Monday, July 31, 2017

Hoa Kỳ mở mắt về tham nhũng của quân đội CSVN


AuthorHuy LamSourceSBTNPosted on: 2017-07-30


Hoa Kỳ bàn giao tàu tuần duyên trọng tải cao cho Cảnh sát biển Việt Nam - Ảnh: Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
Giữa lúc cuộc tranh cãi ở Việt Nam chưa chấm dứt về chủ trương cho phép quân đội làm kinh doanh, thì một hãng tin tình báo quốc phòng Anh tiết lộ, các giới chức kỹ nghệ quốc phòng Hoa Kỳ mới đây có dịp mở mắt về tầm mức tham nhũng của giới chức quân đội CSVN.
Shephard Media, hãng tin tình báo quốc phòng hoạt động từ 35 năm qua có trụ sở tại London, dẫn một nguồn tin từ kỹ nghệ quốc phòng Hoa Kỳ cho hay, trong một cuộc họp cách đây ít lâu tại Hà Nội, các giới chức thuộc bộ quốc phòng CSVN đề nghị với phái đoàn Hoa Kỳ rằng, một thương vụ vũ khí bất kỳ với phía Việt Nam sẽ phải có khoản tiền 25% huê hồng. Nguồn tin của Shephard Media là một chuyên gia kỹ nghệ quốc phòng lâu năm, cho biết cuộc họp về mua bán vũ khí giữa Hà Nội và phái đoàn Hoa Kỳ đã chấm dứt đột ngột, sau lời đề nghị trắng trợn của giới chức quân đội CSVN.
Trong bản tin đăng trên trang mạng của họ hôm 25 tháng 7, Shephard Media còn dẫn một nguồn tin khác ở Singapore nói rằng, các giới chức chính phủ CSVN vẫn thường rửa tiền ở Singapore qua các bà vợ của họ.
Hãng tin tình báo quốc phòng Anh lưu ý rằng, các công ty kỹ nghệ quốc phòng Hoa Kỳ bị cấm làm ăn theo cách này, bởi Đạo Luật Chống Nhũng Lạm Nước Ngoài năm 1977. Điều này giải thích tại sao CSVN sẽ tiếp tục có khuynh hướng từ chối mọi cơ hội hợp tác thiết thực về quân sự với Hoa Kỳ, bởi vì họ không thể “chấm mút” trong các hợp đồng mua bán, như khi mua vũ khí của Trung Cộng, Nga…

---------

Cạn kiệt


AuthorMạnh KimSourceTiếng DânPosted on: 2017-07-30
ạn kiệt là “từ khóa” của mọi từ khóa miêu tả ngắn gọn hiện tình đất nước Việt Nam. Mọi thứ đang cạn kiệt. Công bố Ngân hàng Thế giới trung tuần tháng 7-2017 cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ công tăng nhanh nhất thế giới. Nợ công Việt Nam hiện lên đến 2,68 triệu tỷ đồng, tăng từ 36,5% GDP năm 2001 lên 62,2% GDP năm 2015. Tính đến giữa tháng 7-2017, nợ công Việt Nam tương đương khoảng 94,8 tỷ USD.
Điều này cho thấy không chỉ tình trạng khủng hoảng ngân sách mà còn khủng hoảng chính sách và khủng hoảng điều hành. Nói chính xác hơn là “khủng hoảng năng lực điều hành”. Cái gọi là “Luật quản lý nợ công”, áp dụng từ ngày 1-1-2010, đã không thể tạo ra hàng rào luật hiệu quả. Nó không kiểm soát được những “thành tích” bòn rút ngân sách, và tệ hơn, nó gián tiếp hình thành nên các cách thức lách luật với sự bùng nổ các nhóm lợi ích. Di sản ăn chụp vô độ và phá phách vô tội vạ của Nguyễn Tấn Dũng cộng với “nội các” kế nhiệm tập trung nhiều kẻ bất tài nhất lịch sử chính trị cộng sản Việt Nam càng đẩy nhanh tốc độ suy sụp.
Ngày 10-5-2017, khi bế mạc Hội nghị trung ương 5, Nguyễn Phú Trọng vẫn kiên trì rằng kinh tế thị trường định hướng XHCN là “một vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản”, “một sáng tạo mới của Đảng ta”… Những điều ấy là gì? Rất khó có thể biết Trọng có thật sự hiểu những gì ông ta nói hay không. Nó quá mơ hồ so với những con số thống kê dễ thấy chẳng hạn số nợ công cụ thể mà mỗi người Việt Nam, bất luận tuổi tác, phải gánh chịu là hơn 1.000 USD.
Có một “thực tiễn” mà hệ thống lãnh đạo cần “sáng tạo” để nhận biết họ đang ở đâu: Chưa bao giờ hệ thống chính trị lãnh đạo cạn kiệt nhân lực có tài bằng lúc này. Không có yếu tố “cá nhân” nào nổi trội trong hệ thống cầm quyền đương nhiệm. Không gương mặt nào xứng đáng đại diện cho “trí tuệ Việt”. Họ tăm tối. Họ đần độn. Họ chậm chạp và hoàn toàn đi bên lề sự phát triển của thế giới bên ngoài. Họ phát biểu giống nhau, nói dối giống nhau, hành xử quê mùa giống nhau. Họ xem thường dân hệt như nhau.
“Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả…” – Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu cách đây một năm. Khó có thể đánh giá nhân dân đã làm được gì cho đất nước bằng nhãn quan rất hẹp như thế nhưng dễ thấy rằng nhân dân không có vai trò gì trong các dự án ngàn tỷ đắp chiếu trùm mềm. Nhân dân không có trách nhiệm trong việc làm lũng đoạn ngân sách công, nơi về nguyên tắc thuộc quyền giám sát của một tập thể “dân chủ tập trung” mà Kim Ngân làm “chủ tịch”.
Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Cạn kiệt cả “nguồn tài nguyên” con người. Việt Nam chưa bao giờ thiếu người tài, ở bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử. Nhân tài Việt ngày càng hiếm hoi, bởi nền giáo dục tồi tệ, lại tiếp tục khan hiếm khi nhiều người lần lượt cuốn gói ra đi. Cách thức đối xử người tài là nguyên nhân lớn nhất chứ không chỉ bởi nghèo và thiếu phương tiện. Cách thức sử dụng nhân tài và chính sách giáo dục là những bế tắc dai dẳng nhất của đất nước. Nó sẽ không bao giờ tháo gỡ được nếu chính sách giáo dục đang được thực thi là một chính sách “ngu để trị”.
Một bài báo của Tạp Chí Cộng Sản đề ngày 9-1-2012 cho biết, “Ngày 8-1, tại Hà Nội, Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực-nhân tài Việt Nam đã tổ chức Đại hội toàn quốc nhiệm kỳ II… Trong 5 năm qua, từ chỗ không có một đơn vị thành viên nào với hơn 300 hội viên ban đầu, đến nay, Trung ương hội có 725 hội viên, 4 thành hội, tỉnh hội, 14 chi hội và 30 đơn vị trực thuộc Trung ương hội…”. Thật khó có thể tưởng tượng đó là một tổng kết về nguồn nhân tài. Có những sự thật không được nêu ra trong “kết quả 5 năm”. Đó là những đêm không ngủ của vô số phụ huynh trằn trọc xoay sở đưa con em đi tỵ nạn giáo dục. Đó là hiện tượng có những người Việt ở nước ngoài làm rạng danh dân tộc nhưng không bao giờ muốn trở về phục vụ một đất nước đang giãy giụa trên mớ “nghị quyết trung ương đảng về đổi mới giáo dục”. Chảy máu chất xám thật ra không tệ hại bằng sự bất lực kêu gọi đóng góp chất xám. Đảng thật ra không thể và không bao giờ biết cách “làm giáo dục”. Mới đổi mới giáo dục, trước hết cần đổi mới chính hệ thống đảng.
Đất nước này có nhiều “mũi nhọn”: mũi nhọn kinh tế, mũi nhọn du lịch, mũi nhọn giáo dục, mũi nhọn văn hóa… Nó thiếu một mũi nhọn quan trọng: “mũi nhọn nhận thức”, để giới lãnh đạo có thể tự đâm vào đầu đủ đau để nhắc rằng họ đang làm đất nước tụt hậu và đổ nát như thế nào. Chưa bao giờ vấn đề bạo lực xã hội khủng hoảng như hiện nay. Nếu cách đây 10 năm, một vụ nữ sinh đánh nhau có thể làm rúng động xã hội, bây giờ, xã hội chứng kiến nhiều chuyện khủng khiếp hơn vậy vạn lần. Đời sống không chỉ bất an bởi nguồn thực phẩm mà còn là sự bùng nổ những cuộc thanh toán chém giết. Và cả những cuộc trả thù rùng rợn mà quan chức chế độ cũng trở thành nạn nhân.
Chưa bao giờ bất công, bất tín và bất nhân trong một xã hội “thượng tôn pháp luật” phát triển tràn lan như lúc này. Hãy thử đặt câu hỏi tại sao một côn đồ như Phan Sơn Hùng liên can vụ đánh đập phụ nữ lại vẫn nhơn nhả ung dung? Hắn có phải là một thứ công cụ nối dài của bộ máy công an? Có những câu hỏi không bao giờ có thể trả lời. Có những cái chết trong đồn công an không bao giờ được làm sáng tỏ. Đất nước đang cạn kiệt mọi thứ. Cạn kiệt ánh sáng lương tâm và ánh sáng công lý.
Tấm ảnh Nguyễn Xuân Phúc trong buổi lễ tôn vinh Bà mẹ Việt Nam anh hùng ngày 22-7-2017 cho thấy một điều khác. Hàng triệu triệu người Việt đã bị xô đẩy vào một cuộc chiến “giải phóng” mà hàng chục năm sau vết thương chia cắt dân tộc vẫn chưa lành. “Xương trắng Trường Sơn”, như được thuật trong hồi ký của cán bộ tập kết Xuân Vũ in tại Sài Gòn năm 1974, vẫn là một màu trắng vô hồn cho những mất mát của bất kỳ bà mẹ Việt Nam nào đội giải khăn tang chiến tranh. Việt Nam không chỉ có những bà mẹ đau buồn của một phía. Phía bên này, cũng còn có vô số bà mẹ đau khổ. Làm sao có thể hàn gắn lòng người chia cắt khi mà kẻ thủ thắng vẫn vét cạn lương tâm hành xử hậu chiến để lấp đầy vào đó những thói thường hả hê?
Điều mỉa mai là quân đội của “Hanoi’s war”, như miêu tả trong tác phẩm của sử gia Lien-Hang T. Nguyen, ngày nay dường như không đủ khả năng bảo vệ đất nước. Quân đội đang như một đế chế bất khả xâm phạm, với những bất công giữa “giai cấp lính” với “giai cấp sĩ quan”, hệt như những bất công trong xã hội, giữa nhung nhúc người nghèo khổ với đám tư bản đỏ bỏ ra 3 tỷ USD mua nhà ở nước ngoài. Quân đội ấy, từng tự hào đánh tan những kẻ thù khổng lồ, có thể hiệu triệu được lòng dân để chống lại tên khổng lồ Trung Quốc? Liệu niềm tin người dân cho quân đội cũng đang bị cạn kiệt?
Một đất nước suy yếu không phải vì nó là một đất nước nghèo. Một quốc gia suy yếu là một quốc gia chỉ còn “hèn khí” thay cho “hùng khí”. Một quốc gia thật sự đi đến thời khắc của tối tăm là khi mà lòng yêu nước bị ném vào chốn lao tù. Một quốc gia thật sự suy vong là một quốc gia mà lòng yêu nước của người dân bị làm cho ngày một cạn kiệt, bởi những bản án chính trị phi lý dành cho những tấm lòng ái quốc mà chính bản thân nhà cầm quyền còn chưa bao giờ đủ dũng khí để thể hiện cho ra khí phách thể thống một quốc gia.
-----------

Nguyễn Mạnh Côn, đem tâm tình viết lịch sử


Tác giảNguyễn Mạnh TrinhPosted on: 2017-07-29
Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn
Ngày 1 tháng 6 năm 1979, ngày nhà văn Nguyễn Mạnh Côn tử tiết tại trại tù khổ sai Xuyên Mộc.Ông tuyệt thực phản đối việc ông bị cầm tù quá lâu. Cai tù trại Xuyên Mộc không cho ông uống nước và ông chết trong trại tù.
Nói đến nhà văn Nguyễn Mạnh Côn phải kể đến những tác phẩm như Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử, Lạc Đường Vào Lịch Sử, Mối Tình Mầu Hoa Đào,… biểu lộ tâm cảm băn khoăn của một lớp tuổi trẻ thanh niên của những thập niên 1940, 1950 trong ý hướng muốn đi tìm một con đường chỉ đạo cho công cuộc giải phóng quê hương tìm độc lập tự do cho dân tộc và đất nước. Có những lựa chọn ý thức hệ của những trí thức tiểu tư sản, từ Võ Nguyên Giáp đến Hồ Hữu Tường, từ Vũ Khắc Khoan đến Lê Quang Luật, từ Nghiêm Xuân Hồng đến Nguyễn Mạnh Côn…
Nhà văn Tuấn Huy đã viết về một người cầm bút đàn anh của mình: “Khách quan mà nhìn nhận có một luồng gió mới thổi vào văn học của chúng ta những năm giữa thập niên 1950 trở về sau. Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, theo tôi, luôn luôn tên tuổi ông đi sát với tên tuổi nhà văn Doãn Quốc Sỹ bởi những tác phẩm của hai nhà văn này gần như trọn vẹn đều có những nhân vật đầy ưu tư trước những thăng trầm đổi thay của đất nước. Họ là những người luôn luôn quằn quại thao thức vì bị lịch sử dày vò.
Riêng Nguyễn Mạnh Côn, qua bút hiệu Nguyễn Kiên Trung đã phơi bày một cách thật ẩn dụ tình cảm và tâm trạng của cả một thế hệ thanh niên đã bị thất vọng sau cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ những nao nức hăng say khi cuộc “cách mạng mùa thu” tràn đến rồi sự vỡ mộng ê chề khi thấy rõ tuổi xuân và xương máu của mình đã bị một nhóm người lừa gạt. Từ “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử” đến “Lạc Đường Vào Lịch Sử” đến “Hòa Bình…Nghĩ Gì… Làm Gì” nhà văn Nguyễn Mạnh Côn đã mang hết cả những tâm cảm của ông để kể lể chuyện trò với chúng ta về những suy tư về những khao khát của một con người. Một con người có những dằn vặt có những vò xé có những đớn đau có những ước mong có những hy vọng. Một con người đôi khi tưởng như lạc lõng tưởng như cô đơn tưởng như nghịch lối tưởng như nghịch dòng. Nhưng là một con người thủy chung đi tới tận cùng cuộc hành trình về tư tưởng mà chính mình phác họa.
Kể cả những thời điểm mà Sài Gòn đã có nhiều cán bộ văn hóa Cộng sản xâm nhập, nằm vùng hay ngang nhiên thao túng; kể cả những thời điểm mà cuộc chiến dằng dai đã khiến mọi người hầu như rã rời thấm mệt thì Nguyễn Mạnh Côn vẫn hiên ngang đứng ở một chỗ cao, của một vị thế riêng, chống lại Cộng sản. Và một điều đáng nói khác với những cây bút “chống cộng ồn ào” khác, Nguyễn Mạnh Côn đã chống Cộng bằng tư tưởng và lý luận, bằng sự trầm tĩnh và nghiêm trang, bằng sự hòa nhã và đứng đắn, bằng những gì phát xuất ở con tim và bằng những gì phát khởi từ tấm lòng. Ông là nhà văn mà Cộng Sản coi là thù nghịch nhưng vẫn phải nể trọng…”
Nguyễn Mạnh Côn đã mang vào văn chương những ý thức chính trị. Những kinh nghiệm thực của cuộc đời ông được mang ra viết để thành những cống hiến cho thế hệ đi sau. Ông sinh năm 1920, là thế hệ lớn lên và trưởng thành trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước. Năm 1930, cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng đã bắt đầu cho một thời kỳ khủng bố trắng của Thực dân Pháp. Lúc đó, cao trào tranh đấu đòi độc lập tự do đang ở tột đỉnh. Sau đó là thời kỳ suy vi của Đế quốc Pháp. Đức Quốc Xã chiếm chính quốc Pháp và dựng lên chính phủ bù nhìn thỏa hiệp của thống chế Petain. Ở Đông dương chính quyền thuộc địa đu dây giữa hai chính phủ một lưu vong và một ở chính quốc và sau đó bị quân Nhật đảo chánh. Thế giới chiến tranh lần thứ hai vừa chấm dứt và manh nha trên thế giới một cuộc chiến tranh lạnh tiếp theo. Việt Nam, khi trước là thuộc địa Pháp sau bị Nhật đảo chính rồi bị chia làm hai vùng chiếm đóng của quân Anh ở miền Nam và quân Quốc Dân Đảng Trung Hoa ở miền Bắc vào tước vũ khí của quân đội Nhật. Quân Anh vào miền Nam mang theo quân Pháp chiếm giữ các thành phố lớn rồi như vết dầu loang bành trướng các vùng chiếm đóng. Ở miền Bắc, quân Tàu vào và với nhiều đổi chác rút ra để quân Pháp đổ bộ lên Hải Phòng vào Hà Nội.
Chính phủ liên hiệp gồm Việt Cộng sản và các đảng phái quốc gia tuy kết hợp với nhau trong mục tiêu chống Pháp nhưng ở bên trong là những cuộc đảng tranh đẫm máu và khốc liệt. Nguyễn Mạnh Côn là một nhân chứng, là một đại diện của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội trong quốc hội liên hiệp đầu tiên. Ông đã có nhiều kinh nghiệm chua chát. Và tạo thành chất liệu thực tế cho sáng tác.
Viết tác phẩm “1945. Lạc Đường Vào Lịch Sử” ông giãi bày: “tuổi trẻ nào cũng có nhiều phen sai lầm, tội lỗi và hoài nghi hối hận. Từ năm 1958 bắt đầu viết truyện này cho đến năm nay tôi vẫn theo đuổi một ước vọng là làm thế nào cho các bạn thanh niên hiện đại tin chắc rằng tuổi trẻ của chúng tôi không có gì hơn tuổi trẻ của các bạn. Chúng tôi có thể là những anh hùng: anh hùng lạc đường một cách bất đắc dĩ.
Và chúng tôi chỉ có nhiều đau khổ. Nhưng đau khổ, sẽ đến như đã đến, với tất cả, Cuốn truyện này là bằng chứng, sự chịu đựng của chúng tôi. Bây giờ đến lượt các bạn…”
Viết một tác phẩm khác: “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử”, với những hồi ức đã có, đã sống, ông nhìn lại đoạn đường đã qua với nỗi ngậm ngùi nhưng vẫn có nhiều hy vọng:
“Lòng hỏi lòng, tôi thấy mình như con ngựa mệt mỏi dọc theo lối mòn kháng chiến quanh co, nay ra đến con đường mới vừa thẳng vừa rộng, thốt nhiên đâm sợ. Sợ, nhưng cũng có mừng; đàn ngựa trẻ đương phóng lên nước kiệu…Tôi linh cảm Việt Cộng lại đương nhầm, nhầm ở chỗ đánh giá anh em ta quá thấp…”
Lúc đó, trong hoàn cảnh đặc biệt của đất nước, cũng có nhiều cố gắng để tìm một con đường thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước đúng đắn nhất. Một thế hệ muốn tìm những kim chỉ nam hành động. Có người chọn chủ nghỉa Mác, dùng đấu tranh giai cấp theo sự hướng dẫn của Cộng Đảng Đệ Tam Quốc Tế Nga Xô Viết. Nhưng với Nguyễn Mạnh Côn ông đã chọn con đường khác, tạo một ý thức hệ đối đầu với tư tưởng của Karl Marx. Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời ông, ông vẫn thao thức trong ý định đi tìm một con đường tốt đẹp nhất cho dân tộc. Sự xa lánh ý thức hệ Mác –Lênin có lẽ từ suy nghĩ tinh tế để có một nhận thức chính xác. Chống Marx và vượt Marx…
Với bút hiệu Nguyễn Kiên Trung ông đã viết, suy nghĩ và tâm sự của mình, dưới hình thức những lá thư gửi cho bạn đang sống ở Pháp. Tác giả thú thực đã hoàn tất xong tác phẩm khá lâu nhưng thật khó khăn khi viết bài tựa để mang toàn bộ tác phẩm đi in. Ông muốn bài tựa ấy phải là một bài tựa đầy tình cảm nhưng khi viết xong thì tình cảm đã lắng xuống đến nỗi không có đến một rung động nhỏ. Và ông đã khám phá rằng vấn đề không thu hẹp trong vấn đề văn nghệ hay kỹ thuật, vấn đề bao quát cả một niềm hy vọng tha thiết của quốc dân năm 1945, cả một cuộc phản bội của Mặt Trận Việt Minh, với không biết bao nhiêu người sống quằn quại, không biết bao nhiêu người chết thảm thê vì sự phản bội ấy. Và ông không viết được bài tựa ấy cũng là hợp lý, bởi lẽ nào mang chút tình cảm vụn vặt của mình làm mào đầu để khởi đi một giai đoạn lịch sử cao quý, hùng vĩ của cả dân tộc…
Nội dung của “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử” là những tâm sự của một chiến sĩ đang tranh đấu trực diện trong công cuộc giải phóng đòi tự do độc lập cho đất nước trong những bức thư viết ở những thời điểm quan trọng của lịch sử Việt Nam. Những không gian và thời gian như Hà Nội ngày 3 tháng 9 năm 1945, như Hà Nội, nội thành, Liên khu 1, ngày 26 tháng 12 năm 1946, như Hà Đông ngày 3 tháng 2 năm 1947, như Phú Thọ ngày 29 tháng 11 năm 1952, như Hải phòng ngày 19 tháng 7 năm 1954, là những cột mốc đáng nhớ của một thời đại đầy biến động Việt Nam.
Ngày 3 tháng 9 năm 1945 tại Hà Nội, Việt minh cướp chính quyền hớt tay trên các đảng phái quốc gia. Ngày 26 tháng 12 năm 1946 ở Hà Nội, trong nội ô thành phố, Tự Vệ Thành đã nổ súng đánh Pháp bắt đầu cho cuộc kháng chiến giành độc lập. Ngày 3 tháng 2 năm 1947 ở Hà Đông, Đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức thành lập và cuộc đảng tranh đẫm máu và gay gắt nhất đã tạo những vết thương đau đớn cho dân tộc. Ngày 29 tháng 11 năm 1952 tại Phú Thọ là ngày bắt đầu cuộc cải cách ruộng đất và đấu tố để thực hiện đấu tranh giai cấp. Ngày 19 tháng 7 năm 1954 tại Hải Phòng là ngày bắt đầu chia đôi đết nước ở vĩ tuyến 17 theo hiệp ước Genève.
Từ thời điểm ấy, Nguyễn Kiên Trung kể cho bạn đọc nghe về cuộc đời của mình và thế hệ mình theo ngõ đẩy đưa của thời cuộc. Và từ đó như tấm gương phản chiếu thấy được sự bội phản lường lọc của những người Cộng sản Việt Nam. Với kỹ thuật tranh đấu được huấn luyện từ hệ thống Cộng Sản thế giới, họ áp dụng vào thực tế và đã thành công trong việc nắm giữ chính quyền và thực hiện chính sách vô sản chuyên chính.
Tác giả “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử” đã “trút ngay lên mặt giấy một sự cần thiết phải gào thét, phải nức nở cho số phận những người bạn tôi sắp phải chết, ngoài kia, bên trên vĩ tuyến Bắc 17 độ. Nói là bạn, nhưng chỉ có một số nhỏ là bạn của tôi thật, còn nhiều người mới quen biết sơ qua trên con đường kháng chiến, nhiều người chưa hề được gặp mặt, nhiều người tôi đáng tôn lên là bậc thầy, Phan Khôi, Đào Duy Anh, Văn Cao, Trần Dần, Hoàng Cầm, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, những người ấy sắp bị Việt Cộng mang ra xử án…
Họ, như Phan Khôi, Đào Duy Anh, Hoàng Cầm chưa hề bao giờ là những người Cộng sản. Nhưng cùng nhau, họ đã chống lại Việt Cộng. Điều cần biết, đối với tôi, là trong hàng ngũ duy vật, một sự nứt nẻ trầm trọng đã được xác nhận. Một điều cần biết nữa, là thực tế đang chứng minh rằng những con người ấy, vốn dĩ Cộng Sản hay chỉ đầu hàng hoặc thỏa hiệp với Việt Cộng, cuộc tranh đấu của họ gần đây là cuộc tranh đấu tiểu tư sản. Dưới bất kỳ một nhãn hiệu chính trị nào do họ tự nhận lấy hoặc bị kẻ khác gắn cho họ, họ quả thật là những người tiểu tư sản, trí thức tiểu tư sản. Những người trí thức tiểu tư sản trong hòa bình và vì lý tưởng dám liều mình chống lại cường quyền và bạo lực, đó là câu kết cho cuốn “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử”, câu kết tôi muốn viết mà trước kia không dám viết, e ngại rằng chưa đủ bằng chứng cho chúng ta tin cậy, thì bây giờ, những nhà trí thức của Hà Nội, của Hồ Gươm, và của Hồ Tây không bao giờ phai nhòa trong tâm tưởng kẻ lưu vong, những nhà trí thức anh dũng ấy, bằng tai nạn của họ đã cho phép chúng ta nói một lời quyết định…”
“Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử” được viết cách nay nửa thế kỷ và xem ra tới bây giờ, vẫn còn nhiều suy nghĩ đáng chú ý. Lịch sử, đã bị chế độ hiện hữu bôi xóa và những bài học để thế hệ sau hiểu biết chứa đầy những giả trá. Từ năm 1945, tới nay không xa, khoảng cách lịch sử vẫn còn gần để nhận thức, thế mà đã có nhiều sai lạc. Thậm chí, có những người được gọi là trí thức như Đặng Tiến, cũng viết phê bình văn học, cũng là người tự cho mình là người thông hiểu văn chương lịch sử, mà trong một buổi phỏng vấn của Đài BBC gần đây đã bóp méo lịch sử, ca tụng Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, với việc giết hại những chiến sĩ thuộc các đảng phái quốc gia. Thậm chí, ông ta còn cho rằng Đảng Cộng Sản đã phải chiến đấu với thực dân Pháp, quân phiệt Nhật, Quốc dân Đảng Tàu và các đảng phái quốc gia theo chân quân Tàu Tưởng. Ông ta gom gọn làm một các lực lượng quốc gia với cái nhãn hiệu là theo chân quân Tàu. Nếu Đặng Tiến đã đọc sách và viết phê bình về hai mươi năm văn học miền Nam thì chắc phải đọc “Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử” Không hiểu ông ta có gặt hái được suy nghĩ nào chính xác hơn không sau khi đọc tác phẩm này?
Một tác phẩm khác “1945, Lạc Đường Vào Lịch Sử” cũng lấy thời gian và không gian của những năm bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với các nhân vật bị đẩy vào cuộc một cách bất đắc dĩ. Họ hoạt động trong những sự sắp xếp của các thế lực quốc tế thông qua các đơn vị tình báo của các cường quốc liên hệ đến tình hình htời sự Việt Nam. Có nhiều nguyên ủy để họ tham gia chính trị. Có thể vì bị lôi kéo vì tình cảm như Tuyết Lan, như Quang, như Trọng. Có thể vì thi hành những công tác tình báo như Tôn Xương Linh nhân viên OSS của Mỹ mang bí số SA 141 hay ông Tiến, một lãnh tụ quốc gia, cha của Tuyết Lan mang bí số SA 72. những nhân vật ấy có đặc tính cá tính riêng, như Trọng là một người con trong gia đình quan lại với suy nghĩ và hành động đặc sệt tiểu tư sản, như Tôn Xương Linh, người Tàu nhưng mang dòng máu của một qaun đại thần triều Nguyễn lưu vong Việt và có suy tư của người Việt Nam bị đẩy vào trong một vai trò tình báo quốc tế thành viên của phái đoàn OSS của đại tá Patti. Từ hoàn cảnh cá nhân riêng đến cảnh ngộ chung của dân tộc, mọi nhân vật đã đi vào trong những con đường bị làm tay sai cho các thế lực ẩn mặt của các siêu cường. Có thể họ có tâm tính của cách mạng lãng mạn như Trọng nhưng họ cũng có thể có cái máu lạnh lùng vô hồn vô cảm của Lâm Trọng Ngà, một chỉ huy công an Cộng sản. Những nhân vật ấy, trong những khúc quanh khốc liệt của lịch sử đã được mô tả với tư cách chứng nhân cho một thời kỳ mang nhiều bí ẩn và những hiện tượng khó có thể giải thích nhưng đã xảy ra.
Viết về những chặng đường mà tác giả đã sống, Nguyễn Mạnh Côn mang những kinh nghiệm của chính bản thân để gửi một thông điệp cho các thế hệ sau về những lỗi lầm của những người đi trước đã tạo ra những hậu quả về sau nghiêm trọng. Cái lạnh lùng vô cảm của những người theo chủ nghĩa Cộng sản duy vật có thể giúp họ chiến thắng trong đoản kỳ nhưng sẽ là cội nguồn thất bại về sau trong trường kỳ.
Khi miền Nam Việt Nam bị sụp đổ vào năm 1975, Nguyễn Mạnh Côn bị chế độ hiện hữu trả thù, bắt giam và ông chết trong tù sau khi bị hành hạ vô cùng dã man về cả tinh thần lẫn vật chất. Khi chống lại chế độ Cộng sản, ông là một người tiên đoán khá chính xác sự sụp đổ của chế độ ấy nhưng đáng tiếc là ông không còn sống để chứng kiến sự sụp đổ ấy trên toàn thế giới. Suốt cuộc đời ông, mải miết đi tìm con đường lý thuyết làm chủ đạo cho công cuộc tranh đấu từ những kinh nghiệm của mình. Chủ nghĩa Cộng sản không thể chấp nhận được vì với biện chứng pháp con người không còn là một con người nhân bản nữa mà chỉ là một phương tiện để vận động cho một mục đích không tưởng.
Một tác phẩm khác của Nguyễn Mạnh Côn cũng gây được sự chú ý của văn giới. Đó là “Kỳ Hoa Tử”, câu chuyện tình của một cô gái người Nhật Bản yêu một chàng trai Việt Nam đang lưu lạc ở Trung Hoa. Kỳ Hoa Tử theo người yêu về Việt Nam trong lúc đang có cuộc kháng chiến chống Pháp. Bề ngoài thì tất cả lực lượng quốc dân đều tham gia vào cuộc chiến giành độc lập tự do cho đất nước nhưng thật sự bên trong thì những người đi theo chủ nghĩa của những người quốc tế vô sản đang nắm quyền lực và dùng đủ mọi phương cách để thực hiện cuộc cách mạng đấu tranh giai cấp. Trong âm mưu ấy, họ phải quét sạch những người mà họ cho rằng sẽ làm trở ngại cho công việc mà họ đang thực hiện. Một chướng ngại cản đường ấy là Hồ Tùng Mậu và quyết định phải giải quyết bằng mọi giá. Họ kết tội phản động và tạo dựng những chứng cớ buộc tội. Một nhân chứng dùng để vu khống và kết tội là chàng trai yêu nước đó. Là một đảng viên trung kiên, chàng không thể nào trái lệnh dù biết rằng công việc ấy không hớp lý và vô đạo đức. Kỳ Hoa Tử thấy những hành vi như vậy và tình cảm thay đổi theo. Thế là cuộc tình bị tan vỡ. hai người xa nhau với tất cả nỗi đớn đau. Những tâm tình lãng mạn thơ mộng đã được thay thế bằng những tình cảm hận thù. Và, kết cuộc là tang tóc, đổ vỡ, chia ly…
Viết Kỳ Hoa Tử, ông cũng dùng những sự thực trải qua trong đời để tạo cho câu chuyện kể có sự sinh động và hợp lý. Tuy có lúc mang suy nghĩ chủ quan của mình vào trong sự kiện làm cho truyện chậm lại nhưng lại chuyên chở được những trao gửi kèm theo. Kỳ Hoa Tử là một cô gái Nhật và yêu một chàng trai người Việt trên đất Trung Hoa. Cô theo người yêu về nước và tham gia kháng chiến chống Pháp. Nhưng, định mệnh xui khiến, lúc đó Cộng Sản đang xúc tiến kế hoạch cách mạng vô sản bằng đấu tranh giai cấp và bằng mọi giá phải dẹp tan tất cả những người có thể là chướng ngại vật cho kế hoạch ấy. Một người cần phải dẹp bỏ là Hồ Tùng Mậu mà đảng coi là chướng ngại nguy hiểm nhất. Cộng đảng bèn ngụy tạo ra tội phản động và gán cho Hồ Tùng Mậu. Chàng trai Việt bị bắt buộc đứng ra tố cáo trước tòa án. Vì là một đảng viên trung tín nên phải tuân lệnh. Vì thế, cuộc tình trai Việt gái Nhật tan vỡ với bao nhiêu tang tóc thảm kịch.
Nguyễn Mạnh Côn là người có sở học rộng nên ông hay tìm kiếm những đề tài gây bất ngờ cho độc giả. Ông viết huyền truyện phối hợp vời truyện giả tưởng để đào sâu vào cõi tâm linh con người.
“Truyện Ba Người Lính Nhảy Dù Lâm Nạn” là một truyện khoa học giả tưởng mà tác giả đặt trên căn bản của thuyết tương đối của Einstein về kích thước thứ tư của không gian. Ông giải thích theo lập luận của ông: “cái nhầm của cổ nhân coi vạn vật chỉ có bề dài, bề rộng, bề sâu, tức là chỉ có ba kích thước mà không biết rằng sở dĩ người ta chỉ trông thấy ba kích thước ấy là nhờ có ánh sáng. Tùy sức ánh sáng đi nhanh hay chậm, tùy con đường từ ta đến cảnh vật xa hay gần mà ta tức khắc trông thấy vạn vật hay chỉ trông thấy dần dần… Cảnh vật chung quanh ta tưởng rằng nhất định như thế mà thật ra có thể đổi khác (thấy không khác vì vận tốc ánh sáng ở cõi ta là một hằng số không đổi). Einstein đã biết rằng khi một vật di động càng nhanh càng tới gần tốc độ của ánh sáng thì thời gian và không gian hỗ tương ảnh hưởng vào nhau sẽ uốn cong lại chung quanh cái vật di động kia. Sự uốn cong này chính là cái kích thước thứ tư…”
Nhân vật trong truyện là bác sĩ Mai, nữ trợ tá Kiên Trinh và hạ sĩ Khang thuộc binh chủng nhảy dù trong một phi vụ ở gần biên giới Trung Hoa thì máy bay bị bắn hạ và đâm nhào xuống đất. Trong giây phút ấy họ bị bất tỉnh và tình cờ lọt vào một vùng không gian năng lực phi thường với vận tốc cao gần với tốc độ của ánh sáng. Và như vậy họ lọt vào vũ trụ có kích thước thứ tư. Ở nơi chốn này họ gặp Lưu Thần và Nguyễn Triệu của truyện tích từ ngàn năm xưa cũng vì một cơn bão có tốc độ khủng khiếp thổi tới và cùng lạc vào vũ trụ có không gian bốn chiều như ba người lính nhảy dù này. Và chốn này có thể gọi là Thiên Thai, với thời gian đứng im bất động và cảnh sắc thì có nét của miên viễn nên rất tuyệt vời. Ở đây có những bộ máy kỳ diệu có thể điều chỉnh tốc độ ánh sáng để đưa con người vào quá khứ hay tương lai.
Bác sĩ Mai và nữ trợ tá Kiên Trinh muốn ở lại Thiên Thai trong khi hạ sĩ Khang thì muốn trở về qúa khứ. Anh trở lại thế kỷ thứ 18 ở thành Thăng Long và tình cờ cứu sống Vua Quang Trung. Sau Khang giúp Vua Quang Trung đánh quân Tàu đòi lại Lưỡng Quảng hai tỉnh. Với kiến thức của thế kỷ 20 đối đầu với quân tàu ở thế kỷ 18 nên Khang đã giúp vua Quang Trung chiến thắng. Nhưng quân dân Tàu áp dụng tiêu thổ kháng chiến cũng như du kích chiến nên chiến thắng không toàn vẹn và Khang thấy rằng tham vọng đất đai là mù quáng.
Khi tỉnh dậy, thì Khang mới biết rằng chỉ trong giây phút ở vũ trụ của không gian bốn chiều nhưng là mấy đời sống ở trần thế… Kiên Trinh cũng có lúc tìm về dương trần nhưng vô cùng đau khổ khi biết người chồng là hạ sĩ Khang đã lấy công chúa Ngọc Chân em công chúa Ngọc Hân. Bác sĩ Mai thì nhớ quê hương, tưởng vọng về những nơi chốn của Hà Nội đất Bắc xưa. Cả ba người lính nhảy dù này sống lạc lõng bên lề cuộc sống.
Trong truyện, Nguyễn Mạnh Côn đã dùng rất nhiều kiến thức về khoa học, về toán học, về lịch sử, về triết lý. Chính vì vậy, thành ra tác phẩm đâm ra nặng nề, nửa biên khảo nửa tiểu thuyết. Vì chứa đựng qúa nhiều chi tiết, dù rằng đã cố gắng dung hòa giữa khoa học và văn chương, nhưng bố cục truyện hơi nặng nề và diễn biến câu chuyện cũng ít có chất tự nhiên.
Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn còn có tham vọng lập thuyết, dùng văn chương để chuyên chở ý tưởng. Ông nghĩ về thuyết Tân Trung dung, viết “Mối Tình Mầu Hoa Đào” và “Hòa Bình… Nghĩ gì? Làm gì?”
“Mối Tình Mầu Hoa Đào” là truyện chàng thanh niên đi tìm lý tưởng say mê như tìm một người yêu quàng khăn mầu hoa đào. Chàng đi tìm mầu hoa đào trong mọi người và mọi cảnh. Thất vọng ngoài kháng chiến chàng về vùng quốc gia, để rời khỏi đơn vị của người Pháp. Công việc tìm kiếm vẫn tiếp tục. Chàng vào Nam, gặp người bạn trẻ, bàn luận chuyện lên đường. Những câu đối thoại, như một chia sẻ giữa hai thế hệ để gợi ý về những hành trang mang theo khi khởi sự đi vào con đường suy tưởng.
Mối tình mầu hoa đào tưởng chỉ giản đơn trong biên giới của địa lý hay những phạm vi thực tế gợi ra từ đời thường. Nhưng Chàng muốn đi xa ra khỏi những khuôn khổ chưa bao la ấy thành ra thất vọng và cô đơn đã dần dần chiếm lĩnh tâm hồn. Ngôn ngữ, có khi để biểu tỏ ý tưởng nhưng sự diễn dịch sai nên lời nói nhiều khi bị hiểu chệch hướng và không giúp gì cho cuộc đối thoại để tìm chân lý. Có lúc Chàng nói chuyện với tiếng vọng, không biết xuất xứ từ đâu để quên đi những rối loạn và cô đơn khi đối thoại với con người. Nguyễn Mạnh Côn lập thuyết như Hồ Hữu Tường lập thuyết, có phải tận dụng những kiến thức khoa học và toán học để mong lý giải một cách có hệ thống những quy luật của cuộc sống hầu có thể áp dụng để tạo một đường hướng chủ đạo cho cuộc sống. Xem ra, cũng chỉ là một cố công…
Viết “Hòa Bình… Nghĩ Gì? Làm gì?” để phổ biến lý thuyết Tân Trung Dung cũng là một cố công khác với những tượng hình lý thuyết có vẻ nhiều chất lãng mạn mà ít chất thực tế. Đem một lý thuyết để áp dụng vào thực tế Việt Nam khi chiến tranh vẫn còn ác liệt và hòa bình chỉ là những hình tượng giả tạo, là một sửa soạn cho một cuộc chiến cuối cùng khốc liệt. Và ông cũng chưa làm cho độc giả hiểu rõ rệt và mạch lạc lý thuyết Tân Trung Dung như thế nào dù ông đã viết trong đoạn cuối của “Hòa Bình… Nghĩ gì? Làm gì?”: “Như vậy, bạn đọc dù không đọc được cả phần lý thuyết thì ít ra cũng kiểm chứng được qua những căn bản về Trời, Đất, về Cha, Mẹ, về đào tạo lương thực, về cách kết hợp lứa đôi và nuôi dạy con cái, về sự xây dựng sự nghiệp bằng cách trau dồi kiến thức không ngưng nghỉ về nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật, về suy tư triết học và xây dựng tương lai…”
Nguyễn Mạnh Côn (1920-1979) mất ngày 1 tháng 6 năm 1979. Cộng sản đã hạ đòn thù và hành hạ ông cho tới lúc chết. Nhà văn Nguyễn Triệu Nam đã kể lại về cái chết của ông:
“Trước hết nhà văn của chúng ta đã không đáp ứng đúng yêu cầu của Cách mạng(?) Anh chỉ ôn lược những việc đã làm. Kể lại nội dung từng sáng tác. Chớ không tự lên án mọi hoạt động nói chung của mình. Có nghĩa là anh không nhận tội. Một tên quản giáo nó hỏi anh: “Mày viết phản động đến như vậy mà còn cho là không có tội ư? Vậy mày có biết rằng Cách Mạng chỉ giam giữ mày một thời gian nào đó thôi rồi tha cho mày về hay không? Chứ giữ mày ở lại làm cái gì cho tốn cơm tốn gạo “Vậy các ông muốn tôi phải làm cái gì đây?”- Sẽ có người hướng dẫn cho mày. Y nói xong là bỏ đi. Hôm sau có một tên làm dịch vụ đả thông. Nom lạ hoắc. Không biết gã ta làm nghề ngỗng gì ở ngoài đời. Gã cầm trên tay một bịch ni lông trong suốt. Cố ý giơ lên cho đối tượng nhìn thấy bên trong có những gói mỏng nhỏ. Thì ra là thuốc phiện quết, cô lại như thế thuốc cao. Chỉ nuốt chửng, xài đỡ khi thiếu bàn đèn. Gã lải nhải bên tai nhà văn một chập lâu. Đại ý thuyết phục như vầy: “Anh nên thành khẩn viết một bài kiểm điểm nhận mình có tội. Giờ ăn năn hối hận, hứa với Đảng sẽ đổi mới tư tưởng, sẽ chuyển hướng sáng tác. Nếu anh chịu tuân hành nghiêm chỉnh pháp lệnh của nhà nước thì chác chắn anh được trả tự do đúng thời hạn. Thuốc đây hãy xài tạm hầu phục hồi sự minh mẫn cho trí óc. Đừng khí khái hão mà chuốc họa vào thân làm khổ cho vợ con. Ngộ biến tòng quyền là cách xử lý khôn ngoan của người biết tùy thời lựa thế mà sống, anh ơi! Gầy còm tong teo như anh chịu đòn sao thấu… Nguyễn Mạnh Côn đã thẳng thắn trả lời: “Ông cứ việc báo cáo lại với chúng nó về tất cả những gì tôi nói. Tôi không tôn thờ cái chủ nghĩa Cộng sản mà tôi đã dí xuống chân ấy được. Tôi không bẻ cong ngòi bút, tôi không làm văn nô được. Đừng hòng dùng á phiện mà lung lạc tôi.” Việc gì phải đến đã đến. Nhà văn của chúng ta đã tự sát.
Bằng cách nào, không nghe rõ chi tiết. Chỉ biết, trước ngày anh quyên sinh, anh gặp Trưởng Trại mà hỏi y: “Cách Mạng công bố là chỉ giam tôi có thời hạn. Sao đã qúa hạn mà không thả?” tên cai ngục cười gằn và bảo: “Nói dễ nghe nhỉ? Mày ngoan cố quá, cứng đầu quá mà. Mày đã nhận tội đâu mà đòi nhà nước tha cho mày”.
Kẻ thù chưa kịp hạ thủ thì anh đã chết rồi. Anh đã chết vinh và bảo toàn được tiết tháo và danh dự của kẻ sĩ. Là một kẻ sĩ uy vũ bất năng khuất anh đã không “lạc đường vào lịch sử” như một nhân vật của một truyện anh viết. Trái lại anh đã đi thẳng vào lịch sử với tư cách của một chiến sĩ tiền phong chống Cộng trên mặt trận văn hóa.”

Nguyễn Mạnh Trinh.

Từ Diễn Văn TT Trump ở Ba Lan Nghĩ Đến VN


AuthorVi AnhSourceViệt BáoPosted on: 2017-07-31
hân tích bài diễn văn của TT Trump ở Ba Lan nước hậu CS, không thể không nghĩ đến cách vận động tân chánh quyền Mỹ giúp cho nước nhà VN được tự do, dân chủ nhân quyền, tức không còn CS nữa. TT Trump nhận định muốn giải trừ CS tận gốc như ở Ba Lan là tranh đấu, chiến đấu chống CS một đảng độc tài đảng trị toàn diện, chủ trương tam vô: vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Sau đây là những lời của TT Trump công bố để trong ngoặc kép do Anh Lưu vĩnh Lữ, Giám đốc Nha Báo chí, người chí chịu trách nhiệm không để tuyên truyền CS len lỏi ẩn mình trong sách báo của những tháng năm đầu của đệ nhị Việt Nam Cộng Hoà, sưu khảo giúp cho người bạn cố tri viết bài này.
TT Trump nói: “Chúng tôi vinh dự có những binh lính Mỹ, Ba Lan, Anh và Romania đứng trên sân khấu cùng chúng tôi… Các bạn đã được hỗ trợ trong chiến thắng đó đối với chủ nghĩa cộng sản bởi một liên minh hùng mạnh của các quốc gia tự do ở Phương Tây vốn thách thức sự bạo chính. Hiện nay, trong số những thành viên tận tâm nhất của Liên minh NATO, Ba Lan đã tái lập lại vị trí của mình như một quốc gia hàng đầu của một Châu Âu hùng mạnh, toàn vẹn và tự do.” Tức muốn phá gộng kềm CS phải chiến đấu, phải có những chiến sĩ quốc gia và đồng minh.
Trong hai thế kỷ, Ba Lan đã phải chịu những cuộc tấn công tàn bạo và liên tục. Nhưng trong khi Ba Lan có thể bị xâm lược và chiếm đóng, và biên giới Ba Lan thậm chí còn bị xóa đi khỏi bản đồ, nó chưa bao giờ có thể bị xóa khỏi lịch sử hay khỏi trái tim các bạn. Trong những ngày đen tối đó, các bạn đã bị mất đất nhưng chưa bao giờ mất đi niềm tự hào của mình.”
Việt Nam nước nhà của người dân Việt trong ngoài nước bị Pháp cai trị gần một thế kỷ và CS Bắc Việt thống trị trong độc tài đảng trị toàn diện gần 3/4 thế kỷ. Trong thời CSVN nhốt dân chúng VN trong gọng kềm CS, TC chiếm 95% Biển Đông và gần hết hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của VN. Nhưng dân tộc VN vốn có tinh thần bất khuất nên CS Bắc Việt và Trung Cộng CS không chiếm được lòng dân VN. Suốt ¾ thế kỷ CS thống nhứt được ba miền Bắc,Trung, Nam, nhưng không hoà hợp được với dân VN một ly nào.
Hằng ba triệu người dân Việt di tản ra khỏi nước, thành lập một Việt Nam hải ngoại chống lại nhà cầm quyền CSVN, chống lại quân Tàu Cộng xâm lấn biển đảo VN. Như Pháp Quốc Hải Ngoại (France d'Outre- mer) trong Thế Chiến 2 chống lại Đức Quốc xã và nhà cầm quyền tay sai của Đức tại mẫu quốc Pháp. Như Nhà văn Mỹ Đặng Mỹ Dung hay Krall Yung, tác giả “Ngàn Giọt Lệ Rơi” (Thousand Tears Falling), mô tả người dân Việt không sống được với CS gian ác ở VN, đem VN theo mình trên đường tỵ nạn CS và giương cao ngọn cờ VN nền vàng ba sọc đỏ tại các quốc gia định cư, đông nhứt là ở Mỹ cả hai triệu rưỡi người.
Bất chấp mọi cố gắng nhằm biến đổi các bạn, trấn áp các bạn hay hủy diệt các bạn, các bạn đã chịu được và vượt qua. Các bạn là một quốc gia đáng tự hào của Copernicus — hãy suy nghĩ về điều đó – Chopin, Thánh John Paul II.” Như dân tộc Việt bị Pháp cai trị non một thế kỷ, con đường học chương trình Pháp, là con đường chống Pháp. Quân Tàu cai trị VN 1000 mà dân tộc VN không bị đồng hoá, tinh thần bất khuất VN đã nhiều lần làm cho nhân dân VN khởi nghĩa đánh đuổi quân Tàu, tạo ra nhưng thời kỳ độc lập, tự chủ: Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn.
Sự chiến thắng của tinh thần Ba Lan qua hàng thế kỷ khó khăn cho chúng ta tất cả hy vọng cho một tương lai trong đó Thiện thắng Ác, và hòa bình chiến thắng chiến tranh.” TT Trump như nói dùm cho người dân Việt trong thời CS. Người dân Việt tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền, chống CS tới cùng năm nay tính ra hơn 2/3 thế kỷ, từ trong nước ra hải ngoại, là chống bọn CS gian ác dùng tuyên truyền xảo trá, lấy khủng bố để củng cố tuyên truyền.
“Về phần của nước Mỹ, chúng tôi chưa bao giờ từ bỏ tự do và độc lập như là một quyền và số mệnh của nhân dân Ba Lan, và chúng tôi sẽ không bao giờ, không bao giờ bỏ cuộc… Những kẻ áp bức các bạn đã cố gắng phá vỡ các bạn, nhưng Ba Lan đã không thể bị phá vỡ… Nhưng có một lòng dũng cảm và sức mạnh nằm sâu thẳm trong tính cách của người Ba Lan mà không ai có thể phá hủy được.” Như CS Bắc Việt được Nga, Tàu CS yểm trợ, đã dùng bạo lực, khủng bố, chiến tranh cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hoà ở Miền Nam, nhưng không phá vỡ đươc tinh thần tranh đấu, chiến đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền của người dân Việt. Chưa bao giờ CSVN bối rối, bị động như những năm gần đây trước cuộc đấu tranh của người dân Việt.
“Qua bốn thập kỷ của chính quyền cộng sản, Ba Lan và những quốc gia Châu Âu bị cầm tù khác đã phải chịu một chiến dịch tàn bạo nhằm phá hủy tự do, đức tin của các bạn, luật pháp của các bạn, lịch sử của các bạn, bản sắc của các bạn – thực sự là bản chất nhất của văn hóa của các bạn và nhân tính của các bạn.
“Và khi ngày đó đến hôm 2 tháng 6 năm 1979, và một triệu người Ba Lan tập trung quanh Quảng trường Thắng lợi trong buổi lễ cầu nguyện đầu tiên với Giáo hoàng người Ba Lan của mình, hôm đó, tất cả những người cộng sản ở Warsaw hẳn là đã biết rằng chế độ áp bức của họ sẽ sớm sụp đổ.” Và người dân VN, cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo, là cuộc đấu tranh đầu tiên chống CS vô thần, là cuộc đấu tranh của hầu hết các tôn giao trong nước, và trường kỳ nhứt ở VN.
“Cuộc chiến đấu của chính chúng ta vì Phương Tây không bắt đầu ở trên chiến trường — nó bắt đầu với tâm trí của chúng ta, ý chí của chúng ta và tâm hồn của chúng ta…Vì vậy, cùng nhau, hãy để tất cả chúng ta chiến đấu như những người dân Ba Lan — vì gia đình, vì tự do, vì đất nước, và vì Chúa.” Tức là, mỗi một người dân bị CS thông trị phải chống CS, một chủ nghĩa, một chế độ vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo./.
(VA)
---------

TƯƠNG LAI CHÍNH TRỊ CỦA TẬP CẬN BÌNH


AuthorChu chi Nam và Vũ văn LâmSourceCalitodayPosted on: 2017-07-31


Photo Credit: AP
Pháp – Cali Today News – Sắp đến ngày Đại hội Đảng Trung cộng. Lúc đầu dự trù vào mua hè năm nay, tháng chín. Nay có thể dời vào mùa thu, tháng mấy chưa rõ. Từ đó, có nhiều nhà bình luận, nhiều tờ báo nói về vai trò và tương lai của vị Tổng bí thư đương nhiệm Tập cân Bình. Có người cho rằng địa vị của ông mỗi ngày một vững chắc và đang lên như diều gặp gió. Có người ngược lại, cho rằng không phải như thế.
Để trả lời và nắm rõ những vấn đề trên, chúng ta cần phải lược sơ qua về tình hình chính trị, lịch sử cận đại của nước Tàu, tìm hiểu rõ hơn về những thế lực đã đưa họ Tập lên ngôi, và liệu họ có khả thế đưa ông xuống hay không.
Tình hình chính trị, lịch sử cận đại của nước Tàu :
Ở đây chúng ta hạn chế nói về tình hình hiện đại. Chúng ta chỉ bắt đầu từ ngày Mao trạch Đông chết và ngày Đặng tiểu Bình lên ngôi, trở lại nắm toàn bộ chính quyền.
Trước khi Mao chết vào ngày 9/9/1976, thì có cái chết của Chu ân Lai vào ngày 8 tháng 1 cùng năm. Vào ngày 5/4, có cuộc biểu tình ở Thiên an Môn, tưởng niệm họ Chu, mà nhiều nguồn tin cho rằng đứng đằng sau là Đặng tiểu Bình, lúc này ông vừa mới trở lại chính quyền, theo lời yêu cầu của họ Chu, để ổn định tình thế, có thể đi đến nội chiến, do cách mạng Hồng vệ binh gây ra..
Chỉ 2 ngày sau, ngày 7/4/ 1976, Đặng bị Mao truất phế mọi quyền hành.
Nhưng không đầy năm tháng sau thì Mao chết và không đầy 1 tháng sau, vào ngày 8/10, nhóm ”Bốn tên” trong đó có bà Giang Thanh, vợ Mao, Vương hồng Văn v.v… bị bắt.
Ngày 10 đến ngày 22/3/1977, Trung ương đảng họp nói về kế hoặch cho năm 1977. Hoa quốc Phong, người được Mao chỉ định kế vị, nắm Đảng, Nhà nước và Quân đội, trên lý thuyết, đã đọc một bài diễn văn «Lưỡng trung”, vừa trung thành với Mao, vừa trung thành với đường lối mà Đảng đã định. Tướng Vương Chấn (Wang Zhen), một người tướng văn dốt, không biết đọc, biết viết, là một tướng thảo khấu, nhưng đã được sự tin cẩn của Mao, vì trong thời gian Vạn lý trường chinh, Mao bị Tưởng giới Thạch vây khốn, thiếu lương thực, thì chính Vương Chấn đã tiếp tế cho Mao, sau được trao toàn quyền lo về quân lương, quân dụng của Quân Giải phóng, hết lòng trung thành với Mao; sau khi Mao chết, thì hết lòng trung thành với Đặng, được ông này cho biệt hiệu là “Cây đại bác đáng yêu của tôi” sẵn sàng “bắn tất cả” và rất giỏi “gió chiều nào theo chiều đó». Chính tướng Vương Chấn và Trần Vân, người được coi là “Giáo hoàng của kế hoặch kinh tế” của Trung quốc, trong kỳ họp Trung ương này, đã đề nghị phục hồi quyền hạn của Đặng tiểu Bình, nhưng không được chấp nhận. Vương Chấn còn bị khiển trách, phải làm bản kiểm thảo.
Từ ngày 16 đến ngày 21/7/1977, họp lần thứ 3 Trung Ương Đảng khóa X, Đặng tiểu Bình được hoàn toàn phục chức, từ Ủy viên Trung Ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban thường trực Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng đến chức Tham mưu trưởng Quân đội. Sự phục chức này là do đề nghị của Thống tướng Diệp kiếm Anh, người trên thực tế nắm toàn quyền sau khi Mao chết, là người chính trong cuộc đảo chính «Nhóm Bốn tên”, trong đó có vợ Mao.
Khi họ Đặng trở lại chính quyền, thì người ta có thể nói, 2 người có thực quyền lúc bấy giờ là họ Đặng và họ Diệp, một gia đình lớn ở Quảng Đông. Họ Diệp vừa là ân nhân của gia đình họ Đặng, vừa là Tỉnh trưởng Quảng Đông, một tỉnh lớn phía nam nước Tàu, đã đóng góp lớn cho sự tăng trưởng nhảy vọt của nước này trong thời gian tăng trưởng với 2 con số, Họ Diệp không những là tỉnh trưởng, mà còn là Chủ tịch Quốc hội và là Phó chủ tịch Quân Ủy hội, chỉ sau họ Đặng.
Chính Diệp kiếm Anh đã kéo một người bạn mà ông quen biết từ hồi hoạt động ở Diên An, thời Mao, về làm phụ tá cho mình. Người đó không ai hơn là Tập trọng Huấn, bố của Tập cận Bình, một Phó Thủ tướng thời Mao, đặc trách về tư tưởng, ý thức hệ. Ông Tập đã bị tù, rồi giam lỏng suốt 16 năm dưới thời Mao, sau được ông Diệp trao cho chức Phó tỉnh trưởng Quảng Đông, kiêm Phó Chủ tịch Quốc hội. Sự hợp tác giữa một người cầm súng và một người cầm bút là một sự dễ hiểu. Từ đó họ Diệp là ân nhân của gia đình Tập trọng Huấn và gia đình họ Tập di chuyển về Quảng Đông, chơi rất thân với gia đình họ Diệp, không những 2 bà vợ, mà cả con cái.
Quảng Đông đã là căn cứ địa của Đặng tiểu Bình để trốn tránh Mao, là trung tâm quyền lực thứ nhì sau Bắc kinh.
Có người đặt câu hỏi Diệp kiếm Anh quan trọng như thế mà trong Bát đại Gia lại không có tên họ Diệp. Bát Đại Gia đó là: Đặng tiểu Bình, Dương thượng Côn, Vương Chấn, Trần Vân, Lý tiên Niệm, Tống niệm Cùng, Bành Chân, Bạc nhất Ba.
Thực ra sự thành lập Bát đại Gia không có một văn kiện chính thức nào, để biết rõ ngày tháng năm. Có lẽ nó được thành lập sau năm 1986, khi Diệp kiếm Anh, vì tuổi gia, xin nghỉ hưu vào kỳ họp lần thứ tư Trung ương Đảng, Đại hội thứ 12, ngày 16/5/1985, rồi liền sau đó, năm 1986, ông chết. Chỉ một năm sau, 1987, thì Tập trọng Huấn bị thất sủng, nhất là từ lúc ông phản đối việc Đặng và 7 người Bát đại gia còn lại trong một cuộc họp tại nhà họ Đặng, truất phế Hồ diệu Bang, đương kim Tổng bí thư Đảng.
Từ đó Đảng Cộng sản Tàu chia làm 2 phe, phe các đại công thần nằm trong Bát đại Gia, và phe các đại công thần không nằm trong đó.
Tiếp theo, phe thái tử cũng chia thành 2, phe bát đại gia, và phe không phải. Phe không phải này có thề nói có những người như Lưu Nguyên, con của Lưu thiếu Kỳ, cựu Chủ tịch nước, Lưu á Châu, con rể của Lý tiên Niệm, cựu Chủ tịch quốc hội, Diệp tuyển Ninh, con của Diệp kiếm Anh, Tập cận Bình, con của Tập trọng Huân v.v… Những người này, biết rằng thời cơ chưa đến, nên nằm ẩn mình, chờ thời, suốt 2 đời Tổng bí thư, Giang trạch Dân và Hồ cẩm Đào, trong vòng 20 năm, rải rác trong tất cả những cơ quan quan trọng trong Đảng, Chính quyền và Quân đội, như Diệp tuyển Ninh, nằm trong cơ quan tình báo Quân đội và đã đóng góp rất nhiều cho cơ quan này, Tập cận Bình, nằm trong cơ quan nghiên cứu, tuyên truyền và ý thức hệ, nối gót cha, Lưu á Châu, nằm trong Quân đội, Chính Ủy Không Quân, và hiện nay là Chính Ủy trường Cao Đẳng Quốc phòng, Lưu Nguyên, hiện nay là Tổng cục Trưởng cục Hậu cần Quân đội,. Không ai phủ nhận là những người này đã đóng một vai trò không kém quan trọng trong việc đưa Tập cận Bình lên ngôi.
Rồi tình hình nước Tàu thay đổi tiếp theo với biến cố lớn nhất là biến cố Thiên an Môn 1989. Có người cho rằng cái chết của Hồ diệu Bang ngày 15/4/1989 là nguyên do chính dưa đến biến cố trên. Họ không phải là không có lý, nhưng đây chỉ là một giọt nước làm tràn ly.
Biến cố Thiên an môn bắt đầu bằng buổi tưởng niệm Hồ diệu Bang được sinh viên học sinh tổ chức ở quảng trường Thiên an môn. Tuy nhiên, nước Tàu từ ngày Đặng tiểu Bình mở của vào năm 1978 đã có những bước tiến nhảy vọt về kinh tế, nhưng cũng có mặt trái của nó. Đó là tình trạng bất công, làm cho dân phẩn uất, sinh viên học sinh bất mãn, ngay cả quân đội, làm chia rẻ ngay ở trong Trung ương Đảng. Người chủ trương vẫn tiếp tục cải cách và cải cách mạnh hơn, nhất là về mặt chính trị và ý thức hệ; kẻ chủ trương bảo thủ.
Trong biến cố Thiên an môn, nhóm Bát đại gia chia ra làm 2 phe: phe bảo thủ gồm có Dương thượng Côn, đương kim Chủ tịch nước, Lý Bằng, đương kim Thủ tướng v.v…; phe cải cách có Triệu tử Dương, đương kim Tổng bí thư, người thay thế Hồ diệu Bang; phe trung lập có Lý tiên Niệm, đương kim Chủ tịch Quốc hội. Còn Đặng tiểu Bình lúc đầu ông đứng trung lập, nhưng sau đó mới ngả về phe bảo thủ. Cuối cùng phe bảo thủ, được sự đồng ý ngầm của Đặng tiểu Bình, đã không ngần ngại dùng quân đội, xe tăng đàn áp dân, sinh viên, học sinh tạo ra thảm trạng Thiên An Môn. Theo như tin chính thức thì có 800 đến 1000 người chết. Nhưng theo con số bán chính thức thì con số rất cao, gấp cả 5 hay 7 lần. Dẹp xong biểu tình, uy tín Dương thượng Côn lên cao, mặc dầu ông là tay em của Đặng tiểu Bình, đã lâu, từ thời ở Liên sô về, làm Phụ tá cho họ Đặng, trong chức vụ Quân Ủy trong Bát Lộ quân, từ thời gian Chiến tranh chống Nhật. Uy tín họ Dương lên cao, vì đoàn quân được điều động về để dẹp biểu tình, chính là con cháu của ông.
Trong một buổi họp Bộ Chính trị để thay thế Triệu tử Dương, Đặng tiểu Bình đã đề nghị Hồ cẩm Đào, mặc dù rất trẻ, nhưng đã là đương kim Hiệu trưởng Trường huấn luyện Cán bộ cao cấp của Trung Ương Đảng.
Tuy nhiên Dương thượng Côn đã gạt đi, và theo như nhiều nguồn tin đáng tin cậy, thì họ Dương đã đề nghị Giang trạch Dân, đương kim Bí thư thành Ủy Thượng Hải, với sự ủng hộ của Lý tiên Niệm, đương kim Chủ tịch Quốc hội.
Có nhiều nguồn tin cho rằng Giang trạch Dân được sự ủng hộ của họ Lý, vì ông này có một người vợ lẽ, ở Thượng hải, thường cuối tuần, họ Lý ra sống với bà này, và đã được mua chuộc bởi Giang trạch Dân. Cuối cùng Bộ Chính trị đã đi đến một giải pháp dung hòa: Giang trạch Dân làm Tổng Bí thư, nhưng người kế vị là Hồ cẩm Đào.
Nước Tàu bắt đầu kỷ nguyên của họ Giang từ thập niên 90, và người ta có thể nói kỷ nguyên họ Giang cũng là kỷ nguyên của Hồ cẩm Đào, vì ông này chỉ là con rối của họ Giang trong suốt 10 năm nắm quyền.
Trong thời gian Giang trạch Dân cầm quyền, có những ưu điểm, nhưng cũng có rất nhiều khuyết điểm:
Ưu điểm, đó là vẫn giữ được sự tăng trưởng kinh tế cao, ở 2 con số, cho tới mãi năm 2009. Khuyết điểm là xã hội trở nên rất bất công, đến cực điểm, tham nhũng, hối lộ lan tràn, không những trong chính quyền, từ cao xuống thấp, mà còn ở trong quân đội.
Hơn thế nữa chính Giang trạch Dân và những người trong gia đình, trường hợp con ông ta, Giang minh Hằng, đã mắc vào cái không còn là khuyết điểm nữa, mà là tội đồ của nhân loại, việc đàn áp Pháp luân công, mổ bụng những nạn nhân, lấy nội tạng bán. Trong trường hợp này, tất cả những đạo lý đã bị đổ xuống sông, xuống biển. Con người coi con người như súc vật, có thể làm bất cứ điều gì để kiếm tiền. Không những trong việc đàn áp Pháp luân công, mà ngay cả trong tinh thần buôn bán. Sản xuất ra sữa có chất Mélanine, không phải chỉ để xuất cảng, mà bán ngay cho cả dân Tàu, đầu độc cả trăm ngàn trẻ em tại nước này.
Giang trạch Dân, trong vụ xử án Bạc hy Lai, có nói: “Bạc hy Lai đã mắc vào tội dính dáng đến văn minh con người”, trong vụ mổ bụng nạn nhân Pháp luân Công để lấy nội tạng buôn bán. Có người bình luận cho rằng đây là một lời tự thú tội của họ Giang, vì đàn áp Pháp luân công, ông là thủ phạm chính.
Tuy nhiên họ Giang lúc đầu còn nể mặt Đặng tiểu Bình và Dương thượng Côn, nên chưa ra lệnh đàn áp, đợi đến lúc 2 người này chết, họ Đặng vào năm 1997, họ Dương vào năm 1998. Không những ông là thủ phạm chính mà ông còn kéo cả gia đình, thân thuộc, tay chân bộ hạ vào, như con của ông, Giang minh Hằng, bộ hạ, như Chu vĩnh Khang với người con là Chu Bân, Từ tài Hậu, Quách bá Hùng trong quân đội, Lưu văn Sơn trong cơ quan tuyên truyền nhà nước. Tay này không những là một con hổ lớn, một trong những người giàu nhất vùng Nội Mông, quê quán của ông ta, thế mà cho đến ngày hôm nay vẫn ngồi trong Ban thường Vụ Bộ Chính trị. Điều này chứng tỏ Tập cận Bình chỉ đả những con hổ và dập những con ruồi nào không theo ông, và chứng tỏ thế lực của Giang trạch Dân vẫn còn. Đây cũng là điều bất công mà nhiều người Tàu đã nhìn thấy.
Khác với họ Mao và họ Đặng xuất thân trong quân dội, nên họ nói quân đội nghe, Giang trạch Dân xuất thân là một kỹ sư cơ khí, du học ở Liên sô, có lẽ đây là người lãnh đạo cuối cùng học ở nước ngoài, họ Giang lúc đầu nói quân đội không nghe, nên chỉ còn cách mua chuộc họ bằng tiền bạc, chức quyền. Thời Giang trạch Dân và kéo dài sang tới Hồ cẩm Đào, việc mua bán chức tước, hối lộ tham nhũng đã lên đến cực điểm.
Chính vì vậy mà Lưu Nguyên, con của Lưu thiếu kỳ, trong nhóm thái tử Đảng không được hưởng gia tài như con của Bát đại gia, là tướng trong Cục hậu cần, đã không ngần ngại viết: “Một quân đội mà chỉ núp dưới đáy quần của người đàn bà và chạy theo tiền bạc thì quân đội đó làm sao khá được.” Ông đã chỉ thẳng một viên tướng cao cấp, để được thăng chức, đã hiến dâng con gái mình cho cấp trên. Tham nhũng, hối lộ, dùng gái để lũng đoạn chính quyền, đây là những hiện tượng xấy ra như cơm bữa ở Bắc kinh và những trung tâm quyền lực khác dưới thời Giang trạch Dân và ngay cả thời Hồ cẩm Đào.
Vì lẽ đó, mà nhóm thái tử Đảng không được hưởng gia tài, như Lưu á Châu, Tập cận Bình, Diệp tuyển Ninh, Vương kỳ Sơn v.v…, đã tấn công trực tiếp nhóm thái tử Đảng được hưởng gia tài như con cháu của Đặng tiểu Bình, Trần Vân, Vương Chấn v.v…. Nhưng gián tiếp là họ chỉ trích chính quyền của Giang trạch Dân và Hồ cẩm Đào.
Hồ cẩm Đào, suốt trong 10 năm cầm quyền bị những người của Giang trạch Dân khống chế: trong quân đội thì có Từ tài Hậu, Quách bá Hùng, trong Đảng thì có Tăng khánh Hồng v.v. …Do đó trong thời gian Hồ cẩm Đào cầm quyền, có người đã nói rằng lệnh của ông không ra khỏi Tử cấm thành.
Ông La Vũ, bạn nối khố của Tập cận Bình, hiện sống ở Hoa kỳ, có viết cho ông một bức thư, trong đó có câu :“ Trong Ban thường vụ Bộ Chính trị, chỉ có 1 người theo anh, một người đứng trung lập, còn 4 người kia chờ anh ngã ngựa”.
Ông La Vũ là con của một đại công thần thời Mao, ông La thụy Khanh, đặc trách về nội vụ, công an, tình báo, bạn thân của Tập trọng Huân, đặc trách về ý thức hệ. Không những 2 người là bạn thân với nhau, mà 2 bà cũng rất tâm đồng ý hợp, khi lên voi cũng như lúc xuống chó. Tất nhiên con cái là bạn nối khố từ thuở nhỏ. Trong Cách Mạng Hồng vệ Binh (1966-1976), ông La thụy Khanh tự tử chết, chị gái của Tập cận Bình cũng vậy.
Ông La Vũ nói đến 7 người trong Ban Thường vụ hiện thời của Đảng Cộng sản Trung quốc, đó là Tập cận Bình, Lý khắc Cường, Trương đức Giang, Du chính Thanh, Lưu văn Sơn, Vương kỳ Sơn, Trương cao Lệ.
Một người theo, đó là Vương kỳ Sơn, đang đặc trách về chiến dịch đả hổ đập ruồi. Người đứng trung lập là Lý khắc Cường, đương kim Thủ tướng.
Lý khắc Cường là tay em của Hồ cẩm Đào, thuộc nhóm “Trường Đảng”, người lãnh đạo nhóm này xa xưa phải kể là Hồ diệu Bang.
Thực ra lúc đầu họ Hồ, khi còn đương kim Tổng bí thư, vì bị khống chế bởi nhóm Thượng hải của Giang trạch Dân, nên lúc sắp hết nhiệm kỳ, đã theo Tập cận Bình, chống lại Giang trạch Dân.
Người ta còn nhớ vụ Bạc hy Lai, vào năm 2011, bắt đầu với vụ Vương lập Quân, đặc trách về công an, tình báo ở thành phố Trung Khánh, mà họ Bạc là xếp. Họ Vương đã chạy trốn vào Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, xin tỵ nạn chính trị, nói rằng người ta muốn giết ông. Sau một gian ở tòa Tổng Lãnh sự, chính Trung ương Bắc kinh, gửi người xuống để đưa về Trung Ương. Từ đó vụ Bạc hy Lai mới nổ ra. Lý khắc Cường là tay em của Hồ cẩm Đào, lúc đầu ủng hộ Tập cận Bình hết mình. Nhưng sau đó, chiến dịch đả hổ của họ Tập dính dáng đến cả tay em của họ Hồ là Lệnh kế Hoặch, Đổng lý văn phòng của ông này. Nên Lý khắc Cường đi từ ủng hộ, đến trung lập, rồi chống lại Tập cận Bình.
Hiện nay người ta có thể nói 2 phe chống đối nhau mạnh mẽ nhất là phe thái tử đảng của Tập cận Bình và phe trường đảng của Hồ cẩm Đào. Phe này cũng ngang cơ với phe kia, hơn nữa nhiều người của cả hai phe, vì quyền lợi cấu kết với nhau, gió ngả chiều nào theo chiều nấy rất khó phân biệt.
Lịch sử nước Tàu, theo một sử gia, thì là một chuỗi dài tranh quyền, cướp nước, giữ ngôi báu, tự giết hại lẫn nhau, dù là người Hán, người Mãn, người Mông v.v… Theo như Fukuyama, trong quyển Sự bắt đầu của lịch sử (Le Début de l’Histoire), thì chỉ thời Xuân thu Chiến quôc (-770 _-22 ), nước Tàu có đến hơn 1679 cuộc chiến tranh, riêng thời Xuân thu (-770 – -481) có 1211 cuộc chiến, thời Chiến quốc – 481 _ -221) có hớn 468 cuộc chiến. Trong khi đó ở Âu châu hay ở Trung Đông, những cuộc chiến chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, những cuộc chiến ở 2 vùng này chỉ huy động vào khoảng 5,2% nhân lực và vật lực, như ở La mã.
Theo Tite-Live, sử gia La mã vào cuối kỷ nguyên thứ nhất, đầu kỷ nguyên thứ hai, thì trận đánh đẫm máu nhất là trận đánh ở Trasimène va Cannes, Cộng hòa La mã mất vào khoảng 50,000 người.
Trong khi đó, ở Tàu, ở nước Tần thời Đông châu Liệt quốc, có những cuộc chiến huy động từ 8 đến 20% dân chúng. Vào năm -260, giữa thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch, cuộc chiến giữa nước Tần và nước Triệu. Nước Triệu thua. Chỉ 1 đêm, tướng Tần là Bạch Khởi ra lệnh giết hơn 450,000 tù binh nước Triệu với mục đích duy nhất là triệt hạ quân Triệu và nước Triệu. Nước Tần, từ năm 356 đến nâm 236 trước Tây lịch, đã giết khoảng 1,5 triệu lính bên địch. Những con số này cũng cần phải kiểm chứng lại. Tuy nhiên một cách tương đối, người ta có thể nói tình trạng bạo động chém giết lẫn nhau, trong lịch sử nước Tàu, nhất là thời Xuân thu Chiến quốc, rất là khủng khiếp, cao rất nhiều so với phần còn lại của thế giới.
Không nói đâu xa, thời Mao, Bước tiến nhảy vọt, vào năm 1958 – 1960, rồi Cách mạng Hồng vệ binh năm 1966 – 1976, vào khoảng 75 triệu dân Tầu đã bỏ mạng. Thời Đặng tiểu Bình, giới lãnh đạo đã không ngần ngại dùng xe tăng cán dân và dùng súng bắn vào dân trong vụ thảm sát Thiên An Môn.
Thời xưa, các vua chúa, hoàng tử, quí tộc đánh giết nhau để giữ ngôi báu, ngày hôm nay các Tổng bí thư, tân hay cựu, người trong Bộ Chính trị, các hoàng tử Đảng, các Đại gia đánh nhau để giữ đặc quyền đặc lợi.
Điều này trái hẳn với những lời của Marx.
Thật vậy, Karl Marx (1818 -1883), lúc chưa đầy 30, viết Tuyên Ngôn thư Cộng sản năm 1847, có câu:
“Lịch sử nhân loại cho tới ngày hôm nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp.”
Không biết Marx có đọc lịch sử Tàu hay chưa, nhưng đây chỉ là chuỗi dài tranh đấu có thể nói là của một giai cấp, là giai cấp quí tộc hay thống trị, từ ngày lập quốc cho tới ngày hôm nay.
Thời Xuân thu Chiến quốc có thể nói là thời huy hoàng nhất của lịch sử nước Tầu, nhất là trong lãnh vực tư tưởng, triết học, chiến lược, chiến thuật, với Lão tử, Khổng tử, Tôn tử, Mạc tử, Trang tử v.v…
Văn minh nước Tàu đến rất sớm, với nhiều phát minh sáng kiến, từ lụa, thuốc súng, địa bàn, trong thời kỳ văn minh định cư nông nghiệp, mà mô hình tổ chức nhân xã tương xứng là chế độ quân chủ.
Chế độ này đi từ thời nhà Chu (-1134 _ -770) và kéo dài cho mãi tới ngày hôm nay với chế độ cộng sản, vì chế độ này chỉ là mặt trái hay mặt phải của chế độ quân chủ.
Trở về với hiện tình nước Tàu:
Gần đây, có cuộc họp trung ương Đảng vào ngày 20/6, đây có thể là cuộc họp cuối cùng của đại hội thứ 18, để sửa soạn bước sang Đại hội thứ 19, người ta ít biết tin tức về cuộc họp này, ngoài thông báo một ủy ban được mệnh danh là Ủy ban Hòa hợp Dân quân, theo đó Tập cận Bình làm Chủ tịch Ủy Ban, tiếp theo là 3 người Phó Trưởng Ban, theo thứ tự, Lý khắc Cường, ủy viên thường trực Bộ Chính trị, đương kim Thủ tướng; Lưu văn Sơn, ủy viên thường trực Bộ Chính trị, đương kim đặc trách về ý thức hệ, Hiệu trưởng trường huấn luyện cao cấp của Đảng; Trương cao Lệ, cũng là ủy viên thường trực Bộ Chính trị, đương kim đặc trách về nhân sự của chính quyền, nay được trao thêm đặc trách về việc điều hành ủy ban mới thành lập.
Với Ủy ban Hòa hợp Dân và Quân này, nhiều người cho rằng Tập cận Bình lại thêm một bước nữa trong việc thâu tóm quyền lực, vì ông là Chủ tịch ủy ban.
Tuy nhiên có người nghĩ ngược lại, vì trong Ủy ban, người ta không thấy có người nào thân tín của ông như Vương kỳ Sơn, đặc trách về Chiến dịch Đả hổ đập ruồi, Lưu Hạc, đặc trách về kinh tế, Lật chiến Thư, Chánh văn phòng Trung ương Đảng, người bạn nhậu và thân tín nhất của họ Tập; mà người ta chỉ thấy những thành phần có khuynh hướng chống ông, như Lý khắc Cường, ngoài chức Thủ tướng, ông được cho là Đại diện Nhóm Trường Đảng, nhóm của Hồ diệu Bang xưa kia và của Hồ cẩm Đào hiện nay. Người kế tiếp trong nhóm là Lưu văn Sơn, được coi là con hổ lớn nhất, vì là người giầu nhất, gia tài có đến cả chục tỷ $, được coi là người đại diện cho Cựu Tổng bí thư Giang trạch Dân; người sau cùng là Trương cao Lệ, được coi là người đại diện cho Gia đình Đặng tiểu Bình, hơn thế nữa ông này còn được trao cho nhiệm vụ điều hành thực tế Ủy Ban Hòa Hợp Dân Quân này.
Từ đó, có người cho rằng Đại Hội 19 sắp diễn ra vào mùa thu 2017, sẽ trở về thời kỳ của Đặng tiểu Bình, không có tính cách quyền hành cá nhân, chỉ trong tay một người như thời Mao, không có tính cách tôn thờ cá nhân. Điều nhận xét này không phải là không có lý. Hiện nay nước Tàu có 4 trung tâm quyền lực. Ngoài Bắc kinh, người ta phải kể đến tỉnh Quảng Đông, nơi lui tới của Đặng tiểu Bình, mỗi khi ông bị thất sủng dưới thời Mao, cũng là nơi đầu tiên thử nghiệm chính sách mở cửa của họ Đặng. Đây còn là cứ điểm của gia đình họ Diệp. Ngoài ra phải kể đến Thượng hải, trong thời Giang trạch Dân, và Trung Khánh, trước khi Bạc hy Lai bị đưa ra tòa.
Bốn cứ điểm này là nơi tập sự của những người sắp vào Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Bộ Chính trị, và hơn thế nữa kế vị Tổng bí thư.
Chính vì lẽ đó mà ngày hôm nay người ta nói đến 2 người, ông Hồ xuân Hoa, đương kim Đảng Ủy Quảng Đông và ông Tôn khánh Tài, đương kim Đảng ủy Trùng khánh.Tuy nhiên tình thế chính trị nội bộ nước Tàu thay đổi từng ngày từng giờ, nhất là trước Đại hội Đảng. Mới đầu tháng bảy, nhiều nhà bình luận cho rằng Tôn khánh Tài chắc chắn sẽ được vào Ban Thường vụ Bộ chính trị trong Đại hội tới, nay mới giữa tháng bảy, họ Tôn đã bị đưa ra tòa vì tội tham nhũng, mất chức Thành Ủy Trùng khánh, thay thế bằng ông Trần mẫn Nhĩ. Hơn thế nữa còn một người được Tập cận Bình thổi lên như bong bóng, tiến thân như hỏa tiễn, đó là ông Thái Kỳ, Bí thư thành ủy Bắc kinh.
Tuy nhiên theo nhiều nhà quan sát, thì cuộc tranh giành quyền hành hiện nay vẫn còn xẩy ra ác liệt, phe thắng thế có vẻ như phe Trường Đảng, qua nhân vật Hồ xuân Hoa, đương kim Bí thư thành Ủy Quảng Đông.
Trong một bài viết trước đây, về tương lai chính trị của Tập cận Bình, vào lúc chiến dịch đả hổ đập ruồi lên cao, nhắm vào Giang trạch Dân, cùng những tay em của ông này, như Chu vĩnh Khang, Từ tài Hậu, Quách bá Hùng, Bạc hy Lai v.v…, và đã có nhiều vụ ám sát hụt họ Tập, tác giả bài này có đưa ra 3 giả thuyết: 1) Tập cận Bình bị loại hoàn toàn, 2) Tập cận Bình toàn thắng, 3) Không có bên thắng bên thua rõ rệt, phải đi đến một giải pháp dung hòa.
Giải pháp thứ ba này có lẽ là giải pháp của Đại hội Đảng Trung Cộng, qua kỳ họp Trung Ương Đảng quan trọng vào ngày 20/06/2017 vừa qua, tuyên bố thành lập Ủy Ban Hòa hợp Quân Dân, trong đó nếu người ta quan sát kỹ, thì có đại diện ít nhất 5 thành phần, đại diện 5 thế hệ, qua 5 vị Tổng Bí thư, từ Tập cận Bình, qua Hồ cẩm Đào, tới Giang trạch Dân và Đặng tiểu Bình.(1)
Thời Tập cận Bình múa gậy vườn hoang, một mình một chợ không còn nữa, mặc dầu ông vẫn là “Hạt nhân chính của Trung Ương Đảng”, như Diệp Tuyển Ninh nói, trước khi ông này chết vào năm 2016 vừa qua.
Trở về gia đình Diệp kiếm Anh, một thế lực lớn ở Quảng đông, mà nhiều người cho rằng đã có nhiều hậu thuẫn cho Tập cận Bình lên ngôi, và còn sẽ có nhiều ảnh hưởng cho đời sống chính trị tương lai của họ Tập. Năm 2016, Diệp tuyển Ninh mất, con của Diệp kiếm Anh, người được ngay cả Tập cận Bình, Lưu Nguyễn, Lưu á Châu v.v… coi như anh cả. Đám tang ông này có cả em trai Tập cận Bình tham dự, và bà mẹ còn sống có gửi vòng hoa phúng điếu. Sự kiện gần nhất đó là kỷ niệm 120 năm ngày sinh nhật Diệp kiếm Anh. Người đứng ra tổ chức kỷ niệm và đọc diễn văn chính là Hồ xuân Hoa. Tập cận Bình có lời khen Hồ xuân Hoa, một sự kiện hiếm có trong lịch sử Đảng Cộng sản Tàu.
Vì vậy có người tiên đoán Hồ xuân Hoa chắc chắn sẽ vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị và có thể kế nghiệp Tập cận Bình.
Dù sao đây cũng chỉ là những tiên đoán tương lai. Cần quan sát thêm và chờ xem. Vì ở một nước độc tài, dù là độc tài quân chủ hay độc tài quân phiệt, đảng đoàn cộng sản, tất cả đều có thể xẩy ra trong một thời gian rất ngắn, dù chỉ là mấy tháng, từ giờ đến Đại hội Đảng thứ 19, được dự trù vào mùa thu năm nay.
Paris ngày 27/07/2017
Chu chi Nam và Vũ văn Lâm
(1) Xin xem them bài về Tập cận Bình, trên http://perso.orange.fr/chuchinam/

---------
Powered By Blogger