.
“Họ luôn luôn có trách nhiệm đi đi về về”, ông tiết lộ tiếp. “Giữa không những Việt Nam và Châu Âu mà còn cả từ Việt Nam đến một số ngân hàng ở Á Châu cũng như cả Nga và Ðông Âu.”
Tại sao đám quan chức CSVN lại đem tiền gửi cả tại nước Nga là nước có hệ thống ngân hàng thuộc loại bấp bênh nhất trên thế giới?
“Họ gửi tiền cả ở ngân hàng Nga vì tin tưởng nguyên tắc khôn ngoan này: Không bao giờ bỏ tất cả các quả trứng vào chung một giỏ.” Ông giải thích rằng nếu một quả trứng chẳng may bị vỡ, có thể những quả trứng khác vỡ theo. Ðây là sự khôn ngoan chung của đám quan chức cao cấp của chế độ khi họ rải số tiền kiếm chác được ra nhiều nơi trên thế giới. Theo ông, có rất nhiều người khác nhau làm nhiệm vụ chuyển tiền và quản trị tài sản của “xếp” ở ngoại quốc. Nhưng cũng có những người là vợ, con, hay thân quyến của đám cán bộ đảng viên tham nhũng đóng vai trò giấu đút tiền tham nhũng hối lộ khi họ đi ra ngoại quốc.
Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn viết một bài có tính cách “mách bảo” cho cán bộ đảng viên tham nhũng trong nước cách thức gửi tiền ở hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ với tựa đề “Gửi tiền ở nhà băng Thụy Sĩ”. Bài báo này được báo điện tử VNExpress lấy lại và phổ biến ngày Thứ Bảy 10-9-2005 mở đầu với câu hỏi “Có thể mở tài khoản ẩn danh - anonymous account - ở ngân hàng Thụy Sĩ không?” Bài báo này giải thích khá tỉ mỉ về thế nào là tài khoản ẩn danh dưới hình thức “tài khoản mang số nào đó thay vì mang tên khách hàng.” Và “tài khoản số hạn chế sự hiểu biết về chủ nhân của nó...” Bài báo phục vụ loại độc giả nào, khách hàng ngân hàng nào ở trong nước, người ta có thể hình dung ra ngay khi mà lợi tức trung bình đầu người chỉ có khoảng $500 đô la một năm.
Ngày 8-6-2005, CSVN theo áp lực của Hoa Kỳ khi lôi kéo Hà Nội hợp tác đối phó với khủng bố, rửa tiền ma túy, buôn lậu trên thế giới, ra nghị định số 74/CP để chống rửa tiền. Nghị định này buộc “Các ngân hàng, các định chế tài chính phải báo cáo về các giao dịch trong một ngày của một cá nhân hay một tổ chức có tổng trị giá từ 200 triệu đồng (khoảng $12,400 đô la) trở lên.” Theo sự tường thuật trên báo Tuổi Trẻ ngày 9-6-2005. Tờ báo này kể tiếp rằng: “Tuy nhiên, các qui định có tác động lớn nhất là các ngân hàng buộc phải báo cáo về những khách hàng có lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng từ 500 triệu đồng (khoảng $31,000 đô la) trở lên tại một ngân hàng. Lượng tiền 500 triệu đồng là tổng các khoản tiền gửi của cá nhân đó chứ không phải là một lần gửi tiết kiệm có trị giá 500 triệu đồng."
Nhân vật trên kể cho hay, cách đây mấy năm, ông chánh văn phòng của Hội đồng Bộ Trưởng Chính phủ CSVN có lần đã thua bạc tại một casino ở Geneva “mấy trăm ngàn đô la trong một đêm”. Ðiều này, số tiền tham nhũng hối lộ mà đám quan chức CSVN giấu đút ở ngoại quốc phải “vô cùng lớn.”
Khóa họp Quốc hội CSVN hồi tháng Tư vừa qua, một dự thảo luật chống tham nhũng được bàn cãi nhưng rồi vẫn không có biểu quyết và được loan báo sẽ thảo luận trở lại vào khóa họp thứ hai của năm nay dự trù vào tháng 11 tới. Hàng năm, các khóa họp quốc hội Hà Nội đều có thảo luận chuyện chống tham nhũng và họ nhìn nhận tham nhũng đã trở thành “quốc nạn”.
Nguyễn đình Lộc, đại biểu quốc hội và nguyên là Bộ trưởng Tư Pháp CSVN nói với báo chí trong nước rằng tham nhũng chỉ bị lộ diện khi “nội bộ tham nhũng” tố cáo lẫn nhau. Trong một cuộc điều trần trước quốc hội, Phan văn Khải, thủ tướng Hà Nội, nhìn nhận tham nhũng đã “xà xẻo” khoảng 30% các dự án xây dựng, phát triển. Phần lớn các dự án này được tài trợ từ các khoản tín dụng ngoại quốc. Các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết viện trợ, tài trợ cho các dự án phát triển, xóa đói giảm nghèo cho Việt Nam năm 2005 là $3.4 tỉ đô la.
(NT)

Thân phận người công nhân Việt Nam

Mỗi lần chứng kiến cảnh người công nhân Việt Nam “đình công”, lòng luôn đau xót. “Đình công” chỉ là cách gọi dễ dãi. Nó chưa phải là cuộc đình công đúng nghĩa, nó cũng không phải là cuộc lãng công theo ngôn ngữ công nghiệp. Thật sự, nó chỉ là cuộc bỏ việc, một cuộc không chịu vào bên trong công ty để làm việc của những người không còn cách nào nữa để phản đối. Nếu có dịp chứng kiến hình ảnh đình công của công nhân Nam Hàn hay công nhân Đài Loan đình công trên đất nước họ mới cảm nhận được thân phận người công nhân Việt Nam. Họ đứng trước khuôn viên xí nghiệp, hai tay buông thỏng, gương mặt hoang mạng, ánh mắt ngại ngần. Một ngày nghỉ việc, một ngày không lương, có thể bị chủ đuổi, có thể đối diện nhiều ngày bị đói, và trầm trọng hơn có thể nhận lãnh tai vạ do những tên Công an chìm từ đám đông. Chưa hết tai vạ ấy có thể đến tận nhà trọ họ ở và xa hơn họ có thể bị bỏ tù.

Công nhân Nam Hàn đình công

Công nhân Đài Loan đình công

Công nhân Việt Nam đình công

Giai cấp công nhân từ lâu được coi là đối tượng quan trọng trong việc hình thành chủ nghĩa CS. Những ông tổ CS thường dựa vào sự “mất quân bình giữa tư bản, tiền công và lao động” thời sơ khai của nền kinh tế “tư bản” để cổ súy cho chủ nghĩa CS. Đảng CS tự mang lên người vai trò giải phóng giai cấp công nhân và nông dân không qua ý chí và sự ủy nhiệm của hai giai cấp này. Họ đã lợi dụng các giai cấp này cho mục tiêu và ước muốn của chính đảng mình. Với một địa bàn hơn 80% là nông thôn, và đa số thợ thuyền là “cu li” thời Pháp thuộc, cùng với những chiêu bài ma mị và sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Cộng họ đã cướp được chính quyền một nửa VN, miền Bắc. Rồi sau đó tiến hành chiến tranh đánh miền Nam và chiếm trọn phần còn lại của đất nước. Trước, sau, cả hai miền, đảng CSVN trở thành chủ nhân mới, một loại chủ nhân độc tôn, quyền hành tuyệt đối, đứng trên pháp luật. Người dân, người nông nhân hay người công nhân được cho ở bao nhiêu thì ở, được cho ăn bao nhiêu thì ăn, bị chỉ định làm với bao nhiêu sức lao động thì làm.

Người công nhân trong cơ chế quốc doanh của ông chủ CS trước thời “đổi mới” không có một bô phận nào để bảo vệ. Nhân sự chính quyền nào trên đầu họ từ cấp tổ trưởng cho đến ấp, xã, huyện, tỉnh cho đến trung ương đều là chủ nhân của họ.

10 năm sau khi chiếm trọn miền Nam và làm chủ cả nước, ông chủ mới này không có khả năng làm cho cả nước đủ ăn và đủ mặc. Họ buộc lòng phải “đổi mới” và “cởi trói”. Từ đây họ trở thành liên chủ nhân với những tên tư bản “lô can” vùng Đông Nam Á và Đông Á mà họ liên doanh. Người công nhân Việt Nam bây giờ có hai chủ nhân mới. Chủ nhân cũ với mọi đặc tính cửa quyền và chủ nhân mới - khách mời với nhiều ưu đãi của ông chủ CS. Những tên tư bản “lô can” này bất chấp mọi nguyên tắc ràng buộc về nhân dụng theo chuẩn mực quốc tế mà họ bị bắt buộc khi làm ăn tại các quốc gia Tây phương (hay chính trên bản quốc của họ), cùng với sự hỗ trợ của tên chủ liên doanh (kiêm “cạp rằn” ĐCSVN), họ trả lương rẻ, không tạo điều kiện làm việc tốt và ngược đãi công nhân. Từ đầu thập niên 90, đã có nhiều vụ công nhân bị lôi ra phạt phơi nắng, bị đánh giày vào mặt và tổ trưởng công nhân bị đập giày lên đầu. Người công nhân không được ai bảo vệ. Ở giai đoạn ấy người công nhân vẫn bị ràng buộc theo luật Lao Động của cơ chế quốc doanh.

Thời gian gần đây hình thức liên doanh còn lại rất ít, bên cạnh đó trước sự dễ dãi tối đa và sự chào mời của đảng và nhà nước CSVN (điển hình có thể nghe lại lời phát biểu của Nguyễn Minh Triết trong chuyến đi Hoa Kỳ năm 2007), nhiều công ty ngoại quốc đến đầu mở hãng xưởng tại khắp miền Việt Nam. Nhiều hãng xưởng thuê mướn số lượng nhân công rất đông. Nhưng điều kiện làm việc của nhân công Việt Nam vẫn không khác gì của thời 90s. Ngoài những việc như lập hợp đồng làm việc không theo luật định, không thông qua đại diện công nhân, đuổi công nhân không cần báo trước, người công nhân vẫn còn bị làm nhục, vẫn còn bị đánh đập, vẫn bị bắt làm nhiều giờ, không được nghỉ giải lao, không được trả phụ trội cho việc làm nhiều giờ cùng chính sách thưởng phạt khắc nghiệt.

Càng ngày càng có nhiều cuộc đình công. Những năm 2006, 2007 có gần 1000 vụ đình công mỗi năm. Chỉ cần gõ “công nhân VN đình công” trên internet, là có 34 triệu kết quả. Mới nhất là cuộc đình công của hơn 17 ngàn công nhân hãng Pou Chen của Đài Loan tại TP Biên Hòa, Đồng Nai mà dư luận đang xôn xao.

Tại sao có nhiều cuộc đình công như vậy? Tại sao các công ty lớn với địa bàn hoạt động quốc tế, từng biết nguyên tắc quốc tế về thuê mướn lao động lại có chính sách không phù hợp đối với công nhân Việt Nam trên đất nước Việt Nam? Những câu hỏi này không khó tìm câu trả lời. Đó là sự làm ngơ trước những sai trái này của nhà nước Việt Nam, cái cơ cấu nhận tiền lót tay của những công ty đó.

Không riêng gì những công ty ngoại quốc bắt chẹt công nhân Việt Nam, chính đảng và nhà nước CSVN cũng bắt chẹt giai cấp công nhân của mình. Người ta vẫn còn nhớ cuộc đình công của hơn 90 ngàn công nhân hãng Pou Yuen vào ngày 26, 7 tháng 3 năm ngoái để phản đối luật Bào Hiềm Xã Hội mà Quốc Hội bù nhìn CSVN thông qua và áp dụng vào năm nay.

Người công nhân chen chút trong các nhà trọ lụp xụp gần khu chế xuất với cuộc sống bằng gói xôi điểm tâm dọc đường buổi sáng và những bữa cơm chiều muộn màng với nguồn thực phẩm trôi nổi độc hại từ các chợ vỉa hè trên đường về với mức lương tháng không bằng chai rượu ngoại trong tiệc nhậu của quan chức và cả con cái họ, phải sống trong cảnh một cổ hai tròng.

Những thân phận thấp bé này chỉ có một mỗi một vũ khí là “đình công”. Nhưng từ lâu những cuộc đình công không có ý nghĩ trọn vẹn của nó theo chuẩn mực lao động.

Những cuộc gọi là đình công không có bóng dáng của đại diện hay tổ chức thật sự đại diện cho quyền lợi của người công nhân theo từng đặt tính ngành nghề, không có mặt bằng làm việc của luật sư công đoàn và công ty trong tiến trình thương lượng và bảo vệ công nhân trong tiến trình này, và đặc biệt không có bóng dáng của “quyền lực” (power) bên phía công nhân. Đó chỉ là cuộc ngưng việc lẻ loi, và thân phận người công nhân ngưng việc rất mong manh. Họ xách giỏ cơm (vì không làm không được ăn cơm công ty) đến cổng công ty mỗi ngày và chờ đến khi nào công ty đưa người ra phủ dụ, hứa hẹn và kêu họ vào làm việc lại với một vài thỏa hiệp nhất thời nào đó.

Nói đến đây, người ta, và nhất là đảng và nhà nước CSVN sẽ nhắc đến bộ phận công đoàn, luật thành lập công đoàn và cả luật lao động.

Hãy xem Công đoàn là cái gì trong hệ thống nhà nước CSVN.

Trong Bộ luật công đoàn (1), công đoàn được định nghĩa:

“Điều 1. Công đoàn

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”

Và được phép hoạt động như sau:

“Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn

2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”

Công đoàn là một bộ phận chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, và hoạt động dưới sự tổ chức và chỉ đạo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐLĐVN).

Và TLĐLĐVN xác định (2):

“Luật Công đoàn đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua (tại kỳ họp thứ 7 khóa VIII ngày 30/6/1990) đã khẳng định: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động”.

Với sự xác định này, người công nhân còn đòi hỏi được gì với “sự tự nguyện” và còn trông mong gì “dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN”?

TLĐLĐVN là tổ chức tối cao của công đoàn, dưới nữa là Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, rồi Công đoàn tổng công ty và cuối cùng là Công đoàn cơ sở. Đây là bộ phận gần công nhân nhất và theo Luật Công đoàn, Công đoàn cơ sở phải có sự chấp thuận của TLĐLĐVN mới được thành lập. Và nhiệm vụ của nó, bên cạnh vài qui ước hành chánh, là: Tuyên truyền đường lối, chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn...

Rõ ràng công đoàn chỉ là bộ phận của đảng, nhà nước CSVN. Nó được lập ra nhằm đoàn ngũ hóa người công nhân như các đoàn thể khác thuộc Mặt trận Tổ quốc. Nó được lập ra để trao truyền mệnh lệnh của đảng và nhà nước.

Trước một chủ nhân ngoại quốc tham lam và bóc lột và một cơ cấu tổ chức do đảng lập ra nói là cho giai cấp công nhân nhưng thực ra cho đảng, mà đảng này chỉ là một tổ chức nhà nước đứng ra bán công nhân cho công ty ngoại quốc, thì trong những cuộc “đình công” người công nhân Việt Nam, không lo âu, hoang mang sao được – khác với tâm thế hừng hực đấu tranh của các công nhân Nam Hàn, Đài Loan trên đất nước của họ.

Bên cạnh sự hoang mang, rụt rè, lo lắng của công nhân trong các cuộc bỏ việc, người công nhân còn lo sợ một thế lực khác. Thế lực này hiện diện khắp mọi nơi trong xã hội. Chúng là Công An giả dạng côn đồ hành hung công nhân, nhằm tạo xáo trộn rồi bị bắt. Trường hợp tên Nguyễn Văn Hải thuộc CA tỉnh Đồng Nai chém người trong cuộc đình công mấy ngày qua của công nhân Pou Chen tại TP Biên Hòa, Đồng Nai là minh chứng rõ ràng nhất. Xa hơn nữa, người ta cũng còn nhớ nữ công nhân Nguyễn Thị Liễu và 1 người nữa bị cán chết, cùng 4 công nhân bị thương nặng trong vụ bảo vệ công ty đuổi và lấy chỗ của tài xế xe tải để lái xe lao vào cán nhóm công nhân đang đình công tại công ty Đài Loan thuộc khu công nghiệp Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội.

Công nhân Pou Chen, Đồng Nai đình công

Tuyệt vọng với công đoàn do đảng và nhà nước CSVN lãnh đạo và tổ chức, người công nhân bắt đầu ý thức đến việc thành lập Công đoàn độc lập. Nhưng việc tù đày Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương vẫn là nỗi ám ảnh cho tiến trình thành lập Công đoàn độc lập. Trước một hợp đồng bóc lột của một tập đoàn đảng CSVN chuyên bán công nhân, và bán mặt bằng đất nước cùng một đám chủ nhân ông ngoại quốc ham lợi chuyên mua mọi sự dễ dãi và ưu đãi của nhà nước CSVN bằng tiền và nhiều tiền, thực trạng người công nhân Việt Nam không còn lối thoát. Thân phận của người công nhân Việt Nam hiện nay không khác thân phận người phu đồn điền thời Pháp thuộc. Có điều họ phải làm cái việc bán mồ hôi đổi lấy bát cơm cho chủ, bên cạnh những tên “cạp rằn” tân thời là đảng và nhà nước CSVN. Tên “cạp rằn” tân thời này sẵn sàng quất roi vào lưng họ.

28/2/2016



___________________________________________

Chú thích:

Dân oan đến thế là cùng

Tại sao Dân oan đến thế là cùng! Dân nước người ta, ngay cả dân Việt Nam mình thời Thực dân Phong Kiến nói chung, thời “Mỹ Ngụy kìm kẹp cực kỳ, bóc lột hoành tráng” nói riêng, dân oan không phải là không có, nhưng còn được mở miệng kêu oan, thậm chí kêu lên tòa án, được tòa xử đúng theo luật pháp, chẳng hạn như vụ Nọc Nạn năm 1928 (1). Tức là dân oan còn có lối thoát, nếu không được giải oan, thì nỗi oan cũng ngừng lại ở mức đó. Phải đợi cho đến thời đại Hồ Chí Minh, dân Việt Nam mới... oan đến thế là cùng!....

*

Nếu Đạo Phật và Đạo Chúa dạy rằng, lấy oán báo oán, oán chồng chất, thì trong “Đạo Bác” đang hành dân trong nước Việt Nam, Dân oan kêu oan, chỉ chuốc thêm oan.

Như ai cũng đã biết, “đức tính” của oán và oan: chữ chỉ khác nhau một cái dấu sắc, ý thì cùng là “của nợ” cả, song “tinh thần” mỗi thứ “của nợ” lại khác nhau xa: một bên nên quên đi, một đàng phải đòi lại.

Đã bị oán rồi, nay lại lấy oán đi báo oán, tuy có được “đã nư” chốc lát nhưng hậu quả là chuốc thêm oán vận mãi vào thân, nên người ta có thể bỏ qua việc báo oán. Trái lại, khi bị oan, mấy ai trên đời này mà chẳng kêu oan, nhất là nỗi oan mất nhà mất đất, mất tự do, mất quyền làm người, mất đủ thứ, kể cả mất mạng trong đồn Côn an.

Xưa nay, trong cõi người ta, không ai thoát được khỏi tay “Tứ trụ”: Sinh, Lão, Bịnh, Tử. Nhưng từ sau ngày Việt Nam bị “Đạo Bác” nó hành, người dân nước này bị thêm một “trụ” nữa là Oan, thành “Ngũ trụ”: Sinh, Lão, Bệnh, Tử và Oan!

Nói dân Việt Nam bị “Ngũ trụ” như trên, thế nào cũng bị Dư luận viên “bức xúc”, phản bác ngay, rằng dân oan chứ cán bộ đảng viên đâu có bị oan. Đúng là trình độ hiểu biết về lịch sử Đảng của DLV quá kém cỏi: người tuổi tác cỡ ông bà cố tổ nội ngoại của DLV mà cũng phải gọi cậu Cu Côn bằng Bác thì không oan là cái gì; chẳng những thế, chính bản thân cha già DT cũng bị oan khi bị đám nhi đồng cỡ cháu của DLV gọi phạm thượng là “Bác Hồ”, thay vì “Cụ cố ”, “Cụ tổ”, “Cụ tỷ”... Hồ.

Trở lại chủ đề “Dân Oan đến thế là cùng”. Sở dĩ tác giả có được cái tựa “nghe quen quen” như trên, cũng là vì nhập tâm lời bác Cả Lú oánh giá kết quả Đại họa Đảng thành công rực rỡ vừa rồi, là “...Dân chủ đến thế là cùng”. Xin gửi nơi đây một phát cảm ơn bác Lú gợi hứng thú... Dân Oan đến thế là cùng!

Tại sao Dân oan đến thế là cùng! Dân nước người ta, ngay cả dân Việt Nam mình thời Thực dân Phong Kiến nói chung, thời “Mỹ Ngụy kìm kẹp cực kỳ, bóc lột hoành tráng” nói riêng, dân oan không phải là không có, nhưng còn được mở miệng kêu oan, thậm chí kêu lên tòa án, được tòa xử đúng theo luật pháp, chẳng hạn như vụ Nọc Nạn năm 1928 (1). Tức là dân oan còn có lối thoát, nếu không được giải oan, thì nỗi oan cũng ngừng lại ở mức đó.

Phải đợi cho đến thời đại Hồ Chí Minh, dân Việt Nam mới... oan đến thế là cùng! Vì oan mà không được mở miệng kêu oan. Nếu ai can đảm mở miệng kêu oan hoặc chống lại bọn cướp trắng ngang xương tài sản mình là bị tòa án XHCN buộc tội “chống nhân viên nhà nước thi hành công vụ”. hoặc khi bị bắt oan vào đồn Côn an, không chịu nhận tội vu oan là bị CA“cho” chết oan luôn tại chỗ, còn bị bồi thêm một lần oan nữa là chết vì tự vận hoặc đột tử do bệnh nan y.

Mà nào đâu phải dân oan chỉ lác đác đây đó dăm ba người lẻ tẻ, dân oan nổi lên đầy dẫy ba miền đất nước. Hình ảnh mới nhất là Ngày 27 Tháng 2 vừa qua, dân oan cả nước xuống đường kêu oan, nhưng họ đã bị nhà nước tự cho là "của dân do dân vì dân" CSVN đã đối xử với đồng bào mình như thế nào, báo đài đã nói viết đầy dẫy trên mạng lưới toàn cầu…xin được phép miễn kể ra đây .

Thật là không dân nào bằng dân Việt trong "Thời đại Hồ Chí Minh", Đảng quang vinh muôn năm là nhờ... Dân Oan đến thế là cùng!




Ghi chú:

Phú Quốc Safari: Thông tin chưa chính xác hay sai sự thật?

Để trả lời báo chí về thông tin hàng ngàn con thú chết tại Vinpearl Phú Quốc Safari theo công bố trên blog của chuyên gia sở thú Peter Dickinson, phóng viên báo Công an Nhân dân cho rằng: “Thông tin hàng ngàn động vật chết hoàn toàn sai sự thật” (1)


Sự thật là gì?

Sự thật là có thú chết tại vườn thú.

Và sự thật là VinGroup chăm sóc vài nhà báo khá kỹ từ bữa ăn đến giấc ngủ và cả bao thư lót tay, để rồi kết quả của chuyến đi thực tế nghỉ dưỡng tại Vinpearl Phú Quốc Resort là những bài báo dạng “thông cáo” như trên.


Với sự chăm sóc của VinGroup, nhiều báo đã tự biến mình trở thành công cụ PR cho doanh nghiệp và bỏ rơi chức năng thông tin trung thực đến người đọc. Và VinGroup điềm nhiên tuyên bố im lặng không trả lời các câu hỏi có tính minh bạch thông tin.

Phát ngôn của đại diện các ban ngành có chức năng liên quan đến vụ thú chết tại Vinpeal Safari Phú Quốc (VSPQ) cũng trái ngược nhau. Con số động vật chết cũng không khớp nhau. 

Điểm quan trọng là thông tin đều từ VinGroup đi ra mà không có sự kiểm nghiệm độc lập.

Việc nhập thú về VSPQ đến lúc này lại là vấn đề lớn khi các cá nhân bị tố cáo có liên quan đến đường dây vận chuyển thú hoang dã Nam Phi do Quỹ cứu hộ động vật toàn cầu (IARF) lần lượt xóa ảnh và giấu hết thông tin đã công bố trước đó trên Facebook cá nhân của mình.

(Người đàn ông áo xanh trong ảnh, được cho là cha của Chu Đăng Khoa - chồng của cô Vân Anh Lê, người công bố bộ ảnh nhập khẩu động vật hoang dã Nam Phi từ sân bay về Vinpearl Phú Quốc Safari, đã khoe trên Facebook rằng: ông ta nuôi tê giác tại trang trại và cắt sừng)

Chu Đăng Khoa bị tình nghi có liên quan đến đường dây buôn bán động vật hoang dã.

Liệu Vinpearl Safari Phú Quốc hay nói rộng hơn là tập đoàn VinGroup có tiếp tay cho những hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép hay không?

Câu trả lời có lẽ còn ở phía trước khá xa, khi thực tế việc thông tin thú chết ở VSPQ trở thành “chuyện nhạy cảm” và liên quan đến “an ninh chính trị”.

Xây dựng vườn thú trong rừng quốc gia có nguy cơ phá vỡ cân bằng hệ sinh thái tại khu vực đảo Ngọc Phú Quốc hay không? Với mục tiêu phát triển du lịch và bất chấp nhiều thứ để chiếm lấy đất rừng, xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf.. đẩy người dân bản địa ra khỏi nơi sinh sống của mình, ai là người chịu trách nhiệm?

Những câu hỏi này, có lẽ mãi mãi sẽ không có lời đáp trước các tập đoàn đầy thế lực như VinGroup- một kiểu thực dân mới trỗi dậy khi có hậu thuẫn là nhà cầm quyền tại Việt Nam.



Powered By Blogger