Thursday, June 30, 2011

"Định hướng dư luận": những từ ngữ nặng nề

Nguyễn Văn Tuấn - Đó là tôi muốn nói đến những từ như tuyên truyền, giáo dục, và mới đây nhất là định hướng dư luận. Có thể nhiều người đã quá quen với những danh / động từ này nên chẳng ai đặt vấn đề, nhưng tôi vẫn thấy lấn cấn khi nghe đến một trong ba cụm từ trên đây. Lí do lấn cấn là như thế này …

Viết về những cam kết gì đó giữa Việt Nam và Trung Quốc gần đây, một bản tin của Tân Hoa Xã viết (Ba Sàm dịch):

“Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam và nguyện sẽ tích cực hướng dẫn công luận và ngăn ngừa những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước, ông Hồng Lỗi nói.”

Hôm nay, một ông tướng Tàu lại lên tiếng khuyên Việt Nam nên hướng dẫn dư luận. Bằng một "giọng điệu truyền thống" của kẻ vừa ăn cướp vừa la làng, Mã Hiểu Thiên cũng nói rằng Việt Nam "không nên để cho các diễn biến leo thang và tránh làm phức tạp thêm tình hình, khiến các vấn đề bị trầm trọng hóa, dẫn tới đa phương hóa và quốc tế hóa chúng". Cần phải đặt câu nói này trong bối cảnh phía Trung Quốc tuần nào cũng lên tiếng đe dọa Việt Nam mới thấy giọng lưỡi của tên này nó lưu manh như thế nào.

Quay lại cái đàm phán trên, hình như hai bên đồng ý sẽ định hướng dư luận. Chẳng biết trong tiếng Anh định hướng dư luận là gì; chắc là directed publicity chăng? Dù là gì đi nữa thì nghe đến khái niệm định hướng dư luận là tôi nhớ đến chuyện xưa, và đó chính là một lấn cấn của tôi.

Câu chuyện xưa đó xảy ra ở Úc, cũng gần 10 năm rồi. Thời đó, VTV4 thương lượng với đài truyền hình SBS của Úc để phát sóng chương trình VTV4 cho người Việt ở Úc. Đài SBS (Special Broadcasting Services) là đài của chính phủ, dành cho các sắc tộc đang định cư ở Úc. Hình như hai bên đồng thuận với nhau, và trong thực tế SBS đã phát sóng một số chương trình. Thế là người Việt bên này phản đối kịch liệt. Biểu tình xảy ra nhiều nơi, có lúc lên đến cả 5 ngàn người. Đài SBS ngạc nhiên không hiểu tại sao biểu tình, trong khi họ nghĩ họ làm một việc có ích cho cộng đồng người Việt! Nhưng một số người chống cộng bên này chỉ ra rằng đó là những chương trình tuyên truyền – propaganda. Tuyên truyền có định hướng. Chính phủ Úc không tin, SBS cũng không tin là có chuyện tuyên truyền. D(ối với họ tuyên truyền là cái gì đó rất xấu xa, ghê gớm, đâu có ai lại đi nói rằng mình tuyên truyền. Thế là có người ta chỉ ra rằng ngay trên website của VTV và trong các bản tin, VTV4 vẫn dùng chữ tuyên truyền. VTV4 vô tư nói rằng họ tuyên truyền đến cộng đồng người Việt ở Úc! Đến lúc này thì chính phủ Úc và ban giám đốc SBS mới tin là có chữ này. Thế là họ đi đến quyết định chấm dứt chương trình VTV4 trên SBS. Câu chuyện dài dòng và phức tạp hơn nhiều, nhưng tôi chỉ nói trên khía cạnh ngôn ngữ mà thôi, để cho thấy rằng cách nói cũng ảnh hưởng đến chính sách.

Ở Úc hay các nước phương Tây, họ xem tuyên truyền hay propaganda là một cái gì xấu xa. Nói đến propaganda họ nghĩ ngay đến Nazi, đến Liên Xô. Còn ở Việt Nam ta hay Trung Quốc thì người ta vô tư dùng chữ tuyên truyền, như chẳng có vấn đề gì phải bàn. Mà, nói đúng lí ra, tuyên truyền chẳng có gì đáng nói là xấu xa, vì nói cho cùng nước nào và chính quyền nào mà không tuyên truyền? Nhưng cái khác là ở cách nói và cách làm. Một bên thì vô tư nói ra tôi tuyên truyền, tôi định hướng dư luận, còn một bên thì làm mà không nói!

Chữ propaganda có lẽ xuất phát từ truyền thống hoạt động của phong trào cộng sản quốc tế. Các tổ chức cộng sản rất coi trọng công tác "Agit'Prop" (tuyên truyền vận động). Và, cũng như nhiều từ ngữ của phong trào cộng sản, chữ propaganda xuất phát từ truyền thống của giáo hội Công giáo. Propaganda khởi thuỷ là tuyên truyền, rao giảng niềm tin vào Chúa. Sau đó, propaganda/tuyên truyền mới trở thành “hoạt động nhằm dư luận tán thành, ủng hộ đường lối, chính sách của một đoàn thể, chính quyền” (định nghĩa của từ điển Robert).

Vì vậy tuyên truyền mang sắc thái tích cực hay tiêu cực còn tùy theo bản chất của các chính sách mà nó phục vụ. Đối với những thanh niên Việt Nam thời thập niên 30-50 được “tuyên truyền giác ngộ” (từ ấy trong tim bừng nắng hạ), tuyên truyền chắc chắn mang ý nghĩa tốt đẹp. Trong thế kỉ 20, sau những tai hoạ do chủ nghĩa Nazi và chủ nghĩa Stalin-Mao gây ra, tuyên truyền chỉ còn nghĩa xấu. Công việc tuyên truyền, quảng cáo thì vẫn còn đó, và càng trở thành quan trọng trong thế giới thông tin, nên người ta tạo ra một từ mới là "truyền thông" (communication) để làm công việc xưa cũ đó. Riêng phía Việt Nam thì vẫn trung thành với ngôn ngữ cũ, nên vẫn giữ nguyên xi hay chữ tuyên truyền, vẫn còn công tác tuyên huấn (tuyên truyền, huấn luyện).

Tuyên truyền dĩ nhiên phải có thông tin. Phổ biến thông tin, nhưng không chỉ có thông tin, và khi thông tin thì bao giờ cũng "có định hướng", đơn giản là thông tin "một chiều", theo một chiều hướng có lợi cho tổ chức / chính quyền. Người làm việc tuyên truyền khi xử lí một thông tin, cũng có thể (hay không) làm như người làm thông tin là kiểm tra độ xác thực của nó, nhưng anh ta có một quan tâm hàng đầu, khác hẳn người làm thông tin, là: đưa tin này có lợi cho ta không, làm thế nào có lợi nhất, lúc nào có lợi nhất cho ta, nếu thông tin này có hại, nhưng đằng nào đối tượng quần chúng cũng sẽ biết, ta không đưa không được, thì ta phải đưa thế nào cho ít có hại nhất. Đưa tin hay không, đưa thế nào, tùy thuộc vào quan tâm lợi ích của đoàn thể hay chính quyền. Và do tâm lí chán ngán tuyên truyền của quần chúng, công tác tuyên truyền / truyền thông phải nguỵ trang tối đa thông điệp của mình dưới dạng thông tin. Do đó, tôi nghĩ những gì chúng ta tiếp nhận qua TV hay báo chí, kể cả báo chí Tây phương, cũng là tiếp nhận tuyên truyền.

Ông Chomsky (giáo sư ngôn ngữ học), một thần tượng của tôi, là người bỏ ra nhiều thời gian để nghiên cứu về tuyên truyền của phương Tây. Ông chỉ ra rằng truyền thông đại chúng đều có mục đích định hướng. Mục đích của họ là làm cho đám đông không làm phiền đến họ. “Họ” ở đây là chính quyền, là các đại gia kĩ nghệ, quân sự, v.v. Ông chứng minh thực tế rằng họ muốn làm sao đám đông kia chạy theo những game show vớ vẩn, say mê với thể thao như football, với những bản tin cướp giết hiếp, mở to mắt với những xì căng đan sex, v.v. Còn những chuyện nghiêm trọng, chuyện lớn thì để cho họ lo -- We take care of that. Đó là truyền thông định hướng, hay nói theo Việt Nam và Trung Quốc là tuyên truyền có định hướng. Mĩ, Úc, Việt Nam, Trung Quốc hay bất cứ nước nào đều không ít thì nhiều làm như thế. Nhưng như tôi nói trên, người ta dấu không nói ra, còn Việt Nam thì làm theo Trung Quốc, tức là nói huỵch tẹt ra: chúng tôi tuyên truyền!

Nhưng đối với những ai có tinh thần tự do tư tưởng như Chomsky, cái cụm từ định hướng dư luận nghe rất xa lạ. Người trí thức có ý kiến riêng từ thông tin họ có, và không để ai định hướng mình. Đã để cho người khác định hướng tức là mình thiếu độc lập, chẳng khác gì như những con cừu. Mà, nếu thiếu độc lập thì nói gì đến việc có ý kiến riêng? Do đó, người trí thức left wing như Chomsky không bao giờ chấp nhận chuyện tuyên truyền hay định hướng dư luận.

Tuyên truyền định hướng dư luận có nghĩa là xem thường dư luận. Sở dĩ xem thường là vì nó bắt đầu bằng một giả định rất ngạo mạn. Giả định của định hướng dư luận là công chúng chỉ là một đám đông ngu dốt, không có lập trường và chính kiến, không biết suy nghĩ. Từ giả định đó, người ta tự cho mình cái quyền giáo dục công chúng cho bớt ngu dốt, nhào nặn thành những người có lập trường, và dạy cho họ biết suy nghĩ. Dĩ nhiên là suy nghĩ theo họ. Chính vì thế mà chúng ta hay nghe những cụm từ như giáo dục quần chúng. Người ta phải hỏi ai cho anh quyền và anh có tư cách gì để giáo dục tôi? Đó là một suy nghĩ ngạo mạn, tự cho mình ngồi trên đám đông.

Cụm từ giáo dục quần chúng nghe rất nặng nề. Nó chẳng khác gì cha mẹ nói với con cái. Những người làm tuyên truyền đâu phải là cha mẹ của công chúng. Cách nói của Tân Hoa Xã chẳng khác gì nói: “Anh về dạy con cháu anh đừng có làm gì tổn hại đến tình hữu nghị giữa chúng ta”. Dạy cho chúng đừng đi biểu tình nữa. Dạy cho chúng tôn trọng 16 chữ vàng gì đó. Anh dạy dân anh, tôi dạy dân tôi. Đằng sau câu nói đó là giả định rằng người đại diện Việt Nam trong cuộc đàm phán là cha mẹ của người Việt Nam. Cố nhiên, giả định đó sai. Giả định sai thì tất cả theo sau nó cũng đều sai.

Định hướng dư luận cũng có nghĩa cung cấp thông tin một cách chọn lọc. Một sự kiện lúc nào cũng có nhiều khía cạnh. Truyền thông định hướng có nghĩa là người ta chỉ cung cấp khía cạnh nào phục vụ cho quyền lợi của người ta. Cung cấp thông tin như vậy là không đúng với sự thật, và dễ làm cho đám đông hiểu lầm. Câu chuyện về trích dẫn không đầy đủ câu nói của Giám mục Ngô Quang Kiệt là một ví dụ tiêu biểu của việc cung cấp thông tin có chọn lọc.

Định hướng có nghĩa là phản khoa học. Trong khoa học, bất cứ một dữ liệu hay bất cứ phát hiện nào cũng được soi rọi bằng nhiều lăng kính. Nhà khoa học lúc nào cũng đặt câu hỏi tại sao. Tại sao có dữ liệu này? Nguyên nhân xảy ra là gì? Cơ chế xảy ra như thế nào? Có thể diễn giải kết quả này theo cách hiểu khác không? Có bao nhiêu cách diễn giải kết quả? Trong khi đó đối với định hướng dư luận, người ta chỉ có một cách diễn giải, làm như chỉ có một chân lí. Đó cũng chính là cách diễn giải của Trung Quốc về đường lưỡi bò 9 đoạn. Họ không cho (hay không cung cấp thông tin để) người Trung Quốc diễn giải khác. Do đó, tuyên truyền định hướng là rất phản khoa học.

Vì phản khoa học, nên tuyên truyền định hướng rất nguy hiểm. Người Trung Quốc nói chung là dân tộc yêu chuộng hòa bình. Cứ xem văn học của họ thì thấy họ cũng như ta, cũng chẳng muốn chiến tranh. Thật ra, chẳng có dân tộc nào trên thế giới thích chiến tranh. Nhưng để biến một dân tộc yêu chuộng hòa bình thành một dân tộc hiếu chiến như hiện nay, tuyên truyền định hướng của Trung Quốc cố tình vẽ ra một dân tộc Việt Nam hung hãn, đã và đang chiếm lãnh hải của họ. Suốt ngày này sang tháng nọ, họ nhào nặn ra một thế hệ ghét Việt Nam. Họ biến những con người bình thường thành những con dã thú giết người (như chúng ta thấy trong trận chiến 1979); họ biến những con người thành những cỗ máy chỉ biết chém giết. Những gì tờ Hoàn Cầu Thời Báo làm chính là một cách định hướng dư luận chuẩn bị chiến tranh chống Việt Nam, nên họ cho những ông tướng mặt mũi bặm trợn (nhưng đầu óc thì bị chứng cretinism) lải nhải phát biểu những điều mà người có bộ óc bình thường (không bị schizophrenia) cũng biết là vô lí. Họ cũng biết là vô lí, nhưng vì mục đích tuyên truyền định hướng chống Việt Nam nên họ vẫn nói, và đó là một trò chơi cực kì nguy hiểm.

Tóm lại, tuyên truyền – propaganda là một từ hàm ý tiêu cực. Giáo dục quần chúng là những từ ngạo mạn và xúc phạm. Định hướng dư luận là một kiểu tuyên truyền phi khoa học và nguy hiểm. Nếu Việt Nam muốn hội nhập quốc tế, tôi nghĩ các nhà truyền thông – à quên “tuyên truyền” – cần phải xem xét lại những từ đó. Tốt hơn hết là xóa bỏ những từ ngữ đó khỏi kho tàng ngữ vựng ngoại giao.

Nguyễn Văn Tuấn

Không thể làm việc theo kiểu bắt nợ

Nguyễn Tường Thụy - Hộ khẩu của tôi ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì nhưng sau đó tôi lại mua nhà ở xã Vĩnh Quỳnh ở từ 18 năm nay. Tuy cùng huyện cách nhau có 5 cây số nhưng vẫn là ở một nơi, hộ khẩu một nẻo.


Cũng vì sự cố vừa qua, Vĩnh Quỳnh không cho tôi bầu cử nữa, bảo về nơi có hộ khẩu mà bầu nên tôi quyết định chuyển hộ khẩu về nơi ở “để tiện cho Vĩnh Quỳnh quản lý”, bà xã tôi nói với các anh ở UB xã Vĩnh Quỳnh như thế.

Bà xã tôi vài lần chạy đi chạy lại, hơi phức tạp 1 chút, dăm lần từ huyện về xã, từ xã ra huyện rồi cuối cũng cũng lấy được giấy hẹn trả kết quả vào ngày 9/6/2011.

Tuy nhiên trưa ngày 3/6 có một người, giọng nam xưng là công an hộ khẩu, không biết ở xã hay huyện gọi vào máy bàn của tôi nói là gia đình chưa nộp phạt hành chính nên phải vào nộp phạt hành chính đã rồi mới được lấy hộ khẩu. Không biết chuyện này có liên quan đến buổi làm việc với an ninh ngày hôm trước (2/6) không.

Tôi đang nói ý kiến của mình thì cậu ta úp máy rụp phát. Vô lễ.

Chiều ngày 9/6, Thứ năm, đúng hẹn, tôi ra để lấy hộ khẩu mới. Mọi người lấy hết, cuối cùng còn trơ lại mình tôi. Một cậu CA bảo hộ khẩu của bác không thấy, chúng cháu chỉ trả kết quả hộ. Vậy cháu cho bác số ĐT của em Nga là người trực tiếp làm cho bác để bác hỏi, nhưng giờ em đang nghỉ mát, thứ 2 bác hãy gọi.

Ngày Thứ hai, 13/6 tôi đến CA huyện gặp Nga, cháu bảo khi nào có kết quả thì gọi cho bác.

Ngày 16/6 tôi gọi cho cháu Nga, cháu bảo trường hợp của bác phải xác minh lại. Tôi hỏi xác minh cái gì, cháu bảo xác minh xem nhà bác đã đến ở chưa. Trời đất, tôi ở đây 18 năm, ở cái xã này ai còn lạ gì tôi bởi bao nhiêu vụ kiện cáo mà lại phải xác minh xem đã ở Vĩnh Quỳnh thật chưa. Vậy cái giấy hẹn có ý nghĩa gì. Mà có xác mình gì thì cũng trong thời gian đó chứ. Nếu có mất nhiều thời gian thì hẹn lùi lại, tôi đâu có thắc mắc.

Lại tiếp tục gọi cho cháu Nga, thường là không được. Cuối cùng thì cháu nói rõ lý do là trường hợp nhà bác không làm được đâu vì bác không chịu nộp phạt hành chính, ở xã người ta có công văn gửi lên. Tôi bảo vậy để bác ra gặp trực tiếp sếp của cháu. Cháu bảo vâng, bác ra gặp sếp cháu đi.

Nói chung là thái độ mấy cháu ở phòng hộ khẩu tốt, ân cần, vui vẻ, các cháu chỉ làm theo lệnh thôi.

Ngày 22.6, tôi ra gặp sếp của cháu. Đó là một nữ trung tá mà tôi biết từ hồi làm hộ khẩu lần trước, cách đây 18 năm.

Cũng nên tóm tắt về nguồn gốc cái quyết định phạt hành chính nói trên một chút.

Số là ngày 10/5/2010, cháu gái tôi (cùng mẹ và em gái nó - ba mẹ con, toàn đàn bà con gái cả) bị bọn thuê nhà bên cạnh làm xưởng lấn chiếm đất và đánh cho tơi tả, tôi gọi điện cho cảnh sát 113 cầu cứu. Cái tổ 113 được điều đến gồm 5, 6 vị công an huyện và xã. Không những cháu tôi không được cứu mà còn bị đánh tiếp ngay trước mặt CA. Để côn đồ đánh chán rồi, CA mới yêu cầu mẹ con cháu tôi vào trụ sở CA xã với lý do là để “bảo vệ” mẹ con cháu tôi (nhưng sau đó lại thả cháu về giữa lúc nửa đêmcác cháu sợ quá phải đến nhà bác cháu cách 10 km để tạm lánh), “mời” luôn cả các anh cháu đến hỏi thăm, bê cả xe máy lên ô tô vào xã rồi xử phạt hành chính. Tôi chạy sang cũng bị công an bố trí cho côn đồ đánh và cướp điện thoại.

Nghĩ đến việc gọi cảnh sát 113 mà dại. Chuyện này tôi đã kể tỉ mỉ trong bài “Bảo kê cho côn đồ”

Tôi làm đơn tố cáo lên trưởng CA Thanh Trì về việc CA bảo kê cho côn đồ đánh người. Ngày 12/11/2010, tôi làm việc với công an huyện tên Hiển (là người có mặt trong tổ công tác bị tôi tố cáo), khi trả lời, tôi có nói đến chuyện nhà tôi có mấy phòng trọ cho thuê. CA Hiển nghe và hỏi có vẻ chăm chú lắm. Lập tức tối hôm đó, nghĩa là 12 giờ sau, CA Hiển, trưởng CA xã Khoa(cũng ở trong tổ 113 bị tôi tố cáo) và một số người khác đến kiểm tra hành chính nhà tôi.

Giá mà đơn kiện của dân trả lời được nhanh như vậy.

Ba ngày sau thì trưởng CA xã Khoa ngoài việc ra QĐ phạt những người thuê nhàvề việc không khai báo tạm trú còn ra quyết định phạt hành chính nhà tôi về việc không khai báo lưu trú. Hèn.

Thấy quyết định xử phạt không có căn cứ pháp luật, ngày 19/11/2010, tôi viết đơn gửi chủ tịch xã Vĩnh Quỳnh yêu cầu giải thích. Nhưng đến nay không có ai trả lời tôi.

Lại nói tiếp về buổi làm việc với nữ trung tá. Chị bảo nhà bác không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm qui định về thông báo lưu trú. Rồi chị phân tích về mục đích ý nghĩa về việc chấp hành thì sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho gia đình. Hơi dài dòng một tí.

Đợi chị nói xong, tôi bảo: thế cho tôi xem công văn của xã Vĩnh Quỳnh yêu cầu không chuyển hộ khẩu cho tôi. Chị bảo công văn thì không có nhưng tôi nghe ở xã họ nói thế (trong khi cháu Nga lại bảo có)

Tôi bảo: Thứ nhất là nếu xã Vĩnh Quỳnh yêu cầu không chuyển hộ khẩu cho nhà tôi thì phải có bằng văn bản chứ chị không thể nghe lời nói.

Thứ hai là nếu CA Thanh Trì không chuyển hộ khẩu cho tôi thì cũng phải trả lời công dân bằng văn bản, nêu rõ lý do, còn ý kiến của tôi về việc này như sau:

Việc chuyển hộ khẩu của tôi không liên quan đến việc xử phạt hành chính. Việc làm hộ khẩu là căn cứ vào qui định. Nếu chúng tôi đáp ứng đủ yêu cầu thì phải làm.

Nếu tôi vi phạm hành chính, bị xử phạt mà không chịu nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế, điều này đã đươc qui định đầy đủ. Không thể lấy cái nọ ràng buộc cái kia như kiểu bắt nợ.

Trường hợp của tôi, nếu xã Vĩnh Quỳnh trả lời được đơn khiếu nại của tôi (ngày 19/44/2010), dẫn ra được căn cứ pháp luật thì tôi sẽ thi hành ngay lập tức.

Tôi nói thêm: “Tôi chuyển hộ khẩu về Vĩnh Quỳnh để tiện cho địa phương quản lý tôi. Đó là ý thức công dân của tôi, chứ không chuyển thì với tôi cũng không có gì quan trọng vì tôi đã sống 18 năm nay ở Vĩnh Quỳnh mà hộ khẩu vẫn ở Thanh Liệt, có sao đâu”.

Cũng may là cuộc nói chuyện không đến nỗi căng thẳng. Chị CA nghe tôi nói chắc cũng hiểu ra và gọi cháu Nga sang bảo viết lại giấy hẹn.

Đúng hẹn lần thứ hai, ngày 27/6, tôi ra nhận sổ hộ khẩu mới sau 18 ngày đình lại.



gửi Dân Làm Báo

*

Phụ lục:

ĐƠN KHIẾU NẠI


Kính gửi Bà Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội.
Tôi là Nguyễn Tường Thụy và vợ là Phạm Thị Lân;
Địa chỉ: số nhà 11 cụm Quỳnh Lân đường Phan Trọng Tuệ, xã Vĩnh Quỳnh.

Thưa Bà;

Chúng tôi nhận được quyết định xử phạt hành chính do ông Nguyễn Quang Khoa, trưởng công an xã ký ngày 15/11/2010.
Quyết định nêu nhà tôi đã vi phạm không khai báo lưu trú, tạm trú cho người thuê nhà và căn cứ vào nghị định Số: 73/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội để xử phạt. Trong đó có qui định mức xử phạt trong các trường hợp:
- Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú;
- Không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan Công an theo quy định khi có người đến lưu trú.
Tuy nhiên, tìm hiểu Luật lưu trú, chúng tôi thấy như sau:
Thứ nhất, đối tượng thuê nhà chúng tôi không thể vừa là tạm trú vừa là lưu trú:

- Người tạm trú là "Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương" (khoản 1 điều 30 Luật cư trú)
- "Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú". (khoản 1 điều 31 Luật cư trú)
Như vậy, tạm trú và lưu trú là hai khái niệm khác nhau, không có chuyện tạm trú nằm trong lưu trú hay lưu trú nằm trong tạm trú hoặc gọi thế nào cũng đúng.
Thứ hai, những người thuê nhà chúng tôi thuộc đối tượng tạm trú:
- "Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản". (khoản 3 điều 30 Luật cư trú):
Qua điều khoản này thấy rõ người ở trọ là đối tượng tạm trú và chúng tôi đã đồng ý cho họ ở bằng hợp đồng thuê nhà.
Như vậy, ngay từ đâu, khi ký hợp đồng, hai bên đã xác định ở lâu dài chứ không xác định ở dưới 1 tháng.
- "Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. (khoản 3 điều 31)
Như vậy, đối tượng lưu trú là cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn bè, người quen đến ở nhờ một vài hôm hoặc người đi chữa bệnh hay có việc gì đó chứ không phải là người thuê nhà để lao động, học tập như những người thuê nhà nhà chúng tôi.
- Trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người thuê nhà tôi, ông Khoa xác định họ đã vi phạm không đăng ký tạm trú có nghĩa là cũng thừa nhận họ là đối tượng tạm trú.
Thứ ba, về trách nhiệm đăng ký khai báo tạm trú, lưu trú:

- "Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình..." (đã dẫn) có nghĩa là trách nhiệm đăng ký tạm trú của bên thuê nhà.

Trong hợp đồng thuê nhà, trong điều khoản về trách nhiệm bên thuê nhà có ghi:

"Đảm bảo thủ tục khai báo tạm trú với chính quyền địa phương". Điều khoản này phù hợp với qui định của Luật cư trú.

- Gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ mười bốn tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại. (khoản 2 điều 31)
Như vậy, Luật cư trú qui định rõ thế nào là tạm trú, thế nào là lưu trú, ai có trách nhiệm đăng ký tạm trú, ai có trách nhiệm thông báo lưu trú.
Có thể tôi chưa nắm được hết các qui định về lưu trú tạm trú, vì vậy tôi xin chính quyền cho biết tên văn bản qui phạm pháp luật và trích điều khoản qui định: Người tạm trú trong 30 ngày đầu được gọi là lưu trú và người cho thuê nhà có trách nhiệm phải thông báo. Tất nhiên, văn bản đó không được trái với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Đảng và Nhà nước đã đưa ra khẩu hiệu "Sống và làm việc theo pháp luật". Khi chính quyền đưa ra căn cứ pháp luật rồi, chúng tôi vui lòng thực hiện và chấp hành theo qui định.
Trân trọng.
Kính đơn

Công an ép dân ký tặng xe?

Quận đã chỉ đạo phường phê bình, trừ điểm thi đua đối với công an viên này vì “giải thích không rõ ràng và nóng tính”.

Bà Nguyễn Thị Thất (quận Tân Bình, TP.HCM) phản ánh: Ngày 22.9.2010, giữa con trai bà là Đỗ Minh Phương (ở nhà trọ không số thuộc tổ 139, liên khu 5-6, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân) với người ở phòng cạnh bên đã xảy ra ẩu đả tại khu nhà trọ. Sau đó, anh Phương tạm lánh nơi khác vì sợ bên kia tiếp tục gây sự, trả thù.

Trước khi đi, anh Phương đã khóa cửa cẩn thận vì trong phòng có hai xe máy (một chiếc Dream và một chiếc Attila). Hôm sau, anh Phương trở về thì thấy cửa phòng đã bị bẻ khóa, hai chiếc xe không còn. Sau đó, anh được biết Công an phường Bình Hưng Hòa B đã xuống và yêu cầu chủ nhà trọ mở khóa phòng để đem hai chiếc xe về trụ sở tạm giữ.

Người dân bảo có

Theo trình bày của bà Thất, gia đình bà đã mang giấy tờ đến công an phường để xin lấy xe về. Tại đây, công an viên Nguyễn Văn Tùng (cảnh sát phòng, chống tội phạm công an phường, người phụ trách vụ việc) đã tiến hành tra hỏi nhưng không ghi lời khai, không giải thích lý do và tiếp tục giữ giấy chủ quyền của hai chiếc xe. Một thời gian sau, ông Tùng đưa ra lời đề nghị: “Nếu gia đình bà Thất tặng chiếc Attila cho ông thì ông sẽ cho lấy lại xe Dream…”.

Ngày 26.9, khi bà Thất cùng con dâu đến công an phường, ông Tùng yêu cầu đóng tiền phạt và tiền giữ hai chiếc xe tổng cộng là 3 triệu đồng. Bà Thất đã năn nỉ xin giảm xuống còn 2 triệu đồng và được đồng ý. “Chúng tôi đã đưa tiền cho ông Tùng nhưng không nhận được hóa đơn hay phiếu thu tiền phạt và vẫn không được nhận lại xe cùng giấy tờ xe. Khi chúng tôi thắc mắc, ông Tùng tiếp tục lặp lại yêu cầu cũ. Thấy chúng tôi tỏ ý phản đối, ông Tùng dọa sẽ không giải quyết nữa và thách đố gia đình cứ thưa kiện” - bà Thất bức xúc.

Ngày 22.11, gia đình bà Thất nhận được giấy mời lên công an phường để nhận lại giấy chủ quyền và chiếc Dream; còn chiếc Attila thì ông Tùng vẫn yêu cầu phải ký xác nhận tặng riêng cho ông, nếu không sẽ chuyển vụ việc lên công an quận. “Chúng tôi đã khiếu nại cách xử lý này nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía công an quận” - bà Thất nói.

Cơ quan nói không

Thượng tá Lê Công Vân, Phó Trưởng Công an quận Bình Tân, cho biết: Công an quận đã nhận được đơn tố cáo của bà Thất với nội dung như trên và đã chỉ đạo Thanh tra công an quận làm rõ.

Kết quả xác minh cho thấy: Lúc 22 giờ ngày 22.9.2010 có xảy ra vụ gây gổ giữa Phương với một thanh niên. Sau đó, Phương gọi điện thoại rủ em ruột điều khiển chiếc xe Attila tới và xảy ra đánh nhau. Phương cầm cục đá đập vào đầu, em trai Phương dùng cây đánh vào ngực thanh niên kia. Khi công an phường đến, Phương và em trai đã bỏ trốn nên công an phường đã lập hồ sơ ban đầu, tạm giữ hai chiếc xe máy.

Ngày 1.10, em trai Phương đến công an phường trình diện còn Phương đã bỏ trốn khỏi địa phương. Xác định chiếc xe Dream không có liên quan đến vụ việc, công an phường đã trả lại cho con dâu bà Thất. Riêng chiếc xe Attila là phương tiện, vật chứng liên quan đến vụ án, Cơ quan cảnh sát điều tra, công an quận đã tạm giữ.

Việc bà Thất tố cáo bà có đưa ông Tùng 2 triệu đồng để nộp phạt là không có cơ sở. Bởi qua làm việc bà Thất cho biết ông Tùng có giải thích hành vi đánh người của hai người con bà có thể bị phạt 3 triệu đồng. Do đó, bà đưa cho ông Tùng 2 triệu đồng để “nhờ giúp đỡ”. Tuy nhiên, việc đưa tiền này không ai chứng kiến, bà Thất cũng không có chứng cứ để chứng minh.

Còn nội dung tố cáo ông Tùng ép gia đình bà phải tặng riêng cho ông chiếc xe Attila thì theo lời bà Thất “khi bà yêu cầu trả xe, ông Tùng có nói xe đó con trai của bà đã hứa cho ông”. Tuy nhiên, toàn bộ nội dung trao đổi giữa bà và ông Tùng tại công an phường đều không có ai chứng kiến và không có chứng cứ để chứng minh.

Cũng theo Thượng tá Vân, khi giải quyết vụ việc tại công an phường, ông Tùng có giải thích một số vấn đề cho bà Thất nhưng chưa được rõ ràng. Từ chỗ này cộng với sự nóng tính của ông Tùng đã dẫn đến việc hiểu nhầm. Ban chỉ huy công an quận đã chỉ đạo công an phường tổ chức họp đơn vị rút kinh nghiệm chung và kiểm điểm phê bình, trừ điểm thi đua đối với ông Tùng.

Theo Pháp luật TPHCM

Giá cả leo thang, công nhân bỏ xưởng

Tùng Nguyên (Dân trí) - Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong 6 tháng đầu năm đã tác động không nhỏ đến thị trường lao động TPHCM, nhiều công nhân bỏ xưởng vì lương không theo kịp giá.

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, nhu cầu tuyển dụng lao động 6 tháng đầu năm 2011 tăng khoảng 30% so với 6 tháng cuối năm 2010. Nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng tăng nhiều nhất là dệt may – giày da (19,76%), marketing – nhân viên kinh doanh (11,87%), dịch vụ và phục vụ (8,00%), bán hàng (6,04%), điện tử - viễn thông (4,84%), cơ khí – luyện kim (3,99%) …

Đặc biệt, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất lớn, tăng gần 63% so với 6 tháng cuối năm 2010. Cụ thể , trên đại học – đại học (9,30%), cao đẳng (10,47%), trung cấp (15,80%), công nhân kỹ thuật – sơ cấp nghề (13,53%), lao động phổ thông (50,89%)…
Với vật giá hiện tại, đồng lương công nhân càng "teo tóp" hơn, cuộc sống càng khó khăn

Tuy nhiên, nguồn cung nhân lực chỉ đáp ứng được khoảng 60% so với nguồn cầu ở hầu hết các ngành nghề; đặc biệt là các ngành thâm dụng lao động như giày da, chế biến thực phẩm, dệt may, bán hàng, dịch vụ - phục vụ… lại càng thiếu lao động trầm trọng.

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc thường trực Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM thì do 6 tháng đầu năm 2011, chỉ số giá cả tăng quá cao đã ảnh hưởng đến biến động lao động, đặc biệt lực lượng lao động phổ thông là đối tượng dễ bị ảnh hưởng về đời sống.

Do đặc trưng lao động phổ thông tại các công ty, xí nghiệp lương thấp nên khi giá cả tăng cao không đủ chi tiêu, nhiều lao động phải chuyển đổi chỗ làm việc hay tìm việc làm khác có thu nhập khá hơn, chính sách phúc lợi lao động tốt hơn. Theo điều tra của Trung tâm thì bình quân có trên 25% so với tổng số lao động đang làm việc đã đổi việc trong 6 tháng qua.

Tại các khu chế xuất – khu công nghiệp, sự biến động lao động cũng diễn ra rất rõ nét. Trong 6 tháng đầu năm đã có khoảng 30.000 lao động tại khu vực này thôi việc, bỏ việc. So với con số hơn 252.000 lao động đang làm việc tại khu vực này thì số bỏ việc chiếm khoảng 12%.

Một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, trả lương thấp hơn so với nhu cầu thực tế đời sống của người lao động nên thường xuyên gặp phải sự thiếu hụt lao động. Để đối phó, các doanh nghiệp này luôn đưa ra nhu cầu chỗ làm việc cao hơn so với nhu cầu thực tế để thường xuyên tuyển lao động thay thế, dự phòng lao động nhảy việc. Việc này càng khiến nhu cầu lao động phổ thông càng trở nên bức xúc hơn.

Trong khi đó, số lượng lao động nghỉ làm hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố ngày càng tăng cao. Điều này chứng tỏ nghịch lý thị trường vừa thiếu, vừa thừa lao động. Trên thực tế là lực lượng lao động phổ thông không có thu nhập đảm bảo cuộc sống nên chấp nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp và ra ngoài làm công việc tự do.

Tùng Nguyên

http://dantri.com.vn/c76/s76-494272/gia-ca-leo-thang-cong-nhan-bo-xuong.htm

Ngỡ rằng đồ thật hoá đồ chơi!....

Con tầu đồng nát Varyag trước khi thành tầu sân bay Thi Lang của Trung cộng





















Một tháng sau khi biểu diễn khả năng cô hồn cao độ với việc uy hiếp Đông hải, Bắc Kinh quay ra hăm he Hoa Kỳ.

Chẳng là cuối tuần qua, sau khi họp với Phụ tá Ngoại trưởng Đặc trách Á châu Thái bình dương của Hoa Kỳ tại Hawaii, Thứ trưởng Ngoại giao Trung công lên lớp côn đồ: “có những quốc gia đang đùa với lửa” - xin phiên dịch rằng đó là Phi Luật Tân và Việt Nam. Sau đấy, Thứ trưong họ Trương liếc qua phía Mỹ: “và tôi mong rằng Hoa Kỳ không bị phỏng tay vì chuyện đó”. Ngon!

Đã đành là ngon rồi, vì tuần tới Bắc Kinh sẽ cho hạ thủy “tầu sân bay” đầu tiên của mình. Gọi là chơi nổi để góp mặt với đời trên biển Đông.

Nhưng chưa ai biết là hàng không mẫu hạm này có… nổi không và việc thử nghiệm là gì. Thử máy xem có chạy không, hay là còn thử cho máy bay cất cánh và hạ cánh?

Trong khi chờ đợi thì hãy nghĩ đến truyện… “hồn Trương Ba, da hàng thịt” với màu sắc Tàu chêt. Rất khôi hài ảm đạm!

***

Năm 1985, Liên Xô cho thiết kế một hàng không mẫu hạm, hạng Admiral Kuznetsov.

Năm 1988, chiến hạm đó được khởi công và sau này đặt tên là Varyag. Đến năm 1992 thì mọi việc bỗng ngưng - vì Liên Xô sụp đổ. Chiến hạm có xác mà không hồn: trông thì rõ là hàng không mẫu hạm mà bên trong chưa có hệ thống điện tử!

Khi Liên Xô tan rã, Cộng hòa Liên bang chia của cho các nước Cộng hoà tách khỏi liên bang, chiếc Varyag được gán cho Cộng hoà Ukraine - như một của nợ. Và được Ukraine kéo lên ụ làm thịt bên bờ Hắc hải! Ruột gan tanh bành, không có máy, chẳng có cánh quạt, chân vịt, hay hệ thống điều dụng. Nó trở thành khối thép vô dụng, được cho bán đấu giá năm 1998.

Đấy là lúc các đấng con trời đỏ xuất hiện. Dưới dạng con buôn Hong Kong, của một hãng lữ hành.

Họ nhảy vào cò kè mặc cả và đấu giá rồi chi ra 20 triệu đô la để mua về cái vỏ tầu mà xứ Ukraine cho là đồ phế thải. Chẳng sao, năm đó Thiên triều đang chuẩn bị việc Macao “hồi quy cố quốc”. Cho nên lý do chính thức là kéo chiếc Varyag vô hồn này về làm sòng bạc nổi trên mặt nước! Mà nội một chuyện kéo cái vỏ tầu này qua mấy đại dương và eo biển về Hoa lục cũng mất gần hai năm.

Họ phải thuê một hãng Hoà Lan với thủy thủ đoàn Phi Luật Tân chạy lòng vòng trong Hắc hải qua vịnh Bosphorus rồi xuyên kênh đào Suez không được – không ai cho một con tầu chết đi qua hải lộ hiểm yếu này – nên phải trở qua eo biển Gibraltar, xuống tận mũi Hảo Vọng của Phi Châu mới về đến Châu Á… Một cuộc hành trình lịch sử chỉ kết thúc vào cuối năm 2001, gây tốn kém hơn 30 triệu đô la và rất nhiều giấy mực của báo chí.

Về đến nơi thì chiếc Varyag không ghé Macao mà lên thẳng Liêu Ninh, nằm ụ trong quân cảng Đại Liên.

Nơi đây, chiến hạm Varyag - sản phẩm thuộc diện đồng nát của Liên Xô thời tàn lụi, thuộc diện phế thài của xứ Ukraine thời khủng hoảng – bắt đầu thoát xác. Nó trở thành tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung công với tên mới là Thi Lang, tên của viên Đô đốc đã “giải phóng” Đài Loan vào thời Mãn Thanh. Mất 10 năm tròn cho việc đỏ da thắm thịt này!

Bây giờ, Trung công có đồ chơi mới, nên hăm Mỹ là coi chừng phỏng tay!

***

Nói về việc thành hình một hàng không mẫu hạm, người ta nhớ trước tiên đến chữ "mẫu hạm".

Một chiến hạm đầu đàn, chung quanh trên dưới còn rất nhiều võ khí quái dị khác để bảo vệ và khai trển sức mạnh. Khi ra khơi thì đó là một đội quân hoàn chỉnh ngoài đại dương. Sau đấy mới là một sân bay ngoài biển, để phóng ra và thu vào các chiến đấu cơ có cánh cố định – không phải cánh xoay như trực thăng.

Một tập hợp như vậy đòi hỏi nhiều điều kiện phối hợp về tổ chức, kỹ thuật, liên lạc, kiểm soát rất phức tạp. Phải mất nhiều thế hệ thiết kế và huấn luyện mới xong.

Cho tới nay, những hình ảnh đầu tiên được tiết lộ về chiếc Thi Lang uy dũng này vẫn cho thấy nhiều của nợ ngổn ngang trên sàn bay. Còn việc máy bay lên xuống ra sao thì chưa ai biết… Dù sao, nếu cứ có động cơ để chạy ra chạy vào được vài cây số thì cũng đã là một thắng lợi vĩ đại.

Ngẫu nhiên sao, năm nay Hoa Kỳ lại kỷ niệm 100 năm ngày hạ thủy hàng không mẫu hạm đầu tiên của mình! Và các hàng không mẫu hạm thời nay của Mỹ đều sử dụng năng lượng siêu hạng: hai chục năm mới phải một lần… xạc bình điện!

Phần mình, sau 90 năm của đảng Cộng sản, từ thời “lập quốc” cách nay một vòng hoa giáp 60 năm, quân đội Trung Quốc chủ yếu là một lực lượng lục quân. Chiến pháp xứ này là lấy lượng làm phẩm, lấy quân số làm ưu thế - để trấn áp bên trong! Lục quân Trung Quốc ngày nay vẫn có chừng một triệu 600 ngàn lính, có trang bị áo quần súng ống đầy đủ. Đông lắm, nuôi không xuể, nhưng vẫn hát khúc quân hành cho vui vì là một đội quân cổ điển với võ khí lỗi thời. Mà vẫn vô dụng, vì khi hữu sự bên trong, xứ này vẫn cần tới công an võ trang, cảnh sát đặc biệt, v.v…

Hơn 700 ngàn nhân mạng chứ không ít.

Năm qua, việc ngân sách “nội an” cũng cao bằng ngân sách quốc phòng cho thấy ưu tiên của lãnh đạo: dẹp loạn bên trong hơn là bành trướng ra ngoài!

Không quân và Hải quân là những quân chủng mới chỉ được Bắc Kinh cho hiện đại hoá từ vài chục năm trở lại. Và hiện đại hóa với võ khí thụ đắc của Liên Xô trên đỉnh cao Xô viết, khi xứ này bắt đầu tan rã hơn hai chục năm trước! Binh đội của hai quân chủng này chưa tới 600 ngàn lính, còn thua lực lượng nội an. Siêu cường đại bá chưa có khả năng “giải phóng” – một định nghĩa khác của chữ “chiếm đóng” - bất cứ xứ nào nằm ngoài lãnh thổ cố hữu của họ. Muốn tái diễn một cuộc chiến tranh Triều Tiên với chiến thuật biển người thì chỉ can tội… sát sinh. Bắc Kinh rất hiểu từ cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 khi Hoa Kỳ không tập và diệt gọn các sư đoàn ưu binh của Saddam Hussein.

Nhưng sức mạnh nào chỉ có quân số vì còn phải nói đến võ khí và kỹ thuật chiến tranh nữa chứ?

Thưa vâng: ngày nay, hơn 70% võ khí Trung công vẫn lệ thuộc vào đồ nghề cổ lỗ của Nga sản xuất từ thời Xô viết, phần còn lại là học lóm, là ăn cắp và đôi khi bị cấy sinh tử phù khi đi ăn cắp mà không biết! Cho đến nay, giấc mơ đại cường hải dương của xứ này mới chỉ thành hình với hai chiến hạm duy nhất có khả năng viễn duyên và quả nhiên là đã… dám đi tuần tra ngoài khơi Somalia để cùng thế giới tham gia tiễu trừ hải tặc.

Bây giờ lại có Thi Lang!

Chúng ta sẽ rất lầm khi dựa vào Hoa Kỳ để khiêu khích Trung công, như Bắc Kinh ám chỉ. Nhưng Trung công sẽ rất lầm nếu đòi dằn mặt nước Mỹ để thu gọn Đông Nam Á vào trong túi.

Hãy nói về tương quan hai xứ đó: Hoa Kỳ và Trung công có lãnh thổ tương tự, gần 10 triệu cây số vuông. Nhưng, Trung công hơn Mỹ nhờ dân số nên… phải nuôi nhiều hơn Mỹ khoảng một tỷ người trên cùng một diện tích. Chỉ nội khái niệm “phải nuôi” ấy cũng là điều đáng kể. Hoa Kỳ có dân số hơn 300 triệu mà không bao giờ có chữ “nuôi dân”: người dân tự nuôi lấy mình và còn sản xuất dư thừa nông sản lương thực để nuôi xứ khác. Trung công có một tỷ 350 triệu dân trên một diện tích tương đương mà đất khả canh thì hẹp và chưa bằng một phần ba của trung bình toàn cầu. Vặt mũi bỏ mồm là động tác truyền thống.

Làm sao đòi dọa nạt một quốc gia có truyền thống hải dương từ thời lập quốc và nay vẫn là siêu cường quân sự toàn cầu?

Bây giờ, chuyện dẹp êm nội loạn chưa xong, Trung công còn đòi chinh phục thiên hạ! Bắc Kinh chỉ có thể uy hiếp Hà Nội và mua chuộc đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi. Vì sao không kín đáo thi hành việc đó như họ đã từng làm từ hai chục năm nay? Vì sao lại hung hăng dọa nạt và còn muốn cho Hoa Kỳ phỏng tay? Vì ta sắp có tầu sân bay?

Đúng là dịp may hy hữu cho Việt Nam tỉnh ngộ.

Tách Việt cộng ra khỏi tay Tầu cộng ưu tiên cấp bách của Việt Nam

Bất kể vì lý do gì, hay bởi thủ đoạn thâm độc của bất cứ thế lực đen tối nào, đang đẩy Tầucộng, hay do chính Tầucộng vì khát dầu khí, hay vì nhu cầu bành trướng ra ngoài để ổn định bên trong, mà phải hung hãn đe dọa các nước Áchâu, bất chấp công pháp quốc tế và công luận thế giới để định nuốt trọn Biển Đông, thì lập tức Việtnam bị đặt thành đối tượng phải thanh toán đầu tiên của Tầucộng. Dù cho Tầucộng có thể đã ngấm ngầm hứa hẹn là vẫn để cho Việtcộng độc quyền cai trị Việtnam, chỉ phải theo lệnh của Tầucộng. Nhưng khi thấy tàu hải giám của Tầucộng vào sâu trong thềm lục điạ Việtnam để phá hoại tàu thăm dò địa chất của Việtnam, thì phản ứng của toàn dân Việtnam trong và ngoài nước bừng bừng nổi lên xuống đường biểu tình ‘chống Tầucộng xâm lược’, ‘chống Việtcộng hèn nhát’, buộc nhà cầm quyền Việtcộng vào thế phải công khai phản đối quan thầy. Thêm vào đó công luận quốc tế đều đứng về phía Việtnam. Các nước trong khối ASEAN tuy còn rời rạc, nhưng cũng thấy mối nguy bành trướng của Bắckinh, nên đều hướng về Hoakỳ. Đồng thời Hoakỳ cũng lập tức triển khai lực lượng hải quân để sẵn sàng “Vì quyền lợi quốc gia Hoakỳ” tiến vào Biển Đông để thực hiện những điều đã cam kết với các nước trong vùng.

Vậy liệu lực lượng hải quân Mỹ, Tầu có đụng độ nhau tại Biển Đông hay không? Theo bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Robert Gates: “…giải quyết các tranh chấp không dùng đến vũ lực”. Bộ trưởng quốc phòng Tầucộng, Lương Quang Liệt: “Trungquốc giữ vững cam kết duy trì hoà bình ổn định tại Biển Nam Trunghoa…”. Về mặt quân sự, Tầucộng thực tế chưa phải là đối thủ của Mỹ. Về kinh tế, thị trường của Mỹ là đất sống của sản phẩmTầu. Thị trường của Tầu là đất đầu tư của Mỹ. Dù 2 chế độ Mỹ, Tầu, 2 nền chính trị, xã hội của 2 nước đối nghịch nhau, nhưng nhất thời vẫn phải dựa vào nhau để phát triển. Giết nhau lúc này là cùng tự sát. Chiến tranh Mỹ, Tầu chưa thể xẩy ra. Nhưng 2 bên đều ra sức biểu dương lực lượng để kềm chế nhau. Hai bên đều lớn tiếng hô ‘hoà bình’ mà tay không thể rời khẩu súng. Đây cũng không phải là tình trạng chiến tranh lạnh. Vì 2 bên vẫn là đối tác của nhau. Bên nào tuân thủ công ước quốc tế về luật biển của LHQ 1982 và được công luận thế giới ủng hộ bên đó sẽ thắng trong cuộc thế này.

Hội Nghị về An Ninh Hàng Hải Biển Đông diễn ra tại Washington Hoakỳ ngày 20-21/06/2011. Nhiều học giả quốc tế phản bác lập luận Gs Su Hao về ‘cơ sở lịch sử’ của đường lưỡi bò Tầucộng. Ông Termsak Chalermpalanupap của ban thư ký ASEAN cho rằng: “Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển -UNCLOC- không công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền”. Gs Peter Dutton, Đại Học Hải Quân Mỹ, không đồng ý với giải thích của Tầucộng về ý nghĩa đường lưỡi bò liên quan tới lịch sử. Ông nói: “Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS”. Gs Carlyle Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc, cho rằng: “Việc học giả Trungquốc sử dụng ‘di sản lịch sử’ để giải thích về tuyên bố chủ quyền, một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này”. Bà Caitlyn Antrim, giám đốc ủy ban Pháp Quyền Đại Dương của Mỹ, khẳng định: “Tuyên bố đường 9 đoạn- đường lưỡi bò- không có cơ sở theo luật quốc tế, bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bảo vệ”. “Nếu Trungquốc tuyên bố chủ quyền các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau lại bỏ trống, thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu. Đối với các đảo không có cư dân sinh sống thì họ chỉ có thể tuyên bố lãnh hải, chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế từ các đảo đó”.

Cũng trong khuôn khổ Hội Nghị An Ninh Hàng Hải Biển Đông, thượng nghị sĩ Cộnghoà, John McCain chỉ rõ: “Nguyên nhân chính làm căng thẳng gia tăng và khiến cho việc đạt được một giải pháp hòa bình ở Biển Đông bị bế tắc, chính là hành xử mang tính hiếu chiến và yêu sách tham lam thiếu căn cứ của Trungquốc ở Biển Đông”. Theo Ông: “Tình hình Biển Đông sẽ mang tính quyết định trong việc định dạng sự phát triển khu vực Áchâu Thái Bình Dương trong thế kỷ này. Và Mỹ phải cần can dự tích cực”. “Trungquốc có những hoạt động ở Biển Đông dựa trên các quyền tự phong, ngay ở vùng 200 hải lý tính từ đường cơ sở của các quốc gia khác, như các sự kiện mới đây liên quan đến Việtnam và Philippines”. Ông kêu gọi Mỹ hỗ trợ cho các nước ASEAN tăng cường sức mạnh hải quân. Theo đó: “Mỹ cần giúp ASEAN xây dựng khả năng phòng thủ và phát triển trên biển, để phát triển và triển khai các hệ thống cảnh báo sớm và tàu an ninh hàng hải”.

Mới đây, trong cuộc họp báo, thượng nghị sĩ Dânchủ, Jim Webb tuyên bố: “Tình hình chủ quyền tại Biển Đông thực ra lại giúp quan hệ hai bên – Việtnam Hoakỳ – bằng cách nó khiến cho cả hai bên hiểu rõ điểm chung trong quyền lợi của mình”. Thông cáo chung của vòng Đối Thoại về Chính Trị, An Ninh, Quốc Phòng Việt-Mỹ lần tứ 4 hôm 17/06/11 có đoạn viết: “Việc duy trì hoà bình ổn định, an toàn và tự do lưu thông tại Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế”. “Tất cả các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần phải được giải quyết thông qua tiến trình hợp tác ngoại giao, không sử dụng vũ lực”. “ Hai bên ghi nhận rằng các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và hàng hải cần phải tuân thủ các nguyên tắc đã được luật pháp quốc tế công nhận, trong Công Ước LHQ về Luật Biển 1982”. “ Hai nước tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên Bố Chung về cách hành xử của các bên ở Biển Đông, ký kết giữa Asean và Trungquốc, năm 2002 và khuyến khích các bên đạt thoả thuận về Bộ Quy Tắc Ứng Xử”. Nhưng nhiều nghị sĩ Mỹ vẫn chỉ trích mạnh mẽ Việtcộng về những vi phạm nhân quyền và đòi hỏi: “Việtnam phải có những tiến bộ trong lãnh vực này để đổi lại mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hoakỳ”.

Xem vậy, hầu như cả thế giới, nhất là Hoakỳ đang cố gắng tạo điều kiện để cho Việtcộng tách ra khỏi bàn tay ma quái của Tầucộng. Trong khi đó phần đông giới chức Hànội cũng muốn dựa vào sức dân để giảm bớt sức ép của Tầucộng, và tránh khỏi bị kết tội bởi toàn dân, nên đã nới tay cho giới trẻ và dân chúng của Hànội và Saigòn xuống đường biểu tình với những khẩu hiệu “Trungquốc xâm lược”. “Hoàngsa, Trườngsa của Việtnam”. Vì không dám tin vào dân, nên Việtcông đã tìm mọi cách để hạn chế. Điều nổi bật làm Việtcộng quen mắt, mà người Hảingoại khó chịu, đó là những lá cở đỏ trong đoàn biểu tình. Nhưng với quốc tế, nó lại là dấu hiệu “Cờđỏ Việtcộng, chống Cờđỏ Tầucộng”, cũng như trước đây Liênxô và Trungcộng chống nhau dưới sự đạo diễn của Hoakỳ. Ở thời điểm quốc tế cầm chân Tầucộng này, việc ưu tiên số một là bằng mọi cách “Tách Việtcộng ra khỏi tay Trungcộng”. Đừng nghĩ về tiểu tiết, cần kịp thời phá đổ kế hoạch tàm thực Việtnam của Tầucộng, qua sự tiếp tay mù quáng của bè lũ cầm đầu Việtcộng. Nếu không thì quá muộn. Vì hiện nay người Tầu đã tràn ngập Việtnam, hàng hoá của Tầu làm chủ thị trường Việtnam. Máy móc phế thải của Tầucộng phá nền kỹ nghệ Việtnam. Có như thế Việtnam mới thoát nạn bị Hán hóa, giống các dân tộc: Mãn, Mông, Hồi, Tạng. Mới có cơ hội Dân Chủ Hóa chế độ để chủ động gia nhập tiến trình Nhân Chủ Nhân Văn Toàn Cầu.

LÝ ĐẠI NGUYÊN
Little Saigòn ngày 21/06/201

Cầu vượt và tầm nhìn

Trọng Đảng (Tiền Phong) - Không chỉ các chuyên gia mà nhiều người dân Thủ đô cũng thót tim khi một chuyên gia nêu ý kiến rằng có khả năng 3 cây cầu vượt cả ngàn tỷ đồng vừa xây dựng sẽ bị phá bỏ để phục vụ một dự án giao thông mới.

Tuy chỉ là phương án được các chuyên gia đưa ra nhưng nó cũng làm cho người ta liên tưởng đến việc đập bỏ này giống như đập bỏ những ngôi nhà dân trước đây để xây cầu vượt. Theo các chuyên gia xây dựng, khi thành phố chưa có quy hoạch chi tiết cho mạng lưới giao thông thì làm bất kỳ công trình nào cũng cần tính toán và lắng nghe ý kiến từ nhiều phía. "Chuyện về tương lai 3 cây cầu vượt có lẽ chẳng có gì phải nói nếu như trước đó nó được xây dựng với kết cấu thép trên một mặt bằng chưa có quy hoạch ổn định", PGS. TS Nguyễn Quang Đạo, trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho hay.

Việc nhiều người dân và chuyên gia bị thót tim chỉ được giải tỏa một phần khi thông tin về việc phá bỏ 3 cầu vượt được Văn phòng UBND TP Hà Nội khẳng định là không có chủ trương, còn đại diện các chủ đầu tư cũng kịp thời trấn an rằng, họ chưa tính đến phương án phá cầu vượt khi dự án chưa có tiền để làm tiếp (!?). Không biết chuyện đường trên cao "đè" lên trên cầu vượt đã được các nhà quy hoạch giao thông dự tính ngay từ khi làm cầu vượt, hay đó cũng là một giải pháp tình thế, một cú giật mình của chính những người làm quy hoạch? Theo ông Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội, sau vụ này người dân Thủ đô vẫn giật mình bởi cách quy hoạch và làm dự án hiện nay. Theo ông Nghiêm, không chỉ cầu vượt mà tình trạng dự án chồng dự án vẫn diễn ra phổ biến ở Hà Nội hiện nay. "Một tuyến đường, một nút giao thông đang có từ 2 đến 3 dự án chồng chéo và kéo lùi tiến độ của nhau là chuyện bình thường", ông Nghiêm nhận xét.

Theo khảo sát của Tiền Phong, hiện các nút Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Mai Dịch, Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến… là ví dụ cụ thể cho các nhận định trên. Không chỉ có đường vành đai 3, tại nút Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến hiện còn có đường bộ, đường sắt trên cao và hầm chui cơ giới, tức là 5 dự án trọng điểm trên một nút giao thông, trong đó có dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được phê duyệt gần 5 năm nay nhưng vẫn nằm bất động.

Sau đường gom và đường trên cao vành đai 3 được triển khai, không biết các dự án còn lại sẽ phân chia không gian ở nút Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến như thế nào, liệu có chuyện dự án đi trước phế bỏ dự án đi sau? Các chuyên gia, nhà khoa học liệu có còn phải lên tiếng như câu chuyện của 3 cây cầu vượt? Câu chuyện về những cây cầu vượt ở Hà Nội rất cần được soi chiếu và minh định bởi một tầm nhìn vượt xa hơn thực tại.

Trọng Đảng

Tháng 6. 2011 là cái mốc lịch sử: Đảng đang chống lại Nhân dân!


Âu Dương Thệ - Nếu hiểu ý nghĩa thâm thuý của câu "chở thuyền là nước và lật thuyền cũng là nước", nói tới quan hệ giữa nhân dân và chính quyền thì chúng ta thấy rằng, hiện nay nước không còn muốn chở thuyền nữa. Bởi vì những người đang ngồi trên con thuyền chỉ toàn những phần tử hèn nhát với kẻ thù của dân tộc, nhưng lại vô cùng tàn ác với dân và cực kì tham nhũng!


*

Biển Đông dậy sóng: Ý chí đấu tranh cương quyết của nhân dân và thái độ cúi đầu,
ba phải của nhóm cầm đầu chế độ độc tài toàn trị !

Tình hình khẩn trương và nổi bật nhất ở VN và Đông Nam Á trong mấy tuần qua là việc nhà cầm quyền Bắc kinh đã có những hành động xâm lược rất ngang ngược ở biển Đông. Chỉ trong vòng hai tuần ban lãnh đạo Cộng sản Trung quốc đã hai lần cho hải quân Trung quốc công khai và trắng trợn tấn công các tầu thăm dò địa chấn của Tập đoàn dầu khí VN ngay trên những khu vực thuộc lãnh hải của VN theo Công ước Quốc tế về Luật biển. Thật vậy, ngày 26.5 ba tầu hải giám Trung quốc (một lực lượng hải quân trá hình dân sự) đã xâm nhập hải phận VN và cắt dây cáp của tầu Bình minh 02 thuộc Tập đoàn dầu khí VN chỉ cách Phước tuy 120 hải lí. Nhưng hải quân và không quân của Quân đội Nhân dân VN đã không được phép can thiệp và ngăn cản. Nên chỉ hai tuần sau, ngày 9.6, các tầu ngư chính và các tầu đánh cá của Trung quốc đã mở cuộc tấn công thứ hai vào tầu Viking II. Lần này họ còn ngang ngược cho tầu hải quân đội lốt đánh cá chạy thẳng để phá cáp của tầu Viking II.

Các hành động có chủ ý này của Bắc kinh theo đuổi hai mục tiêu rõ rệt: Coi biển Đông là thuộc Trung quốc và tìm cách độc chiếm tài nguyên ở biển Đông, trong đó phải kể tới trữ lượng rất lớn về dầu khí và khí đốt. Rõ ràng đây là những hành động thù nghịch của nhà cầm quyền Bắc kinh, xâm phạm chủ quyền và an ninh của VN và vi phạm Công ước về biển của Liên hiệp quốc.

Từ khi nổ ra các cuộc tấn công ngang ngược của Bắc kinh cho thấy phản ứng và thái độ rất đối chọi nhau giữa một bên là đại đa số nhân dân VN, dư luận quốc tế và bên kia là nhóm cầm đầu chế độ độc tài toàn trị ở VN!

1. Sự phẫn uất của đại đa số nhân dân và lòng can đảm của giới trẻ

Trước chính sách xâm lăng ngang ngược của Bắc kinh coi biển Đông như cái ao của Trung quốc, trong khi ấy nhóm cầm đầu CSVN vẫn giữ thái độ im lặng, không dám cho các lực lượng Quân đội Nhân dân bảo vệ chủ quyền ở biển Đông, chỉ cho Phát ngôn viên Bộ ngoại giao nhai lại những ngôn ngữ nhàm chán, cho nên đại đa số nhân dân VN rất bất bình với Bắc kinh và bất mãn với nhóm cầm đầu CSVN.

Suốt bốn tuần qua vào các ngày Chủ nhật, mặc dầu bị công an mật vụ cấm cản, hàng ngàn người đã tham dự các cuộc biểu tình trước sứ quán Trung quốc ở Hà nội và Toà Tổng lãnh sự Trung quốc ở Sài gòn giương cao các khẩu hiệu, biểu ngữ tố cáo chính sách xâm lấn ngang ngược của Bắc kinh. Phần lớn là những người trẻ, sinh viên học sinh. Đặc biệt có cả những giáo sư, chuyên viên, văn nghệ sĩ tên tuổi và cả nhiều cán bộ cao cấp đã về hưu của đảng CSVN đã nhập cuộc các đoàn biểu tình để cùng chia xẻ lòng can đảm và bất mãn của giới trẻ. Ở đây chỉ nêu ra ba trường hợp tiêu biểu: Điển hình như cựu Đại sứ Nguyễn Trung đã viết bài phân tích kết án những sai lầm của Hà nội trong suốt hai thập niên qua khiến cho VN đang bị lệ thuộc Trung quốc cả tư tưởng, chính trị lẫn kinh tế. GS Nguyễn Huệ Chi dù đã trên 70 tuổi và là một trong những người chủ trương báo điện tử Bauxite VN, một tờ báo đang được sự hậu thuẫn của hàng trăm ngàn trí thức trong nước và hàng triệu độc giả theo dõi, cũng đã tham dự cuộc biểu tình ở Hà nội ngày 12.6. Ông Lê Hiếu Đằng, một thời đã gắn bó với chế độ và từng giữ chức Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc ở Sài gòn cũng đã tham dự cuộc biểu tình trước toà Tổng lãnh sự Trung quốc ở Sài gòn ngày 5.6 đã nói thẳng với công an mật vụ tìm cách ngăn cản cuộc biểu tình và được hiểu cũng muốn nhắn những người cầm đầu chế độ là “Anh đứng về phía nào, Việt Nam hay Trung Quốc?”. Đặc biệt nữa là ngày 25.6 cả hàng trăm nhân sĩ tên tuổi trong nước đã cùng kí tên trong Tuyên cáo Đặc biệt yêu cầu những người cầm đầu chế độ phải để cho nhân dân thực hiện quyền tổ chức biểu tình chống xâm lược Trung quốc.

2. Đa số dư luận quốc tế bất bình với Bắc kinh và chia xẻ sự lo ngại với nhân dân ta

Không chỉ nhân dân VN tỏ lòng căm phẫn trước chính sách xâm lấn ngang ngược của Bắc kinh, mà ngay cả nhiều chính khách trên thế giới và các nhà khoa học quốc tế đã công khai lên tiếng trước sự đe doạ an ninh khu vực và quốc tế của nhà cầm quyền Bắc kinh. Tại cuộc Hội thảo quốc tế củaTrung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế vào hai ngày 20-21.6 tại Washington, chính Thượng nghị sĩ McCain, từng là ứng cửa viên Tổng thống Hoa kì đã cảnh cáo Bắc kinh, các đại diện của Asean, Ấn trong cuộc Hội thảo này và nhiều nước khác phê bình những luận cứ thiếu khoa học của một số nhà nghiên cứu Trung quốc và kết án các hành động đe doạ hoà bình ở Đông Nam Á của Bắc kinh.

Mới đây, ngày 22.6 Tổng thống Phi luật tân B. Aquino- là nước cùng với VN đang có tranh chấp trực tiếp với Trung quốc về quần đảo Trường sa, cũng đã công khai cảnh cáo nhà cầm quyền Bắc kinh không được phép tiếp tục các hành động lấn chiếm xâm lược ở biển Đông. Đặc biệt nữa là ngày 27.6 Thượng viện Mĩ đã ra Quyết nghị kết án chính sách bành trướng và gây hấn của Bắc kinh tại biển Đông.

3. Nhưng cho tới nay nhóm cầm đầu CSVN, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, vẫn buộc chặt với kẻ thù dân tộc

Phải nói là ngạc nhiên đến mức sửng sốt, vì cho tới nay những người cầm đầu chế độ độc tài toàn trị ở VN vẫn giữ thái độ ba phải đối với chính sách xâm lược ngang ngược của Bắc kinh. Trong khi thanh niên, sinh viên học sinh, trí thức và cả cán bộ đảng viên dám can đảm biểu tình chống xâm lược Bắc kinh thì nhóm cầm đầu CSVN đã cho Thông tấn xã VN, một cơ quan trực thuộc Ban bí thư đảng CSVN, xuyên tạc các cuộc xuống đường của nhân dân VN. Không những thế, giữa lúc hải quân Trung quốc xâm phạm hải phận VN và phá hoại tài sản trên biển của VN thì họ còn cho phép hải quân VN tổ chức tuần tra chung với hải quân Trung quốc vào 2 ngày19-20.6, rồi sau đó lại cho tầu hải quân VN sang thăm Trung quốc từ 21.6 mà họ gọi là "thăm thân hữu".

Khó hiểu hơn nữa là, sau khi tờ Hoàn cầu thời báo, một bộ phận của Trung ương đảng Cộng sản Trung quốc, công bố bài bình luận ngày 21.6 chính thức đe doạ dạy cho VN bài học lần thứ hai:

"Thương thuyết với Việt Nam về một giải pháp hoà bình, hay trả lời sự khiêu khích bằng cách phản kích về chính trị, kinh tế, hay thậm chí cả quân sự. Chúng ta phải minh bạch về khả năng lựa chọn thứ hai, để Việt Nam phải tỉnh táo về vấn đề Biển Nam Trung Hoa."

Nhưng trong Bản Thông tin chung Trung quốc-VN ngày 25.6 sau các cuộc hội đàm của Thứ trưởng ngoại giao CSVN Hồ Xuân Sơn - trong tư cách là "Đặc phái viên của Lãnh đạo VN" - với Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc đã vẫn nhắc lại "16 chữ vàng" và "4 tốt" :

"Hai bên nhấn mạnh cần phải kiện trì bất di bất dịch thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung-Việt không ngừng phát triển lên phía trước theo phương châm " Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần " Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".

Trong cuộc phỏng vấn của Thông tấn xã VN ngày 27.6 với cái tựa "Thông điệp của lãnh đạo cấp cao Việt Nam về Biển Đông", Hồ Xuân Sơn ngay trong điểm đầu cũng lập lại:

"Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt"

Người ta không thể hiểu được lập trường rất quái gở và sai lầm của lãnh đạo CSVN, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng: Tại sao Bắc kinh đang thực hiện các chính sách xâm lấn và thù nghịch với VN một cách công khai và ngang ngược đến như thế, nhưng ông Trọng vẫn coi như không có chuyện gì xẩy ra và còn tiếp tục buộc VN "hợp tác chiến lược toàn diện" với kẻ thù của dân tộc? Và thậm chí vô tri đến mức ngớ ngẩn vẫn lập lại hai câu vừa giả dối vừa lừa bịp của Bắc kinh đã mớm cho là "16 chữ vàng" và "bốn tốt". Nguyễn Phú Trọng hãy thử hình dung, một người láng giềng của ông đã công khai chiếm đất, lấn sân và còn đánh đập giết con cái của ông, nhưng ông vẫn hớn hở ca tụng người láng giềng là người tốt !!!

Những gì mà một người bình thường không thể tưởng tượng được, nhưng người đứng đầu chế độ độc tài toàn trị Nguyễn Phú Trọng lại không cảm thấy như vậy. Chả thế mà năm trước ông Trọng đã cấm Quốc hội bàn về căng thẳng trên biển Đông với câu nói bất hủ: Tình hình biển Đông không có gì mới! Và mới đây Nguyễn Phú Trọng vẫn tỏ ra kính nể và hãnh diện được Hồ Cẩm Đào chiếu cố:

“Chưa bao giờ ngay sau Đại hội, một số đảng anh em như … Đảng Cộng sản Trung quốc cử đặc phái viên của Tổng bí thư, Chủ tịch nước sang gặp Tổng bí thư ta để trực tiếp chúc mừng thành công của Đại hội”.

Bắc kinh đã ngang ngược công khai xâm phạm chủ quyền và phá hoại sinh hoạt kinh tế của VN như thế, nhưng nhân dân VN không thể hiểu được, tại sao nhóm cầm đầu CSVN lại vẫn chỉ nhai lại những lời toàn toàn sai trái của Bắc kinh. Rõ ràng họ đã tự thể hiện thái độ hèn nhát va cúi đầu. Cũng vì thế nên quốc tế không thể ủng hộ VN tích cực trong cuộc tranh chấp với Trung quốc trên biển Đông, vì thái độ ba phải, không rõ ràng và không dứt khoát với Bắc kinh của nhóm cầm đầu CSVN.

Trong các tuần lễ vừa qua Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện nhiều dịp trong các hội nghị lớn ở trong nước cũng như trong chuyến thăm Lào vào cuối tháng 6, nhưng tuyệt đối không một lần nào kết án các hành động xâm lấn ngang ngược của Bắc kinh.

Thái độ câm như hến của Nguyễn Phú Trọng giải thích điều gì? Có phải ông ta sợ là, nếu công khai lên tiếng chống Bắc kinh thì Hồ Cẩm Đào sẽ huỷ việc mời ông Trọng sang thăm Trung quốc như hai bên đã dự tính? Hay Bắc kinh sẽ dùng sức ép kinh tế, vì Bắc kinh đang kiểm soát cả cái bụng của VN nữa, vì số ngoại tệ dự trữ của VN không đủ để trả nợ mức nhập siêu rất cao với Trung quốc?

Những hành động xâm lấn vô cùng trắng trợn như thế của Bắc kinh, nhân dân ai cũng phẫn uất, dư luận thế giới rất lo âu, nhưng thật là vô cùng quái đản là, người đứng đầu chế độ là Nguyễn Phú Trọng lại vẫn yên lặng, câm như hến. Như thế ông Trọng đã tự chứng tỏ trước nhân dân VN và thế giới về thái độ bất lực và vô trách nhiệm trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và danh dự tổ quốc!

* * *

Trong khi đất nước đang phải đối diện trước nguy cơ xâm lăng của phương Bắc thì các hoạt động chính của Nhà nước CSVN lại không đặt trọng tâm vào việc đoàn kết dân tộc nhưng lại chỉ lo củng cố quyền hành cho những người có quyền lực. Thật vậy, trong khi đất nước đang phải đối đầu với những hành động xâm lấn của Bắc kinh và nhân dân rất căm phẫn thì trong thời gian gần đây ban lãnh đạo mới của đảng CSVN vừa được thành lập từ Đại hội 11(1.2011) đã giao cho Ban bí thư Trung ương và quan trọng nhất là Ban Tuyên giáo Trung ương mở hàng loạt các hội nghị quan trọng nhằm mục tiêu được họ gọi là "học tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội 11". Điều dư luận chú ý là, trong các hội nghị này Đinh Thế Huynh, tân Uỷ viên Bộ chính trị và tân Trưởng ban Tuyên giao trung ương đã được coi là người quán xuyến và bao thầu, là cái đinh trong các hội nghị liên quan tới tư tưởng và đường lối của nhóm cầm đầu mới. Ai cũng biết, ngay một ngày trước khi Đại hội 11 khai mạc thì Đinh Thế Huynh đã họp báo nói thẳng là, VN không cần có dân chủ đa nguyên! Lập trường bảo thủ và sai lầm của Đinh Thế Huynh chỉ lập lại các tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng!

Sau ba Hội nghị cấp miền Bắc, Nam và Trung vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 với sự tham dự của hàng ngàn cán bộ cao cấp tư tưởng và tuyên giáo trong cả nước, trong các tuần lễ gần đây hàng loạt hội nghị Tuyên giáo cấp bộ, ngành, thành phố và các tỉnh cũng đã được triệu tập. Trong số này đáng chú ý là, tại Hội nghị của Quân uỷ Trung ương và Đảng uỷ Công an Trung ương Đinh Thế Huynh cũng là người chỉ đạo. Ngoài ra, ngày 21.6 là ngày kỉ niệm "báo chí Cách mạng" Đinh Thế Huynh cũng đã ra chỉ thị cho báo chí của chế độ trong tình thế mới.

Trong các hội nghị này họ nhấn mạnh những gì và tránh những vấn đề nào? Mặc dù các hội nghị do Bộ chính trị giao cho Ban bí thư và Ban tuyên giáo thực hiện vào đúng thời điểm đất nước đang sôi sục phải đối đầu với các hành động xâm lấn của Trung quốc, nhưng trong các hội nghị này tuyệt nhiên không thảo luận tới vấn đề cực kì bức xúc của đất nước. Trái lại các cán bộ chủ chốt tham dự chỉ được Trương Tấn Sang và nhất là Đinh Thế Huynh giải thích một chiều về các Nghị quyết của Đại hội 11 là: Cương lĩnh Chính trị 2011, Chiến lược kinh tế trong thời gian tới và Điều lệ Đảng.

Nhưng ai cũng biết, thi hành các Nghị quyết này là chỉ để duy trì và củng cố chế độ độc đảng theo tư tưởng Mác-Lênin đã hoàn toàn bị thực tế phủ nhận, đề cao vai trò chủ đạo của Kinh tế Nhà nước nhằm phục vụ quyền lợi của những phần tử có quyền lực và cũng để duy trì các ổ nuôi tham nhũng và đục khoét ngân quĩ quốc gia. Cụ thể khủng khiếp nhất là vụ Tập đoàn Vinashin đã gây ra một khoản nợ trên 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD). Nhưng sau đó các uỷ viên Bộ chính trị đã họp kín và tự tha bổng cho nhau!

Chính vì thế nhiều chuyên viên trí thức và cán bộ cao cấp đã về hưu đã và đang công khai phê bình các văn kiện sai lầm của Đại hội 11. Đáng chú ý nữa là, trong các hội nghị này, không thấy Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Đinh Thế Huynh phân tích và phê bình các hành động ngang ngược của Bắc kinh. Ngược lại họ chỉ nhấn mạnh là phải bẻ gẫy những hoạt động "diễn biến hoà bình" của nhân dân mà họ gọi là các lực lượng thù địch, đồng thời phải cảnh báo trước tình hình "tự diễn biến" của cán bộ đảng viên!

Cho nên không có gì ngạc nhiên là trong thời gian qua, khi các hội nghị này được rầm rộ tổ chức thì ngay báo chí của chế độ cũng bị ngăn cấm tường thuật về biến cố 26.5 - ngay cả các tờ điện tử Cộng sản, Nhân dân và Quân đội Nhân dân cũng im lặng trong một số ngày đầu! Trong khi ấy nhiều nhà dân chủ bị giam giữ và bị theo dõi, nhiều Blog điện tử bị phá hoại, trong đó phải kể tới tờ Bauxite VN vừa bị tin tặc phá hoại từ ngày 18.6. Theo thông cáo của tờ Bauxite thì lần này có tới “78% là máy của "người quen" từ VN" đã tham gia vào việc phá hoại tờ Bauxite VN. Việc này đã tự nói rõ, ai và cơ quan nào ở VN đã ra lệnh phá hoại và phục vụ ý đồ gì!

Như vậy rõ ràng là Ban bí thư và Ban Tuyên giáo trung ương mở hàng loạt các hội nghị trong các tuần vừa qua để cưỡng ép cán bộ, đảng viên học tập như con vẹt các văn kiện vừa sai lầm vừa lỗi thời cùa Đại hội 11, đồng thời còn "định hướng" cho báo chí, tức là bắt các nhà báo phải viết gì, viết như thế nào có lợi cho những kẻ có quyền lực. Như thế những việc làm đó chứng tỏ rằng, nhóm cầm đầu mới của CSVN đã đặt ưu tiên bảo vệ quyền lợi của những người có quyền lực cao hơn là nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ và danh dự tổ quốc!

* * *

Có thể rút ra kết luận gì về tình hình VN trong thời gian vừa qua? Kể từ Đại hội 11 mà điểm cao là từ cuối tháng 5 sau hai hành động xâm phạm lãnh hải VN và tấn công ngang ngược của hải quân Trung quốc vào các tầu của VN, chiều hướng nổi bật nhất là lòng dân và ý đảng đã trở thành đối nghịch với nhau. Trong khi giới chuyên viên trí thức, thanh niên và đại đa số nhân dân rất phẫn uất với Bắc kinh thì nhóm cầm đầu mới của chế độ độc tài toàn trị ở VN lại im hơi ngậm miệng với kẻ thù dân tộc, nhưng lại tìm mọi cách xuyên tạc cuộc tranh đấu của nhân dân và đàn áp những người dân chủ yêu nước.

Nếu hiểu ý nghĩa thâm thuý của câu "chở thuyền là nước và lật thuyền cũng là nước", nói tới quan hệ giữa nhân dân và chính quyền thì chúng ta thấy rằng, hiện nay nước không còn muốn chở thuyền nữa. Bởi vì những người đang ngồi trên con thuyền chỉ toàn những phần tử hèn nhát với kẻ thù của dân tộc, nhưng lại vô cùng tàn ác với dân và cực kì tham nhũng!

Tháng 6. 2011 là một khúc quanh lịch sử cận đại của VN, trong đó lòng dân đang đối nghịch với các ý đồ đen tối của nhóm cầm đầu chế độ độc tài toàn trị! Nhóm cầm đầu chế độ độc tài toàn trị, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, đang chống lại nhân dân; chống lại thanh niên, các giới trí thức và chuyên viên; chống lại cả những cán bộ đảng viên còn biết giữ lòng tự trọng và danh dự tổ quốc!

Âu Dương Thệ
www.dcpt.org , www.dcvapt.net

Tổ Quốc lâm nguy, sự cần thiết ban hành Luật đoàn kết dân tộc và kiến nghị xây dựng Tượng đài Biển Đông


Ngô Tự Lập - Trong số những người có công với nước, tôi muốn nhắc đến trường hợp các quân nhân của quân đội Sài Gòn đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Rất nhiều người, trong đó có cá nhân tôi, tin rằng chúng ta nên sớm tôn vinh họ như những liệt sĩ quên mình vì nước. Cũng xin nói rằng việc tôn vinh công lao của những người khác chính kiến, thậm chí của kẻ thù không có gì là quá mới mẻ hay mâu thuẫn, mà là truyền thống lâu đời của dân tộc ta...


*

Sau một thời gian ngắn ngủi tương đối yên ổn, một lần nữa đất nước ta lại phải đối mặt với họa xâm lăng. Đâu là kế sách chống lại quân xâm lược? Ai cũng thấy rằng sự nổi giận không đủ, chúng ta cần phải có những chiến lược, sách lược tỉnh táo và thông minh cả trong đối nội lẫn đối ngoại. Ai cũng thấy rằng một nền quốc phòng vững mạnh chỉ có thể có nếu đựa trên sự phát triển và thịnh vượng của đất nước trong mọi lĩnh vực, như kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội. Nhưng cái gốc sâu xa nhất và vững chắc nhất, đó là sự đoàn kết của toàn dân tộc. Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với những chiến công hiển hách chứng minh điều đó. Vì thế, tôi nghĩ đã đến lúc Quốc hội phải nhanh chóng ban hành Luật Đoàn kết dân tộc.
Tại sao phải ban hành Luật đoàn kết dân tộc trong khi chúng ta đã có một số chính sách ít nhiều liên quan đến vấn đề này?
Chúng ta cần Luật Đoàn kết dân tộc do tính chính danh của nó. Mặc dù Quốc hội ở đâu cũng do một hay một vài chính đảng cụ thể chiếm đa số, tiếng nói của Quốc hội, thể hiện qua Hiến pháp và Luật, vẫn được coi là tiếng nói của người dân, là ý chí của dân tộc, chứ không phải là tiếng nói của một đảng hay một phe phái cụ thể. Các chính đảng có thể cầm quyền dài hay ngắn, nhưng giá trị của Luật, với tư cách là ý chí của dân tộc, không phụ thuộc vào độ dài thời gian cầm quyền của các chính đảng.

Cũng cần phải lưu ý rằng Luật Đoàn kết dân tộc không phải là nhằm thu hút Việt kiều. Luật Đoàn kết dân tộc cần thiết ngay cả khi không có Việt kiều. Luật Đoàn kết dân tộc cũng không phải là một sách lược vụ lợi ngắn hạn, mà phải là ý chí đoàn kết lâu dài và cao thượng của dân tộc. Nếu không thể hiện được tinh thần và các giá trị cao thượng mà mọi người Việt Nam đều chấp nhận và trân trọng, thì chính sách không thể đoàn kết được người dân, dù ở trong nước hay ngoài nước, thậm chí ngay cả những người đang tham gia bộ máy cầm quyền. Mặc dù được gọi tên bằng những cách khác nhau, Luật Đoàn kết dân tộc chính là cách mà cha ông ta nhiều lần sử dụng như là kế sâu rễ bền gốc, là nền tảng của sức mạnh quốc gia.

Luật Đoàn kết dân tộc phải như thế nào?

Tất nhiên, việc xây dựng luật phải do một tập thể bao gồm các chuyên gia và những nhà hoạch định chính sách có thẩm quyền thực hiện, nhưng chắc chắn nó phải được xác lập trên nguyên tắc nền tảng: Thượng tôn lợi ích dân tộc. Nói cách khác, phải đặt lợi ích dân tộc lên trên mọi lợi ích nhóm, phe phái, giai cấp, tôn giáo, ý thức hệ… Trên cơ sở nguyên tắc cơ bản này, Luật sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mọi người Việt Nam (dĩ nhiên cần phải định nghĩa) trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Luật cũng sẽ mở đường cho việc đánh giá công bằng mọi đóng góp của mọi cá nhân trong mọi lĩnh vực, từ văn hóa, nghệ thuật, khoa học đến kinh tế và quân sự, ngay cả trong trường hợp các cá nhân có quan điểm đối địch lẫn nhau, trong quá khứ cũng như tương lai. Bởi vì, nói cho cùng, tất cả những con người ấy đều là người Việt, và tất cả những gì đã diễn ra đều là lịch sử Việt Nam. Với một quan điểm thực sự cao thượng và vì lợi ích dân tộc như vậy, Luật đương nhiên cũng sẽ là luật hòa giải dân tộc.

Trong số những người có công với nước, tôi muốn nhắc đến trường hợp các quân nhân của quân đội Sài Gòn đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Rất nhiều người, trong đó có cá nhân tôi, tin rằng chúng ta nên sớm tôn vinh họ như những liệt sĩ quên mình vì nước. Cũng xin nói rằng việc tôn vinh công lao của những người khác chính kiến, thậm chí của kẻ thù không có gì là quá mới mẻ hay mâu thuẫn, mà là truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Sĩ Nhiếp, viên quan cai trị do Trung Quốc phái đến, chẳng hạn, thậm chí được tôn vinh là “Nam Bang học tổ”. Trong lịch sử hiện đại, chúng ta cũng đã tiếp nhận và trọng dụng nhiều hàng binh, chúng ta đã hòa giải và kết bạn với Pháp, Nhật, Mỹ và cả Trung Quốc. Mới đây, chúng ta cũng hoan nghênh nhiệt liệt sự trở về và góp sức xây dựng đất nước của cựu Phó Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, tướng Nguyễn Cao Kỳ, một trong những chỉ huy cao nhất của những người lính đã ngã xuống vì Hoàng Sa.

Cá nhân tôi nghĩ rằng do nhiều lý do lịch sử, chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội để có một Luật đoàn kết dân tộc ngay sau năm 1975. Mặc dù đáng tiếc, chúng ta cũng không thể thay đổi quá khứ. Bây giờ, một cơ hội, đồng thời cũng là một yêu cầu cấp bách, lại đến và tôi thực sự tin tưởng rằng nếu chúng ta không bỏ lỡ, đây sẽ là khởi đầu cho một mùa xuân mới của đất nước trong đoàn kết và thịnh vượng.

Trong khi chờ đợi một Luật Đoàn kết dân tộc ra đời, tôi đề nghị xây dựng một Tượng đài Biển Đông với cùng thông điệp. Tôi không dám đi sâu vào vấn đề nghệ thuật điêu khắc, nhưng tôi hình dung một phiến đá lớn, vững chắc, đặt trên bệ mô phỏng hình nước Việt. Trên một mặt của phiến đá khắc bản đồ Việt Nam và Biển Đông, trên mặt kia khắc tên tất cả những người đã đóng góp xây dựng và bảo vệ Biển Đông của Tổ quốc, từ các vị đô đốc và chiến sĩ thời phong kiến, đến những liệt sĩ trong thời đại chúng ta – đặc biệt là những người lính của Lữ đoàn 125 trong kháng chiến chống Mỹ, những người lính hải quân Sài Gòn hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974 và những người lính hải quân Nhân dân Việt Nam hy sinh năm 1988. Cùng với tượng đài là một cuốn sách chuyên về lịch sử khai phá, bảo vệ và phát triển Hoàng Sa Trường Sa. Ngoài thông điệp đoàn kết, tượng đài sẽ là một tài liệu sống động, rất có ích cho công việc giáo dục lịch sử và địa lý dân tộc cho các thế hệ mai sau.

Mặc dù đất nước ta còn nghèo, tôi không nghĩ rằng tài chính là một vấn đề đối với việc xây dựng một tượng đài như vậy, đặc biệt nếu so sánh với ý nghĩa và thông điệp của nó. Nhưng nếu sự đóng góp tài chính là cần thiết, tôi tin rằng rất nhiều cơ quan, công ty và cá nhân sẽ ủng hộ dự án. Cá nhân tôi, nếu có nhu cầu ủng hộ, tôi xin là người đóng góp đầu tiên, với số tiền là mười triệu đồng.

Ngô Tự Lập
(Nhà thơ, nguyên Giám đốc Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh)

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Hãy để người dân được biểu thị lòng yêu nước!

Quốc Phương - Tại sao Người Việt ở Nhật, ở Pháp và cả những người không mang dòng máu Việt cùng xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn biển Đông mà trong nước lại không đươc? Tại sao những người biểu tình vì lòng yêu nước lại bị bắt bớ hoặc “hỏi thăm vô cớ”?... Mỗi lần đặt câu hỏi là một lần thấy nhói lòng.


*

Thế là đã 4 chủ nhật, người dân ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã xuống đường biểu tình, tuần hành phản đối Trung Quốc gây hấn ở biển Đông.

Chủ nhật tới 3-7, nhiều tầng lớp nhân dân lại muốn được thể hiện lòng yêu nước của mình để bảo vệ chủ quyền mà hàng ngàn năm ông cha ta đã gìn giữ bằng máu và nước mắt. Biết bao người con đã ngã xuống vì biển đảo thiêng liêng này.

Dân tộc Việt Nam khác các dân tộc khác:

- Đó là sự hoà hiếu, khoan dung của người Việt: “Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn/Lấy trí nhân thay cường bạo”

- Đó là: Tổ quốc trên hết!

- Đó là: Khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước lại trỗi dậy, sẵn sàng hy sinh tất cả.

- Đó là: Hội nghị Diên Hồng. Năm 1284, Vua Trần Thánh Tông triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2. Đó là lời thề bất tử; quyết đánh và quyết thắng!

- Đó là lời kêu gọi của Bác Hồ đã trở thành chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.


- Đó là sức chịu đựng phi thường của người Việt.


- Đã là người Việt Nam, lòng yêu nước luôn ở trong trái tim, khối óc mỗi người...

Là người dân, vào lúc này ai cũng có thể đặt câu hỏi:

- Tại sao Trung Quốc trải qua bao triều đại chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm lược Việt Nam?

- Tại sao Trung Quốc “vừa là đồng chí, vừa là anh em” với 16 chữ vàng, với 4 tốt, cùng là nước XHCN lại không bao giờ từ bỏ chủ nghĩa bành trướng bá quyền?

- Tại sao Đảng CS Trung Quốc cũng lấy chủ nghĩa Mác- Lê Nin làm nền tảng mà “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”?

- Tại sao chúng ta không gọi một danh từ chung khi bang giao là “Ngài” mà đến giờ phút này vẫn cứ gọi là “đồng chí”?

Đã đến lúc cần một tiếng nói chính danh để người dân được yên lòng!

Lòng dân thì vô cùng, sẵn sàng sẻ chia, sẵn sàng dâng hiến. Mỗi khi MTTQVN hô hào là cả nước chung lòng, quyên góp “Vì người nghèo”, “vì miền Trung thân yêu”... nhiều chữ “vì” lắm. Vậy mà lúc này chẳng thấy MTTQVN có một lời nào để người dân ủng hộ?

Đã đến lúc để người dân được biểu thị lòng yêu nước. Không thể cấm đoán, can ngăn làm tổn thương lòng tự hào dân tộc. Nếu điều đó còn xảy ra sẽ là có tội với nhân dân.

Lại hỏi:

- Tại sao Người Việt ở Nhật, ở Pháp và cả những người không mang dòng máu Việt cùng xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn biển Đông mà trong nước lại không đươc?

- Tại sao những người biểu tình vì lòng yêu nước lại bị bắt bớ hoặc “hỏi thăm vô cớ”?

Mỗi lần đặt câu hỏi là một lần thấy nhói lòng.

Mỗi lần một người bị bắt buộc rời khỏi đoàn biểu tình là những người dân tử tế lại thấy xúc động, lại thấy bị xúc phạm...nhiều người đã khóc!

Vẫn biết có những người làm an ninh trật tự không muốn thế. Họ không quay lưng lại người biểu tình, vẫn tôn trọng và đồng tình với nhân dân. Nhưng...họ đành phải làm thôi.

Thế là đã 3 chủ nhật xuống đường. Chẳng thấy ai bị kích động, làm loạn cả.

Chẳng thấy ai lợi dụng, mượn cớ để phản đối, chống phá, lật đổ chính quyền của “các thế lực thù địch”.

Nếu điều đó xảy ra chắc chắn sẽ bị những người yêu nước chân chính vạch mặt chỉ tên.

Và rồi, mọi người chỉ thấy con cháu Vua Hùng từ già trẻ, trai gái không phân biệt tuổi tác, không một chút gì phân biệt về nhân thân, họ chỉ có chung một ý nghĩ: Không thể để Trung Quốc lấn lướt, bất chấp dư luận và công ước quốc tế, vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam, đánh đập và cướp bóc ngư cụ, hải sản của ngư dân Việt Nam. Dân chúng xuống đường là để biểu thị lòng yêu nước và làm yên lòng những chiến sỹ đang ngày đêm cầm chắc tay súng bảo vệ vùng trời, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Ủng hộ những ngư dân đang ngày đêm bám biển mà thôi.

Nhưng không hiểu sao, hiện nay đại bộ phận dân chúng và trong số họ không thiếu những người mệnh danh là giới trí thức và văn nghệ sỹ họ vẫn im lặng. Họ né tránh, họ sợ hay chờ đợi một điều gì do người khác mang đến?

Còn nhiều lắm những kẻ có chức có quyền, những kẻ mua quan bán chức tham nhũng chưa bị lộ diện, loại người vô liêm sỉ ấy vẫn lên giọng cao đạo dạy đời.

Còn nhiều lắm những người dân tột cùng của khổ đau và bất hạnh.

Bỗng dưng một nỗi sợ mơ hồ, vô cớ chợt đến:

Chỉ sợ một ngày nào đó lòng yêu nước phải được hô hào.

Chỉ sợ một ngày nào đó lòng tin của nhân dân bị giảm sút nghiêm trọng.

Chỉ sợ một ngày nào đó người dân vô cảm với mọi chuyện, chẳng ai muốn nói lời trung ngôn nghịch nhĩ.

Lúc này cần lắm một sự thật.

Đừng dùng loa kêu gọi dân: “Chúng tôi yêu cầu đồng bào giải tán, việc này đã có nhà nước lo”. Nhà nước lo việc lớn. Dân lo việc dân. Hãy để người dân được biểu tình ôn hoà.

Sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc chính là lúc này.

Đó là tiếng nói đồng tình, đồng lòng của nhân dân ủng hộ Nhà nước.

Hãy để người dân được thể hiện lòng yêu nước!





* Bài do tác giả Quốc Phương (Sơn Tây) gửi trực tiếp cho NXD-Blog.
Xin chân thành cảm ơn tác giả!

Powered By Blogger