Thursday, December 31, 2015

THÚY NGA VÔ NHÀ THỜ

 
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất / 2015-12-30

Dẫn nhập - Hàng năm vào dịp lễ Giáng Sinh, tôi thường nhận được một số thiệp mừng, hoặc E-mail chúc Christmas và New Year của bà con, bạn bè và thân hữu. Đặc biệt năm nay, ngày December 11, tôi được từ một người quen - ông NTH - gởi đến hai youtubes Paris By Night của trung tâm Thúy Nga với một lời ân cần đề nghị:
"Giáng sinh, mời xem ► Paris By Night"
Disk 2
Cho dù rất dị ứng đối với Paris By Night, nhưng tôi cũng phải mở ra xem hai youtubes trên để không phụ hảo tâm và tấm thịnh tình của ông NTH. Xem xong tôi có một số vấn đề muốn viết. Nghĩ thế nhưng tôi còn lưỡng lự, bởi vì thật tình … cũng chẳng hay ho gì mà viết - tôi nghĩ thế -Nhà Đạo thì có cả ngàn lẻ một chuyện đáng viết chứ đâu phải chỉ có một! Ngay tại bên trong Tòa Thánh La Mã (Curia Romana) mà còn có vấn đề corruption, Đức Giáo Hoàng Francis quyết tâm quyét sạch mà vẫn chưa đi đến đâu, thì ở cấp địa phương - giáo phận hay giáo xứ - sự lạm dụng tôn giáo, hay việc hành xử sai quấy của các đấng bậc xẩy ra cũng là chuyện thường tình. Từ cả chục năm nay, tôi tránh viết về các vấn đề "Nhà Đạo" là vì cảm thấy ôm không xuể.
Nhưng tới ngày hôm nay December 29, lễ lậy qua rồi, tôi có ý mở hai cái youtubes để coi lại và suy nghĩ chín chắn xem có nên viết hay không, thì thấy cả hai cái links đã bị lấy xuống với một thông cáo ngắn ngủi: "This video is no longer available due to a copyright claim by Thuy Nga. Sorry about that."(tạm dịch: đĩa nhạc này không thể mở coi được nữa vì có sự khiếu nại về tác quyền của trung tâm Thúy Nga. Xin lỗi về chuyện này). Đọc thông cáo, tôi tin rằng minh đã vỡ lẽ ra vấn đề và đi đến quyết định dứt khoát "phải viết."
Trình bầy sự việc
Hai youtubes là hai đĩa nhạc (video) do trung tâm Thúy Nha sản xuất. Chắc chắn thế, rất rõ ràng: "Paris By Night." Sân khấu là khu vực thánh thiêng nhất trong nhà thờ Công Giáo, quen gọi là "gian thánh hay cung thánh" tức là chỗ đặt bàn thờ tế lễ Thiên Chúa. Trang trí sân khấu là quang cảnh quen thuộc của ngày lễ Giáng Sinh. Chính giữa có bức tranh hang đá Chúa sinh ra. Hai bên bức tranh là mấy cây Christmas trees có treo đèn, kết hoa. Bàn thờ - nơi làm lễ, và Nhà Tạm - nơi hiện diện thực sự của Chúa qua tấm Bánh Thánh bị bức tranh che dấu. Tượng Thánh Giá Chúa trên cao nơi bức tường hậu của gian thánh không bị che. MC Nguyễn Ngọc Ngạn. Các diễn viên đều là các ca sĩ nhà nghề của Thúy Nga. Tăng cường thêm 3 linh mục trẻ, các cô trong ca đoàn nhà thờ, và mấy em trình diễn nhạc cảnh Giáng Sinh. Khán-thính giả gồm hai Đức Cha Kevin Vann và Mai Thanh Lương, giám mục chánh và phó của giáo phận Orange, dăm vị linh mục, một số sơ, còn lại là giáo dân ngồi kín nhà thờ. Người được giới thiệu chủ sự buổi trình diễn là cha Vũ Ngọc Long, linh mục chánh xứ nhà thờ St. Barbara. Theo cha Long, lý do của buổi trình diễn là để kỷ niệm 50 năm ngày thành lập giáo xứ St. Babara.
Qua cái Poster quảng cáo, người ta đọc thấy ghi rõ "Paris By Night - Special Edition. Buổi trình diễn được đặt tên là GLORIA. Dưới Poster có hàng chữ ghi chú: "Tất cả số tiền thu được trong việc phát hành DVD Gloria sẽ dâng tặng quỹ mục vụ Giáo Phận Orange."
Bên dưới của cả hai cái youtubes, người viết đọc được trên 100 ý kiến phản hồi (feedbacks) của người coi trên internet. Tất cả đều khen buổi trình diễn thành công. Một số người than phiền nhạc hay quá mà họ không thể download được để giữ lại trong máy riêng. Mọi người rất tán thưởng các ca sĩ trình diễn, trừ ra duy nhất chỉ có một người (người viết không nhớ tên) phàn nàn đại ý rằng: "Thúy Nga không tìm  được một rạp hát nào hay sao mà phải lấy nơi thánh trong nhà thờ làm sân khấu!?"
Tuy chỉ được xem và nghe qua có một lần và cũng không chú ý lắm, nhưng theo thiển ý thì nội dung buổi trình diễn đều nằm trong chủ đề "Chúa giáng sinh." Đặc biệt 3 linh mục hợp ca bài "Trời Cao hãy đổ sương xuống" rất hay. Các cha mặc soutane đen (áo chùng thâm mặc thường ngày của các linh mục) trên sân khấu nên MC Nguyễn Ngọc Ngạn ca tụng không tiếc lời:"Không thua gì ban Tam Ca Áo Trắng của mấy em ca sĩ trong nước." Thứ hai là bài "Cao Cung Lên" do ca sĩ Đình Bảo hát cũng rất đạt. Hầu hết các ca khúc khác đều là những bài hát dân gian mang âm hưởng Giáng Sinh chứ không phải thánh nhạc được phép hát trong nhà thờ trong các giờ phụng vụ trong mùa Giáng Sinh, chẳng hạn như các bài Dư Âm Mùa Giáng Sinh, Bài Thánh Ca Buồn, rồi bài gì nữa có câu "trọn đêm nhớ anh …" do Như Quỳnh hát v.v. Có một đôi nghệ sĩ (không nhớ tên) trình bầy nhạc phẩm gì đó (cũng không nhớ) nhưng là bản nhạc tình. Cách trình diễn cũng mùi và gợi sex ra phết. MC Nguyễn Ngọc Ngạn xuất sắc đến nỗi mà cha Long nhận định "nếu đi tu, ông Ngạn chắc sẽ trở thành giám mục …" Gần cuối chương trình là phần tặng quà. Đức Cha Kevin được giáo dân tặng một bức ảnh tôn giáo và Ngài đã lên sân khấu nhận và làm phép bức ảnh.
Thắc mắc
Buổi ca hát tại nhà thờ St. Barbara vào đêm lễ Giáng Sinh của trung tâm Thúy Nga Paris By Night do Lm Vũ Ngọc Long tổ chức nên coi là buổi trình diễn văn nghệ hay hát vọng Giáng Sinh? Đây là vấn đề người viết đặt ra trong bài viết này.
Theo tập tục của người công giáo Mỹ, vào đêm lễ Giáng Sinh, trước khi cử hành Thánh Lễ, giáo dân thường tụ tập nghe hát nhạc Giáng Sinh, gọi là "vọng Giáng Sinh." Hát nhạc Giáng Sinh là một hình thức cầu nguyện bằng lời ca tiếng hát để bầy tỏ lòng mong đợi Chúa đến. Đối với người công giáo, hát là cầu nguyện hai lần. Quả thật tiếng hát trong nhà thờ dễ làm cho tâm trí con người thoát tục. Vì thế đêm nhạc vọng Giáng Sinh có mục đích đưa tâm hồn người tín hữu đến gần hơn với nhận thức về ơn cứu độ trong việc Thiên Chúa sinh ra làm người. Vấn đề là như thế và chỉ có thế. Nhưng buổi ca nhạc của trung tâm Thúy Nga tại nhà thờ St. Barbara khiến người tín hữu có cảm tưởng rằng đây là một buổi trình diễn văn nghệ với mục đích thương mại hơn là vọng Giáng Sinh. Nhạc Giáng Sinh chỉ là phương tiện để câu khách mê văn nghệ và để bán DVD?
Nếu trung tâm Thúy Nga có hảo ý hát free cho giáo dân của nhà thờ St. Barbara để mừng Giáng Sinh thì là một việc làm đạo đức rất đáng hoan nghênh. Nhưng buổi ca nhạc này có bán vé vô cửa, có quay film và burn ra đĩa nhựa thành DVD để bán thì lại là chuyện khác. Không thể giải thích được cách nào khác hơn rằng đây là một hoạt động văn nghệ có tính cách thương mại dưới cái vỏ bọc tôn giáo. Bởi vì, Thúy Nga vẫn phải trả cachet và đài thọ phí tổn cho các nghệ sĩ của họ trong thời gian lưu diễn. Lợi tức dư ra do việc bán vé và bán DVD sau đó mới được hiến tặng cho giáo phận Orange. Quan trọng hơn nữa là tác quyền (copyright) lại do trung tâm Thúy Nga nắm giữ, chứ không thuộc sở hữu của nhà thờ St. Barbara. Điều này chứng tỏ hơn đây là một show văn nghệ hơn là một sinh hoạt có tính cách tôn giáo. Về mặt pháp lý, kể cả việc Đức GM Kevin làm phép ảnh tượng cũng bị coi là một tiết mục trình diễn trên sân khấu, do trung tâm Thúy Nga đạo diễn và nắm giữ tác quyền (copyright). Đáng tiếc là không có một thẩm quyền nào trong Giáo Hội quan tâm đến vấn đề tuy nhỏ bé nhưng rất quan trọng này.
Qua một lãnh vực khác là việc trình diễn "nhạc đời" trong nhà thờ. Cứ cho rằng những bản nhạc đời đã được cho phép hát trong nhà thờ, nhưng phải giải thích ra sao khi những ca sĩ không phải là tín hữu công giáo hát những bản nhạc đời trong thánh đường? Một ca sĩ cho dù là tín hữu công giáo, anh ta ca rằng "Lạy Chúa con là lính trận ngoài biên" thì nên coi là một lời cầu nguyện thành tâm, hay phải kể là anh ta nói láo với Thiên Chúa để kiếm tiền, bởi vì ai cũng biết, anh ta chưa hề đi lính một ngày nào!? Như thế cho thấy người ca sĩ này trình diễn văn nghệ chứ không phải anh ta hát vọng Giáng Sinh.
MC Nguyễn Ngọc Ngạn còn tệ hơn gấp bội. Ngạn là một tín hữu công giáo ai cũng biết. Trong lúc dẫn chương trình, Nguyễn Ngọc Ngạn kể câu chuyện có một người bạn của hắn bên Canada bảo lãnh mẹ già từ VN qua chơi. Vào một ngày mùa đông rất lạnh, nước đóng băng. người bạn này chở mẹ đi trên một cây cầu bắc qua sông. Thấy có đông con nít đang skating bên duới cây cầu, sực nhớ lại phép lạ của Chúa trong Thánh Kinh, bà cụ nói với người con: "Thì ra bây giờ mẹ mới hiểu phép lạ Chúa đi trên mặt biển." Một câu bông đùa vô tội vạ có phải không? Xin thưa không phải. Những ca sĩ ngoài công giáo trình diễn cùng với Nguyễn Ngọc Ngạn, và những người xem DVD buổi trình diễn này, họ nghĩ sao về đạo Công Giáo và về Thiên Chúa? Có phải những phép lạ toàn là bịp bợm? Nếu Chúa đi trên mặt biển là một trò lừa bịp, thì chuyện xác của nhiều vị thánh như Sainte Thérèse de L'anfant Jesus, Bernadette v.v. còn tồn tại như khi còn sống cho đến ngày nay cũng là những trò bịp? Người ta sẽ nghi ngờ rằng, xác của các vị thánh này chẳng qua cũng giống như xác Lenin, Hồ Chí Minh, nghĩa là ướp bằng hóa chất cho khỏi thối rữa thôi chứ có gì khác. Có phải toàn là trò bịp bợm cả không? Nguyễn Ngọc Ngạn đem phép lạ của Chúa ra châm biếm, đùa cợt, anh ta có tiền đút túi, nhưng đức tin của người công giáo và nhận thức về Chúa của những người không tin Chúa có chắc chắn sẽ không bị ảnh hưởng không? Điều vô cùng ngạc nhiên là, bên dưới trong hàng khán giả, các giám mục, linh mục, các bà sơ và giáo dân cười khoái trá, vỗ tay rào rào tán thưởng MC Nguyễn Ngọc Ngạn châm biếm Chúa!
MC Nguyễn Ngọc Ngạn có lẽ cũng cảm thấy bất ổn trong lương tâm nên mới bôi bác đánh trống lảng để biện minh cho hành động phỉ báng Thiên Chúa của mình. Ngạn kể chuyện anh ta có gặp một Thiền Sư và hỏi vị Thiền Sư rằng "thế nào là thiền?" Vị Thiền Sư trả lời: "Thiền là đem cái tâm trở về với thân." Vị Thiền Sư trả lời đúng. Ý của Ngạn là, "Đây là chúng tôi làm việc đạo. Chúng tôi hát vọng Giáng Sinh chứ không phải trình diễn văn nghệ." Nếu show trình diễn là một hình thức "thiền" (của người công giáo) thì cái tâm của những người đến nhà thờ hoặc xem youtube phải hướng về lễ Giáng Sinh mới phải. Trái lại hầu như ai nấy đều mải miết thưởng thức văn nghệ mà không hề quan tâm đến việc Chúa ra đời. Thiên bất dung gian, Nguyễn Ngọc Ngạn đã tự phản lại Nguyễn Ngọc Ngạn. Hơn một trăm ý kiến feedback của khán giả coi hai cái youtubes như chúng tôi nói trên, hầu hết đều nhận định rằng buổi trình diễn của Paris By Night rất thành công. Hát rất hay. Không một ai có cảm tưởng gì về ngày Giáng Sinh cả. Rõ ràng người ta đến nhà thờ nghe nhạc chứ không phải đến nhà thờ vì ngày lễ.
Cuối cùng và là vấn đề quan trọng nhất: nơi thánh trong nhà thờ St. Barbara biến thành sân khấu trình diễn văn nghệ. Chuyện biến nơi đặt bàn thờ tế lễ Thiên Chúa thành sân khấu trình diễn văn nghệ để thu tiền thì chưa hề thấy bao giờ. Đối với người viết, trường hợp nhà thờ St. Barbara là lần đầu tiên. Chuyện này có lẽ cũng không khác chuyện xẩy ra thời Chúa đi giảng đạo được ghi chép trong Kinh Thánh. Đại để là có một lần khi Chúa Jesus vào đền thánh Jerusalem, Ngài nhìn thấy người ta buôn bán chiên cừu, bồ câu và đổi tiền bạc trong đền thờ, Chúa bèn xô đổ bàn ghế và dùng những sợi giây thừng bện lại để đuổi người buôn bán cùng với súc vật ra khỏi đền thờ. Chúa nói với những người này: "Nhà Cha ta là nhà cầu nguyện, không được biến nơi này thành hang ổ trộm cướp." Bán chiên cừu, chim bồ câu là hoạt động thương mại. Bán tài năng ca hát, một sản phẩm tinh thần để lấy tiền cũng là làm thương mại. Cả hai dạng buôn bán đều đem lại lợi tức, mục đích không có gì khác nhau cả. Vấn đề là người ta biến đền thờ thành cái chợ làm nơi trao đổi hàng hóa.
Trước đây lâu rồi trên internet, có người post lên màn ca nhạc được nhà chùa nào đó tổ chức để thu tiền tu bổ chùa. Nhiều người lên tiếng phê bình chuyện đem việc hát xướng vào chùa. Nhà sư đem ca nhạc vào chùa nhưng sân khấu trình diễn là sân chùa chứ không phải là nơi đặt Tòa Sen Đức Phật ngự. Và, nhà sư chỉ sử dụng những nghệ sĩ tay ngang trong tinh thần "cây nhà lá vườn" để trình diễn. Cha Long thì khác, cha sử dụng nơi cha dâng thánh lễ làm sân khấu. Ngài được cả một trung tâm ca nhạc nổi tiếng hát yểm trợ. Đó là hai điểm quan trọng khác biệt cần lưu ý. Những sự kiện này đem đến cho người ta câu hỏi là liệu có phải tinh thần đạo ngày nay cũng cần phải update cho phù hợp với tiến bộ văn minh của thời đại không? Nếu tôn giáo cũng cần phải update thì xem ra nhà chùa còn chưa theo kịp nhà đạo  của cha Vũ Ngọc Long.
CS vô nhà thờ để làm gì?
Dư luận đồn đãi rằng, đa số chùa chiền ở hải ngoại ngày nay đều là hang ổ VC cả. Các nhà sư hầu hết đều là cán bộ. Nhưng đây không phải là vấn đề bài viết này đề cập tới. Vấn đề là trung tâm Thúy Nga nghe đâu đã bán cho một anh cán lớn nào đó trong nước từ lâu rồi. Nếu đây là sự thật thì vấn đề cần nêu ra để tìm hiểu sự thật là: VGCS vô nhà thờ hát xướng là có ý "hồi đầu thị ngạn" hay chúng đang thi hành quỉ kế xâm nhập công giáo tỵ nạn qua sinh hoạt phụng vụ?
Ngày 30-12-2015
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Trung Quốc lại đưa giàn khoan HD 981 đến Biển Đông

 
Thanh Phương / 2015-12-30



Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đang ở ngang vùng biển Quảng Bình của Việt NamPetrotimes 
Báo chí Việt Nam ngày 29/12/2015 loan tin là Cục Hải sự Trung Quốc vừa thông báo là giàn khoan Hải Dương 981 sẽ khoan thăm dò tại một khu vực ở Biển Đông từ ngày 28/12/2015 đến ngày 10/02/2016.
Trả lời trang mạng Zing.vn, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển của Việt Nam cho biết, theo như thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc ngày 28/12, hiện giàn khoan Hải Dương 981 đang ở vị trí ngang vùng biển Quảng Bình của Việt Nam, cách đường trung tuyến (ranh giới phân định trên vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc) 70 hải lý về phía Đông.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Cảnh sát biển của Việt Nam “sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ“ các hoạt động của giàn khoan này ở Biển Đông. Về phía chính phủ Việt Nam, hiện chưa có phản ứng chính thức gì về hoạt động mới này của giàn khoan Hải Dương 981.
Vào tháng 05/2014, Trung Quốc đã từng hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 gần quần đảo Hoàng Sa, tại khu vực mà Hà Nội khẳng định là nằm trong thềm lục điạ, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vụ này đã gây căng thẳng nghiêm trọng cho quan hệ Việt-Trung, và đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc ở Việt Nam. Đến tháng 07/2014, Bắc Kinh đã rút đi giàn khoan Hải Dương 981.
Về hoạt động mới của giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, nhận định:
“Hải Dương 981 là giàn khoan rất đắt tiền, với chi phí xây dựng được ước tính là khoảng 6 tỷ nhân dân tệ (hơn 900 triệu đôla). Xét trên phương diện thương mại, Trung Quốc sẽ không thể để công trình này nhàn rỗi".
Vị trí hạ đặt giàn khoan mà Cục Hải sự Trung Quốc thông báo hôm 28/12 nằm phía bắc quần đảo Hoàng Sa và phía đông nam đảo Hải Nam, nơi Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí. Nó nằm bên phía Trung Quốc nếu xét theo đường trung tuyến, nơi mà vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc nằm chồng lấn lên nhau.
Trên phương diện này, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc chỉ đơn thuần thực hiện các hoạt động thương mại và không đe dọa tới chủ quyền của Việt Nam như thời điểm giàn khoan này hoạt động ngoài khơi đảo Tri Tôn từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2014.
Trả lời câu hỏi về ý đồ của Bắc Kinh khi đưa giàn khoan Hải Dương 981 trở lại Biển Đông ngay trước khi diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 12 vào tháng 01/2016, giáo sư Carl Thayer nói:
“Với những thông tin hiện có, tôi không nghĩ có mối liên hệ nào giữa việc Hải Dương 981 hoạt động trên Biển Đông với Đại hội Đảng lần thứ 12, sẽ diễn ra từ ngày 20/01 đến 28/01/2016. Hiện giờ Trung Quốc đang nỗ lực giành lại niềm tin từ phía Việt Nam, để ngăn Việt Nam ngả thêm về phía Mỹ. Nếu Hải Dương 981 được đưa tới Biển Đông tới nhằm mục đích khiêu khích, hành động này sẽ phản tác dụng và gây nên tâm lý chống Trung Quốc ở Việt Nam.”
Như vậy, chuyện gì sẽ xảy ra sau đó? Chuyên gia Carl Thayer dự báo : “Bộ Ngoại giao Việt Nam chắc là sẽ đưa ra lời phản đối thông thường, rằng việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Đông là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, không có gì đáng báo động.” 

---------

Trung Quốc 'không can thiệp ĐH 12'

BBC / 2015-12-30



Ông Nguyễn Sinh Hùng vừa thăm Trung Quốc 
Trong một diễn biến hiếm có, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lên tiếng bác bỏ thông tin trên mạng “xuyên tạc” chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội.
Từ 23 đến 27/12, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng đã thăm Trung Quốc, hội đàm lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc Tập Cận Bình.
Phát biểu tại một hội nghị toàn quốc về thông tin đối ngoại ở Hà Nội ngày 30/12, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh giải thích về chuyến thăm.
Theo ông Huynh, phía Trung Quốc bốn năm liền mời ông Nguyễn Sinh Hùng sang thăm, nhưng ông Hùng không sang cho đến khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm chính thức Hà Nội.
"Thế mà cư dân mạng nói sang là để Trung Quốc can thiệp vào Đại hội 12 của Đảng, tác động vào nhân sự của Đại hội. Tôi xin bác bỏ những thông tin này.”
“Tôi khẳng định Trung Quốc không thể tác động vào Đại hội 12 của Đảng", ông Đinh Thế Huynh nói, theo trang VietnamNet.
Cả ông Nguyễn Sinh Hùng và Đinh Thế Huynh đều đang là thành viên Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng Cộng sản.
Ông Huynh nói tiếp: "Ngay chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc mà tôi là người tham gia tất cả các hoạt động, kể cả hội đàm, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng chỉ nói 'Chúc các đồng chí tổ chức thành công ĐH Đảng lần thứ 12', không một lời tác động đến Đại hội Đảng của chúng ta.”
"Ta có tư thế, nguyên tắc của ta, ai dám tác động nào? Mà tác động sao nổi. Đảng dày dạn trong lãnh đạo cách mạng và trong công cuộc đổi mới, có đủ bản lĩnh để giữ vững sự độc lập,” ông Huynh khẳng định.
Trong vòng một tháng qua, trên mạng internet dồn dập xuất hiện nhiều văn bản, đơn thư chỉ trích, tố cáo nhiều lãnh đạo cao nhất của Việt Nam.
Phát ngôn của ông Đinh Thế Huynh đưa ra trong thời điểm này dường như nhằm khẳng định sự đoàn kết nội bộ và bác bỏ thông tin trên mạng.
Facebook chính thức của chính phủ Việt Nam cùng ngày 30/12 dẫn lời Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nói xuất hiện “nhiều trang thông tin xấu độc thời gian gần đây”.
Nói với báo chí bên lề hội nghị báo chí toàn quốc, ông Tuấn nhấn mạnh: “Những trang này hầu hết xuyên tạc, bôi xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước.”
“Không chỉ từ nay cho đến Đại hội Đảng toàn quốc mà trong kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND sắp tới, chúng tôi cũng dự báo tiếp tục sẽ có những trang thông tin xấu độc như vậy.”
Ông Tuấn tuyên bố hầu hết các trang “xấu độc” có nguồn thiết lập ở nước ngoài.
----------
Ý kiến độc giả: 

Nếu Trung Quốc có ý định can thiệp thì liệu các tên như Nguyễn Sinh Hùng có tư cách gì để nghe lời phản đối của bọn chúng ? Hùng chỉ là thân phận con chó liếm gót mà cũng làm vẻ sủa oai vang với dân đen như thể là mình đại diện cho cả chế độ. Cả một căn nhà lớn và khu vườn rộng thênh thang thì chỗ ở của con chó là đâu ? Đó cũng chỉ là cái chuồng chó chật hẹp nằm trước nhà để canh chùng kẻ trộm dùm cho chủ nhà mà thôi. Nguyễn sinh Hùng chỉ là tên tay sai đem lời van xin và hứa hẹn cua Đảng qua nhắn lại cho tên Tàu khựa họ Tập để xin chúng để yên trong thời gian Đại Hội Đảng, thế nhưng anh Tàu này cũng dằn mặt, cho dàn khoan HD 981 vào vùng biển VN để thị oai ý muốn nói : tụi bây phải tỏ ra ngoan ngoãn, nếu không tao sẽ khoan dầu ngay bây giờ để khiêu chiến xem tụi bây có dám phản ứng hay không, tụi bây sẽ bị cả thế giới cười khinh bỉ vì sẽ hèn nhát khiếp nhược như chó thôi. !!

Điền Phong 

Báo Đài Loan: Việt Nam sắp đại biến

Làm gì có chuyện người dân được trực tiếp bầu người đại diện cho mình?Quốc hội bù nhìn cộng sản chỉ toàn là...phe ta.

Báo Đài Loan: Việt Nam sắp đại biến, Chủ tịch Quốc hội VC cầu cứu Tập Cận Bình
Trong hai ngày 23- 24/12/2015, Tập Cận Bình và Du Chính Thanh tại Bắc Kinh đã lần lượt tiếp kiến Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng. Giới quan sát cho rằng, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sắp diễn ra, cạnh tranh trên chính trường đang rất kịch liệt, người được mệnh danh “đả phá diện mạo độc tài biến tướng”* thuộc phe cải cách là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đang chiếm lấy ưu thế. Việt Nam sắp có biến cố lớn, Nguyễn Sinh Hùng thăm Bắc Kinh lần này có thể là để cầu tiếp viện. Ông Trần Phá Không (một nhà bình luận chính trị gốc Hoa tại Mỹ) cho rằng, nếu chính trị Việt Nam chuyển biến thành công, Trung Cộng sẽ bội phần lúng túng và bị áp lực.
congly.com.vn
congly.com.vn congly.com.vn
Tháng 1/2016, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 quyết định hướng đi của Việt Nam trong tương lai sẽ diễn ra. Trong Đại hội này, tứ trụ triều đình đang lãnh đạo Việt Nam, bao gồm tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đều đến tuổi về hưu, thế hệ lãnh đạo Việt Nam mới sẽ lên thay.
Có thông tin cho rằng, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng có thể sẽ không nghỉ hưu đợt này, mà sẽ tiếp nhận chức vụ Tổng bí thư Đảng Cộng sản. Trên chính trường Việt Nam, quyền lực cao nhất trên thực tế là tổng bí thư Đảng Cộng sản, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội cũng chịu sự lãnh đạo của Đảng.
Nhưng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất thân quân đội, đã từng đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo kinh tế, hành chính; quan chức thuộc cấp đầy khắp trong 3 lĩnh vực hành chính, kinh tế, quân đội, là nhân vật có thế mạnh chính trị nổi bật.
Ngoài ra, truyền thông Nhật Bản từng đưa tin, Nguyễn Tấn Dũng là đại diện cho một phe lớn của Việt Nam, đó là phe miền Nam chủ trương cải cách chính trị. Vì vậy, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không có khả năng áp chế Nguyễn Tấn Dũng.
Có nguồn tin cho rằng, Nguyễn Phú Trọng vô cùng bất mãn với chủ trương cải cách kích tiến * của Nguyễn Tấn Dũng, trong thời gian Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình đã có sự trao đổi về lĩnh vực này.
Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được coi là thân cận của Nguyễn Phú Trọng.
Có quan điểm cho rằng, trong thời khắc nhạy cảm này, một trong “tứ trụ triều đình” là Nguyễn Sinh Hùng thăm Trung Quốc, hội kiến Chủ tịch Tập Cận Bình và Du Chính Thanh, có thể là có mục đích “cầu chi viện”. Nguyễn Phú Trọng yếu thế, có thể là hy vọng Trung Cộng triển khai sức mạnh ngoại giao, giúp sức một tay cho phe bảo thủ. Nguyễn Tấn Dũng chủ trương cải cách, được mệnh danh “đả phá diện mạo độc tài biến tướng”.
BBC nói, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được cho rằng sẽ nắm giữ lấy chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong Đại hội Đảng lần thứ 12 vào tháng 1 năm sau. “Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu phái cải cách ở Việt Nam”. Truyền thông từng đưa tin, theo tiết lộ của một quan chức cao cấp Việt Nam giấu danh tính, Nguyễn Tấn Dũng gần đây trong một buổi tiệc có nói rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có đi theo những giá trị phổ quát của thế giới, mới có thể tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam, nếu không sẽ vĩnh viễn không thể thay đổi diện mạo độc tài biến tướng này, nếu như không có cách nào cải cách, sẽ lập tức giải tán”.
Cũng có nguồn tin rằng, Nguyễn Tấn Dũng thậm chí còn chủ trương đổi tên nước hiện tại là “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” thành nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Dưới sự ủng hộ đó, đồng đô la sẽ trở thành ngoại tệ lưu thông chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh.
Truyền thông còn đưa tin, Việt Nam gia nhập Hiệp định Quan hệ đối tác Thái Bình Dương (TPP), chính do sự ra sức tác động và triển khai mạnh mẽ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chuyên gia bình luận chính trị sống tại Mỹ Trần Phá Không cho rằng, nếu như Việt Nam có thể cải cách mà trở thành một quốc gia mới tôn trọng nhân quyền và pháp trị, thì mô hình chuyển đổi đó có hiệu ứng khó lường hết được. Lúc đó, Trung Cộng sẽ bội phần lúng túng và áp lực, lựa chọn của Trung Quốc chỉ có 2 con đường: một là cải cách thay đổi để hòa nhập vào hàng ngũ thế giới văn minh; hai là cố chấp theo đường cũ, đóng cửa với bên ngoài, cam phận làm bạn với Triều Tiên, trở thành quốc gia lạc hậu nhất.
Trần Phá Không: Việt Cộng đi trước Trung Cộng trên lĩnh vực cải cách chính trị.
Trần Phá Không từng viết bài đăng trên đài Á Châu Tự Do cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc là 2 trong số 4 nước còn lại trên toàn cầu do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cùng với Triều Tiên và Cu Ba. Trung Cộng và Việt Cộng, tuy có sự thù địch nhất định, nhưng ý thức hình thái giống nhau, cách thức hành động cũng tương tự. Đều do một Đảng chuyên chính; đều dùng chính sách trấn áp, bắt bớ, bức hại những người bất đồng chính kiến và nhân sĩ tôn giáo thuần túy; đều dùng chiêu bài cải cách kinh tế để giữ lấy chính quyền chuyên chế; đều là những nước tham nhũng hủ bại nghiêm trọng; đều thao túng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chẳng hạn, Trung Cộng thao túng cho thị uy chống Nhật, Việt Cộng thao túng cho thị uy bài Hoa, đến lúc cần thì lại ra tay đàn áp.
Còn sự khác biệt nhau, ngoài khác biệt về cải cách kinh tế, Việt Cộng đã đi trước Trung Cộng trên lĩnh vực cải cách chính trị. Bắt đầu từ năm 2006, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên công bố báo cáo chính trị cho toàn dân thảo luận, công khai chương trình hội nghị, Tổng Bí thư và lãnh đạo các cấp được chọn ra do tuyển cử công khai. Những cách làm này, Trung Cộng thường bảo “dân chủ trong Đảng” mà đến nay vẫn chưa làm được, vẫn duy trì tình trạng “đấu đá trong cung đình, hiệp thương mờ ám”. Tháng 11/2012, Việt Nam quy định bắt buộc cán bộ công khai tài sản, trong khi Trung Cộng chỉ mới bước vào giai đoạn thí điểm, còn ám thị rằng kiểu quy định này phải đợi tiếp thời gian 20 năm nữa.
Điểm khác nhau lớn nhất giữa Việt Cộng và Trung Cộng còn ở chỗ, Việt Cộng lãnh đạo tương đối lý tính và ôn hòa, không tạo ra những tội nghiệt tày trời như Trung Cộng trong các chính sách: Đại nhảy vọt, Nạn đói, Cách mạng văn hóa, Thảm sát Thiên An Môn, Bức hại Pháp Luân Công… Việt Cộng mang nợ máu với nhân dân trong nước ít hơn Trung Quốc.
Chính trị Việt Nam dân chủ hóa 30 năm trước đến giờ, đã khởi bước
Sau Đại hội lần thứ 9, công cuộc dân chủ hóa chính trị ở Việt Nam trên bình diện quốc gia đã thể hiện.
Lãnh đạo tối cao Việt Nam đã hình thành chế độ “tứ trụ triều đình”, tức Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội. Tổng bí thư Đảng không kiêm nhiệm Chủ tịch nước và Thống soái tối cao của quân đội. Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, kiêm Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc phòng, lãnh đạo toàn thể lực lượng vũ trang cả nước. Chủ tịch Quốc hội lãnh đạo lập pháp và tư pháp. Thủ tướng Chính phủ nắm giữ hành chính.
Như vậy, quyền lãnh đạo đảng, quyền lãnh đạo quân đội, quyền lập pháp và quyền hành chính phân lập và hình thành thế quân bình chế ngự nhau. Hơn nữa, chế độ phân quyền này đã được thực thể hóa ở một trình độ cao, Tổng bí thư Đảng đã không nắm giữ hết tất cả mọi quyền lực.
Năm 2013, Tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu được truyền hình đến công chúng Việt Nam, trong lúc nói đến việc không thể tiến hành kỷ luật một đồng chí X (thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) đã rơi nước mắt.
Quốc hội Việt Nam (tương đương“Nhân đại thường ủy hội” của Trung Quốc) cũng không phải là những con rối. Đại biểu Quốc hội Việt Nam tổng cộng là 498 người, do cử tri các tỉnh thành trực tiếp bầu cử nên. Vì Quốc hội tập trung các phần tử tinh anh được dân tuyển từ các nơi trong cả nước, nên không khí cải cách trong Quốc hội Việt Nam khá mạnh mẽ, là động lực chủ yếu thúc đẩy dân chủ hóa chính trị ở Việt Nam.
Ngoài ra, tình hình dân chủ trong Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã hình thành, thể hiện trong các mặt dưới đây: (1) Tổng bí thư do bầu cử mà ra; (2) Quyền quyết định việc trọng đại thuộc về Ban bí thư Trung Ương; (3) Thực hiện chế độ chất vấn của Ủy viên Trung ương; (4) Ủy viên Trung ương và các chức vụ lãnh đạo quan trọng do tuyển cử dân chủ, thông tin về người ứng cử được công khai.

Tác giả: Vu Phi, biên dịch Minh Nguyệt (Anhbasam)

Nguồn: tw.aboluowang.com, tiếng Trung, Đài Loan, ngày 26/12/2015

Wednesday, December 30, 2015

Đỉnh NGU trí tuệ loài người

Hải Nguồn: Haizoo 2015-12-30


Tờ báo củ hơn 40 năm trước, thấy tin lưu manh “Bịp Vĩ Đại” như sau:

Báo SG Giải Phóng đăng tin.




Có ai là “con người có óc” còn tỉnh táo mà thì là TIN được cái vụ “chiến sĩ biệt động Đánh Chìm Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ” tại Saigon này không ? Đây là thời gian sau 30.4.1975, báo của đảng csvn đăng cho nhân dân cả nước đọc. Có lẽ thời đấy, bọn NGỤY Saigon cùm đầu tại các nhà tù và các trại cải tạo, chỉ còn độc nhất cán bộ nòng cốt đảng csvn được tự do đọc báo. Và một số tên “cách mạng 75” đọc .

Lừa bịp một cách trơ trẽn và ngu ngốc nhỉ ? các bác có công căm thù Mỹ Ngụy .

Hải

Open Letter of Nguyen Thanh Tu - Terror in Little Saigon (Dam Phong Nguyen)

Source : Facebook of Nguyen, Thanh Tu

I was deeply touched by the courageous and overwhelming supports of my Dad's fellow Vietnamese and American journalists. On behalf of my family, I sincerely thank my beloved Vietnamese community, the Vietnamese and English-language media for their devoted attention to cold case murders of 5 Vietnamese journalists, my beloved father, Đạm Phong Nguyen, was among them. These unsolved murder cases occurred more than 30 years ago. The unsolved cases were nothing more than the forgotten dusty files.
However, all changed when on November 3rd, 2015, the PBS' Frontline's journalists, A.C. Thompson and Richard Rowley committed to see to that the integrity of the first amendment is preserved regardless of what language it is in, and that the guarantee of the freedom of the press not be perceived as selective. They have invested two years and a lot resources to seek justice for their fallen colleagues.
As A.C. Thompson eloquently puts it:
"We tell ourselves that our work matters, that it’s worth the risk, that it will be remembered. When another journalist is killed, we rush to tell their story and to say to the world that their life was not wasted. And so it shouldn’t have taken this long to get here. Over 30 years late, I’ve arrived at Dam Phong’s grave. His case is three decades cold, without a conviction or an arrest, just this headstone telling us that Dam Phong died for journalism. Lives matter, Dam Phong’s life matters."
The painful death of the five Journalists, including my father Đạm Phong have never healed. The wound that is moral, or occasioned by “contempt” and “injustice,” is the centerpiece of our anguish for at least more than three decades. I don’t think you ever get over the loss in your heart. And while that’s not to imply that you cannot proceed forward and achieve peace, the wound – the superficially healed wound – may still be deeply ingrained.
I'm sure as human beings, we all have a conscience. Even a killer has a conscience of his/her bad deed. "A man tormented by the guilt of murder will be a fugitive till death". Here, the killers were simply acted upon an order and now being remorseful. I believe the time is ripe for killers to come forward with the information about the death of the five (5) journalists. They must know that the law enforcement is willing to grant them the immunity from prosecution if they are willing to cooperate. In a way they were victims of a well organized criminal enterprise. They must know that the families and the Vietnamese community will be generous in forgiving them. I appeal to the conscience lawyers who can help the victims seek justice, the lawyer could use the attorney power re-opens the cold cases burried more than 30 years ago.

NGUYỄN THANH TÚ

Son of a father killed in pursuit of truth
and justice through journalism
Dam Phong Nguyen's photo.

Hướng dẫn: "Vượt tường lửa" với add-on ZenMate trên trình duyệt Chrome



Thành tích cuối năm không che được mặt tham nhũng

Cuối năm ở Việt Nam là cơ hội để đảng và nhà nước báo cáo thành tích, ít nhận thất bại, hứa làm tốt hơn năm tới nhưng không dám nhận tham nhũng vẫn là kẻ tiếp tục thắng lớn. Hãy bắt đầu từ báo cáo thành tích phòng, chống tham nhũng của Ban Chỉ đạo phòng, chống Tham nhũng Trung ương (PCTNTƯ) do Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban từ ngày 01-02-2013.

Ông Trọng đã đích thân chỉ huy chống tham nhũng sau 7 năm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn thất bại trong nhiệm vụ này.

Khi ông Trọng nhận nhiệm vụ thì đảng phải đối phó với 10 vụ án tham nhũng được gọi là “nghiêm trọng” tồn tại trong nhiều năm nhưng không ai dám đụng tới vì sợ vứt giây động rừng, trong đó có hai vụ Vinashin (Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) và Vinalines (Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam) đã gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng.

Trong số 8 vụ được gọi là “trọng điểm” còn lại thì Ủy ban khoe tại kỳ họp 9 ngày 28/12/2015: “Đã đưa ra xét xử sơ thẩm 06 vụ án, gồm: (1) vụ án xảy ra tại Công ty chế biến thực phẩm Phương Nam tỉnh Sóc Trăng. (2) vụ án xảy ra tại Agribank Chi nhánh 7 Thành phố Hồ Chí Minh, (3) vụ án xảy ra tại Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU), (4) vụ án xảy ra tại Công ty Dệt kim Đông Phương thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Agribank Chi nhánh 6 Thành phố Hồ Chí Minh, (5) vụ án xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II (ALC II), (6) vụ án xảy ra tại ALC II, Công ty công nghệ biển Hải Phòng và Công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải biển Đại Phát; đang xét xử 01 vụ (vụ án xảy ra tại Công ty Liên doanh Lifepro Việt Nam và Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội); còn 01 vụ đã có lịch xét xử sơ thẩm vào cuối tháng 12-2015 (vụ án xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thương mại Dầu khí Đồng Tháp); ngoài ra đã kết thúc điều tra và đang xây dựng Cáo trạng đối với vụ án xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam.”

Tổng số tiền tham nhũng của 6 trong 8 vụ đã lên ngót 1,700 tỷ đồng, nhưng không thấy ông Trọng thông tin đã lấy lại được bao nhiều tiền cho dân. Nhà nước chỉ cho biết Lâm Ngọc Khuân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Phương Nam và và con gái đã bỏ trốn sau khi tổ chức lừa đảo gần 800 tỷ đồng.

Người dân cũng được nghe Ủy ban của ông Trọng nói chung chung thế này:“Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2015 tiếp tục được tăng cường và đạt nhiều kết quả tích cực: Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị, gắn với đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.”

Tại phiên họp này, lần đầu tiên thấy ông Trọng thừa nhận: “Chống tham nhũng khó là ở chỗ lợi ích nhóm, liên quan chằng chịt giữa kinh tế và chính trị, giữa doanh nhân với những người có chức, có quyền, ngoắt ngoéo với nhau. Không giải quyết được thì đó là một trong bốn nguy cơ.” (Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN)/ 28-12-2015)

Ba nguy cơ kia là: “Tiếp tục tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch” đã được đảng nhìn nhận từ năm 1994. Đến năm 2015, lại có thêm hai nguy cơ mới là “Tự diễn biến” và “Tự chuyển hóa” trong cán bộ đảng viên.

Nghe qua cũng thấy lạ. Ông Trọng có trong tay trên 60,000 đảng viên Công an và trong số này có nhiều người được giao nhiệm vụ điêu tra tham nhũng. Cộng thêm là lực lượng hàng ngàn cán bộ báo chí, Ban Kiểm tra Trung ương của đảng và Ban Thanh tra nhà nước mà để cho các nhóm lợi ích tự do tung hoành, cấu kết chằng chịt để hại dân hại nước thì ông chỉ đạo được ai? Chẳng nhẽ chúng không coi ông ra gì nữa hay sao?

Kết quả này có lẽ đã giải thích tại sao từ ngày ông Trọng giữ chức Trưởng ban Chỉ đạo PCTN, các vụ “nghiêm trọng” đã vượt qua 10 vụ vào lúc ông nhận chức.

TTXVN viết: “Trong ba năm qua, từ phiên họp thứ 3 đến nay, Ban Chỉ đạo đã đưa 243 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc, thành ủy chỉ đạo, xử lý. Đến nay đã có 63 vụ việc, vụ án giải quyết xong, số còn lại tiếp tục được theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc xử lý theo quy định của pháp luật.”

Vẫn khó chịu - ngứa ngáy

Kiểm điểm công tác phòng, chống tham nhũng sau 3 năm chỉ đạo, ông Trọng nói:“Cũng phải thừa nhận có những việc chưa tốt, chưa kịp thời, chờ đợi nhau, thậm chí né tránh phải bàn bạc thẳng thắn vì đây là trách nhiệm chung, cần làm đúng chức năng, nhiệm vụ.”

Trong lĩnh vực thu hồi tài sản kẻ tham nhũng đã bị phát giác, từ lâu đảng chẳng lấy lại được bao nhiêu. Khối lượng tài sản này trị giá bao nhiêu tiền mặt hay bất động sản đáng giá bao nhiêu cũng không thấy đảng công khai cho dân biết. Người dân chỉ được nghe viên chức này, quan chức nọ than phiền dù biết các tài sản này đã bị sang tên cho người khác nhưng không có bằng chứng và những kẻ nhận tài sản của kẻ gian lại không thuộc diện bị điều tra theo pháp luật nên nhà nước đành bó tay.

Thậm chí ngay Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng than rằng các tài khoản tham nhũng được gửi ở ngân hàng nước ngoài thì khi cần hỏi ngân hàng cũng không nói thì đành chịu!

Vì vậy ông Trọng đã buồn rầu thừa nhận: “Khâu thu hồi tài sản, xử lý các vụ tham nhũng lớn thì đã rõ, nhưng tham nhũng vặt vẫn khó chịu, ngứa ngáy.”

Nhưng bao nhiêu là “vặt” và bao nhiêu là “không vặt”? Dù ăn cắp của dân hay biển thủ công quỹ của nước 1 đồng cũng có tội, huống chi tiền ngàn, tiền triệu hay tiền tỷ của mồ hôi nước mắt của nhân dân?

Nhưng ông Trọng cũng chỉ biết hứa: “Sắp tới cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tố giác, phát hiện tham nhũng, rồi tăng cường thanh tra, điều tra”, dù ông đã biết “việc kê khai tài sản vẫn còn hình thức, cần phải nhìn thẳng vào sự thật, thấy hạn chế để khắc phục.”

Nhưng sự thật đã hiện ra trước mắt ông trong suốt 5 năm nhiệm kỳ Tổng Bí thư của ông từ 2011 chứ đâu chỉ mới 3 năm. Lệnh kê khai tài sản cũng đã có từ năm Năm 1998, trong Pháp lệnh Phòng, chống tham nhũng. 

Theo báo Pháp Luật online thì năm 2005, “văn bản này đã được nâng lên thành luật rồi tiếp tục được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012 và gần đây (2013) các Nghị định, Thông tư của Chính phủ và Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng liên quan đến công khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đã được ban hành.”

Là Tổng Bí thư và Trưởng ban Chỉ đạo PCTN thì ông Trọng phải biết việc kê khai tài sản đã bị bôi bác và làm hình thức như thế nào trong suốt 27 năm qua, chứ đâu mới có đây thôi?

Bằng chứng thất bại đã do chính Bộ Chính trị do ông Trọng cầm đầu nhìn nhận trong Chỉ thị số 33 - CT/TW ngày 3/1/2014: "Kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản là giải pháp quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng. Đảng đã có chủ trương và Nhà nước đã thể chế hóa thành những quy định cụ thể để triển khai thực hiện. Song, trong thời gian vừa qua, việc kê khai tài sản vẫn còn mang tính hình thức; việc công khai bản kê khai tài sản chưa được thực hiện nghiêm túc; các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền chưa chủ động tiến hành xác minh tài sản của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc diện phải kê khai; công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về kê khai tài sản còn hạn chế."

Nhưng rồi tại phiên họp ngày 28/12/2015, người ta lại nghe ông Trọng hứa cho qua cầu: “Năm tới, sau Đại hội 12 của Đảng, công tác phòng, chống tham nhũng phải được quan tâm đẩy mạnh hơn nữa, có bước tiến mạnh hơn nữa, hiệu quả rõ ràng hơn.”

Bởi vì, ông bảo: “Theo điều tra dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Trung ương, một trong những điều mà dân bức xúc bây giờ vẫn là tham nhũng. Đây cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp, đấu tranh trong mỗi con người, mỗi tổ chức.”

Nhưng tại sao lại gian khổ, phức tạp và lâu dài thì ông Trọng giải thích: “Khó là ở chỗ lợi ích nhóm, liên quan chằng chịt giữa kinh tế và chính trị, giữa doanh nhân với những người có chức, có quyền, ngoắt ngoéo với nhau. Không giải quyết được thì đó là một trong bốn nguy cơ, phải thấy hết trách nhiệm để quyết tâm cao hơn, sắp tới làm quyết liệt hơn, kiên trì, kiên quyết với phương pháp đúng, làm bài bản, có cơ chế, nguyên tắc, phối hợp với nhau để hạn chế tiêu cực.”

Sau khi nghe ông nói, có ai ở Việt Nam dám đánh cá một ăn một ngàn rằng ông Trọng (nếu lại làm Tổng Bí thư thêm khóa nữa) và khóa đảng XII sẽ chế ngự được giặc tham nhũng và các nhóm lợi ích đến đâu, hay cũng chỉ dám đánh võ gió loanh quanh quận Ba Đình?

Báo Pháp Luật online viết mỉa mai ngày 13/03/2014: “Sự “hình thức” trên rõ ràng bấy lâu ai cũng biết, nhưng ít có dẫn chứng cụ thể để chỉ tên, điểm mặt, chỉ tới khi những vụ việc kiểu như đại án tham nhũng ở TCty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) bị đưa ra ánh sáng thì người ta mới hay nguyên Chủ tịch “Tổng” này có nhà siêu sang tặng “bồ nhí” tại một số cao ốc chọc trời thuộc Hà Nội...

Hay tin, nhiều người đặt câu hỏi: Tiền đâu để Dương Chí Dũng mua nhà? Tổ chức, đơn vị có thẩm quyền có thẩm tra, xác minh tài sản trước khi bổ nhiệm Dũng làm Cục trưởng ở Bộ Giao thông…?

Chưa hết, gần đây dư luận lại “nóng” hơn khi báo chí tiết lộ thông tin, hình ảnh về những khối tài sản cực lớn được cho là của cựu Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền. Vị cựu quan chức một thời đứng đầu cơ quan vốn chủ việc phòng, chống tham nhũng của Chính phủ sau đó đã lên tiếng phủ nhận “cáo buộc” của truyền thông...

Nhưng, những dẫn chứng kiểu này cũng ít nhiều cho thấy việc kê khai và minh bạch tài sản, thu nhập mà chúng ta đang làm đều đặn mỗi năm là hết sức hời hợt và dần trở thành một “căn bệnh” tái đi, tái lại đối với một bộ phận không nhỏ những người thuộc diện phải kê khai.”

Lỗi tại ai?

Vậy toàn chuyện chống tham nhũng thất bại là lỗi tại ai hay cứ đổ cho “lỗi tại hệ thống” là huề cả làng? Nhưng có phải hệ thống là bộ máy cai trị do con người của đảng dựng lên để cho đảng cầm quyền độc tài thì lỗi không phải của đảng thì của ai? Chẳng nhẽ do dân đã khờ dại giao phó hết việc nước cho đảng sinh sát nên ráng mà chịu khi đảng viên tha hóa, bất lực?

Báo điện tử Zing.VN tiết lộ ngày 28/12/2015 khi viết về báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng (PCTN): "Theo báo cáo của Ban chỉ đạo về tình hình, kết quả công tác PCTN năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2016, số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm toán chuyển sang cơ quan điều tra còn ít; việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn rất yếu.

Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hình thức, hiệu quả thấp; chưa có cơ chế kiểm soát hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; chưa có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ người tố cáo tham nhũng.

Ban chỉ đạo cũng đánh giá tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp; với tính chất, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn; tính có tổ chức của các vụ việc, vụ án tham nhũng ngày rõ nét hơn. Tham nhũng có tính chất lợi ích nhóm đã xuất hiện trong một số lĩnh vực.

Thêm vào đó, tình trạng sách nhiễu “tham nhũng vặt” trong khu vực công còn nhiều, biểu hiện qua nạn hối lộ, lót tay, chạy chọt khi giao dịch với các cơ quan công quyền; tặng quà, biếu xén với mục đích vụ lợi.”

Zing viết tiếp: "Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, Ban chỉ đạo cho rằng nhiều cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thực sự quan tâm đúng mức tới việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đôn đốc công tác PCTN.

Hơn nữa, thể chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên một số lĩnh vực còn bất cập, sơ hở; quy định về một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng tính khả thi không cao...

Thậm chí, do sợ mất thành tích, bị xử lý trách nhiệm nên không ít người đứng đầu chưa tích cực, chủ động phát hiện, xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách."

Thế là hết chuyện phải không ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng? Khi ông đổ lỗi cho những người đứng đầu như “cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị” sao lãng công tác, vô trách nhiệm để cho tham nhũng sinh sôi nẩy nở tưng bừng thì ông có phải là người đứng đâu to nhất trên hàng triệu những kẻ đứng đầu đã bị ông cạo đầu, không bằng hành động kỷ luật mà chỉ bằng chữ nghĩa nói cho sang thôi?

Chẳng nhẽ ông là người đứng đầu đảng mà chỉ biết lên án, chỉ trích kẻ dưới không làm tròn nhiệm vụ còn ông lãnh đạo tối cao của cả nước mà cứ để cho tham nhũng nghênh ngang coi thường luật pháp như hiện nay thì còn gì là thể diện quốc gia?

Hay ông cũng nhàng nhàng bình dân như chị hai đầu ngõ bán rong hoặc anh ba lái xe ôm cuối xóm cứ nói cho đã rồi nhậu thêm vài chai cho quên những tháng ngày cơ cực mặc cho phận nước nổi trôi?-/-

(12/015)

Powered By Blogger