Sunday, July 31, 2011

Cộng đồng nguời Việt tại Houston biểu tình chống cộng sản TQ và VN



XIN KÍNH MỜI QUÍ ĐỒNG HƯƠNG VÀO XEM TRUYỀN HÌNH về cuộc biểu tình trước Lãnh Sự Quán Việt Cộng tại Houston, Texas.

Xin cám ơn tin tức gửi ra của anh Trịnh Du phổ biến trên diễn đàn.
HNSG 2015

http://www.byntv.com/mediadetails.php?key=f8eac3dd66ce58f43e83&title=July30_BieuTinh_TongLS+CSVN

Những Giọt Nước Mắt Này Cho Nhau

(Viết để nhớ lại một đòan viên Liên Minh Thánh Tâm)

Sống ở đời này có nhiều lúc chúng ta nhận được nhiều niềm vui và cũng lắm khi chúng ta gặp được những nỗi sầu vời vợi cuốn trôi theo ngày tháng lưu vong… rồi như một thoáng mây bay thì tất cả đã đi vào dĩ vãng chỉ để lại trong ta những kỷ niệm mà thôi.

Tuần lễ này chúng ta kỹ niệm 3 năm , biến cố này đã làm xáo trộn cuộc sống của mỗi người trong những gia đình có người thân trên chuyến xe Bus bị lật trên đường đến vùng đất Thánh ở Misouri mà người Việt thường gọi là đi hành hương hay là đi dự Đại Hội Thánh Mẫu .

Tôi chỉ là một con chiên bình thường như những con chiên lạc bầy khác trên đất khách quê người. Đã hơn 26 năm nay biết bao nhiêu chuyện buồn vui xảy ra trong đời nhưng chưa có lần nào làm cho tôi thức tỉnh lương tâm như lần ấy, bởi vì, những người ra đi đã để lại quá nhiều vết thương lòng trong mỗi người thân còn sống trên cõi đời này, thân nhân của họ phải chịu những nỗi đau thật là xót xa và cay đắng.

Tại sao phải ra nông nỗi này?

Một trong 18 người bất hạnh trên chiếc xe bus ấy là ông Bùi Văn Phú.

Ông Bùi Văn Phú trước khi bước chân lên chuyến xe Bus định mệnh 8808 đã là một người chồng gương mẫu, một người cha luôn yêu mến các con, và là một người ông thường vui đùa với đàn cháu khi chúng về thăm.

Ngược thời gian trở về quá khứ của những cuộc chiến thẩm khốc ngày xưa, ông Phú đã là một quân nhân đắc lực trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa nhưng sau biến cố 1975 thì mọi chuyện đã thay đổi, ông Phú phải làm đủ mọi nghề để nuôi dạy bầy con cho đến năm 1991 gia đình ông Phú được sang Hoa Kỳ đoàn tụ với người con trai lớn đã qua đây từ nhiều năm trước.

Cách nay hơn 8 năm, khi mà tôi còn chập chửng bước chân vào ngưỡng cửa của Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm là tôi đã hân hạnh gặp ông Phú trong buổi họp đầu tiên tại Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức, lúc ấy tuy ông Phú đã ngoài 70 nhưng tinh thần của ông rất trẻ trung với nụ cười luôn ở trên môi. Ông Phú thấy tôi ngây thơ như con nai tơ trong Liên Đòan nên ông ấy nhích ghế đến ngồi gần tôi để tâm sự, và từ đó tôi gọi ông ta là bác-Bác Phú. Sau này tôi có dịp gặp hai cô con gái của bác thì mới hiểu rằng vì sao bác vui tính như vậy.

Rồi tháng này qua tháng nọ chúng tôi thường xuyên gặp nhau qua những lần họp hội của Liên Đoàn, rồi qua nhiều lần Giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức tổ chức hội chợ vào mỗi cuối năm là tôi đều thấy bác Phú hăng say trong công tác gây quỹ để xây dựng nhà thờ… nhưng nào ngờ mới ngày nào đây mà giờ này bác Phú đã ra đi vĩnh viễn để lại cho Liên Đoàn chúng tôi một nỗi sầu vời vợi. Tôi còn nhớ, sau biến cố 8808 một tuần, theo lời chỉ thị của anh Liên đòan trưởng Trần Duy Lang, hôm ấy tôi đến nhà quàn T/T để thay mặt cho Liên đòan gởi vài lời phân ưu với gia đình của bác Phú. Buổi lễ phát tang được Linh Mục Chánh Xứ làm phép tang thật trang nghiêm, quan khách nối tiếp nhau tiến lên từ giã bác Phú lần cuối, tôi thấy có nhiều người đội mũ tang, bên cạnh những người con đội mũ tang là những người quấn khăn tang cũng rất nhiều, chúng tỏ là khi còn ở trần gian, bác Phú đã có một gia đình hạnh phúc với đàn con cháu. Nhớ lại lúc ấy khi tôi nhìn người nằm trong quan tài mà chẳng biết người đó là bác Phú vì khuôn mặt của Bác đã bị biến dạng sau khi chiếc xe Bus bị lật vào lúc 45 phút ngày 8/8/2008.

… “Chiều thứ Năm của một tháng 8 năm 2008, bác Phú cùng với 54 người khác leo lên chiếc xe Bus để tiến về vùng đất Thánh ở Misouri mà người Việt thường gọi là đi hành hương hay là đi dự Đại Hội Thánh Mẫu. Nơi ấy – trước khi có các vị tu sĩ quốc doanh từ quê nhà qua – nghe nói rất linh thiêng, ai cầu gì được nấy nên mỗi năm vào dịp đầu tháng Tám là có hàng vạn người khắp nơi tìm đường đến đó để van xin ơn trên.

Nói linh thiêng là nói theo kểu bình dân của những người dân chân đất tay bùn như chúng tôi, vì thực tế trong gia đình của bên vợ chúng tôi đã có người được Đức mẹ Maria cứu giúp sau khi hai đôi vợ chồng của người em vợ sau 5 năm chung sống mà vẫn không có cu tí nào để nâng niu ẳm bồng. Nhưng sau 3 ngày “sống” ngoài trời trên vùng đấy ấy, họ chỉ cần chiếc chiếu trải trên cỏ và tấm màng vải che nắng thôi mà cũng được Đức Mẹ để ý đến, để rồi sau Chín tháng Mười ngày họ có đứa con trai đặt tên là John – nào ngờ là con một. Nay John đã 14 tuổi và nhờ ơn trên nên John thông minh lạ thường, ước mơ của bố mạ John là một ngày nào đó John sẽ trở thành một vị linh mục gương mẫu.

Trở lại với chuyện của bác Phú, sau khi xe Bus lăn bánh rồi thì hai cô gái của bác Phú về nhà lo việc cơm nước cho gia đình.

Đêm hôm ấy có vài người con của bác Phú không sao nhắm mắt đi vào giấc ngủ được.

Tại Houston cô Út và cô Cả trằn trọc thâu đêm, trên Dallas thì anh Tư xem truyền hình liên tục suốt đêm cho đến khi có bản tin nói rằng có một chiếc xe Bus bị lật tại thị xã Shermann cách thành phố Dallas khoảng 60 dặm, những người ngồi trên xe là người công giáo Việt Nam từ Houston đi Misouri…

Anh Tư vừa nghe đến đó thì tinh thần của anh ta trở nên khủng hoảng lạ thường. Song song với việc đầu tiên anh Tư phải làm là vừa lái xe ra nơi có tai nạn để cứu giúp đồng hương, anh Tư vừa gọi phone hỏi cô em gái ở Houston là bố Phú đi xe nào. Anh Tư chưa tới nơi mà tâm hồn đã đầy ấp lệ vì sau vài phút, cô em gái đã báo tin có tên bố Phú trong danh sách những người trên chuyến xe Bus đó…

Cảnh tượng trước mắt của anh Tư là hàng trăm xe cảnh sát và xe cứu thương vang còi inh ỏi cả một góc trời tỵ nạn. Hàng chục máy bay trực thăng tấp nập lên xuống bốc vớt các nạn nhân. Đàn ông có, đàn bà có, con nít có, cụ già có, và… bên kia người bố già thân yêu đang nằm bất động trên bãi cỏ lưu vong, nơi bố Phú nằm cỏ không còn màu vàng úa của mùa hè viễn xứ mà đã nhuộm đỏ từ máu trong cơ thể của bố đổ ra…

Bố ơi, … sao lại thế này?…

Bố có bị sao không? …

Chúa ơi!..

Tại sao máu chảy ra nơi đầu bố nhiều quá vầy???…

Anh Tư chỉ biết ôm bố thật chặt trong lòng mà khóc nức nở, như ngày nào anh ôm đồng đội trong trận chiến của Mùa Hè Đỏ Lửa bên quê nhà…”

Trở lại với đêm vĩnh biệt tại nhà quàn, sau khi nói lời từ biệt cùng với bác gái và các anh chị em trong gia đình bác Phú thì tôi ra về, tự nhiên trong miệng tôi có vị gì vừa cay vừa đắng, có lẻ nước mắt chảy ra chưa hết khi tôi nói lời phân ưu nên giờ này những giọt nước mắt còn xót lại chảy ngược lại làm thành giọt đắng – giọt cay trong lòng tôi…

Đáng lý ra tôi phải vui mừng với bác Phú vì bác được Chúa gọi về sau khi bác đã đọc kinh cầu nguyện qua tràng chuổi mân côi trên đường đi nhưng tôi cảm thấy có một cái gì đó làm tôi phải suy tư. Một người nào đó đã vô tình giết chết bác Phú không cần gươm dao hay súng đạn. Trong thời chiến tranh vũ khí của cộng quân đã không làm rách được da thịt của bác nhưng người ấy chỉ cần một chiếc xe Bus lỗi thời mà thôi!

Một lần nữa, cho tôi xin vĩnh biệt bác Phú, một đòan viên gương mẫu của Liên đòan Liên Minh Thánh Tâm thuộc Tổng Gíao phận Galveston-Houston. Nguyện xin ơn trên luôn phù hộ và ban nhiều hồng ân xuống gia đình bác Phú nói riêng và các gia đình có người tử nạn trên chiếc xe bus ấy.

(Trịnh Du, Houston 31/7/2011)

9 ngư dân Phú Yên bị phạt 9000 đô mỗi người

Gia Minh, biên tập viên RFA
Chín ngư dân Phú Yên trên tàu cá PY90368TS hôm nay 30 tháng 7 bị tòa án Brunei phạt tù một tháng hay phải đóng tiền 9000 đô la mỗi người vì bị cáo buộc vi phạm lãnh hải nước này hồi ngày 13 tháng 7 vừa qua.

Source RFA/nghiencuubiendong

Bản đồ vùng biển khu vực tàu cá của anh Võ Văn Tú bị Brunei bắt.

Ông Võ Mưa, cha của thuyền trưởng Võ Văn Tú, thuật lại thông tin mà Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei báo cho gia đình biết về phiên xử diễn ra trong sáng hôm nay, 30 tháng 7, cũng như hướng mà các thuyền viên trên tàu PY90386 TS phải chấp hành án của Brunei như sau:“Thông tin về rồi cho biết ‘ghe’ phạt 10 ngàn đô; bạn là 9 ngàn đô. Anh em bạn khổ quá không có tiền nên chịu ở tù một tháng rồi mãn hạn về. Cũng sẽ hỏi UBND, rồi chạy tiền để chuộc tàu về mà làm ăn.

Cô Nga cho biết sự thật như thế.”

Được biết đây là chiếc tàu đánh cá ngừ đại dương thứ hai của tỉnh Phú Yên bị cảnh sát biển Brunei bắt giữ do vi phạm lãnh hải của họ kể từ hồi tháng năm cho đến nay.

Vào ngày 21 tháng 5 tàu PY90260 TS của thuyền trưởng Đỗ Văn Phụng cùng 10 thuyền viên khác cũng bị cảnh sát biển Brunei bắt. Tòa án nước này tuyên phạt thuyền trưởng Đỗ Văn Phụng khoản tiền tương đương 260 triệu đồng Việt Nam, và mỗi thuyền viên khoản tương đương 150 triệu đồng Việt Nam.

Vào chiều ngày 29 tháng 7, Bà Nguyễn Thị Nga, bí thư thứ hai Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei cho biết cơ quan này đã có thông báo về cho phía tỉnh Phú Yên và đơn vị liên quan về những tọa độ thuộc lãnh hải Brunei mà ngư dân Việt Nam cần biết để tránh không đi vào để khỏi bị bắt:

“Phải báo cho ngư dân biết vùng biển của người ta để không đi vào. Họ đã có trang bị hiện đại nếu đi vào vùng của họ sẽ bị bắt. Tất cả những thông tin có được, chúng tôi báo về nhà rồi.”

Cũng tin liên quan, các báo trong nước loan tin hôm qua, 29 tháng 7, UBND huyện đảo Lý Sơn cho biết tàu cá QNg-96617TS của ngư dân Lê Văn Cương ngụ tại thôn Tây, xã An Vĩnh huyện Lý Sơn, về báo vào trưa ngày 14 tháng 6 vừa qua tàu này bị tàu của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc khống chế tại khu vực đảo Đá Lồi, thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Tàu của cành sát biển Trung Quốc có những hành động đập bể kính cabin của tàu ông Cương, chặt đứt 4 bánh dây lặn, đập ba can dầu diesel, một thúng chai và ném một thúng khác xuống biển; lấy một la bàn của tàu cùng lương thực, thực phẩm và các vật dụng cá nhân khác;… sau đó đuổi tàu của ông Cương không cho đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa.

Đường lưỡi bò, dân tộc còn bị lừa dối đến bao giờ?

Phan Nguyễn Việt Đăng viết riêng cho RFA từ Sài Gòn
Nếu không chú ý, tất cả mọi sự kiện chỉ là điều nhỏ nhặt và rất bình thường. Vào buổi sáng ngày 25 tháng 7, người dân Việt Nam tìm thấy trên tờ báo Tuổi trẻ một bản tin hết sức bình thường, thậm chí là có vẻ hoàn toàn là “lề phải”. Bản tin có tên là “Đường lưỡi bò trong sách Việt Nam”.
Photo courtesy of hoangsa.org
Bản đồ “đường lưỡi bò của Trung Quốc” in trong sách “Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Hoa”.

Hậu trường chuyện đường lưỡi bò

Bản tin này nói về chuyện cộng đồng mạng trong nước phát hiện và chuyền tay nhau hình ảnh của quyển sách “Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Hoa” có in bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc, đã tồn tại trên thị trường suốt sáu năm nay. Ngay cả trong cách đưa tin, ban biên tập báo Tuổi Trẻ cũng dè dặt nói rằng “cộng đồng mạng xôn xao”, chứ không dám nói lên cảm giác của mình.

Nguyên văn bản tin, ghi rằng “Sách bao gồm các bài khóa, hướng dẫn cách đọc tiếng Trung Quốc, qua đó người học làm quen với một số thông tin về đời sống học sinh, khí hậu các vùng, thói quen du lịch, các quan hệ giao tiếp, lễ kỷ niệm… của Trung Quốc. Nhưng tại trang 274, thuộc chủ điểm 2 của bài 17, phần giới thiệu các thông tin cơ bản của quốc gia Trung Quốc, sách in kèm một hình vẽ bản đồ Trung Quốc với cả đường lưỡi bò (đường chữ U đứt đoạn) thể hiện như một đường biên bao trùm các đảo”.

Tại sao một cuốn sách bình thường như vậy, lại có thông tin hết sức chính xác về đường lưỡi bò từ năm 2006, do nhà xuất bản Thanh Niên cấp giấy phép cho một doanh nghiệp in, phát hành sách có tên là Thành Nghĩa.

Trong khi đó, tin tức về đường lưỡi bò, chỉ được Chính quyền CSVN “phát hiện” chính thức từ giữa năm 2010.

Tin từ nội bộ báo Tuổi Trẻ cho biết, ngay chiều hôm đó, ban biên tập của tờ báo này đã bị Ban Tuyên Giáo TP chỉ trích nặng nề, và nói rằng việc tin như vậy, có thể làm cho phía Trung Quốc “tức giận”.

Bìa sách “Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Hoa”. Photo courtesy of hoangsa.org.

Tin từ một nguồn hành lang khác, nói rằng ông Huỳnh Thanh Hải, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy, đã giận dữ nói rằng hành động của Báo Tuổi Trẻ như vậy, nếu phía Trung Quốc biết được, sẽ làm khó Việt Nam.

Vài tờ báo trong Saigon, hưởng ứng bản tin này bằng bài viết, đưa lại tin…v.v cũng đã bị gọi trực tiếp từ Ban tuyên giáo Thành Ủy, đả kích nặng nề.

Vài ngày sau đó, trong sự chống cự yếu ớt của ngành làm báo bị kiểm duyệt, báo Tuổi Trẻ đưa thêm một bản tin nữa, có tên gọi là “Sách in đường lưỡi bò lưu hành bất hợp pháp”.

Theo bản tin này, báo Tuổi Trẻ như người chết chìm, bám vào cái phao của Cục Xuất bản – Bộ Thông tin và truyền thông. Theo đó, Cục Xuất bản cho biết đã kiểm tra lại giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản số 316/1528 CXB cấp ngày 9-9-2005 thì“thấy rõ đây là số của tên xuất bản phẩm khác”.

Ðồng thời Cục Xuất bản tiến hành “tra cứu tư liệu lưu chiểu nhưng không tìm thấy cuốn sách trên”. Cục Xuất bản cũng nhận được báo cáo của Nhà xuất bản Thanh Niên rằng “cho đến nay chưa tìm thấy cuốn sách này trên thị trường”. Trên cơ sở đó, Cục Xuất bản khẳng định “cuốn sách Luyện kỹ năng đọc hiểu tiếng Hoa là xuất bản phẩm lưu hành bất hợp pháp”.

Nhìn kỹ vào vấn đề, có thể thấy rõ hành trình “chạy thuốc” của báo Tuổi Trẻ trước sự kiện đưa tin về sách có in đường lưỡi bò. Từ góc độ của một tờ báo có chính kiến, chỉ trích hành động mờ ám bán đứng tổ quốc, ông Phạm Đức Hải, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ đã rút chân, nép về phía lề phải và dừng ở mức độ tố cáo nạn xuất bản bất hợp pháp.

Nhiều người tin rằng ông Hải cũng đã có một cuộc gọi cầu cứu đến ông tân chủ tịch Trương Tấn Sang, người mà ông Hải đã hết sức phục vụ bằng cách tổ chức loạt bài chống Vinashin và Bauxite để nhằm hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng vào năm ngoái.

Ai đồng lõa, ai im lặng?

Bìa sách “Ma chiến hữu”. Photo courtesy of dunglepower.blogspot.com.

Câu hỏi là chính quyền CSVN đã biết những thông tin về đường lưỡi bò từ lúc nào, và tại sao lại lặng im trước một sự kiện đại hệ trọng tới quốc gia như vậy?

Một nhân viên an ninh giấu tên, cho biết là Trung Quốc chính thức đưa vào sách giáo khoa để dạy bậc tiểu học từ cuối năm 2004. Và Hà Nội cũng bắt đầu biết và ý thức sự nguy hiểm của đường lưỡi bò chín đoạn này từ 2005, nhưng đã dặn nhau im lặng vì sợ trái ý Bắc Kinh, tổn hại đến 16 chữ vàng.

Vốn là một nhà xuất bản tư nhân, và không kiểm soát kỹ càng – thậm chí cũng không hiểu đường lưỡi bò là gì vào thời điểm lấy sách dạy tiếng Hoa để in, nhà sách Thành Nghĩa, ở quận 5, Saigon, đã vô tình để lại một dấu tích quan trọng là Trung Quốc đã chính thức công khai phát triển lý luận chủ quyền lưỡi bò từ năm 2004 – 2005, mà không thể nói rằng Hà Nội, với một hệ thống ngoại giao, an ninh, tình báo…v.v như vậy lại có thể nói là không biết gì.

Nhưng đâu chỉ cuốn sách tiếng Hoa đó. Mới nhất, người ta đang chuyền tay nhau thông tin về cuốn sách Tuyển dịch thơ Đường của tác giả Mai Lăng, xuất bản tháng 8/2008, do nhà xuất bản Văn Học, số ISBN 219559, dày 666 trang. Ở trang 651 và 652, lại có lời tố cáo bản đồ in hình lưỡi bò ngang nhiên và công khai.

Tôi thà làm con chó của Đảng, thấy điều lạ là sủa, vẫn còn tốt đẹp hơn bọn phản động.

GĐ TT Nghiên cứu Quốc học Mai Quốc Liên

Nhà xuất bản này, được các blogger nhắc lại là trước đây cũng từng in cuốn sách ca ngợi lính Trung Quốc đánh vào Việt Nam năm 1979, có tên là Ma Chiến Hữu, của một nhà văn quân đội Trung quốc có tên là Mạc Ngôn.

Điều đáng ngạc nhiên là người giới thiệu cho cuốn sách này là một cây bút lừng danh về tuyên truyền của Nhà nước, ông Mai Quốc Liên, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc học. Tương truyền rằng trong giới trí thức tuyên truyền của Đảng, ông Mai Quốc Liên từng có câu nói lừng danh là “Tôi thà làm con chó của Đảng, thấy điều lạ là sủa, vẫn còn tốt đẹp hơn bọn phản động”. Lần này, quả là những điều “lạ” nhất của tổ quốc, ông Liên lại dường như thấy “quen”, nên không lên tiếng.

Nếu nhìn vào các sự kiện, có thể thấy trò công khai chống lại đường lưỡi bò vào năm 2010 của Đảng CSVN, dường như chỉ là đòn phép chính trị của các phe phái nội bộ của Đảng, nhằm thanh trừng lẫn nhau. Và nhân dân chỉ được biết đến số phận của tổ quốc, của bản thân mình khi các quan thầy của Bộ chính trị CSVN muốn sử dụng sự thật như một thứ quuyền lợi của bản thân mình.

Phan Nguyễn Việt Đăng

Báo nguy: Nhiều Mì Gói VN Chứa Phẩm Màu Độc Hại.

SAIGON (Tổng hợp) -- Cơn sốc vì thực phẩm có chứa hóa chất DEHP còn chưa qua thì gần đây người tiêu dùng ở Việt Nam lại thêm hoang mang vì phát hiện mì ăn liền (gọi tắt là mì gói) có chứa phẩm màu tartrazine (ký hiệu: E102) là nguy cơ gây nhiều chứng bệnh.


Mì “Gấu Đỏ”, nhãn mì quảng cáo rầm rộ nhất trên TV
và thường "khuyến mãi", rút số…(Photo VB)

Theo bài “Ảnh hưởng độc hại của tatrazine đến khả năng sinh sản...” do Tạp chí Dược&Độc học Hoa Kỳ (American Journal of Pharmacology and Toxicology), E102 được chứng minh là nếu sử dụng thời gian dài sẽ gây nên tình trạng tăng sự hiếu động thái quá, dễ cáu gắt và kém tập trung ở trẻ em và ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản ở nam giới.

Người ăn vào một lượng E102 quá ngưỡng có thể bị suy giảm tinh trùng và tinh trùng bị biến dạng. E102 còn có thể gây phát ban, phá hũy ADN và là một trong những chất phụ gia nguy hiểm nhất cho bệnh nhân hen và những người không dung nạp aspirin.

E102 là chất màu tổng hợp có màu vàng chanh, không chỉ được sử dụng phổ biến ở mì, nui mà còn có trong đồ uống, rượu, nước giải khát, snack, kẹo cao su v.v… Hiện nhiều nước vẫn sử dụng E102 trong chế biến thực phẩm, chỉ một số nước có khuyến cáo cần phải ghi rõ trên bao bì, nhãn mác để người tiêu dùng có sự lựa chọn.

Nhưng E102 bị cấm dùng trong thực phẩm đặc biệt là mì ăn liền tại Nhật Bản từ 8 năm qua và hạn chế sử dụng tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) từ 3 năm nay. Tại Hàn Quốc đã có cảnh báo không nên sử dụng E 102 trong một số thực phẩm, trong đó có mì.

Tại Anh, Hiệp hội Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh đề nghị các nhà sản xuất loại bỏ các màu thực phẩm được nghiên cứu và khuyến cáo không dùng bởi Đại học Southampton, trong đó có E 102.

Tại Mỹ cũng có các khuyến cáo tương tự, nhưTổ chức vì Sức khỏe Cộng đồng Mỹ yêu cầu Cơ quan Dược & Thực phẩm (FDA) nên bắt buộc trên nhãn sản phẩm thực phẩm phải có lưu ý cảnh báo “Màu nhân tạo trong thực phẩm (trong đó có E 102) gây nên những hành động thái quá và những vấn đề về hành vi ở một số trẻ em”.

Còn ở Việt Nam? Theo báo cáo tháng 4-2011 của công ty Nghiên cứu Thị trường Euromonitor International, năm 2010 ở Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 5 tỷ gói mì ăn liền, đứng vị trí thứ 4 trên thế giới về mức tiêu thụ mì ăn liền.

Và từ trước tháng 3/2011, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất mì gói trong nước đều sử dụng phẩm màu tổng hợp E102 để cọng mì có màu hấp dẫn và về chi phí sản xuất thì tiết kiệm được từ 50-100 VND/gói mì so với dùng màu chiết xuất từ tự nhiên.

Tại các chợ và siêu thị ở Sài Gòn, nhiều nhãn hiệu mì gói công khai ghi có sử dụng màu tổng hợp E102, như: mì Hảo Hảo hương vị sa tế hành, mì xào Táo Quân hương vị thập cẩm, mì Hảo Hảo xào khô, mì Hảo Hảo hương vị nấm, mì Miliket, mì Cung Đình, v.v... Hiếm hoi mới có hiệu mì Gà Tím ghi trong thành phần là dùng “màu tự nhiên”.

Ngược lại, mì Gấu Đỏ - hiệu mì gói quảng cáo rầm rộ nhất trên TV - ghi thật đầy đủ chi tiết “màu tổng hợp tartatrine E102”. Trên bao bì một vài loại nui (nấu súp hay xào với các loại rau củ, thịt, hải sản) cũng thấy ghi có dùng “màu thực phẩm tổng hợp E102”.

Từ những hoang mang, lo ngại từ người tiêu dùng, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) có ra thông báo vào ngày 6/7, cho biết đây là vấn đề mà Cục ATVSTP hết sức quan tâm và đã nhiều lần tham khảo ý kiến các chuyên gia về phụ gia thực phẩm và được tư vấn từ hội nghị Đại hội đồng Codex thế giới lần thứ 34 tại Geneve - Thụy Sỹ (4-10/7/2011).

Theo đó, Cục ATVSTP nhận định rằng, phẩm màu E102 đã được Ủy ban hỗn hợp về phụ gia thực phẩm Quốc tế FAO/WHO (gọi tắt là JECFA) cũng như Ủy ban khoa học Châu âu nghiên cứu từ những năm 1965-1966;1975;1984 mà trên cơ sở các bằng chứng khoa học và thực nghiệm đều thống nhất quy định mức ăn vào hàng ngày chấp nhận được (ADI) là từ 0 - 7,5mg/kg thể trọng/ngày…

Rốt cuộc, Cục này trấn an người tiêu dùng khi cho rằng “cho đến thời điểm hiện nay, nếu phẩm màu này được sử dụng đúng hàm lượng theo quy định trên thì vẫn bảo đảm an toàn”.

Thực tế trong sinh hoạt của người dân Việt, mì ăn liền (còn gọi là mì tôm) là thức ăn nhanh gọn, tiện dụng mà rất nhiều gia đình lựa chọn và ưa thích, đặc biệt trẻ em hay ăn mì gói buổi sáng trước khi đến trường, hay đám công nhân, sinh viên nghèo thì hễ đói bụng, dù sáng, trưa, khuya gì cũng cứ “mì tôm” cho tiện và đỡ tốn nhất. Như theo anh Hoàng Đức Long (ở quận Trần Khát Chân - Hà Nội) thì: "Mỗi tuần tôi ăn mì gói khoảng 10 lần, thường là vào buổi sáng và buổi tối.

Vì là con trai rất ngại nấu nướng, công việc của tôi cũng bận rộn, không mấy khi đi ăn tử tế được. Trước giờ tôi cũng nghĩ là ăn mì gói sẽ không có lợi cho sức khoẻ, vì nó nóng nhưng cũng không nghĩ là nó có sử dụng phẩm màu có hại... Từ giờ tôi sẽ hạn chế ăn mì nhưng cũng không chắc là có thể từ bỏ. Thôi thì sống chết có số cả!".

Việt Báo

Với 4 khuôn mặt cũ: Việt Nam 5 năm tới: Sẽ không có gì mới!

Sunday, July 31, 2011 2:10:43 PM

Trong tuần qua, báo chí trong và ngoài nước nhanh chóng đưa tin về 3 nhân vật vừa được Quốc Hội khóa XIII nước CHXHCN Việt Nam bầu chọn vào các chức vụ cao nhất của chính phủ: Ông Trương Tấn Sang đắc cử chủ tịch nước, ông Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử thủ tướng, ông Nguyễn Sinh Hùng đắc cử chủ tịch Quốc hội.

Cùng với ông Nguyễn Phú Trọng, đã được bầu là Tổng Bí thư Ðảng tại Ðại hội lần thứ XI của ÐCSVN vào tháng 1, 2011, như vậy là “bộ tứ” nắm toàn bộ quyền lực của nhà nước VN trong nhiệm kỳ mới đã hình thành.

Nhưng trên thực tế, danh sách của 4 vị trí này đã được loan truyền trong nhân dân từ mấy tháng trước! Cũng có lúc dư luận đồn đoán sẽ có một sự “hoán đổi” nào đó giữa 4 vị trí, nhưng cuối cùng, điều đó đã không xảy ra.

Nhìn vào “bộ tứ” sẽ điều hành lãnh đạo nước Việt trong 5 năm tới (2011-2016), ai có lòng suy tư với vận nước đều thở dài, ngao ngán. Bởi, vẫn là những khuôn mặt cũ mà tài năng, đức độ, cái tâm cái tầm lùn tịt đến đâu thì nhân dân cũng đã biết cả.

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng là một người được đào tạo và làm việc nhiều năm trong những lĩnh vực nghiêng về lý luận, tư tưởng của Đảng CSVN. Nhưng cũng chính vì nền tảng học vấn, kinh nghiệm nghiêng về lý thuyết, lại là lý thuyết từ thời... chưa đổi mới, nên tư duy của ông Trọng sẽ khó mà đi xa hơn hiện thực đất nước (đừng nói gì đến đi trước thời đại). Bởi thế người ta đã tặng cho ông cái hỗn danh TRỌNG LÚ.
Dưới sự “chỉ đạo” của ông Tổng Trọng Lú, Việt Nam khó hy vọng sẽ có sự cải cách nào về mặt học thuyết, tư tưởng, đường lối nói chung. Và
vai trò của ông Tổng Trọng có lẽ cũng sẽ mờ nhạt như ông Tổng Mạnh trước kia.

Ông Nguyễn Sinh Hùng thì thuộc phe nhóm của ông Nguyễn Tấn Dũng nên Quốc Hội kỳ này chắc chắn sẽ “đồng thuận” cao với chính phủ. Cần
phải nói đến sự về hùa cuả ông với ông Dũng trong việc bao che cho vụ Vinashin dù bọn đầu nậu của tập đoàn này đã làm tiêu tán hàng trăm ngàn tỷ đồng.


Còn vị trí chủ tịch nước của ông Sang như dư luận nhận xét, là hữu danh vô thực nhiều hơn. Vì vậy, quyền lực thực sự sẽ nằm chủ yếu trong tay ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Trong khi đó, thực tế cũng đã cho thấy khả năng điều hành quản lý kinh tế của ông Dũng ra sao trong 5 năm tại vị vừa qua. Nói một cách vắn tắt: Một nền kinh tế liên tục bất ổn, lạm phát, tham nhũng ngày càng nặng nề (PMU 18, đề án 112, vụ hối lộ quan chức Việt Nam của PCI, vụ tiền giấy nhựa Polymer...). Làm ăn kém hiệu quả (với hàng loạt các tập đoàn kinh tế quốc doanh lớn thua lỗ, vỡ nợ, phá sản, điển hình là vụ Vinashin tưởng đâu có lúc làm ông Dũng phải chìm lỉm theo!).
Và quan trọng nhất, dưới “triều đại” ông Dũng, kinh tế VN ngày càng bị lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Từ sự thâm hụt thương mại của VN với TQ ngày càng tăng, sự có mặt của các tập đoàn lớn cho đến thương lái TQ trong mọi lĩnh vực kinh tế của VN...

Ðối nội, ông Dũng “có tiếng” là chuyên chế, độc tài khi tự tay ký hàng loạt quy định nhằm bịt miệng nhân dân:
-Nghị định 11 và 12/2008 cấm công nhân không được đình công;
-Quyết định số 97/2009/QÐ-TTg “cấm các tổ chức khoa học công nghệ
do các cá nhân thành lập phản biện công khai”;
-Nghị định số 136/2006/NÐ-CP cấm khiếu nại tập thể;
-Nghị định 02/2011/NÐ-CP về kiểm soát báo chí và lĩnh vực xuất bản,
nhằm tăng thêm quyền hạn kiểm duyệt của chính phủ đối với người
làm báo trong nước v.v...

Dưới “triều đại” ông Dũng, hàng loạt vụ bắt giữ, giam cầm các bloggers, nhà bất đồng chính kiến, nhà hoạt động dân chủ xảy ra liên tiếp. Trong đó, bản án 16 năm dành cho doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức và 7 năm cho Tiến Sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, theo như nhiều người nhận xét, là có yếu tố trả thù cá nhân. Vì hai người này, một người từng viết blog vạch trần những việc làm sai trái của cá nhân ông Dũng, một người từng hai lần kiện đích danh ông Dũng.

Cũng dễ hiểu, bởi một anh du kích xã đuợc đào tạo làm y tá ở trong rừng, trình độ tiểu học rồi nhờ nước lụt "chó nhảy lên bàn", làm tới chức Tể Tướng thì bị dật giây, làm điều bán nước hại dân là tất yếu.


Như vậy, với các nhân vật lãnh đạo cao nhất này, tương lai VN ít nhất là trong nhiệm kỳ tới, sẽ chẳng có gì sáng sủa từ chính trị cho đến kinh tế. Sẽ không có cải cách, thay đổi gì từ tư tưởng, lý thuyết cho đến thực hành.

Về đối ngoại, sẽ tiếp tục quỵ lụy, mềm yếu trước Trung Quốc. Và còn có nguy cơ mất thêm biển, thêm đảo. Về đối nội, sẽ tiếp tục dập tắt từ trong trứng nước mọi mầm mống đòi hỏi về tự do, dân chủ, bất chấp mọi lời chỉ trích, lên án của dư luận quốc tế.

Mới đây, Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã bị đưa trở lại nhà tù dù tuổi đã cao, sức khỏe chưa bình phục, và dù cho nhiều tổ chức nhân đạo, nhân quyền trên thế giới đã lên tiếng. Lời kêu cứu của gia đình blogger Ðiếu Cày về tình trạng sống chết chưa rõ của anh, tiếp tục rơi vào khoảng không. Phiên tòa xử nhà hoạt động dân chủ, Giáo Sư Phạm Minh Hoàng và xử phúc thẩm nhà bất đồng chính kiến, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ sắp diễn ra, nhưng mười phần chắc cả mười rằng cả hai sẽ bị/tiếp tục bị lãnh án nặng để... làm gương!

Nếu bây giờ chúng ta thử đặt câu hỏi rằng giữa VN và Trung Quốc - hai quốc gia có mô hình thể chế chính trị giống nhau này - quá trình dân chủ ở quốc gia nào sẽ diễn ra nhanh hơn, thuận lợi hơn, câu trả lời sẽ ra sao?

So với Trung Quốc, việc cải cách, thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam có thể thuận lợi hơn. Bởi mối lo rất lớn của nhà cầm quyền Trung Quốc là mọi sự thay đổi có thể dẫn đến sự xáo trộn, thậm chí tan rã thành từng mảnh của quốc gia khổng lồ này. Trong khi một nửa nước VN là miền Nam trước đây cũng đã từng đi theo mô hình thể chế dân chủ. Trung Quốc thì chưa hề có được kinh nghiệm này.

Ðảng và nhà nước cộng sản Trung Quốc ít ra cũng đã làm cho Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, một siêu cường ngày càng đóng vai trò quan trọng trên thế giới. Ðiều đó khiến người dân Trung Quốc tự hào. Còn nhà cầm quyền thì vẫn chứng tỏ được năng lực trong việc lãnh đạo đất nước, vì vậy họ sẽ còn tồn tại lâu.

Trong khi đó, sự điều hành quản lý kém cỏi về kinh tế, xã hội cộng với mối quan hệ bất cân xứng dẫn đến việc một phần lãnh thổ lãnh hải bị mất vào tay Trung Quốc khiến cho người dân VN đa số không còn lòng tin vào đảng cầm quyền. Và do vậy, vị trí của đảng cầm quyền dễ bị lung lay hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn ngược lại, quá trình cải cách ở VN cũng có những cái bất lợi so với Trung Quốc. Một trong những lý do chính là từ trí tuệ, tầm nhìn của các thế hệ lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN từ trước đến nay đều quá yếu kém.

Nếu so với các thế hệ lãnh đạo của Bắc Kinh, Hà Nội thua hẳn một cái đầu, chỉ nhăm nhăm học theo làm theo mô hình của Trung Quốc mà không dám thoát ra, đi theo một con đường khác. Sau thời ông Hồ, ông Duẩn, VN thiếu những khuôn mặt lãnh đạo nổi bật, trong khi mỗi giai đoạn phát triển của TQ đều gắn liền với tên tuổi của một nhân vật. Từ Mao Trạch Ðông, Ðặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân cho tới Hồ Cẩm Ðào.

Trong đối ngoại, các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn coi trọng quyền lợi của đất nước, luôn luôn tính lợi cho Trung Quốc. Còn các ông lãnh đạo VN do tầm nhìn ngắn, tư duy “lùn” nên chỉ riêng trong mối quan hệ giữa hai nước, lịch sử hàng ngàn năm chưa bao giờ VN lại chịu nhiều thiệt thòi, mất mát, bất lợi đối với Trung Quốc như dưới triều đại đảng cộng sản VN.

Ðã thế, họ lại rất chậm chạp trong việc nhìn lại những sai lầm trong lịch sử, rút ra những bài học và sửa sai. Chính vì vậy, quá trình cải cách chính trị ở VN sẽ khó mà đi trước Trung Quốc. Không phải vô cớ mà nhiều người đã nhận xét một cách chua chát rằng bao giờ Trung Quốc thay đồi thành một quốc gia tự do dân chủ thì VN mới hy vọng thay đổi!
Khi nhìn vào những nhân vật của nhiệm kỳ mới này, người ta lại càng có lý do để tin vào điều đó!

Còn người dân VN?

Chỉ xin lấy một ví dụ nhỏ từ chuyện biểu tình phản đối Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội, Sài Gòn trong thời gian qua. Có vẻ như nhận thức của người dân, nhất là ở Hà Nội, đã thay đổi nhiều qua những cuộc biểu tình, nhiều người đã vượt qua sự sợ hãi để liên tục xuống đường. Nhưng đó là chuyện biểu tình chống Trung Quốc. Còn từ đó để hy vọng người dân có thể tiến đến việc đòi hỏi mở rộng tự do dân chủ hay thay đổi thể chế chính trị thì hãy còn rất xa.

Sau nhiều năm dài sống trong một chế độ độc tài, không ai bảo ai, mọi người đều tự giác tự kiểm duyệt mình hay nói một cách hình tượng, tự bật đèn vàng trước những vấn đề “nhạy cảm” về chính trị. Và để thay đổi được điều này, không dễ.

Từ đó, nếu kết luận: tương lai VN trong nhiệm kỳ 5 năm tới không có gì mới, liệu có phải là bi quan?

Tổng hợp với Song Chi

31-7 Hội ngộ Lòng Yêu Nước


Người Buôn Gió - Một tuyên bố sẽ tiếp tục biểu tình vào chủ nhật tới đã đưa ra sau khi tất cả hoàn toàn thống nhất. Luật sư Dương Hà và luật sư Hà Huy Sơn đã tranh thủ bớt chút thời gian để đến gặp mọi người, hiện nay họ rất bận vì ngày xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đến gần. Họ nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người đến phiên xử anh Vũ, nhiều người chắc chắn sẽ có mặt tại tòa án tối cao Hà Nội vào ngày 2/8 tới đây để trông chờ một phiên tòa khách quan và công bằng...

*

Khoảng 200 người yêu nước đã quây quần vào chiều ngày 31/7/2011 tại cà fe Trung Nguyên 36 Điện Biên Phủ - Hà Nội, một địa điểm gần ngay cạnh trụ sở Bộ Ngoại Giao Việt Nam và cách đại sứ quán Tàu Cộng không xa. Đây là những gương mặt thân thuộc trong những cuộc biểu tình, tuần hành phản đối hành đông ngang ngược xâm hại chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, trong tháng 6 và 7 năm 2011 vừa qua. Phần nhiều trong số họ đã bị bắt giữ, tra hỏi bởi lực lượng giữ gìn trật tự và an ninh Việt Nam.

lẽ đây là buổi cà fe kỷ lục nhất về gặp mặt giữa những người này. Các nhân sĩ lớn như TS Nguyễn Quang A,NV Phạm Xuân Nguyên, TS Nguyễn Xuân Diện,NV Nguyễn Hoàng Đức, NV Nguyễn Trọng Tạo,KTS Trần Thanh Vân,GS Phạm Duy Hiển,GS Nguyễn Đông Yên,TS Nguyễn Thị Thanh, nhà giáo Phạm Toàn... cùng nhiều giới nghệ sĩ trí thức và các giai tầng khác trong xã hội. Mọi người hô vang những khẩu hiệu yêu nước quen thuộc dưới sự lĩnh xướng của hậu duệ nữ tướng Bùi Thị Xuân là chị Bùi Minh Hằng.



Hai em bé học sinh nhà ở ngõ Yên Bái, được cha mẹ chở đến gặp gỡ mọi người, chụp chung với hai em là anh Phương người đọc tuyên ngôn tại nhà hát lớn Hà Nội và chú Vũ Quốc Ngữ, Ngữ kể rằng khi bị bắt, anh hô ''mọi người yêu họ bắt người yêu nước''.

Cái bọn bắt anh nó trả lời - Mày hô thế hô nữa vô ích, không ai cứu mày đâu.



Chia sẻ và ôn lại những giờ phút đầy vinh quang nhưng cùng đầy gian khó giữa Chí Đức, Chí Tuyến, Ngô Quyền...


Cường Bóng chụp cùng 2 em gái Thu Lành, Kim Tiến. Là một người giàu lòng nhân ái, anh tham gia các hoạt động từ thiện, nhưng lòng yêu nước của anh cũng giàu không kém lòng nhân ái. Anh có mặt năng nổ hầu hết những buổi tuần hành yêu nước vừa qua.



Binh nhì Nguyễn Tiến Nam bon chen sánh vai cùng hoa hậu biểu tình Trịnh Kim Tiến.


JB Nguyễn Hữu Vinh gặp lại cháu gái Trịnh Kim Tiến từ ngày đám tang của cha cháu.



Người Buôn Gió ngắm nhìn Thu Lành sau mấy lần biểu tình không thấy em.


Dưới cây đàn của nghệ sĩ già Trí Hải, mọi người hát vang bài ca ''dậy mà đi''.


Blog Lê Dũng cùng con gái, từ sau vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam, hàng ngũ những người yêu nước xuất hiện thêm nhiều gương mặt ưu tú,Lê Dũng là một trong những người nổi bật đó. Sáng ngày mai anh sẽ đến công an theo giấy triệu tập về lá thư gửi ông giám đốc CATPHN Nguyễn Đức Nhanh khiếu nại về việc công an Minh đánh người yêu nước.


Nguyễn Xuân Diện người đàn ông trầm tĩnh, nhỏ nhẹ và giản dị, nhưng chứa những tố chất mà ngay cả những chiến binh quả cảm cũng phải ghen tị, ngoài lòng can đảm anh còn có những suy tính sâu sắc của người trí thức, kẻ sĩ. Hôm nay anh sánh vai với phóng viên Đoan Trang, hình như ai đó vừa tặng Trang chiếc áo. Híc, nhớ lại năm nào cũng vì áo xống mà Đoan Trang, Mẹ Nấm và Người Buôn Gió sa chốn lao tù.


Các bậc trưởng thượng gặp nhau , những bàn tay xiết chặt nói rất nhiều điều.



Quây quần từ trong ra đến ngoài sân, sau cà fe mọi người rủ nhau đi uống bia và ăn tối. Một tuyên bố sẽ tiếp tục biểu tình vào chủ nhật tới đã đưa ra sau khi tất cả hoàn toàn thống nhất. Luật sư Dương Hà và luật sư Hà Huy Sơn đã tranh thủ bớt chút thời gian để đến gặp mọi người, hiện nay họ rất bận vì ngày xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đến gần. Họ nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người đến phiên xử anh Vũ, nhiều người chắc chắn sẽ có mặt tại tòa án tối cao Hà Nội vào ngày 2/8 tới đây để trông chờ một phiên tòa khách quan và công bằng.

http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/359/359

Giáo xứ Hàm Long, Hà Nội cầu nguyện cho cha Lý, và tiến sĩ Vũ


Paulus Lê Sơn - Thánh lễ chiều tối Chúa nhật ngày 31 tháng 07, lúc 19h tại Giáo xứ Hàm Long có thắp nến cầu nguyện với sự tham gia của hàng ngàn người dân Hà Nội.

Hà Nội mưa cả ngày Chúa nhật, chiều về những cơn mưa tầm tã trút xuống như không muốn ngớt, nhưng số lượng giáo dân vẫn đến tham gia cầu nguyện đông đảo.




Giáo xứ Hàm Long do linh mục Giacôbê Nguyễn Văn Lý đang làm quản xứ, là một giáo xứ lâu đời tại địa hạt Hà Nội, với nền tảng truyền thống đạo đức và có số lượng giáo dân đông đúc.


Linh mục Lý chủ sự thánh lễ hôm nay tuyên bố lý do tổ chức thắp nến cầu nguyện như là một phần cần thiết trước những vấn đề có chiều hướng xấu đang xảy ra cho quê hương dân tộc, cho những con người yêu tú của đất nước đang bị chà đạp.


Trước đó linh mục thông báo rành rọt cho cộng đoàn giáo dân được biết về các sự việc của Giáo hội Công giáo như nhà cầm quyền đã bắt linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý tại tòa Tổng giáo phận Huế đưa về trại giam trong khi cha Lý còn đang mang trọng bệnh. Linh mục Lý cũng nhắn đến tu viện Camelo ngay tại Hà Nội đang bị đập phá.




Ngoài xã hội, ngài nhắc nhở cộng đoàn, với chức vị là một tín hữu cần phải lên tiếng trước bất công của xã hội, biết yêu nước và bảo vệ đất nước trước nạn bành trướng của Trung Quốc. Ngài cũng mời gọi cộng đoàn hiện diện cầu nguyện đặc biệt cho Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ sắp bị đưa ra tòa xét xử vào ngày 02.08 theo sự liên hệ của gia đình ông.


Ngay khi kết thúc thánh lễ, trời tạnh mưa, cộng đoàn giáo dân đứng trước tượng Đức Mẹ Nữ Vương Công Lý ở ngoài trời để thắp nến cầu nguyện.




Sau những sự kiện gần đây xảy ra đối với đất nước đang bị đe dọa chủ quyền biển đảo bởi Trung Quốc, cùng các vấn nạn bất công và bất nhân của nhiều thành phần người đang bị đối xử ngược đãi. Các giáo xứ khắp nơi tại Việt Nam bắt đầu tổ chức thắp nến cầu nguyện.


Mới hôm 30/07 vừa qua, cũng tại Hà Nội, giáo xứ Thái Hà đã thắp nến cầu nguyện giống như tại giáo xứ Hàm Long. Được biết, tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, Sài Gòn cũng tổ chức thắp nến cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình lúc 20:00, ngày 31.07.2011.


Paulus Lê Sơn
paulusleson.wordpress.com

Sợ


Thái Phục Nhĩ - ...Nó không tên, nhưng ai nhiễm nó mà nghe gọi ‘phản động’ và có tiếng chân công an cầm đùi cui xồng xộc tới thì giật mình kinh hãi. Nó đánh úp lòng dũng cảm của người tù tay nắm chấn song sắt và mắt mòn mỏi ngóng bầu trời bên ngoài. Nó kìm kẹp vị luật sư ra công đường, không phải để làm rõ sự thật và đấu trí, mà để nghe phán xét của những quan tòa mặt mày hung tợn, bao quanh là những đao phủ lăm lăm khí giới. Nó chui cả vào trong giấc ngủ của vị tu sĩ già nằm mơ thấy mình đang cố lục lọi trí nhớ coi có phạm sắc giới mà quên liệng thứ ấy vô sọt rác không, và khi tỉnh giấc chưa kịp hoàn hồn thì kinh hoàng nghe tin người đồng liêu của mình vừa mới mãn hạn tội trốn thuế xong thì bị chặt đứt tay...


*

Sợ phát ra khi mình thấy lờ mờ có một mối đe dọa sẽ làm tổn thương thân thể, uy tín, hay tính mạng mình. Lúc chúng ta còn ăn lông ở lổ, đứng trước một bầy sói có nanh nhọn thì sợ bắt đầu sinh ra và truyền trong mạch máu chúng ta cho tới ngày nay. Có những nỗi sợ rất riêng tư, như sợ ma đuổi, sợ rắn cắn, sợ xấu trai quá không cưới được vợ.

Cũng có những nỗi sợ mang tính cách cộng đồng. Ở Mĩ, thanh thiếu niên rất sợ khủng bố tấn công và du đãng hành hung. Là vì nước đó hay bị mấy nhóm người bất mãn hù dọa. Bị dọa đã sợ, mà cái gì xa lạ với cách sống thông thường mình cũng sợ và chẳng tin cậy. Cũng ở Mĩ, người ta nghiên cứu thấy là người da đen ở trong cộng đồng da trắng sợ bị khinh bỉ, bị làm nhục hơn là người da đen ở trong cộng đồng da đen (i, cước chú).

Sợ thì tránh, gặp thì chạy, người ta nói chạy như ma đuổi, là vì sợ quá. Người Đông Đức vượt Hàng Rào Sắt chạy sang Tây Đức trước 1989, hay người Bắc Hàn trốn sang Nam Hàn, người Cu Ba vượt biên qua Mĩ ngày nay, thà chết còn hơn ở lại, cũng đều là sợ kẻ lạ hết. Người Việt chúng ta tiếng là can đảm, nhưng mà cũng sợ mấy lần, người miền Bắc bỏ nhà vô Nam sau 1954, hay người miền Nam bỏ nước li tán sau 1975 đều là vì sợ hết. Ngày nay thanh niên Việt Nam sợ nhất là thất nghiệp, nhì là chạy giấy tờ ở cửa công, và thứ ba là sợ công an làm việc.

Chúng tôi hồi nhỏ đi học rất sợ bị dò bài, mặc dù học đâu quá tệ. Có mấy môn chúng tôi ghét cay ghét đắng, không chịu học, cứ tới tiết đó là tim đập mạnh, hơi thở gấp, mắt lảng đi để tránh cái gọng kiếng cú vọ của ông thầy bà cô, có lúc tránh được, có lúc không, lên đứng trước đông đảo bạn bè mà ú ớ, rồi được trả cho về chỗ ngồi, ăn zero. Đến nỗi bây giờ lớn lên nhiều lúc còn nằm mơ mình sắp đến ngày thi mà toát mồ hôi hột. Cái tai hại của nền giáo dục tuyên truyền cộng sản đối với tâm trí non nớt của trẻ em chẳng khác gì khủng bố, ít cha mẹ nhận thấy như vậy. Nếu so sánh thiếu niên Việt sợ thi cử như thiếu niên Mĩ sợ khủng bố tấn công thì có ngoa không?

Có người sợ lấy chồng không đẻ được con. Có người mới tốt nghiệp, sợ không ai dùng sẽ thất nghiệp dài dài. Kẻ bắt trộm chó nhà người ta, hoặc thụt két của hãng thì sợ bị phát giác. Kẻ trăng hoa sợ vợ biết mình ăn nằm với người ta. Người giàu quá sợ bọn du đãng rình rập. Có nhiều bà sợ chồng mình ăn của đút lót quá nhiều bị người ta oán hận, rồi chết phải chịu quả báo.

Có những nỗi sợ vô lí, do thói hay lo mà ra, như sợ ma, sợ không tìm được ý trung nhân. Sợ loại đó có thể hóa giải dễ dàng. Thiếu nữ sợ bóng đêm, nhưng mà có tình nhân thì chỗ nào cũng tới được. Sợ rắn, sợ chó dữ thì tránh nó ra. Còn nếu như bạn lo rằng tương lai sẽ xấu đi mà không tránh khỏi được, thì rán lường trước tình huống xấu nhất rồi chấp nhận nó. Muốn hay không thì cũng đâu tránh được, việc gì phải mất ăn mất ngủ, đã sợ hãi rồi còn thêm khổ tâm nữa. Hãy bình tĩnh suy xét, nếu nỗi sợ của anh vô căn cứ thì anh sẽ hết sợ ngay. Còn ông kia, nếu ông đứng sau tội ác đó, làm người ta điêu đứng, rồi ông sinh sợ thì không Trời Phật nào cứu được đâu. Rán ăn năn, chờ quả báo, rồi quyết tâm đừng làm ác nữa. Chớ nhủ mình chẳng sao đâu, có ai biết đâu. Muốn người ta đừng biết trừ phi mình đừng làm. Đừng coi thường điều ác nhỏ, nó tích lâu ngày cũng sẽ thành họa lớn (ii).

Nỗi kinh hoàng của nòi Việt thời cộng sản

Sợ có tác hại ghê ghớm, chẳng kém gì lòng hận thù. Nó làm hao mòn sức khỏe và thân thể, giết chết lí tưởng cao thượng, tiêu hủy sự nghiệp, làm cho người ta thành một con thú, một mồi lửa. Hận thù nó hiển hiện, chứ sợ thì mông lung lắm. Sợ không hình không dáng, ai bị tiêm cho sợ rồi thì nhân cách từ từ suy, người cao sang thành kẻ hèn hạ, kẻ hiên ngang thành kẻ nịnh bợ, kẻ bình dân thành kẻ ăn mày, nghệ sĩ thành những kẻ xu nịnh (iii).

Sợ riêng tư thì ai sợ nấy chịu. Sợ cộng đồng mới nguy, vì cả cộng đồng bị một tâm thức sợ hãi u ám trùm kín. Cộng đồng nào bị một nỗi sợ uy hiếp rồi thì sẽ có nhiều người quanh co, bề ngoài thì mềm mỏng, hài lòng mọi thứ, như là khiêm tốn và giản dị lắm, nhưng kì thực bên trong đã mất hết bản lĩnh, thành tiểu nhân rồi, không dám nói năng nữa. Những nỗi sợ như vậy làm tê liệt cả cộng đồng qua vài thế hệ mà không cách gì thoát ra được. Ai cũng sợ, cũng né tránh, không ai nhận là mình sợ.

Dân Việt ngày nay cũng bị nhiễm một nỗi sợ như vậy. Nó đòi hỏi lắm, chàng sinh viên cuối tuần tưởng là rảnh để đọc sách thì nó thúc phải lê bước tới giảng đường nghe giảng về ‘diễn biến hòa bình’.
Nó phủ bóng những buổi họp kiểm điểm mà anh thầy kí không dám nói nhiều, sợ phát ngôn và tư tưởng của mình tuần trước sẽ bị lôi ra phê phán. Nó len lỏi vào tư tưởng của sử gia lúc họ gom tài liệu lịch sử Việt Nam cận đại, nó rất thích ở chung với người nào cầm bút toan viết bài bình luận về tình trạng xã hội. Nó đồng hành với bác tài xế trên những đoạn đường vắng, làm bác nín thở như ngày xưa thương khách đề phòng đạo tặc chận đòi tiền. Nó bàng bạc trên không trung khi người đàn bà sắp sinh con và người cha không biết kiếm gì cho nó ăn để khỏi bị nhiễm độc. Nó làm nhà buôn cuống quít muốn đóng cửa hàng khi thấy toán thu thuế đang đi tới. Nó thấp thoáng sau ngọn cây lúc người nông dân đứng chống cuốc nghe trên đài phát thanh tin tức quy hoạch phát triển nông thôn. Nó làm kẻ đang yêu thót tim, nhớ tới ngày xưa người yêu của mình trốn bạn đi với gã tình nhân, khi nghe tin bộ ngoại giao Hà Nội cử người qua Trung Quốc kí thỏa thuận về đất đai của tổ tiên để lại. Nó không tên, nhưng ai nhiễm nó mà nghe gọi ‘phản động’ và có tiếng chân công an cầm đùi cui xồng xộc tới thì giật mình kinh hãi. Nó đánh úp lòng dũng cảm của người tù tay nắm chấn song sắt và mắt mòn mỏi ngóng bầu trời bên ngoài. Nó kìm kẹp vị luật sư ra công đường, không phải để làm rõ sự thật và đấu trí, mà để nghe phán xét của những quan tòa mặt mày hung tợn, bao quanh là những đao phủ lăm lăm khí giới. Nó chui cả vào trong giấc ngủ của vị tu sĩ già nằm mơ thấy mình đang cố lục lọi trí nhớ coi có phạm sắc giới mà quên liệng thứ ấy vô sọt rác không, và khi tỉnh giấc chưa kịp hoàn hồn thì kinh hoàng nghe tin người đồng liêu của mình vừa mới mãn hạn tội trốn thuế xong thì bị chặt đứt tay. Nỗi sợ ấy làm cho người ta thấy bị loại trừ, muốn với tay tới người bên cạnh cũng cô độc như mình mà bất lực, không đeo gông xiềng, không say rượu mà lúc nào cũng mơ màng, không biết mình đang ở tù trong mơ hay là đang mơ trong tù nữa.

Đó là thường dân, còn có hai hạng người bị nhiễm nặng hơn nữa.

Hạng thứ nhất được trang bị cho một ít quyền lực và vũ khí, và được dạy cho rằng xung quanh có nhiều thù địch lắm. Nhiễm sợ một cách vi tế mà không kiểm soát được, hạng này hóa hư hỏng và liều mạng, tin rằng làm việc chỉ nhọc thân, chẳng bằng dùng quyền lực vừa lên mặt vừa kiếm sống. Hạng này hữu dũng vô mưu, bị nhồi sọ mất hết phán đoán, làm tay sai đắc lực cho kẻ khác lợi dụng mà tưởng mình làm việc nghĩa, bắt dân lành phục tùng lại mình, và lúc làm việc thì mưu mô, vô liêm sỉ và tráo trở cốt cho xong việc. Nhiều kẻ trong bọn này ngu si tin tưởng rằng đạp vào mặt một người yếu thế là một vinh dự vẻ vang.

Bên cạnh bọn trâu ngựa đần độn này là một bọn nhiều thủ đoạn và hay thuyết giáo. Hạng này nói dài, nói dai, nói dở những thú cũ mèm mà bắt học trò phải nghe. Hạng này tin rằng mình nắm giữ trí tuệ của thiên hạ và nhiều mẫu bằng Ph.D của các học viện Âu Mĩ, khi cần thì in ra giấy cứng phát cho nhau để phong chức tước (iv); có một đặc điểm nhận biết hạng này là nó rất thích bịt miệng người khác và nói thay quốc dân. Ai đường đời người Việt ra ngoài chơi mà nó lại nói dân Việt không có nhu cầu dân chủ, dân Việt không cần có tự do ngôn luận vì dân Việt không biết viết và độc giả Việt không có giáo dục. Hạng này rất thích dạy trẻ con, tìm đủ mọi cách để truyền giáo lí của mình cho nó, tưởng hễ biết tuyên truyền thì lớn lên nói gì cũng nghe và trung thành, sẵn sàng chết thay mình khi có biến cố. Hạng này đi xa hơn nữa, là biến chính kiến của mình thành một tôn giáo, biến lãnh tụ thành một giáo chủ bất diệt trong lòng quần chúng, và cứ mỗi tháng là viết một vài dòng kinh rẻ tiền dán lên vải đỏ treo khắp phố phường hòng giữ gìn đạo đức và văn minh của xã hội.

Hai hạng này bọc lót cho nhau, coi tình đồng chí đẹp hơn hết thảy tình nghĩa máu mủ, vợ chồng. Ai chống lại nó chắc chắn kẻ đó sai, và nó sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, từ kiểm soát tư tưởng, lời nói, vạch bỏ sách vở, bóp méo lịch sử, thậm chí vu khống và bạo hành, để tiêu diệt cho kì được.

Có họa sĩ nào vẽ được cái mặt đằng sau nỗi sợ ấy không? Chúng tôi thấy nó hao hao Big Brother trong tiểu thuyết 1984 của George Orwell quá.

Sợ thì được gì, không sợ thì mất gì?

Chúng ta phải làm phép tính ấy, nhưng không phải như người Mĩ để coi đồng dollar xanh lời lỗ bao nhiêu mà để rọi ánh sáng vào sợ hãi của mình.

Người nào bị ám ảnh một nỗi sợ triền miên thì thân tâm sẽ hao mòn, tiều tụy, nhẹ thì ngạt thở, nghẽn máu, mà nặng thì sinh ra hoang tưởng như ma nhập, gặp ai cũng cho là kẻ thù, thậm chí tâm thần điên đảo và mất hết tự do tư tưởng. Cả xã hội khiếp nhược và đồng lõa né tránh sự khiếp nhược ấy thì cả quốc gia sẽ băng hoại. Kinh tế, chính trị thành trò ép phe và băng đảng rồi, mà giáo dục, văn chương, nghệ thuật cũng a dua và xu nịnh không kém. Những vấn đề trọng đại liên quan tới sự sống còn của một dân tộc thì do ngoại bang và một bè lũ chư hầu quyết: chính ngoại bang chỉ định người cai trị dân Việt. Tất nhiên nhà cầm quyền ấy không phải là tinh hoa của đất nước, chỉ là một phường khiếp nhược, cố liếm cho tới kì cùng những giọt mật đọng trên đầu lưỡi dao.

Chúng ta sẽ về đâu khi tầng lớp gọi là trí thức, nghệ sĩ mất hết chính kiến và cá tính, lớp trẻ lấy yên thân làm lí tưởng và ngại mạo hiểm, tệ hơn nữa là chỉ thích chén cha chén chú, thuộc tên cầu thủ hơn thuộc tên tổ tiên, sính xe ngoại, áo quần đẹp và thích khoe đường cong; dân lao động sống lay lắt từng ngày với đồng tiền còm cỏi trong khi của cải quốc gia và quyền sinh sát đồng bào rơi vào tay những kẻ tham lam và hèn mạt hạng? Chúng ta sẽ về đâu ai khi bậc thức giả bị đẩy ra rìa, phát kiến của họ không có chỗ dùng, và nếu họ có gióng tiếng nói cảnh tỉnh thì bị tù tội? Chúng ta còn lại gì sau khi tài nguyên và đất đai quốc gia có hạn lại đem bán rẻ cho ngoại bang trong khi mình phải nhập những nhu yếu cơ bản? Chúng ta sống với ai khi hạng an tuấn của dân tộc phải lưu lạc ở nước người và chỉ làm rạng rỡ tổ tiên và văn hóa Việt ở những phương trời xa đó? Tại sao con cái của tổ tiên, những người cùng dòng máu của chúng ta bị xua đuổi, để chỉ toàn “trông thấy ngụy sứ đi lại rầm rập ngoài đường, [...] đem thân dê chó mà bắt nạt tổ phụ”? Cảnh ấy Trần Hưng Đạo đã cảnh cáo gần ngàn năm mà nay lại tái diễn. Anh, chúng tôi, con cái chúng ta, đã đánh mất quyền làm chủ ấy bao giờ? Mọi sự đảo lộn ấy bắt đầu từ khi chúng ta để nỗi sợ ấy làm chủ tư tưởng mình, biến mình thành kẻ mất hết tự do.

Chúng ta sợ bị bắt bớ, sợ bị tù, nhưng sống mà không được nói, không được phô bày ý kiến, không dám thi hành sáng kiến của mình thì có khác gì bị tù tinh thần hay không. Chúng ta sợ bị hành hạ, bị tra tấn, nhưng chính cái tâm đầy dẫy lo sợ và mưu toan, phải quanh co, luồn cúi khi muốn được việc chính đáng chẳng phải là què quặt và bệnh hoạn đó rồi sao? Điều chính đáng mình làm, mà phải xin xỏ, đánh mất tư cách và bản lĩnh của mình trước những kẻ thích thích nịnh chẳng phải là tệ hơn chặt đứt tay đứt chân nữa đó sao? Nỗi sợ đã thành hiện thật. Sợ bị gông cùm thân thể, thì chính kẻ làm chủ thân thể ấy là tư tưởng và tâm hồn đã bị trói; sợ dao gậy làm tổn thương tay chân, nhưng chính tài năng và tư cách đã bị dập nát.

Chúng ta đã được gì và sẽ mất gì, bạn phải cân nhắc sự được mất ấy cho thật kĩ. Ông bà chúng ta ở miền Bắc đã uổng phí cả cuộc đời, cha mẹ chúng ta ở miền Nam qua ba bốn chục năm, hơn nửa cuộc đời, đã mất nhiều hơn được. Nếu tiếp tục đồng lõa với nỗi sợ của mình, chúng ta sẽ
để cho con cái mình một di sản đáng tủi nhục, đồng trang lứa của nó khắp bốn phương sẽ hợp tác với nó bằng những chương trình viện trợ, dự án phát triển và nhìn nó bằng con mắt khinh bỉ. Đành rằng có người sẽ cãi rằng bây giờ tốt hơn ba chục năm trước rất nhiều, nhưng mà nói vậy chỉ để an ủi thôi. Làm người tự do, sống đầy đủ nhân phẩm cũng ví như làm con vua, mình có quyền chia gia tài và làm chủ vương quốc như những người con khác, sao lại chấp nhận thân phận làm khách và bảo vỗ cái bụng cho no là được rồi? Hoàn cảnh của những kẻ sợ hãi như vậy liệu có còn chỗ nào tệ hơn nữa không? Được thì được lớp da hời hợt, mất thì mất toàn tinh ba. Chúng ta không cần phải lẩn tránh chỉ để có mặt trên đời như thế, chúng ta có thể sống đúng nhân phẩm hơn, phong phú của cải và tinh thần hơn. Chúng tôi chắc rằng xã hội mà tự do, dân chủ, có trật tự thì chúng ta sẽ làm ra nhiều của cải và tiền bạc nhiều gấp bội. Phải biết bỏ những mối lợi nhỏ mới mong có được tài sản lớn.

Có tài và có cơ hội để phát triển tài năng, nó kích thích mình hướng tới cái đẹp, cái cao thượng lắm chứ. Đất nước của chúng ta phải là nơi chúng ta thi thố tài năng trước hết. Chúng ta được nuôi dưỡng bằng máu của nòi Việt, bằng dưỡng chất của đất và nước của tổ tiên, chúng ta nói tiếng Việt, cá tính, tài năng chúng ta nó có mặt tất cả tổ tiên và đất trời này, tại sao chúng ta phải luân lạc qua Âu Mĩ để học, để có chỗ dùng? Cá tính của chúng ta không phải diệt đi để thay bằng tinh thần cộng sản không sinh khí như thế. Con tôi sinh ra là người tự do, tuổi thơ của nó không phải nuốt những lí thuyết mà không có quyền chất vấn nó đúng hay sai, hợp hay không hợp thời. Tôi biết cầm bút là một việc cao quý, để nói tiếng nói tự do của mình, tôi thà chết chứ nhất định không làm tay nịnh bút chỉ viết những điều người ta sai mình; cầm bút mà chỉ gải được lớp da thôi, không đụng tới được cốt tủy của tư tưởng mình, thà quẳng bút về làm vườn còn hơn. Bạn không cần phải làm một công chức a dua hay một nịnh thần thì mới thăng chức, bạn có bản lĩnh và cần gì phải làm như thế. Anh kia không cần phải làm một người công an bị dân mình oán ghét, anh hoàn toàn có thể làm một cảnh sát thân thiện, dễ thương mà thiếu nữ muốn tới chụp hình kỉ niệm với mình.

Ông có tài kinh doanh, thì làm ăn lương thượng, đóng thuế là đủ, cần gì phải mua giấy phép, cần gì phải luồn cúi bợ đỡ người ta mới khuyếch trương được sản nghiệp. Anh họ Trần, họ Nguyễn và tin dòng máu và khí phách của Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ đang chảy trong huyết quản mình, anh có thể làm một quân nhân hiên ngang, được lòng quý trọng và xứng công nuôi dưỡng của quốc dân. Có rất nhiều người tài và có lương tri, tại sao anh chấp nhận cho những kẻ bất tài, hèn nhát và tàn bạo cai trị mình, làm tay sai cho chúng và bị quốc dân và lịch sử lưu tên ô nhục.

Anh muốn con mình sau này làm chính khách, thậm chí muốn tranh cử tổng thống điều khiển quốc sự, vì anh có chí khí, có giáo dục, đã nghiên cứu tư tưởng của Plato, Monstequieu, phương pháp của Franklin, Trần Nhân Tông, và muốn truyền chí khí ấy cho con, sao không chung tay để phế một chính thể hủ bại mà chính ngay cha đẻ ra nó đã ruồng bỏ từ lâu? Chúng ta là bình dân, chẳng ham danh vọng và địa vị, chỉ thích yên ổn làm ăn đàng hoàng và nuôi con cái, nhưng nếu người ta ăn cướp, dối trá, đánh và giết người từng ngày như thế mà mình im lặng thì lương tri, liêm sỉ chúng ta để đâu mà dám vỗ ngực cho mình là người đàng hoàng, chính trực.

Muốn có một xã hội dân quyền, lập lại trật tự cho mọi giá trị, thì mỗi người dân Việt, bất luận là ở bất kì địa vị nào, cũng cần phải góp tay vào phong trao đấu tranh hòa bình này. Có khó khăn gì đâu, thay vì mua vui ở quán nhậu, quán karaoke chúng ta bỏ chút thì giờ để phát biểu chính kiến của mình trên các diễn đàn Dân Làm Báo, BBC, đưa ra sáng kiến cho các nhóm biểu tình đỡ bị đàn áp, khen hay chê những sáng kiến và bài viết trên đó, lập một blog gom những bài viết có giá trị văn chương và tư tưởng cất lại, một gửi một bông hoa, viết một bức thư an ủi cho các nạn nhân của bạo quyền, người nào can đảm hơn thì có thể tẩy chay những buổi tuyên truyền của chính quyền, khước từ những đòi hỏi vô lí ở cửa công, viết những bài cổ súy dân chủ. Thôi thì muôn vạn cách, chỉ cần bớt thì giờ mua vui một chút là được thôi. Tiếng nói mình ở nơi thôn xóm không ai nghe, nhưng mà nhiều người đồng thanh thì thành tiếng sủa của con chó con thành tiếng gầm sư tử, bọn sài lang phải run sợ.


Sợ là mất nhân bản và mất trách nhiệm

Đừng trách kẻ độc tài hoàn toàn, họ xuẩn động như thế cũng do ngu si và sợ hãi mà thôi, chúng ta cũng phải chịu một phần trách nhiệm cho cái khốn nạn này của mình. Một công dân thôi của nước Mĩ bị Bắc Hàn ghép án đày chung thân mà đích thân cựu tổng thống ông Bill Clinton phải qua thương lượng để giải cứu cho họ. Hàng trăm, đến nay thì chắc là đã vài ngàn, ngư phủ Việt bị cướp, bị bắt ngay trên biển Việt Nam thì chính quyền cộng sản im thin thít. Ở nước người mới bị tố cáo là có ý đồ khiêu dâm thôi đã bị áp lực phải từ chức (v), mà những tên quan cộng sản thú tính cưỡng hiếp học trò ở Hà Giang thì lại ngang nhiên chạy tội như vậy. Phẩm giá của hàng trăm ngư phủ Việt, của nhiều em gái Việt chỉ đáng giá vài hàng tin tức trên blogspot và vài tiếng phản đối lấy lệ của bà Phương Nga thôi sao? Mấy cái hội Phụ Nữ, hội Nông Dân, Hội Nghề Cá, Đoàn Thanh Niên trốn ở đâu hết? Ông giáo Howard Davies của Trường Kinh Tế London vì dính líu một học vụ vài trăm ngàn bảng Anh mà từ chức để giữ thanh danh cho mình và cho đồng nghiệp mình, còn một tập đoàn đem hai năm lương thực của nông dân làm ra đổ xuống cống mà không bị truy tội ác.

Sợ là phản ứng đầu tiên trước những tội ác tày trời, nhưng nếu bàng quan thì rồi kẻ sợ cũng sẽ chung kết cục như nạn nhân kia mà thôi. Cứ kéo dài tình trạng mất tỉnh thức đó thì sớm muộn gì tất cả chúng ta sẽ làm mồi ngon cho phường bạo ngược kia, và khốn thay cho chúng ta khi có nhiều người chịu đựng không nổi ách nạn này mà đầu hàng cam chịu làm tôi tớ cho chúng.

Chúng ta phải xét lại lương tri của mình. Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Phillipines những người hàng xóm gần ấy nhìn vào họ sẽ hỏi dân Việt tinh thần nhân bản ở đâu, trách nhiệm ở đâu, khoan nói chi tới tình nghĩa đồng bào và truyền thống anh hùng của tổ tiên. Có thể lấy sợ hãi làm bình phong cho lối sống yên thân, nhưng khó mà biện minh được sự vô trách nhiệm của chúng ta. Người ta đã có dự định dựng tượng Thần Trách Nhiệm bên bờ Tây nước Mĩ đối với tượng Thần Tự Do bên bờ Đông, để răn người ta có tự do thì phải có trách nhiệm (vi). Chúng ta đã mất tự do, không thể đồng lõa sợ hãi và lẩn tránh mà gọi là có trách nhiệm với tổ tiên và con cháu được.

Chính quyền cộng sản vô luân đã đành, mà quốc dân cũng sợ quá, nỗi sợ thâm căn cố đế biến tướng thành sự lẩn tránh mà Gandhi phải thốt lên “Tôi ngạc nhiên không phải là kẻ ác làm ác, mà là sự bàng quan của người lành trước tội ác ấy.” Quốc dân sao không đoàn kết lại để hành động; để cho một vài nhóm đấu tranh gióng lên tiếng nói lương tri, vài vị thủ lĩnh hi sinh thì đâu có đủ. Một người, hai người gào thét không đủ cho bọn điếc ấy nghe đâu, nhưng hai người, hai nhà, rồi hai xóm cứ thế cầm tay nhau thì không ác ma nào khuất phục được (vii). Một vài ngọn sóng chỉ làm chao đảo con thuyền thôi, phải thổi lên một trận cuồng phong thì mới mong lật được nó.


Rọi ánh sáng vào nỗi sợ

Sợ là do vô minh mà ra, điều gì mình đã hiểu rõ thì không còn sợ nữa. Sợi dây mà tưởng là con rắn thì sợ là phải, sợi dây thấy là sợi dây thì sẽ không sợ. Chúng ta sợ vì định giá trị cho đời sống mình thấp quá.

Phẩm chất của đời sống quý giá hơn tuổi thọ rất nhiều, nói nôm na là, câu chuyện giá trị ở chỗ nó có hay không, chứ không phải là nó có dài không. Sống có đẹp không là cốt ở chỗ nó có nghĩa lí gì chứ không phải bằng phương tiện gì. Có được thân người này là rất quý, nhà Phật có chuyện con rùa mù trăm ở biển ngàn năm mới nổi lên một lần, trên mặt biển có một cái bộng cây lềnh bềnh theo sóng gió, con rùa mù ấy chui đầu vào bộng cây còn dễ hơn là một sinh linh thọ thân người nữa. Chúng ta nên tin rằng mình sống đời này là chỉ một lần thôi, không có lần thứ hai đâu, mà nó đâu có dài, chưa kể đau ốm và già lọm khọm nữa. Chỉ chừng đó thôi cũng khiến chúng ta coi lại các giá trị của mình, tôn chỉ của mình. Chúng ta có sứ mệnh gì trong cuộc đời này, có ai làm thay mình được không, mình sẽ để lại di sản gì cho con cháu?

Đứng vào hoàn cảnh phải chọn giữa sợ và không sợ, mỗi người chúng ta hoàn toàn có quyền tự quyết định, và quyết định đó nói lên bản lĩnh và tự do của mình. Nếu ông bảo tôi đang sống đầy đủ như thế này, vui thế này, có gì mà phải sợ thì chúng tôi chúc mừng, ông quả thật may mắn hơn chúng tôi và ông lạc quan quá. Nếu ông thấy bất công, dối trá và tội ác tràn lan mà ông chọn yên thân thì chúng tôi cũng tôn trọng quyết định của ông, mong là ông khi về già sẽ không như con cò già bên bờ ao kiệt nước, than van đời sống nhạt nhẽo, đừng tiếc giá mà ông sinh ở này nọ thì ông đã làm nhiều hơn thế.

Hỡi bạn trẻ, nếu bạn thấy chán ngán đời sống trụy lạc, dối trá, ti tiện, quỵ lụy, cái gì cũng mua bằng tiền, nếu bạn không muốn người ta tàn phá đất mẹ và thôn quê của bạn để làm bãi rác cho nhân loại, nếu bạn không muốn những kẻ kẻ dốt nát và kiêu ngạo cầm quyền sinh sát đồng bào và cai trị bạn, không muốn thấy tài nguyên của đất nước chia riêng cho một nhóm người, và nếu bạn muốn lãnh đạo quốc gia phải là những người anh tuấn, thì bạn hãy chấm dứt nỗi sợ hãi của mình. Có thể bạn sẽ mất nhiều thứ, nhưng biết bỏ những mối lợi nhỏ thì mới có đủ sức và tâm trí gây dựng tài sản lớn. Chưa kinh qua một lần chết đi sống lại, chưa tới nơi tận cùng sâu thẳm của tâm thức, thì sẽ rất khó nhận ra được đường đi tới nơi ý nghĩa cho cuộc đời. Nếu bạn là người Công Giáo thì bạn sẽ hiểu hơn, không chết đi thì không có sống lại.

Người ta có thể tước hết mọi thứ của chúng ta, trừ cái tự do trong tâm thức, cái tự do khiến chúng ta có thể quyết định hành động và tư tưởng của mình. Chúng ta còn chờ gì nữa? Đừng trách mình sinh nhầm thế kỉ; sinh vào quốc gia này trong thời đại này, tất cả đều có nghĩa lí hết. Sứ mệnh của chúng ta nằm ở đó. Đừng sợ, đừng an thân.

Nào, hãy hiên ngang như những người tự do, cùng chúng tôi một lần thành thật xét coi, hôm nay Chủ Nhật chúng ta mất gì và sáng mai Thứ Hai sẽ được gì?



----

Chú thích.

i. Những dẫn chứng này rút ở http://en.wikipedia.org/wiki/Fear,

ii. Kinh Pháp Cú 121,

iii. Thơ Tố Hữu khóc Stalin: Thương cha, thương mẹ, thương chồng/Thương mình thương một thương Ông thương mười,

iv. Xem tin này trên BBC:

v. Xem vụ nghị sĩ Anthony Weiner,

vi. Viktor Frankl, Man's Search for Meaning,

vii. Nghe bài hát One Man’s Hand của Pete Seeger:
http://www.youtube.com/watch?v=XxxxIcKJoMI
Powered By Blogger