Sunday, July 31, 2016

Trung Quốc đột ngột xả đập gây lũ lụt, dân chất vấn vì sao “không coi dân là người”?


AuthorTiểu ThiệnSourceThời BáoPosted on: 2016-07=31
Mới đây, dân mạng ở thành phố Thiên Môn, tỉnh Hồ Bắc tố cáo chính quyền xả nước hồ chứa không báo trước gây lũ lụt kinh hoàng tại hơn 10 thị trấn. Nhiều người chất vấn chính quyền Trung Quốc tại sao không coi người dân là người?

Từ ngày 22/7, trên các trang mạng của Trung Quốc không ngừng có dân mạng ở tỉnh Hồ Bắc đăng tin kêu gọi cứu trợ, nhưng các kênh truyền thông của chính quyền lại gần như không đưa tin về vụ xả nước này.
Một dân mạng chất vấn: “ Tại sao thành phố Thiên Môn, tỉnh Hồ Bắc xả nước mà không thông báo, toàn bộ mười mấy thị trấn đều bị ngập lụt “. Một người khác cho biết, “ xả nước hồ chứa không thông báo! Lại còn phong tỏa thông tin! Vật tư và nhân viên cứu trợ thiếu hụt! “. Ngoài ra còn có nhiều chia sẻ khác như: “ Chính phủ không làm gì cả, xả nước không thông báo, mấy trăm nghìn người đang chịu nạn, cần được cứu trợ khẩn cấp “……
Ngày 27/7, cô Nghiêm, người dân bị nạn sống ở trị trấn Đà Thị, thành phố Thiên Môn, nói với đài truyền hình NTDTV rằng: “ Trên thực tế có đến 80% làng, xã, thị trấn ngập lụt, có thể có mười mấy thị trấn. Cũng có vài người chết và mất tích. Bởi vì hồ chứa nước của chúng tôi đều đã đầy và tràn ra ngoài, chính phủ vì để bảo vệ thành phố, sau đó đã xả nước xuống vùng nông thôn “.
Ông Đỗ, dân bị nạn sống ở thành phố Thiên Môn cho hay, “có tình huống người già trẻ con bị chết đuối, điều này không được chính quyền công bố ra bên ngoài, hiện tại tôi biết có 3 trường hợp như vậy. Tôi còn có ảnh chụp xả nước của ngày hôm đó, đều bị họ xóa mất cả rồi! “.
Tất cả mọi người đều nhắc đến “ xả nước mà không thông báo trước “, “ không nhận được cứu trợ ” và “ phong tỏa thông tin “, dẫn đến người dân phải chịu tổn thất nặng nề, tình hình giống hệt như vụ xả nước kinh hoàng ở thành phố Hình Đài của tỉnh Hà Bắc trước đó.
Điều đáng nói hơn nữa là, phản ứng của phía chính quyền đối với vụ việc này đều giống nhau một cách lạ thường.


Nhiều tĩnh miền Nam Trung Quốc cũng đang ngập lụt nghiêm trọng. (Ảnh: Getty)
Đối diện với chất vấn của người dân, ngày 26/7, chính quyền của thành phố Thiên Môn đã tổ chức buổi họp báo trả lời rằng: Vùng đồng bằng ở Thiên Môn không có bất cứ đập chứa nước và con sông nào xả nước cả, vậy nên không có tồn tại vấn đề xả nước không thông báo trước .
Giới chức địa phương còn nhấn mạnh rằng, cho đến nay không có ai thiệt mạng trong tai nạn, hoặc xảy ra tình trạng vì cứu trợ không kịp mà dẫn đến tử vong.
Tuy chính quyền luôn phủ nhận nhưng báo cáo của truyền thông nhà nước trước đó lại có điểm mâu thuẫn.
Tân Hoa Xã ngày 21/7 đưa tin, bởi vì nước sông Hán Thủy (Hồ Bắc) ở vị trí cao, đội phòng chống lũ của thành phố Thiên Môn chỉ huy vào lúc 10h30 ngày 20/7 sẽ mở 4 miệng xả nước cùng lúc, và vào ngày 21 sẽ mở trạch xả nước ở tỉnh Hà Bắc lần nữa để tăng mạnh độ điều tiết nước.
Ông Lý, sống ở ngư trường Bạch Hồ, thành phố Thiên Môn, tỉnh Hồ Bắc cho biết: “ Điều tiết nước lũ vào ngày 21, thị trưởng đích thân đến hiện trường, kêu mở mấy miệng cống, trong lòng tôi nói ‘hỏng rồi’ “.
Người này chia sẻ, “ xả nước trong suốt 4 ngày, tôi rất buồn “.


Chính quyền Hồ Bắc xả đập suốt 4 ngày. (Ảnh minh họa)
Chính quyền của thành phố Thiên Môn giải thích lý do là “ nước từ trên núi bất ngờ đổ xuống, dẫn đến lũ lụt diện rộng “. Trong khi Nhân dân nhật báo lại cho biết, “ trận lũ hiếm thấy trong lịch sử ” đã dẫn đến tình trang mực nước dâng cao nhanh chóng, “nước lũ” tràn ra khiến cho hơn 680.000 người dân thành phố Thiên Môn chịu nạn, khoảng 250.000 người đang bị mắc kẹt.
Tuy nhiên, người dân địa phương lại nói rằng, nước ngập Thiên Môn vốn không liên quan. “ Không phải nước dâng lên bởi trời mưa, là nước do đập chứa nước Thanh Sơn tràn xuống đây “, ông Trần sống ở nông trường Tưởng Hồ, thành phố Thiên Môn nói.
Bà Thái cho biết: “ Chúng tôi là chịu nạn ngay trong ngày đẹp trời, không có ai thông báo chuyện di dời cả “.
Ngày 25/7, ông Trần Lôi – Bộ trưởng Thủy lợi Quốc gia Trung Quốc trong hội nghị tuyên bố rằng, trước khi hồ chứa xả nước cần phải cảnh báo trước, cho người dân thời gian đủ để di dời khỏi nơi nguy hiểm.
Cư dân mạng xôn xao chế giễu rằng: “ Đã lòi đuôi chuột rồi! Đã thừa nhận rồi? Ngày trước các ông thường hay làm những chuyện như vậy, cũng chưa từng coi ra gì cả! “.
Những người dân chịu nạn bày tỏ với đài truyền hình Tân Đường Nhân rằng, nếu như không có internet, sự thật chuyện nước ngập Thiên Môn có lẽ cũng sẽ bị che đậy mãi mãi.

Tiểu Thiện, theo NTDTV 

---------
Ý kiến độc giả: 

Thiết nghĩ đối với hoạn nạn của một cá nhân hoặc một nhóm dân hiền hòa vô tội thì hẳn mọi người đều phải thương xót và nên chia xẻ mọi đau khổ của họ. Tuy nhiên đối với một dân tộc như Trung Quốc luôn mang mộng xâm chiếm lân bang và có tinh thần Đại Hán muốn đè đầu cởi cổ mọi dân tộc khác thì khi họ bị hoạn nạn hoặc bị chính quyền của chính họ bạc đải thì người chung quanh không có lý do nào phải thương xót họ cả. Không có một người dân Tàu nào mà không muốn lấn ép và cưỡng đoạt các nước nhược tiểu quanh họ, ngay ccả các con ca sỉ diển viên Tàu cũng đòi cướp biển đảo ở biển Đông với bản đồ 9 đoạn tự vạch ra.
Gieo gì thì gặt nấy ! Có một hồi tôi đánh bạc bị thua nặng và cảm thấy buồn bực trong lòng, nhưng nghĩ đến ân oán và nhân quả thì tôi giác ngộ liền và tự bảo :Tại vì mình muốn cướp tiền của người khác qua phương tiện bài bạc cho nên giờ này bị thua thì đúng là "gieo gì gặt đó" rồi, tại sao phải buồn bực vô lý như vậy !! Và tôi hết buồn vì đã học được bài học công lý. Dân Tàu muốn gieo tại họa cho nước Việt, Tây Tạng, Tân Cương, Philippines thì khi chúng bị họa, ắt chúng đã và đang tự chuốc lấy những gì chúng gieo. Chúng ta khỏi phải buồn dùm cho họ. Kinh điển cũng có câu về phần thưởng như sau: Làm việc lành mà rêu rao cho mọi ngươì biết để được ca ngợi thì Trời sẽ không thèm ghi công và thưởng họ nữa vì họ đã nhận đủ phần thưởng của người đời rồi (Mt 6:3) và cũng một lối suy nghĩ đó, chúng ta có thể nói về phần phạt rằng : Nếu dân tộc Trung Hoa có ác ý gây hại cho các nước nhược tiểu thì các nước này không cần phải thương xót họ, vì họ đang lãnh phần quả báo từ trời giáng xuống về những gì họ đã làm nghịch với công lý của Trời.
Trước đây khi Trung Hoa bị động đất chết cả mấy chục ngàn người thì nữ diển viên điện ảnh Sharon Stones cho đó là nghiệp chướng vì họ đã tàn độc với dân Tây Tạng ( the Telegraph). Ấy thế nà Trung Quốc lại lên tiếng chỉ trích và kết án nặng nể cô diển viên này khiến cô phải xin lỗi. Lỗi con khỉ khô !! Gieo gió thì gặt bảo là quá đúng với lẽ trời đất. Tụi Tàu đã mang tội tày trời mà còn đi bắt lỗi người này kẻ nọ.

JB Trường Sơn

Người dân trong chế độ chủ nghĩa xã hội


AuthorHoàng GiangSourceVOAPosted on: 2016-07-31


Mảnh vỡ rúm ró, và biến dạng của chiếc máy bay tuần thám CASA 212 8983 của cảnh sát biển Việt Nam.
Vụ 2 máy bay SU-30MK2 và CASA 212 bị rơi cũng như cái chết của anh Trần Quang Khải và 9 người lính vẫn còn đang mất tích trên những chuyến bay đó khiến cả nước bàng hoàng. Rất nhiều người đã gọi sự ra đi của những người lính không quân này là một “sự hy sinh” dù chưa hề biết nguyên nhân tại sao máy bay rơi, như một sự ám chỉ về một cuộc chiến mơ hồ đang diễn ra ngoài biển khơi.
Từ xưa đến nay, hình tượng người lính trong chế độ xã hội chủ nghĩa được xây dựng rất đẹp đẽ. Đài VTV có hẳn một chương trình Chúng tôi là chiến sĩ được tổ chức và lên sóng hàng tuần để khán giả được gặp gỡ và tiếp xúc với những người lính đang vất vả ngày đêm bảo vệ Tổ quốc. Hàng năm, các bộ cấp cao nhà nước, các cơ quan báo chí đã qua kiểm duyệt được phép ra quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thăm viếng lính biển đảo như một niềm vinh dự lớn lao. “Người chiến sĩ công an”, “anh bộ đội cụ Hồ” cao cả đến mức trở thành ước mơ tuổi nhỏ của bất cứ đứa trẻ Việt Nam nào. Và cái chết của các anh, cũng đẹp và đáng trọng hơn người khác. Ngày 21/06, ngày nhà báo Việt Nam, một nhà báo đã chính thức bị tước mất thẻ nhà báo và đình chỉ chức vụ, chỉ vì lỡ sử dụng từ “tan xác” để miêu tả chiếc máy bay CASA, bị cho rằng quá tàn nhẫn và phản cảm trong không khí “quốc tang.”
Những người lính, người chiến sĩ không quân, hải quân kia, họ đáng thương hay đáng trách khi mà trong những ngày Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, tôi không thấy bóng dáng một cuộc tập trung đội quân nào? Khi mà trong những năm gần đây, hơn 4000 tàu cá bị đâm, 2000 ngư dân Việt đã thương vong, trong đó có những người bị chết khi đang đánh cá ngoài khơi, chiếc “tàu lạ” chỉ cách đất liền 500 hải lý giết chết các ngư dân đó chưa bao giờ được tìm hiểu, và cũng không còn được nhắc đến nữa? Cá chết trắng bờ, ngư dân vẫn hoang mang ròng rã hàng tháng trời, có những người buộc phải rời bỏ biển khơi để kiếm sống.
Việt Nam tự hào là quốc gia của biển cả, của tôm cá. Cứ đến mùa du lịch, hàng chục ngàn lượt khách từ các nước phát triển đến đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biển xanh sóng vỗ và thưởng thức hải sản đánh bắt tươi ngon ngay bờ. Nhưng buồn thay không chỉ cá, mà chính người dân đã và đang chết ngay trên vùng biển của đất nước, bằng cách này hay cách khác. Ta đọc tin tức về những người lính hy sinh trong thời bình, trên mặt biển của Tổ quốc nhưng chúng ta cũng cần đặt câu hỏi, rằng họ đang “hy sinh” vì ai, và vì điều gì vậy? Nếu sự ra đi của họ là có ý nghĩa, thì cái chết của biết bao người dân nơi biển cả mênh mang là vô nghĩa hay chăng?
Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều nghi vấn đã được đặt ra về nguyên nhân khiến 2 chiếc máy bay rơi xuống biển đến từ phía quân đội Trung Quốc, quốc gia đang tranh chấp chủ quyền với Việt Nam tại biển Đông. Từ sự kiện đặt giàn khoan 981 đến việc đất nước láng giềng quân sự hóa, đưa máy bay chiến đấu ra Hoàng Sa, động thái từ phía lãnh đạo Việt Nam là sự im lặng nhún nhường. Dẫu đúng hay sai, những nghi vấn đó thỏa mãn “quyền được biết” của công dân đang sinh sống trên một đất nước có chủ quyền. Vì cớ gì, mà tất cả người dân đất Việt buộc phải nhỏ những giọt nước mắt thương cảm cho “sự hy sinh” không rõ đầu cuối của những người lính quân đội của nhân dân “trung với Đảng”?
Tháng 5/2016, sau sự kiện cá chết Formosa, cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam) quyết định phạt 140 triệu đồng vì bài viết “Nhân dân mãi mãi là người đến sau” của nhạc sĩ Tuấn Khanh được đăng tải trong Nông Thôn Ngày Nay, Câu chuyện “Lời than thở của các loài cá” trên báo Thế Giới Tiếp Thị cũng ngay lập tức bị xóa bỏ trên blog cá nhân của nhạc sĩ Tuấn Khanh, trong đó ông viết: “Nhân dân mãi mãi là người đến sau. Và đến chỉ để nhận biết sự thiệt hại hay tai ương đang rót xuống đầu mình, xuống gia đình mình […] Như những con cá chết oan ức trên bờ biển, chỉ biết sau cùng rằng đại dương không còn là nhà, mà chỉ còn đầy độc dược, những người dân Việt Nam cũng chỉ biết được phần đen đủi nhất được gieo về phía mình, dù chung quanh đầy lâu đài và dự án vĩ đại, như đang phát triển cho ai khác.”
* Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
• Hoàng Giang sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, từng đi du học ngành truyền thông tại Mỹ, là cây bút tự do cho nhiều tờ báo dành cho giới trẻ trong và ngoài nước. 'Trong lòng Hà Nội' là suy nghĩ về những đổi thay của đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp dưới góc nhìn khách quan và mới mẻ.

Việt Nam đã mất nước chưa?


Thế Giới MớiPosted on: 2016-07-31
Trả lời cho câu hỏi trên đây, người lạc quan tếu sẽ nói: “Mất nước đâu mà mất nước? Nước còn sờ sờ đấy thôi. Đảng còn đó, nhà nước còn đó.
Công an còn đó, bộ đội còn đó. Cờ đỏ sao vàng còn tung bay từ Bắc chí Nam. Sao gọi là mất nước?”
Các “lãnh tụ đảng CS quang vinh” sẽ trả lời: “Kẻ nào nói mất nước là phản động, là nói xấu đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa đã có công đánh thắng thực dân Pháp, đuổi đế quốc Mỹ. Nước ta đã sạch bóng quân thù từ đại thắng mùa xuân và giải phóng miền Nam năm 1975. Giao hảo giữa Trung quốc và ta là anh em xã hội chủ nghĩa, là láng giềng tốt, vân vân và vân vân”.
CSVN đang làm mọi cách để che đậy tội bán nước, trong khi các nhà quan sát quốc tế tiên đoán chiến tranh ở Biển Đông sẽ khó tránh khỏi và Việt Nam sẽ bị Trung Quốc đánh chiếm trước tiên, nhất là sau ngày 12.7.2016 khi Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở La Haye đã ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc và tuyên bố rằng “không có cơ sở pháp lý” cho việc Trung Quốc đòi hỏi quyền lịch sử trên những tài nguyên tại các vùng nằm trong bản đồ đường chín đoạn, còn được gọi là bản đồ “đường lưỡi bò”. Trung cộng đã lên tiếng bác bỏ, không nhìn nhận phán quyết này, trong khi VC giả vờ hoan nghênh và ăn mừng ké mà chính mình thì lại không dám nạp đơn kiện.
Tàu Cộng phản ứng có vẻ rất hung hăng trước phán quyết này nhưng chắc không dại gì mà gây chiến, vì gây chiến là tự sát, là mất hết những gì chúng đã lấn chiếm trên đường bành trướng xuống phía nam trong thời gian qua, tan tành giấc mơ “Đại Hán” (?).


Dương Khiết Trì
Mới đây, Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), cựu bộ trưởng Ngoại Giao Trung Cộng (2007-2013) đã viết một bài về vấn đề này, tựa đề: “Không cần phải đánh Việt Nam chúng nó! ” Mọi người Việt Nam đều nên đọc bài này, nguyên văn dưới đây:
Tại sao phải đánh chúng khi hơn 700km2 vùng biên giới phía nam của ta đã được chúng dâng cho ta, một nửa Thác Bản Giốc đã được ta cắm cờ 5 sao, Ải Nam Quan đã trở thành Hữu Nghị Quan mà chúng vẫn cực kỳ coi trọng đại cục hữu nghị giữa hai đảng và nâng niu gìn giữ để trao lại cho những thế hệ mai sau của chúng.
Súng đạn nào mãnh liệt bằng phong bì tống vào miệng chúng để sau đó Đại Hán ta ngồi ngay trên nóc nhà Tây Nguyên, đào mồ xới mả đất Mẹ của chúng, thải chất độc vào môi trường của chúng và Bộ chính trị của chúng vẫn khăng khăng đấy là chiến lược đã quyết, là chính sách công nghiệp hóa hiện đại đất nước không thể ngừng.
Xe tăng đại pháo nào bằng hàng ngàn công trình xây dựng để những sư đoàn Trung Hoa trong bộ áo công nhân có mặt trên xứ sở của chúng, kéo dài từ mũi Cà mau cho đến Hữu nghị quan.
Phi cơ, chiến hạm sao bằng 90% gói thầu của chúng ta đang khống chế nền kinh tế của chúng, hàng hóa thặng dư made in China đang ở trên thân thể chúng, bàn ăn của chúng, bao tử của chúng, nhà cầu của chúng.
Tại sao phải đánh chúng khi chỉ cần đóng đường biên giới là dân của chúng không đủ tiền mua quần áo mặc, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, xe dream và giấc mơ thấp hèn của chúng không còn chạy đầy đường, cắt xăng dầu là cả nước chúng tối đen và chỉ cần một cú nổ là Tây Nguyên của chúng sẽ nhuộm bùn đỏ.
Chúng ta không phải đánh, không phải bắn một viên đạn nào mà vẫn có thể làm sụp đổ thị trường chứng khoán của chúng, làm tán gia bại sản những tên đồng chí tư bản đỏ mà tài sản vốn liếng có được là nhờ vào và đang lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Hoa made in Vietnam.
Tại sao chúng ta phải đánh!?
Cần gì phải đánh khi cả vùng biển mà chúng gọi là biển Đông đã, đang và sẽ là sân nhà của chúng ta; khi ngư dân của chúng đi đánh cá trên vùng biển của tổ tiên chúng mà lấm lét như đi ăn trộm; khi hải quân của chúng không dám lai vãng trong suốt thời gian giàn khoan khủng của ta chậm chậm tiến vào và khoan vào lòng biển của chúng nó; khi sự chống trả của chúng là những lời tuyên bố đã trở thành trò hề trên sân khấu ngoại giao; khi phản đối của chúng là những cú điện đàm với lãnh đạo ta bằng cái điện thoại không cắm dây; và chúng ta chỉ cần đuổi chúng ra khỏi nhà của chúng bằng vòi rồng phun nước.
Cần gì phải đánh để chúng ta trở thành đạo quân xâm lăng và mang tiếng dưới mắt nhìn của thế giới, làm xấu đi hình ảnh yêu chuộng hòa bình của Đại Hán. Trong khi chúng ta đã từng bước trong hòa bình thành công thu tóm từng tấc đất, tấc biển, từng vùng đất, vùng biển của chúng bằng văn kiện do chính chúng ký kết. Trong khi chúng ta vô cùng hiệu quả trong tiến trình biến chủ quyền của chúng thành vùng tranh chấp, biến vùng tranh chấp thành vùng khai thác của ta và chúng chỉ dám vừa lên tiếng như chó sủa người qua đường vừa cúi đầu cam kết tất cả vì đại cục Việt-Trung. Đó là đối với chúng ta.
Còn đối với dân của chúng.
Cần gì phải đánh khi chúng thay thế ta ngăn chặn, trấn áp, bắt giam, bỏ tù dân của chúng đứng lên phản đối Đại Hán. Đánh chúng sẽ khơi dậy lòng yêu nước của dân tộc chúng vốn đã là sức mạnh vô biên từng đánh bại chúng ta hàng ngàn năm qua. Đảng của chúng đã tích cực giúp chúng ta tiêu diệt lòng yêu nước của dân tộc chúng trong suốt bao năm qua, đã biến đa phần dân của chúng thành những đàn cừu chỉ muốn sống trong hòa bình của một cuộc đời nô lệ. Chúng đang làm tốt!
Chưa bao giờ trong lịch sử bành trướng, chúng ta có được một đám thái thú địa phương làm tay sai đắc lực và hiệu quả như chúng. Khi chúng ta có mặt ở biển Đông ngay trước cửa nhà chúng, chúng đã ra lệnh hải quân của chúng không được bén mảng sợ làm phiền lòng ta. Khi cần đốt phá, cướp của, giết người để bôi đen những tên biểu tình yêu nước, công an mật vụ của chúng ngoan ngoãn nghe lời ta tạm lánh. Khi cần cấm ngặt từng tên yêu nước năng nỗ xuống đường phản đối chúng ta, chúng đã nhiệt tình như những con chó Tứ Xuyên quên ăn quên ngủ canh gác ngày đêm. Tại sao chúng ta phải đánh chúng và sau đó phải cai trị dân của chúng? Tại sao ta phải làm công việc đối phó với 90 triệu dân của chúng trong khi giống cẩu phương nam này làm giỏi hơn chúng ta?
"Giống cẩu phương Nam"
Chúng ta không cần đánh bởi chúng đã đánh dân của chúng thế chúng ta. Chúng ta cũng không cần phải cướp vì chúng đã tự cướp nước của chúng để dâng để bán và sẽ tiếp tục dâng, tiếp tục bán cho chúng ta.
Khi cần chúng ta sẽ chuyển quân, kéo đại pháo, xe tăng chạy vòng quanh biên giới để giúp đảng của chúng nhân danh hòa bình, ngăn chặn hiểm họa chiến tranh mà trị đám dân muốn vọng động của chúng.
Người đứng đầu Thủ đô đã ra lệnh dân của chúng rằng: “Biểu thị lòng yêu nước, yêu Thủ đô thông qua việc ra sức lao động, học tập, công tác và hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước nhằm phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và ổn định đời sống nhân dân…”
Người đứng đầu nhà nước ra lệnh cho dân của chúng rằng: “Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống và góp phần cùng cả nước bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc theo đúng luật pháp của nước ta và luật pháp quốc tế….”
Chúng đã làm đúng bổn phận của một chư hầu trung thành với chính sách trị dân thuộc địa: hãy lo làm giàu và sống yên ổn. Dân của chúng chỉ được làm giàu và đó là phương thức duy nhất được cho phép để bảo vệ tổ quốc của chúng.
Không cần phải đánh. Cờ đại Hán của chúng ta sẽ từ 5 sao thành 6 sao phất phới trên toàn cõi lãnh thổ của chúng. Không bằng súng đạn mà sẽ bằng những văn kiện ký kết từng phần giao nhượng. Văn kiện sau cùng là văn kiện chúng ta viết sẵn cho chúng để chúng XIN ký kết được làm một vùng tự trị trong Đại Hán vĩ đại của chúng ta. (ngưng trích)
(Bài trên đây được Vũ Đông Hà dịch và đăng trên blog của Dân Làm Báo ngày 28.6.2016.)
Dương Khiết Trì làm bộ trưởng Ngoại Giao nhưng lời sẽ sống sượng và đểu cáng như một tên thảo khấu. Tuy nhiên, hình như những gì hắn nói là sự thật. Một sự thật không ai có thể chối cãi. Một sự thật bàng hoàng. Một sự thật như lưỡi dao nhọn đâm vào tim mỗi người Việt Nam yêu nước.
Đây là giờ của sự thật. Đảng CSVN với ba triệu đảng viên đã hiện nguyên hình là ba triệu sai nha của Đại Hán (?) để cai trị chín mươi triệu (90) dân Việt Nam.
Chín mươi triệu dân Việt Nam sẽ làm gì trước sự thật này?
Tiếp tục cúi đầu ngoan ngoãn như một bầy cừu để giữ bộ da cho đến ngày bị lột đem bán? Khoa bảng tiếp tục phục vụ đảng để đổi lấy những bổng lộc cho sự ươn hèn, khiếp nhược? Thanh niên nam nữ tiếp tục chạy theo lối sống phù phiếm thấp hèn, đi tìm hưởng thụ trên một đất nước đã mất linh hồn?
Những người Việt Nam còn tâm huyết, còn lòng yêu nước, còn‎ ý chí quật cường sẽ làm gì để trả lời tên “Đại Hán” (?) dơ bẩn Dương Khiết Trì?
“Giống cẩu phương nam” sẽ tiếp tục làm giỏi công tác được bọn chủ mặt người dạ quỷ phương bắc giao phó, hay có lúc sẽ tỉnh ngộ thân phận chó săn, lột xác trở lại thành người, ngưng cấu xé đồng bào mình, và cùng đồng bào mình làm lại những trang sử oanh liệt của hàng ngàn năm trước, đánh đuổi lũ “Đại Hán” (?) thối tha ra khỏi bờ cõi, vắt giò lên cổ chạy về phương bắc không kịp mặc quần, như tổ tiên của chúng ngày xưa.

Ký Thiệt

SỰ IM LẶNG Ở LITTLE SAIGON, 5 NHÀ BÁO NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT BỊ SÁT HẠI


AuthorAna Arana - Ủy Ban Bảo Vệ Ký GiảSourceAnh Ba SàmPosted on: 2016-07-31
Đôi lời: Đây là tài liệu báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) xuất bản hồi tháng 12 năm 1994, đúng 21 năm trước. Tài liệu này nói về các ký giả là những di dân từ khắp nơi đến nước Mỹ, trong đó có những ký giả gốc Việt, đã bị ám sát, bị đe dọa, bị hành hung, bị khủng bố… Nhân sự kiện PBS công chiếu bộ phim Khủng bố ở Little Saigon, xin được giới thiệu tài liệu của CPJ, phần “Silence in Little Saigon: Five Vietnamese-American Journalists Killed“, phần nói về sự khủng bố các ký giả gốc Việt. Nếu ai đó nói rằng, Frontline và Propublica chiếu bộ phim “Khủng bố ở Little Saigon” là “bôi nhọ”, “xuyên tạc” cộng đồng người Mỹ gốc Việt và các chiến sĩ VNCH, xin mời đọc tài liệu này để thấy rằng 21 năm trước, Ủy ban Bảo vệ Ký giả cũng đã từng lên án sự khủng bố nhắm vào các ký giả.
____
CPJ
Tác giả: Ana Arana
Dịch giả: Trần Văn Minh
BỊ NHỮNG KẺ KHỦNG BỐ NHẮM TỚI
Ảnh chụp từ tài liệu của CPJ

Vào mùa hè vừa qua, xướng ngôn viên của một đài phát thanh Việt ngữ ở Little Saigon thuộc miền Nam California đã nhận được một lời dọa giết khi họ phát đi cuộc phỏng vấn của BBC với các lãnh đạo Việt Nam. Chủ nhân của đài phát thanh đã giảm bớt đề cập đến sự kiện, nhưng xướng ngôn viên đã phải thận trọng và cân nhắc những gì họ phát đi. Sự kiện này đã mang lại nhiều ký ức bất an cho những nhà báo người Mỹ gốc Việt.

Năm nhà báo Mỹ gốc Việt đã bị sát hại từ năm 1981 đến 1990 trong suốt một làn sóng khủng bố phe hữu đã làm cho cộng đồng Việt Nam phải im lặng và lo sợ. Trong 5 sự kiện riêng biệt trải ra trên 3 tiểu bang, các nhóm lưu vong phe hữu tuyên bố chịu trách nhiệm, hoặc bị nghi ngờ, về cái chết của chủ nhiệm Dương Trọng Lâm vào năm 1981 ở San Francisco; vào năm 1982 của chủ nhiệm Nguyễn Đạm Phong ở Houston; năm 1987 của biên tập viên của một tạp chí, Phạm Văn Tập, ở Garden Grove, California; và vào năm 1989 và 1990, nhà thiết kế trang báo Đỗ Trọng Nhân và nhà báo Lê Triết, cả hai đều từ một tạp chí Việt Mỹ có trụ sở ở quận Fairfax, tiểu bang Virginia. Tất cả các vụ giết người này vẫn chưa được giải quyết. Các cuộc tấn công vào báo chí Việt Mỹ cũng bao gồm ít nhất 4 vụ âm mưu giết người, nhiều vụ đánh đập và dọa giết, và vô số các hành động phá hoại đối với các nhà báo và cơ sở báo chí.
Các vụ giết người và hành động bạo lực khác đã đe dọa giới báo chí Việt ngữ, những tiếng nói năng động và có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Phóng viên và biên tập viên bắt đầu né tránh những chủ đề gây tranh cãi liên quan đến đất nước [Việt Nam], chẳng hạn như khả năng bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam. Họ cũng tránh xa việc đề cập đến tham nhũng và tội phạm có tổ chức, được biết, thường được nhóm cực hữu đó bảo trợ.
Năm nhà báo bị sát hại trong vòng một thập niên, giai đoạn mà nhiều người tỵ nạn mới tới [Mỹ] vẫn còn tin rằng có thể chấm dứt sự cai trị của Cộng sản ở Việt Nam bằng phản kháng có tổ chức. Những kẻ phỉ báng cho rằng các nhà báo bị giết bởi vì họ thiên Cộng trong một cộng đồng tỵ nạn chống Cộng mãnh liệt, nhưng chỉ có một nạn nhân ủng hộ chính quyền cộng sản ở Việt Nam. Những người khác là những người chống Cộng, đã trở thành mục tiêu bởi vì họ hoặc bài viết của họ thiên về chính sách cởi mở của Mỹ đối với Việt Nam hoặc phê phán các nhóm lưu vong bán quân sự có thế lực, theo nguồn tin của cơ quan công lực và các thành viên của cộng đồng người Việt.
Các phe phái khác nhau dẫn đầu bởi các cựu viên chức hải quân và lục quân của miền Nam Việt Nam tranh giành quyền lãnh đạo phong trào. Nhiều nhóm bán quân sự tìm cách quyên tiền trong số những người tỵ nạn cho cuộc xâm nhập Việt Nam, và đã có sự bất đồng liên tục giữa họ trong suốt thập niên 1980. Các nhà báo và những người chỉ trích khác trong cộng đồng tố cáo rằng, một phần ngân quỹ quyên được dùng để tài trợ các dự án kinh doanh tư nhân, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp.
Các nguồn tin từ cơ quan an ninh và cộng đồng Việt – Mỹ cho rằng hầu hết – có lẽ là tất cả – các nạn nhân bị giết trong một kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng, được thi hành bởi đội sát thủ bí mật: Việt Nam Diệt Cộng Hưng Quốc Đảng (VOECRN). Kẻ chủ mưu bị nghi vấn là những thành viên có ảnh hưởng của cộng đồng người Việt và cựu thành viên của chính quyền Nam Việt Nam và quân đội, theo nguồn tin của cơ quan công lực. Nhiều thành viên của VOECRN cũng hoạt động trong các nhóm lưu vong chống cộng hợp pháp, từng tổ chức các sinh hoạt chính trị khắp nước và vận động hành lang các nhà làm luật Mỹ chống lại các bước làm hòa với Việt Nam, theo nhân viên điều tra.
Chưa từng có một cuộc điều tra đầy đủ cấp liên bang về mối liên hệ giữa các vụ giết người này. Tuy nhiên, nguồn tin của cơ quan công lực cho Ủy ban Bảo vệ Ký giả biết rằng có chứng cớ đầy đủ chỉ ra rằng vài vụ giết người là thuê mướn sát thủ chuyên nghiệp thuộc những băng đảng tội phạm người Việt, trong khi số khác được thực hiện do chính tay của VOECRN.
VOECRN đã không xuất hiện kể từ 1990, nhưng giới chức trách cho biết nó chỉ nằm chờ và có thể tấn công trở lại. “Chúng tôi bắt đầu xem xét lại nhóm này bởi vì có nhiều điều không vui về quan hệ mới giữa Mỹ và Việt Nam”, một nhà điều tra của sở cảnh sát Garden Grove thuộc quận Orange, bang California, người đã theo dò xét các tội phạm người Việt trong 10 năm qua, nói. (Đa số các nguồn tin của cảnh sát yêu cầu giấu danh tính do hồ sơ vẫn còn mở). Vài cơ quan công lực của California đã phải báo động đầu năm nay sau các cuộc biểu tình bạo động được tổ chức để chống lại các nghệ sĩ và quan chức Cộng sản Việt Nam ghé thăm.
Đã không có nghi phạm nào bị bắt giữ hay bị cáo buộc với bất cứ vụ giết người nào hay những hành động sách nhiễu đối với nhà báo và cơ sở báo chí. Tội phạm xuất hiện dưới hình thức phổ quát bằng sự đe dọa và bạo lực ảnh hưởng toàn thể cộng đồng, và cảnh sát đã gặp nhiều khó khăn để thuyết phục những nhân chứng người Mỹ gốc Việt đứng ra làm chứng, một điều tra viên nói với Ủy ban Bảo vệ Ký giả. Các phần tử quá khích gây áp lực trong quần chúng. “Rất khó khăn cho chúng tôi trong việc thúc đẩy một vài người biết về những hồ sơ này để tìm ra kẻ giết người, bởi vì tôi không thể bảo vệ cho họ trước sự trả thù. Kẻ sát nhân đang sống ở trong cộng đồng”, một nguồn tin từ cơ quan công lực ở California nói. Sự sợ hãi còn tăng thêm do rào cản ngôn ngữ và sự nghi ngờ đối với giới chức trách mà người di dân mang theo từ Việt Nam.
Jim Badey, một điều tra viên hồi hưu của cảnh sát ở Virginia và chuyên viên về tội phạm Á châu, nói với Ủy ban Bảo vệ Ký giả rằng, giới chức trách Mỹ thường thất bại trong việc giải quyết các tội phạm chính trị trong cộng đồng Việt Nam bởi vì họ bỏ lơ hoặc không hiểu các mối thù hận chính trị của người Việt Nam. Ông Jim Badey cho biết, “Những gì mà giới chức trách không hiểu là những người này rất khác biệt… Nếu họ đe dọa giết người nào đó, họ sẽ tìm tới người đó. Có khi họ giết kẻ thù trong một cuộc xâm nhập tư gia hoặc ăn cướp, nhưng lý do nằm đàng sau sẽ là chính trị. Cảnh sát không nhìn xa hơn các chứng cớ có trong tay”.
Vài kẻ chủ mưu bị nghi ngờ trong các vụ giết người này có liên hệ với Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, cũng thường được gọi tắt là Mặt trận, một nhóm lưu vong được thành lập ở San Jose, California, vào ngày 1 tháng 9 năm 1981, điều tra viên nói với Ủy ban Bảo vệ Ký giả. Mặt trận dẫn đầu các cuộc biểu tình chống lại bất cứ sự nhân nhượng nào đối với Việt Nam trong chính sách ngoại giao của Mỹ trong suốt thập niên 1980. Mặt trận cổ động một cuộc lật đổ quân sự đối với chính quyền Việt Nam và quyên tiền để thành lập một đạo quân đối kháng trong cộng đồng Việt – Mỹ. Điều này diễn ra ở California, Texas và Virginia. Trong nhiều cộng đồng địa phương, người tỵ nạn bị đe dọa sẽ bị gán tên thân cộng trừ khi họ đóng góp tiền bạc. Lãnh đạo của họ là Hoàng Cơ Minh, một cựu đô đốc của hải quân Nam Việt Nam, và Phạm Văn Liễu, một cựu đại tá. Thành viên của họ bao gồm các cựu thành viên của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Vào năm 1984, Mặt trận tuyên bố sai lệch rằng họ đã phát triển từ một đội quân vài trăm người tới vài ngàn người đặt căn cứ ở Thái Lan và Việt Nam.
Lấy ý tưởng từ cuộc chiến Contra [ở Nicaragua] do Mỹ hỗ trợ, ông Minh và những người khác trong nhóm hy vọng rằng chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ họ nếu các viên chức tin rằng họ có binh lính trên thực địa sẵn sàng để chiến đấu. Tuyên bố của họ đem lại hàng ngàn đô la mỗi tháng từ cộng đồng người Việt, nhưng không có viện trợ của Mỹ. Mặt trận thành lập tổ chức vận động quần chúng to lớn, tờ báo riêng, một đội tàu đánh cá và hệ thống nhà hàng. Vào năm 1985, nhóm bị chia hai khi ông Liễu tố cáo ông Minh và những người theo ông lấy tiền của quỹ Mặt TrậnÔng Liễu cũng tiết lộ rằng không có sự thật trong tuyên bố về việc Mặt Trận đã cài hàng ngàn chiến sĩ tự do bên trong Việt Nam. Sự ủng hộ trong cộng đồng Việt Nam bỗng tuột dốc. Vào năm 1987, ông Minh mưu tính dẫn đầu một nhóm chiến sĩ tự do vào bên trong Việt Nam, nhưng họ bị phục kích và ông được biết bị giết chết. Hai mươi người sống sót đã bị xét xử và bị tử hình ở Việt Nam. (Các lãnh đạo Mặt trận chống cãi rằng ông Minh vẫn còn sống sau cuộc phục kích và đang ẩn trốn ở Việt Nam.)
Vào năm 1991, một bồi thẩm đoàn ở San Jose đã truy tố 5 lãnh đạo cao cấp của Mặt trận do âm mưu lấy tiền từ ngân quỹ của tổ chức, với danh nghĩa bất vụ lợi, để xài riêng. Những người bị truy tố được tại ngoại hầu tra. Các luật sư của Mặt trận đã liên tiếp đệ đơn lên tòa, kéo dài vụ xử trong vòng bốn năm qua. Họ tranh luận rằng các hoạt động của Mặt trận bị chính phủ Mỹ ngăn cấm, và đã yêu cầu triệu tập viên chức của một số cơ quan chính phủ Mỹ, bao gồm Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và Bộ Quốc phòng.
Các cuộc điều tra sơ bộ dẫn đến sự truy tố cho thấy Mặt trận đã thu được hàng triệu đô la trong thập niên 80, nhưng các lãnh đạo của họ đã dùng hầu hết số tiền cho bản thân và để tài trợ hệ thống nhà hàng. Ngay khi các lãnh đạo Mặt trận bị truy tố, một điều tra viên nói, cơ quan công lực nhận thấy một sự giảm sút thình lình các vụ tấn công với động cơ chính trị và các hành động sách nhiễu.
Các cuộc điều tra về vụ giết người
Một đường dẫn dấu vết của những lá thư, danh sách ám sát, và các chứng cớ khác có vẻ cột chặt các vụ giết hại năm nhà báo với cùng động cơ và cùng kẻ sát nhân. Động cơ là để bịt miệng những tiếng nói bất đồng chính kiến trong cộng đồng Việt – Mỹ. Chuyên viên điều tra và các nguồn tin cộng đồng tin rằng, kẻ sát nhân liên quan tới hai tổ chức bán quân sự cánh hữu: VOECRN và Mặt trận. Hai nhóm lưu vong này hoạt động xuyên tiểu bang và quốc gia, [điều này] cung cấp đầy đủ lý do cho một cuộc điều tra sâu rộng của liên bang vào những hoạt động này.
Nhưng điều đó đã không xảy ra. Các sở cảnh sát địa phương đã mở ra các cuộc điều tra sâu rộng về một số vụ giết người, nhưng sự hợp tác giữa các cơ quan công lực đã tỏ ra thiếu sót. Bằng chứng của các trường hợp trước đây đã bị thất lạc; một số bị mất. Nhiều nhà điều tra địa phương quan tâm đến giải mã vụ án thì về hưu. Điều tra của FBI trong vài vụ giết người chưa đi đến kết luận và ngắn hạn. Không có lực lượng đặc nhiệm liên kết giữa liên bang và địa phương được thành lập với nguồn lực và thẩm quyền để tổng hợp các chứng cớ trong tất cả các vụ án, mặc dù có sự hiện hữu của các đơn vị đặc nhiệm FBI chuyên truy tìm khủng bố quốc nội. VOECRN cũng không được liệt kê trong số các tổ chức khủng bố bị FBI chiếu cố cho tới năm 1987, khi báo chí tường thuật rằng FBI đã không xem nhóm này là một tổ chức khủng bố, cho dù VOECRN tuyên bố chịu trách nhiệm đối với các hành động khủng bố.
Vụ án mạng thứ nhất: Dương Trọng Lâm [tài liệu ghi Lam Trang Duong], San Francisco
21 tháng 7 năm 1981
Dương Trọng Lâm bị một tay súng bắn chết và nhanh chóng tẩu thoát trên đường phố của khu Little Saigon ở San Francisco vào tháng 7 năm 1981. Ông Dương là nhà báo đầu tiên bị giết ở Mỹ kể từ vụ sát hại Don Bolles năm 1976. Ông Dương đã di cư tới đất nước này khi còn là một thiếu niên vào thập niên 1960 và đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam. Quan điểm chính trị của ông đã đặt ông ở vị thế trái nghịch với những người mới tới, là những di dân chống cộng định cư tại vùng vịnh San Francisco.
Một nhà hoạt động cộng đồng và chủ nhiệm của một tuần báo nhỏ chuyên đăng lại các bài viết của truyền thông cộng sản, ông Dương đã nhận được nhiều lời hăm dọa trong những tháng trước khi ông bị giết chết. Tuy nhiên, sở cảnh sát San Francisco xem vụ sát hại ông như một vụ án mạng thông thường. Điều tra viên đã bỏ qua chứng cớ then chốt, như một lá thư từ một tổ chức chống Cộng người Việt, chưa được biết đến trước đây, tuyên bố nhận trách nhiệm trong vụ giết ông Dương. Lá thư được gửi tới văn phòng New York của hãng thông tấn AP và được đóng dấu bưu điện ở Las Vegas trong ngày ông Dương bị giết. Một tuần sau, Việt Nam Diệt Cộng Hưng Quốc Đảng (VOECRN) ra mắt lần đầu tiên, cũng tuyên bố chịu trách nhiệm qua một cuộc điện thoại gọi báo chí Việt ngữ. Các nguồn tin của cơ quan công lực California nói họ tin rằng có lẽ cùng một người đứng đàng sau cả hai nhóm.
Báo chí Anh ngữ dòng chính chợt bùng lên trong thời gian ngắn các bài tường thuật về vụ ám sát chính trị đầu tiên này trong cộng đồng người Việt. Nhưng sự quan tâm tàn lụi nhanh chóng, để lại cho báo chí Việt ngữ thường xuyên theo dõi sự việc.
Ông Dương bị sát hại ở khu Tenderloin ở San Francisco, một khu lao động được biết đến như Little Saigon vào đầu thập niên 80 khi nó trở thành chỗ ở lý tưởng cho những người tỵ nạn Việt Nam mới tới. Một số cư dân người Việt trông thấy vụ bắn người, nhưng chỉ có một cựu thủy quân lục chiến Mỹ từng phục vụ trong chiến tranh Việt Nam là nhân chứng duy nhất sẵn sàng nói chuyện với điều tra viên của cảnh sát. Với sự mô tả của ông, cảnh sát bắt giữ tay súng nghi phạm, Dat Van Nguyen, 25 tuổi, một nhân viên tính tiền ở nhà hàng Việt Nam nhỏ mà ông Dương mới mở. 9 tháng sau, người này được thả ra vì nhân chứng chối bỏ tuyên bố trước đây. Sở cảnh sát đã đánh mất lá thư của VOERCN gửi đi, bỏ mất một đầu mối quan trọng tiềm tàng cho các cuộc điều tra về sau nhắm tới nhóm này. Các nhà điều tra hình sự và nguồn tin cộng đồng nói rằng quan điểm thân Hà Nội của ông Dương đã không tạo sự dễ dàng cho cảnh sát tìm được thông tin từ cộng đồng Việt Nam.
Vụ án mạng thứ hai: Nguyễn Đạm Phong, Houston
24 tháng 8 năm 1982
VOECRN lại ra tay ở Houston vào ngày 24 tháng 8 năm 1982. Nguyễn Đạm Phong, một nhà báo lâu năm, chủ tuần báo Tự Do, bị bắn chết tại lối đậu xe ở nhà ông. Ông Phong là một người chống Cộng đã trốn khỏi Hà Nội năm 1975 với vợ và 10 người con. Ông là một thành viên có ảnh hưởng của cộng đồng người Việt ở Houston, nơi mà dân chúng bắt đầu than phiền về phương pháp quyên tiền của một nhóm người lưu vong tuyên bố đang hoạch định một cuộc tấn công quân sự lớn chống lại Việt Nam.
Cộng đồng đang đầy dẫy những lời đồn về chuyện tiền đi về đâu. Ông Phong và các nhà báo địa phương khác viết tường thuật về vụ lừa đảo được tiến hành dưới danh nghĩa tinh thần yêu nước Việt Nam, và họ cảnh báo di dân cẩn thận với tiền của mình. Ông đã nhận được nhiều lời dọa giết. Vài ngày trước khi bị giết, một người đàn ông gọi điện thoại nói rằng ông sẽ chết nếu phát hành bất cứ bài viết nào về các nhóm lưu vong hay băng đảng địa phương. Ông Phong vừa mới phát hành một loạt các bài viết về Mặt Trận Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam có trụ sở ở California.
Kẻ ám sát ông Phong đã gây bất ngờ cho ông tại nhà. Cảnh sát nói ông ra mở cửa và gặp mặt kẻ giết người. Tại nhà của ông, cảnh sát tìm thấy một danh sách giết người của Đảng Việt Nam Diệt Cộng Hưng Quốc. Nhân viên công lực nói tổ chức đó là VOECRN với cách phiên dịch khác. Vào năm 1990, các tay súng tử hình ông Lê Triết, một cây viết cho tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong, một trong những nhà báo có tên trong danh sách giết người được tìm thấy ở nhà ông Phong.
Một cảnh sát điều tra về hưu theo dõi vụ án cho biết, khó có thể tìm được sự trợ giúp từ cộng đồng [Việt Nam]. Sở cảnh sát Houston không có nhân viên nói tiếng Việt và không hiểu gì về sinh hoạt văn hóa và chính trị trong cộng đồng. “Ý nghĩ về một tổ chức tội phạm người Việt là rất mới vào thời đó. Chúng tôi không có những chuyên viên được huấn luyện”, một nhà điều tra yêu cầu không nêu danh tánh, nói. FBI đã nhúng tay vào, nhưng vụ án vẫn còn chưa được giải mã. Các chuyên gia về tội phạm Á châu có kiến thức về sát nhân nói rằng, vụ án mạng ở Houston có lẽ cung cấp đầu mối tốt nhất cho hàng loạt các vụ giết người. “Mối liên quan giữa kẻ giết người, người tài trợ và nguyên do rõ ràng hơn nhiều. Có một nhóm người Việt thuộc giới quân đội tới định cư trong khu vực. Sự tham gia của họ có thể được tìm ra dễ hơn vào thời đó; chứng cớ có thể thu thập được”. Một nguồn tin của Bộ Tư pháp cho biết.
Các điều tra viên của Houston đã bối rối từ lúc khởi đầu. “Có rất nhiều vụ bạo lực trong cộng đồng và các vụ giết người vì lý do chính trị bị lẫn lộn với cuộc chiến băng đảng”, một viên chức Houston về hưu nói.
Vào năm 1984, hai năm sau cái chết của ông Phong, vợ ông và nhiều nhân chứng người Việt khác nói với Ủy ban chống Tội phạm có tổ chức của Tổng thống rằng, có 13 băng đảng tội phạm người Việt đang hoạt động khắp nước vào thời đó. Một thành viên cho biết, hoạt động của các băng đảng tập trung ở Los Angeles, San Francisco, Chicago và Houston. Ông nói, các băng đảng che giấu hành động tội phạm bằng cách tuyên xưng họ là những nhóm chống cộng sản quyên tiền cho du kích quân ở Việt Nam. “Chồng của tôi bị giết vì vạch mặt các băng đảng này”, bà Phong nói.
Giữa năm 1982 và 1986, có nhiều hành động sách nhiễu và một âm mưu giết hại nhà báo người Mỹ gốc Việt ở Texas. Một nhóm nhà báo đã đưa ra tuyên bố vào ngày 30 tháng 5 năm 1986, yêu cầu bảo vệ đặc biệt của cảnh sát Houston. Cảnh sát gia tăng giám sát, nhưng đã không thực hiện vụ bắt giữ nào. Hầu hết những nhà báo ký tên trong bản tuyên bố nay đã về hưu.
Vụ án mạng thứ ba: Phạm Văn tập, Garden Grove, California
7 tháng 8 năm 1987
Nạn nhân kế tiếp là Phạm Văn Tập, biên tập viên của MAI, một tạp chí văn nghệ hào nhoáng. Ông Phạm bị giết vào năm 1987 trong một vụ hỏa hoạn có chủ ý ở văn phòng của ông, cũng là nơi ông sống ở Garden Grove, California, một phần của Little Saigon ở Nam California. Ông Phạm đã nhận được một lá thư vô danh cảnh báo ông về việc chạy quảng cáo cho công ty có trụ sở ở Canada chuyên gửi tiền mặt và kiện hàng về Việt Nam. Một số tuần báo Việt ngữ khác cũng nhận được thư hăm dọa, các nhà báo người Việt cho Ủy ban Bản vệ Ký giả biết. Người tỵ nạn xem những cơ sở thương mại này là tiền đồn cho nhà cầm quyền cộng sản ở Hà Nội. Vào năm 1985, VOECRN tuyên bố chịu trách nhiệm về việc ném bom lửa vào văn phòng ở Montreal của một trong các cơ sở thương mại đó.
Nhân viên điều tra đã loại bỏ nguyên do cướp của ra khỏi vụ giết ông Phạm vì họ tìm thấy vàng, tiền mặt và nữ trang trị giá hơn 50.000 USD sau vụ cháy. Kẻ phóng hỏa đã châm lửa ngay lối vào của văn phòng, là lối ra duy nhất của tòa nhà. Vụ hỏa hoạn gây chết người này là vụ thứ 7 trong vòng 13 tháng.
Năm ngày sau, VOECRN đã viết một lá thư tuyên bố nhận trách nhiệm trong vụ giết ông Phạm. Họ cũng tuyên bố chịu trách nhiệm đối với hành động bạo lực khác, gồm vụ giết hại nhà báo Dương Trọng Lâm ở San Francisco năm 1981. Cơ quan công lực địa phương xác định thư của VOECRN là nguyên gốc và yêu cầu sự trợ giúp của FBI. Các cuộc điều tra sơ bộ quả quyết sự liên hệ của nhóm này với vụ phóng hỏa công ty chuyển tiền ở Montreal. FBI đã mở cuộc điều tra, nhưng cuộc tổng điều tra phải mãi tới 1989 mới bắt đầu.
Cuộc tranh luận chính trị gia tăng trong cộng đồng Việt – Mỹ từ năm 1987 đến 1990. Với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản trong khối Liên Xô, người Mỹ gốc Việt bắt đầu công khai tranh luận về khả năng tái lập lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Nhà báo, luật sư và những thành viên có ảnh hưởng của cộng đồng bay về Việt Nam để thăm viếng thân nhân. Nhưng số người cực đoan chống trả lại. Hai nhà báo bị đánh trọng thương. Vào ngày 30 tháng 4 năm 1988, Vũ Long, một trong những cây viết nổi tiếng của Việt Nam, bị đánh dã man bên ngoài một trung tâm thương mại Việt Nam khi ông rời khỏi một nhà hàng ở Westminster, ngay phía nam Los Angeles. Những kẻ tấn công là 3 thanh niên vừa mới rời khỏi buổi lễ kỷ niệm lần thứ 13 ngày Sài Gòn sụp đổ. Ông Vũ sống ở Paris, sang thăm California trong thời gian bị tấn công, đã bị tê liệt vĩnh viễn.
Vào ngày 21 tháng 8 năm 1989, Đoàn Văn Toại, một cây viết gây tranh cãi và đứng đầu Viện Dân chủ cho Việt Nam có khuynh hướng cấp tiến, trụ sở Washington, bị bắn trọng thương tại cộng đồng nông nghiệp Fresno ở Bắc California. Ông Toại sống ở Fresno nhưng thường bay đó đây, được biết đã nhận được nhiều cú dọa giết trong quá khứ sau khi cho đăng những bài viết kêu gọi tái lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Một bài ông viết cho viện được một số báo chí Việt ngữ đăng lại trước vụ tấn công, gây ra nỗi giận dữ trong một số nhóm cộng đồng. FBI đã điều tra vụ việc, nhưng không tìm được sự hợp tác từ cộng đồng người Việt ở Fresno, vốn xem Toại là “tay sai cộng sản”.
Khoảng năm 1989, FBI cũng thành lập một lực lượng đặc nhiệm với cảnh sát ở Garden Grove, nơi mà nhân viên điều tra tin rằng nhiều hành động khủng bố được hoạch định. Nhiều nhân viên đặc vụ được phái làm việc cho lực lượng trong 6 tháng, nhưng cuộc điều tra đã không cho kết quả. Jeff Brody, phóng viên chuyên viết về cộng đồng người Việt cho tờ Orange County Register, nói rằng các nhân viên đặc vụ có vẻ có trình độ nhưng bị tách rời khỏi cộng đồng. “Vấn đề của các cuộc điều tra của các nhân viên đặc vụ không chuyên môn là họ tạo nên rất nhiều giấy tờ nhưng chỉ có thế”, một nhà điều tra địa phương nói.
Vụ án mạng thứ tư: Đỗ Trọng Nhân, quận Fairfax, Virginia
Ngày 22 tháng 11 năm 1989
Các vụ tấn công vẫn tiếp tục. Tại Quận Fairfax, tiểu bang Virginia, Đỗ Trọng Nhân, người thiết kế cho bán nguyệt san bảo thủ, lưu hành toàn quốc, Văn Nghệ Tiền Phong, được tìm thấy bị bắn chết trong xe của ông. Là một cựu trung tá trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ông Đỗ tới Mỹ năm 1981 sau khi trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền. Ông không phải là một khuôn mặt gây tranh cãi của tờ báo thường viết những bài cay nghiệt về cộng đồng người Việt. Ông bị giết, theo cảnh sát, có lẽ do ông thường tỏ ra là một nhân viên cao cấp của tờ báo. Cuộc điều tra của địa phương về vụ án mạng đã không có kết luận. Các đồng nghiệp của ông ở tờ báo nghĩ cái chết của ông là sự cảnh báo cho các biên tập viên, mặc dù không có ai tuyên bố chịu trách nhiệm.
Vụ án mạng thứ năm: Lê Triết, Baileys Crossroads, Virginia
Ngày 22 tháng 9 năm 1990
Kẻ giết người ra tay tiếp theo với Văn Nghệ Tiền Phong gần một năm sau, vào ngày 22 tháng 9 năm 1990. Lê Triết, bình luận gia của tờ báo, và vợ của ông, bà Đặng Trần Thị Tuyết, bị bắn chết trong lúc họ đậu xe trước cửa nhà ở Baileys Crossrads, tiểu bang Virginia. Tên của ông Lê xuất hiện trên danh sách giết người được cảnh sát Houston tìm thấy tại nhà ông Nguyễn Đạm Phong, một nhà báo người Việt khác bị giết vì lý do chính trị. Tên của ông Nguyễn Thanh Hoàng, chủ nhiệm Văn Nghệ Tiền Phong, cũng nằm trong danh sách.
Là một công chức về hưu của quận Arlington, ông Lê thường viết những bài có tính cách châm biếm, tấn công các bên trong cuộc tranh luận về Việt Nam. Ông chỉ trích cả Mặt trận lẫn nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Trong số các bài viết cuối cùng của ông Lê là 3 bài về Mặt trận và những hoạt động của họ. Ông Lê và chủ nhiệm đã từng là những người ủng hộ Mặt trận lúc khởi đầu, nhưng quay sang chống lại họ vào đầu thập niên 1980. Hai ông chỉ trích giới lãnh đạo Mặt trận và các hành vi tham nhũng. Tòa báo đã từng bị đốt vào năm 1980 và 1989.
Cảnh sát và nhân viên của Văn Nghệ Tiền Phong giải thích rằng ông Đỗ, nghệ sĩ thiết kế, bị giết năm 1989 có lẽ để gửi một lời nhắn tới ông Lê và chủ nhiệm. Vào cuối năm 1990, tờ tạp chí cho đăng 3 bài viết của một cựu thành viên Mặt trận để tố cáo 3 lãnh đạo hàng đầu của Mặt trận trong việc ra lệnh hạ sát ông Lê. Các thành viên của Mặt trận đã đệ đơn kiện tội phỉ báng đối với ông Nguyễn Thanh Hoàng, chủ nhiệm tạp chí, và cựu thành viên Mặt trận đã viết bài báo. Cũng được nêu tên trong vụ kiện là Vũ Ngự Chiêu, nhà xuất bản sách có trụ sở ở Texas, người đã xuất bản một cuốn sách cùng tác giả. Ngày xử vụ kiện được định là ngày 5 tháng 12 năm 1994, tại Tòa Thượng thẩm quận Santa Clara ở San Jose, tiểu bang California.
FBI điều tra kỹ lưỡng trường hợp này. Tuy nhiên, với chỉ một số ít đầu mối khiêm nhường sau 6 tháng, các nhà điều tra liên bang đã trao trả vụ án lại cho sở cảnh sát quận Fairfax, người nói rằng vụ án vẫn còn mở. Nhưng những nhà điều tra địa phương ở California tìm hiểu về sự việc nói rằng cuộc điều tra về vụ giết người ở Fairfax thật ra bất động.
Hăm dọa các nhà báo Việt Mỹ
Đỗ Ngọc yến, Biên tập viên, nhật báo Người Việt bị đe dọa giết, Santa Ana, California
Tháng 4 năm 1990
Tên của ông Đỗ, biên tập viên nhật báo lớn nhất của người Việt ở California, nằm trong danh sách giết người được những người chống cộng loan truyền. Trong một tin nhắn được đánh máy, một nhóm không xác định danh tánh đã đe dọa tử hình ông Đỗ và các lãnh đạo cộng đồng khác vào ngày kỷ niệm Sài Gòn sụp đổ, được cử hành vào ngày 15 tháng 4 mỗi năm. Bản sao của thông cáo được gửi tới nhiều nhật báo Việt ngữ ở quận Cam và San Jose, California. Ông Đỗ đã từng bị hăm dọa trước đây do quan điểm ôn hòa trong quan hệ Mỹ Việt.
Tình trạng: chưa giải đáp
Nhật báo Người Việt – Xe giao hàng bị đốt cháy
Santa Ana, California
Ngày 24 tháng 4 năm 1989
Một người nào đó đã châm lửa một xe giao hàng của Người Việt đậu trước tòa soạn. Một hàng tin nhắn nguệch ngoạc trên tường của tòa soạn: “Người Việt, nếu mày là VC chúng tao sẽ giết”. Cuộc tấn công được kích động bởi một chương trình truyền hình cáp của ông Đỗ Ngọc Yến, biên tập viên nhật báo Người Việt, đã vô ý phát hình cảnh cho thấy lá cờ của cộng sản.
Tình trạng: chưa giải đáp
Đoàn Văn Toại, Nhà văn – Mưu sát
Fresno, California
Ngày 19 tháng 8 năm 1989
Ông Toại bị bắn trọng thương trên đường về nhà ở Fresno, California. Vụ bắn rõ ràng bị kích động bởi một bài bình luận do ông viết cho một tờ báo về chính sách bằng tiếng Anh, mà ông cho rằng đã bị dịch sai lầm sang tiếng Việt và được các báo cộng đồng đăng tải.
Ông Toại là một khuôn mặt gây tranh cãi trong cộng đồng người Việt bởi ông ủng hộ Việt Cộng trong cuộc chiến. Khi cộng sản chiếm Sài Gòn, họ đưa ông vào trại cải tạo, nhưng cộng đồng tỵ nạn ở Mỹ vẫn không tha thứ cho những hoạt động theo cánh tả của ông. Ông cũng chỉ trích các cựu lãnh đạo Miền Nam và lãnh đạo người tỵ nạn ở Mỹ.
Vào giữa thập niên 1980, ông nhận được nhiều lời đe dọa sau khi viết một bài gây tranh cãi cho báo Los Angeles Times, kêu gọi chính quyền Mỹ tái lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Một thư hăm dọa được gửi tới ông kèm theo một viên đạn. Trong bài viết, ông cũng tố cáo lãnh đạo của vài nhóm chống cộng biển thủ ngân quỹ được cho là quyên góp để tài trợ lực lượng kháng chiến quân du kích chống lại Việt Nam.
Tình trạng: chưa giải đáp (cho dù với sự điều tra của FBI)
Nguyễn Tú A, Chủ nhiệm Việt Press, bị đe dọa giết
Westminster, California
Ngày 3 tháng 8 năm 1988
Ông Nguyễn và hai người khác bị “kết án tử hình” trong yết thị dán trên các cột điện thoại trong khu thương mại Little Saigon ở Westminster. Sự đe dọa xảy ra sau khi ông Nguyễn và những người khác về thăm Việt Nam.
Vũ Long, nhà văn – Bị đánh trọng thương và bị tê liệt
Westminster, California
30 tháng 4 năm 1988
Nhà văn Vũ bị tê liệt suốt đời sau một vụ đánh đập nặng nề của những người chống Cộng ở Westminster. Ông Vũ đã bị đi tù 6 năm ở Việt Nam sau khi Cộng sản tiến chiếm [Miền Nam] năm 1975. Nhưng lời đồn trong cộng đồng tỵ nạn cho rằng ông cộng tác với Cộng sản. Sau khi ông được thả ra, ông và gia đình được tỵ nạn chính trị ở Pháp. Vụ tấn công ông đã xảy ra khi ông sang thăm Nam California qua lời mời của một dân biểu bảo thủ, dân biểu Robert K. Donan, một đảng viên Cộng Hòa có trụ sở địa hạt ở Garden Grove.
Tình trạng: chưa giải đáp
Nguyễn Thịnh, Biên tập viên báo Dân Việt – Bị sách nhiễu
Houston
Ngày 4 tháng 8 năm 1987
Xác của một con chó Đức (Greman Shepherd) để lại trên lối đậu xe ở nhà ông với một mẩu tin nhắn, nói mạng sống của ông bị nguy hiểm.
Tình trạng: chưa giải đáp
Trần Trung Quân, Biên tập viên Sài Gòn Thời báo – Mưu sát
Houston
Ngày 18 tháng 5 năm 1986
Quân bị một người lạ mặt gây thương tích vào ngày 18 tháng 5 năm 1986
Tình trạng: chưa giải đáp
Nguyễn Ngọc Linh, Xây Dựng, Hoàng Minh Thúy, Nguyễn Thịnh, Phan Hữu Tạo
Biên tập viên
Bị đe dọa, phá hoại, sách nhiễu
Houston
Ngày 30 tháng 5 năm 1986
Các biên tập viên này than phiền trong một thông cáo công khai về chiến dịch đe dọa và bạo lực. Mô tả các cú điện thoại hăm dọa, phá hoại và sách nhiễu, các biên tập viên đã yêu cầu cảnh sát xem xét kỹ lưỡng tất cả các sự kiện.
Tình trạng: chưa giải đáp
Bạch Hữu Bông, Chủ nhiệm Tuần báo Việt ngữ nhỏ – Mưu sát
Los Angeles
Ngày 5 tháng 1 năm 1982
Một tay súng chạy xe ngang qua và bắn liên tiếp vào ông Bông – nhưng không trúng – sau khi ông rời khỏi một nhà hàng ở China Town. Vụ bắn xảy ra sau khi ông Bông cho chạy một câu chuyện bắn giết của xã hội đen ở quận Cam. Câu chuyện xác định băng đảng là “Người Nhái”, một nhóm gồm các cựu thành viên của đội quân tinh nhuệ chuyên phá hủy dưới nước của Hải quân Việt Nam. Ông chỉ ra Nguyễn Hữu Tài, đầu đảng được biết đến với tên “Anh Tài”. Băng Người Nhái chuyên tống tiền những di dân người Việt ở quận Cam.
Văn Nghệ Tiền Phong – Bị ném bom lửa
Arlington, Virginia
Tháng Giêng 1980
Cư gia ở phía Bắc Arlington và cũng là tòa soạn của Nguyễn Thanh Hoàng, chủ nhiệm tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong, bị ném bom lửa trong khi ông và con gái 7 tuổi đang ở dưới tầng hầm. Cả ông Hoàng và con gái thoát hiểm an toàn. Thiệt hại cho căn nhà ước tính khoảng 125.000 USD. Tờ báo từng chỉ trích các nhóm lưu vong bán quân sự.
Các đề nghị
Vụ sát hại các nhà báo người Việt có thể được giải quyết trong vòng một năm nếu những bước sau đây được thực hiện, dựa theo các nguồn của cơ quan công lực và chuyên viên tội phạm Á châu:
· FBI nên thành lập một lực lượng đặc nhiệm toàn quốc, để kết hợp làm việc với các cơ quan công lực địa phương tại các thành phố có án mạng xảy ra hay có những nhóm lưu vong bán quân sự được biết, thành lập. Lực lượng đặc nhiệm cần phải chia sẻ thông tin với các tiểu bang. Theo một điều tra viên, bất cứ cuộc điều tra nào không bao gồm yếu tố xuyên bang sẽ thất bại, bởi vì băng đảng được mướn để thực hiện các vụ giết người hoạt động xuyên tiểu bang.
· Lực lượng phải gồm một số đáng kể nhân viên nói tiếng Việt hoặc chuyên viên về tội phạm Á châu. Vụ án mạng của Alan Berg ở Denver được giải quyết trong vòng một năm do FBI đã huy động tới 50 nhân viên công lực, nhiều người trong số đó là chuyên viên về các nhóm cực đoan da trắng. Vụ án mạng Manuel de Dios được giải quyết sau khi 30 chuyên viên về buôn bán ma túy từ Cơ quan Chống Ma túy [liên bang] và các cơ quan chống ma túy địa phương ở New York, Miami và Baltimore cùng làm việc với nhau trong một năm.
· Những nỗ lực trước đây của FBI để điều tra các vụ án mạng của người Việt được hướng dẫn bởi một số ít các nhân viên tạm thời và không có kiến thức về tội phạm Á châu. Các cuộc điều tra này không có được ưu tiên trong hệ thống của FBI. Các điều tra của FBI thường chết yểu. Trong nhiều trường hợp, viên chức liên bang chấm dứt mọi điều tra trong hai tháng sau biến cố.
· Các cuộc điều tra của FBI cũng thất bại do họ không chia sẻ thông tin một cách hiệu quả với giới điều tra địa phương. Nhiều chi tiết được nhân viên công lực địa phương khai quật có thể được dùng để giải mã các phương thức tổng quát được kẻ sát nhân sử dụng, theo chuyên viên tội phạm Á châu.
· Các cuộc điều tra nên tập trung vào hai vụ xử sắp tới: Vào năm 1991, một bồi thẩm đoàn liên bang đã truy tố 5 thành viên của Mặt Trận Giải Phóng Việt Nam về tội giả làm tổ chức vô vụ lợi và không đóng thuế. Cuộc điều tra phát hiện giới lãnh đạo Mặt Trận đã dùng tiền quyên được của những người lưu vong cho các chi tiêu cá nhân. Mặt trận đã chống án bản án sơ bộ. Một phiên xử mới ước tính sẽ xảy ra trong vài tháng tới.
Vào ngày 5 tháng 12 năm 1994, một phiên xử dự kiến sẽ xảy ra tại Tòa Thượng thẩm San Jose, California, về vụ kiện phỉ báng do các lãnh đạo Mặt Trận kiện Nguyễn Thanh Hoàng, biên tập viên báo Văn Nghệ Tiền Phong, có trụ sở ở Virginia. Các lãnh đạo Mặt Trận kiện dựa trên một bài viết do tờ báo đăng tải trực tiếp ám chỉ Mặt Trận trong vụ ám sát nhà báo Lê Triết của báo Văn Nghệ Tiền Phong và vợ ông.
___
Powered By Blogger