Wednesday, May 31, 2017

Người gian lận welfare sẽ mất ăn mất ngủ từ đây…


SourceKBC Hải NgoạiPosted on: 2017-05-30
Lời bàn của KBCHN: Hi vọng nhà báo Vi Anh và những ông bà chống Cộng sẽ đọc bài báo này. KBCHN đã chính thức gửi thư nhờ điều tra hoàn cảnh sống “đoàn tụ” của nhà báo Vi Anh và nhật báo Việt Báo. Hi vọng những người chống Cộng nên suy nghĩ kỹ trước khi hành động (Bản Lên Tiếng Chung của 72 “cá nhân hội đoàn” là một thí dụ.) Không thể lạm dụng tiền cuả người đóng thuế để du hí và sòng bài rồi chống người đóng thuế và cho là Việt gian và tay sai Việt Cộng. Sự thật được phanh phui vô tình làm ô uế cuộc đấu tranh hải ngoại như Mặt Trận Việt Tân đã làm hề hoá cuộc đấu tranh và lấy tiền làm của hồi môn hầu khuynh loát cộng đồng.
***
Gian lận welfare : Hàng triệu đô la welfare rút ở nơi ăn chơi đắt tiền
SACRAMENTO (LA Times) – Hơn $69 triệu tiền trợ cấp xã hội (welfare), dành cho người nghèo để trả tiền nhà, nuôi trẻ nhỏ, được thấy chi dùng hoặc rút ra từ những nơi bên ngoài tiểu bang vài năm trở lại đây, kể cả chục triệu dollars ở Las Vegas, hàng trăm ngàn dollars ở Hawaii và hàng ngàn dollars trong các chuyến đi du thuyền khởi hành từ Miami.
Thẻ rút tiền do tiểu bang California cung cấp được dùng ở các khách sạn, cửa hàng, tiệm ăn, máy ATM và những nơi ở khắp 49 tiểu bang khác, ở cả đảo U.S. Virgin Islands và Guam, theo dữ kiện nhật báo Los Angeles Times thu thập được mới đây từ cơ quan xã hội tiểu bang California.
Las Vegas đứng đầu bảng với $11.8 triệu, nhiều hơn bất cứ nơi nào khác. Số tiền này được lấy ra trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 5 năm 2010.
Những người nhận trợ cấp xã hội phải chứng minh rằng họ không đủ tiền chi cho các nhu cầu cần thiết trong đời sống hàng ngày: Một người cha hay mẹ độc thân nuôi hai con nhỏ, phải có lợi tức hàng năm ít hơn $14,436 mới đủ điều kiện nhận sự trợ giúp tiền mặt này và sẽ không còn hợp lệ nếu lợi tức vượt quá con số khoảng $20,000, theo lời Lizelda Lopez, phát ngôn viên Bộ Xã Hội tiểu bang California.
Giá vé máy bay khứ hồi từ Los Angeles đi Honolulu, kiếm trên Orbitz.com hôm Chủ Nhật tuần qua rẻ nhất là $419, hơn 80% số tiền trợ cấp trung bình hàng tháng theo chương trình CalWorks, chương trình welfare chính của tiểu bang.
“Làm thế nào họ có thể đến những nơi như Hawaii mà vẫn đủ điều kiện hưởng trợ cấp,” theo lời Robert Hollenbeck, một điều tra viên cho văn phòng biện lý quận Fresno. “Ðây là tiền dành cho những nhu cầu thiết yếu để sống còn.”
Số tiền $387,908 rút ra ở Hawaii gồm khoảng một ngàn cửa tiệm, chợ, và các máy ATM. Trong số này, có khoảng $2,146 rút ra từ máy ATM trên đảo Lanai, nơi chỉ có hai khách sạn hạng sang Four Seasons và hầu như chẳng còn gì khác.
“Nếu tiền lấy từ Lanai thì điều đó đáng lý phải gây ra cuộc điều tra,” theo lời Jon Coupal, chủ tịch hội Howard Jarvis Taxpayers Association. “Người trả thuế ở California, những người đang vất vả để giữ công ăn việc làm của chính mình, hiện phải tài trợ các kỳ du lịch của kẻ khác. Ðiều đó thật là quái gở.”
Trong số gần $12 triệu rút ra ở Las Vegas, có hơn $1 triệu được chi hay rút ra từ các cửa hàng và sòng bài ở ngay hay gần khu đường chính.
Không có luật nào cấm người nhận welfare đi ra ngoài tiểu bang, miễn là họ có sự chấp thuận của nhân viên trách nhiệm cho phép vắng mặt khỏi chương trình huấn nghệ 32 tiếng một tuần. Thường thì giới hữu trách không hỏi về điều này cho đến khi việc sử dụng thẻ cho thấy người đó ra khỏi tiểu bang hơn 30 ngày.
Ở quận Los Angeles, các điều tra viên sẽ không tìm hiểu cho đến khi người nhận welfare đi quá ba tháng. Lý do là vì không đủ nhân sự để đi điều tra tất cả mọi trường hợp.
Ở quận Cam, một toán điều tra từng giúp tiểu bang tiết kiệm được hàng triệu dollars hồi năm ngoái, năm nay bị cắt ngân sách và giảm 15 nhân viên. Chính quyền tiết kiệm được $900,000 nhưng lại để cho khoảng $9.6 triệu mất đi vì các hành vi gian lận, theo một bản báo cáo của Ðại Bồi Thẩm Ðoàn quận Cam hồi tháng 5. (V.Giang).
---------
Gian lận welfare:
Hồi nãy được sai đi chợ Việt Nam mua vài món đồ, ra tính tiền, cô cashier tặng cho tờ báo chùa. Về nhà, mở tờ báo ra đọc, thấy bản tin ở ngay trang thứ 2:
Có nhà,có việc nhưng vẫn khai gian xin lãnh welfare
Vô net, bấm “Cả nhà,có việc nhưng vẫn khai gian xin lãnh welfare” thì google phun ra 210 results.
Gian lận welfare: 3 người Việt bbị bắt giam Bà Liễu Thị Hà Lãnh Trợ Cấp Dù Đang Làm Chủ 1 Tiệm Nail Và Chủ 1 Căn Nhà Đang Cho Share
WESTMINSTER — Làm chủ một tiệm nail ở Los Angeles, làm chủ một căn nhà ở Westminster… nhưng vẫn nhiều năm lãnh tiền trợ cấp welfare, lãnh tiền trợ cấp gia cư, lãnh tiền dịch vụ chăm sóc 2 con nhỏ…
Bà Liễu Thị Hà, 38 tuổi, cư dân Westminster, đã bị truy tố 37 tội đại hình về nói dối khi khai gian để xin trợ cấp, 11 tội đaị hình về trộm, và 2 tội đaị hình vì giúp diễn dịch sai lạc. Nếu bị kết tội, bà Hà đối diện bản án tối đa là 48 năm và 8 tháng tù tiểu bang.
Các thông tin về vụ án này được Văn Phòng Biện Lý Quận Cam phổ biến chiều Thứ Sáu, và báo OC Register đã đăng trên mạng báo này.
Ba người trong một gia đình sẽ thụ lý vào chiều Thứ Sáu tại tòa án West Justice Center vì lừa gạt nhiều sở Quận Cam để lấy hơn 140,000 đôla tiền trợ cấp bằng cách nói dối và không báo cáo tài sản sở hữu trong các đơn xin phúc lợi trong 8 năm.
Bà Hà có hai con, từ tháng 6-2002 tới tháng 2-2010, đã lãnh tiền tài trợ gia cư hơn 88,000 đôla qua chương trình OCHA’s Section 8 Housing Choice Voucher nhờ khai gian.
Từ tháng 2-2004 tới tháng 12-2009, bà Hà bị cáo buộc khai gian để lãnh tiền trợ cấp xã hội hơn 44,000 tiền mặt, trợ cấp y tế, tem phiếu thực phẩm, và dịch vụ chăm sóc con nhỏ — mà trên nguyên tắc bà không đủ điều kiện để hưởng. Bà giấu sự kiện bà làm chủ một tiệm nail trên Los Angeles, và làm chủ một căn nhà ở Westminster, và cho share phòng trong nhà này mà không khai lợi tức.
Người dì của bà Hà là Huệ Thị Chu, 37 tuổi, cư dân Garden Grove, bị truy tố 16 tội đaị hình vì nói dối khi điền đơn khai gian, và 10 tội đaị hình vì trộm. Bà Chu đối diện bản án tối đa 25 năm và 4 tháng tù tiểu bang, nếu bị kết tội.
Chồng cũ của bà Chu là ông Hải Điền Lưu, 49 tuổi, cũng ở Garden Grove, bị truy tố 11 tội đaị hình về trộm, và một tội đaị hình vì nói dối khi điền đơn khai gian. Ông đối diện bản án tối đa 11 năm và 4 tháng tù tiểu bang nếu bị kết tội.
Đổ bể bởi vì một nhân viên Sở Gia Cư Quận Cam đã thấy khả nghi và đã báo cáo lên Biện Lý để điều tra.
Cả 3 người bà con này bị bắt hôm Thứ Năm 24-3-2011, mỗi người bị buộc tiền tại ngoại 500,000 đôla và phải chứng minh rằng tiền này là từ một nguồn hợp pháp trước khi xin nộp tiền tại ngoại.
-------
Gian lận welfare: Nam Cali: Bố Ráp Gian Welfare, Giàu Xụ Lãnh Trợ Cấp
LOS ANGELES (O.C. Register) – Trong nỗ lực bố ráp những người gian lận welfare, nhà nước đã bắt và truy tố 18 người, trong đó có cả một cặp vợ chồng tại Beverly Hills đang cho con học trường tư, về tội khai gian để lấy gần 750,000 đô la.
Các điều tra viên bắt đầu nghi ngờ Elizabeth Mehdi Kermani, 36 tuổi, và Morad Khalimi Khalili, 45 tuổi, hồi tháng 1-1999 khi cặp này yêu cầu gửi các bản văn về welfare về nhà mới của họ ở Beverly Hills.
Các viên chức cũng bắt giam Sam Mui Lưu, 42 tuổi, và Paul Lai, 41 tuổi, một cặp vợ chồng ở Rosemead nhưng bây giờ đã ly dị. Các điều tra viên nói là 2 người này đã để giành được số tài sản hơn triệu đô nhờ địa ốc, cổ phiếu và tiền tiết kiệm, trong khi Lưu lãnh tổng cộng 200,000 đô tiền welfare trong 13 năm.
Trong các người khác cũng có Minoo Yazdani, 52 tuổi, và JamYazdani, 63 tuổi, người làm chủ 1 nhà in tại Los Angeles và sống trong 1 căn condo Beverly Hills. Họ lái 1 chiếc xe Lexus 1993 trong khi lãnh gần 49,000 đô tiền chi trả welfare.
-----------
Gian lận trợ cấp nhà và trợ cấp xã hội
Cặp vợ chồng người Việt đã bị công tố viện Santa Clara kết tội gian lận trợ cấp nhà và trợ cấp xã hội kéo dài trong 10 năm với số tiền lên đến gần 200,000 đô la, tin từ ban chống gian lận của hạt Santa Clara cho biết.
Trong suốt 10 năm từ 1989 đến 1999, bà Cao Tuyên, 45 tuổi và chồng Châu Văn Vân, 46 tuổi đã được trợ cấp tiền mặt, tem phiếu thực phẩm và trợ cấp nhà ở với lý do là người chồng không sống chung với vợ và các con. Bà Cao đã cấu kết với chồng dấu nhẹm lý lịch người cha ruột của bầy con và không khai báo để tiếp tục nhận các khoản trợ cấp. Trên thực tế trong suốt thời gian này, người chồng và cha, Châu Văn Vân là nhân viên của công ty Kaiser Electronics and Aerospace ở San Jose vẫn sống chung với vợ và ba con.
Vụ việc bị khám phá khi nhân viên sở xã hội kêu điện thoại tới nhà và có một người nam lên tiếng trả lời. Ngày 16 tháng Giêng, 2003 tòa thượng thẩm đã phán quyết hai vợ chồng có tội gian lận phúc lợi và cướp tài sản nhà nước và bị phạt một năm tù và phải bồi hoàn lại toàn bộ số tiền gian lận cho chính quyền.
-----------
Nhớ những năm 83-84, Cha Má tôi lúc đó già yếu, tùm lum thứ bịnh, không cần tiền anh em tôi gởi về mà chỉ cần thuốc tây (vì quá sợ thuốc tây giả made in Chợ Lớn). Ở Mỹ mua thuốc tây thì phải có toa bác sĩ, mình thì mạnh khỏe như voi, có bao giờ đau bịnh gì đâu thì làm sao mua mấy món thuốc độc đáo đó được. Các dịch vụ gởi đồ về Việt Nam lúc đó không nhiều, nhưng họ có thể gởi thuốc tây theo order của mình với giá trời ơi đất hỡi, giá nào cũng phải mua chớ biết làm sao hơn. Tôi nhớ hồi đó gởi một thùng đồ gồm thuốc tây, mớ kẹo bánh, trà mứt, cà-phê, xà bông tắm gội Mỹ làm quà … nặng chỉ có 6-7 ký lô mà 2 ngàn đô bay cái rẹt.
Đến năm 1985, tôi gặp lại thằng bạn bác sĩ đã 9 năm không gặp, tưởng hắn đã bỏ mình trên biển, ngờ đâu hắn ở cách mình chỉ 30 miles! Thằng này không có phòng mạch, chỉ làm trong nhà thương nên mình tìm không ra nó trong cái thành phố 4 triệu dân rộng mênh mông đại hải này. Đúng là duyên may. Ngồi nhậu tán phét một hồi, tôi hỏi nó về vụ thuốc tây. Lâu nay tôi vẫn nghĩ cái đám dịch vụ gởi hàng về Việt Nam chạy qua Mễ mua thuốc tây rồi mang về Mỹ bán.
Ai ngờ thằng bạn phá ra cười hô hố vô mặt tôi: “Hồi trước má mày đẻ mày ra, bả dòm mặt mày bả nói với má tao mày là thằng khờ, ai dè mày … khờ thiệt! Đ.M. mày tới văn phòng mấy thằng bác sĩ Việt Nam mà hỏi mua toa thuốc, thuốc gì cũng có, giá 1 toa 25 tì, viết sẵn cả chồng, chỉ cần hỏi mấy em thư ký. Dĩ nhiên là cóc cần khám khiếc con mẹ gì sất! Tụi dịch vụ gởi đồ về Việt Nam mua toa, lấy toa đi mua thuốc bằng Medicare rồi bán gấp đôi gấp ba cho mấy thằng khách ngu như … mày. Thằng nào khôn thì mua thẳng toa từ bác sĩ, mua thuốc tây bằng bảo hiểm, đóng gói 2 lbs gởi về Việt Nam qua ngã bưu điện. Mày không biết sao? Khối thằng bác sĩ Việt Nam làm ăn kiểu này nên giàu sụ. Thằng nào lương thiện chân chính như tao đây mới quanh năm suốt tháng mặc đồ Goodwill, cày sặc gạch trả student loans hộc máu cả chục năm chưa hết nợ.”
-------------

Biểu tình phản đối chuyến thăm Mỹ của Thủ Tướng Phúc


SourceVOAPosted on: 2017-05-31


Cộng đồng Người Việt biểu tình
Hàng trăm người Việt sẽ tham gia biểu tình phản đối chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại thủ đô Washington vào ngày 31/5.
Theo tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ, Tổng thống Donald Trump sẽ tiếp ông Nguyễn Xuân Phúc vào lúc 3:20 giờ chiều ngày 31/5 tại Tòa Bạch Ốc.
Cuộc biểu tình sẽ bắt đầu lúc 1 giờ trưa tại Công Viên Lafayette Square trước Tòa Bạch Ốc.
Trưởng ban tổ chức cuộc biểu tình Đinh Hùng Cường, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam Washington DC, Maryland và Virginia, cho VOA – Việt ngữ biết mục đích của cuộc biểu tình là “để phản đối sự có mặt của ông Nguyễn Xuân Phúc; tố cáo chính quyền Việt Nam liên tục chà đạp nhân quyền, tự do tôn giáo, đàn áp, tù đày và giết hại đồng bào vô tội.”
Ông Cường nêu mục đích của cuộc biểu tình:
“Đòi hỏi nhân quyền, dân chủ cho Việt Nam; phản đối việc đàn áp, đánh đập người dân vô tội đi biểu tình; đòi những quyền chính đáng như Formosa. Việc đánh đập tạo nên hình ảnh vô cùng dã man, hành động đó phải chấm dứt.”
Theo ông Cường, cuộc biểu tình cũng nhằm bày tỏ quyết tâm của người Việt hải ngoại ủng hộ các cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền của đồng bào tại quê nhà.


Người dân Việt Nam biểu tình phản đối Formosa
Trong cuộc trao đổi với VOA-Việt ngữ, Bác sĩ Võ Đình Hữu, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc gia Hoa Kỳ, nói thông qua cuộc biểu tình, cộng đồng muốn gửi đi một thông điệp cho thế giới về hiện tình Việt Nam:
“Nói cho thế giới biết tình trạng vi phạm nhân quyền Việt Nam, vấn đề môi sinh bị ô nhiểm mà chính quyền Việt Nam đã làm lơ; vấn đề biển Đông – Việt Nam nhường hải đảo cho Trung Cộng mà Việt Nam không dám lên tiếng. Một điều nữa là cho người dân trong nước biết cộng đồng hải ngoại luôn luôn nhớ về quê hương, và ủng hộ đồng hành với phong trào tranh đấu tại quê nhà. Lòng dân đã tới lúc chín mùi rồi, đây là những bước đầu, những cơ hội tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền của người dân Việt Nam.”
Ông Hữu cho biết các cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ cùng phối hợp với Hội đồng Liên tôn Quốc nội và Hải ngoại, đã gửi thư ngỏ đến Tổng thống Donald Trump:
“Thư ngỏ đã gửi đến Tổng thống Trump và Quốc hội Hoa Kỳ - khi thương thuyết vấn đề thương mại với Việt Nam phải đặt nhân quyền lên trên hết, bởi vì chỉ có một Việt Nam tự do dân chủ thì mới đem lại sự thành công trong phát triển kinh tế và mậu dịch giữa hai nước. Kêu gọi ông Trump gây áp lực buộc Việt Nam thả tất cả tù nhân lương tâm.”
Thư ngỏ gửi ông Trump trước chuyến thăm Mỹ của ông Phúc có đoạn viết:
“Việt Nam tiếp tục áp đặt một chế độ độc tài toàn trị, tước bỏ các quyền tự do căn bản của người dân, khủng bố những công dân tranh đấu một cách ôn hòa cho dân quyền, nhân quyền, và cho sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Hiện nay nhà cầm quyền còn giam giữ hàng trăm tù nhân chính trị và tôn giáo bị gán cho nhãn hiệu ‘chống phá nhà nước’ bằng những bản án bất công.”
-----------
Chuyến 'thăm dò' Mỹ khó thành công của ông Nguyễn Xuân Phúc
SourceVOAPosted on: 2017-05-31


Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
Các chuyên gia cho rằng cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào ngày 31/5/2017 không có kết quả rõ rệt, trong đó ông Phúc có mong muốn “thăm dò” thái độ của Hoa Kỳ.
Ông Nguyễn Bá Lộc, cựu chuyên gia kinh tế của Viện Đại học Cần Thơ, và Hội trưởng Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ nói với VOA – Việt ngữ:
“Trong chuyến đi này kết quả sẽ có nhiều giới hạn, vì chỉ là chuyến xã giao và có nhiều yếu tố làm cho những điều hai bên hứa hẹn có giới hạn, không có ngay trong buổi gặp này.”
Ông Lộc phân tích lý do dẫn đến kết quả hạn chế:
“Các lý do gây giới hạn là: hai chế độ gần như trái ngược nhau, cách suy nghĩ và làm việc khác nhau; khác nhau về mô thức kinh tế; chế độ cộng sản còn dùng nhiều chiêu trò không dân chủ để cai trị kinh tế; ngoài ra còn có yếu tố Trung Quốc trong tương quan giữa Mỹ và Việt Nam. Vì vậy cuộc gặp chỉ có kết quả chừng mực nào đó.”
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc đại học George Mason ở Virginia, Hoa Kỳ nói rằng chuyến đi của ông Phúc là để thăm dò, tìm kiếm cơ hội thúc đẩy quan hệ kinh tế, nhằm có lợi cho chiến lược của Việt Nam.
“Ông có thể thăm dò, tìm cách để khuyến khích sự hiện diện kinh tế của Mỹ, mời mọc các nhà đầu tư Mỹ. Việt Nam cũng muốn có những thỏa hiệp thương mại với Mỹ. Quan hệ kinh tế này còn có lợi cho chiến lược của Việt Nam. Đằng sau đó là, tuy Việt Nam không nói ra, nhưng họ rất cần một đối trọng với Trung Quốc. Ông Trump thì tỏ vẻ lơ là với Á châu, thì đây là dịp để Việt Nam nhấn mạnh tầm chiến lược của mình.”


Quanh cảnh sau một phiên họp 11 nước TPP, Hà Nội, Việt Nam, 21/5/2017
Ông Lộc nhận đình rằng Việt Nam cần Hoa Kỳ vì Việt Nam muốn ổn định và phát triển Kinh tế, an ninh khu vực ở Biển đông bất ổn, do Trung quốc xâm lấn biển đảo, trong khi đó Hoa Kỳ cần Việt Nam vì bảo đảm an toàn hàng hải vì địa chính trị của Việt Nam và Hoa Kỳ muốn đưa Việt Nam ra khỏi vòng kềm kẹp của Trung Quốc.
Liên quan đến một thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, ông Lộc cho rằng “Hoa kỳ và Việt Nam rất có thể bàn thảo và cam kết về Hiệp ước mậu dịch song phương và đầu tư mới với các điểm gần giống – Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương – TPP, mà ông Trump đã tuyên bố rút ra khỏi ngay sau khi nhậm chức:
“Tổng thống Trump chuộng mô hình hợp tác song phương. Kỳ này có lẽ là họ bàn hiệp định song phương, nhưng có ký hay không thì chưa biết được, vì phải về thảo luận, trình bày lại cho Bộ Chính trị, cho nên chưa có chi tiết cụ thể lắm trong buổi gặp gỡ này; chỉ hứa với nhau thôi rồi bàn chi tiết sau.”
Ngoài ra, tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng từ Sài Gòn nhận định rằng chuyến đi của ông Phúc khó đạt được những thành tựu về thương mại do Tổng thống Trump loan báo sẽ ra chế tài đối với Việt Nam vì Việt Nam nằm trong danh sách 16 nước gây hại cho Mỹ về thâm hụt mậu dịch - nhập siêu hàng năm từ Việt Nam hơn 30 tỷ đôla.
Ông Phạm Chí Dũng nói thêm:
“Chuyến đi của ông Nguyễn Xuân Phúc khó mà thành công, kể cả khi ông Phúc tuyên bố với hãng Bloomberg rằng phía Việt Nam sẽ ký hợp đồng hàng chục tỉ đôla với doanh nghiệp Hoa Kỳ, tôi cho rằng cũng rất khó.”
Cho đến nay, ở các cuộc gặp song phương với các đối tác chính của Hoa Kỳ, xu hướng chuyển dần sang các thỏa thuận song phương trong chính sách “Nước Mỹ trên hết” của chính quyền của Tổng thống Trump cho thấy các đối tác hầu như chưa tìm được tiếng nói chung nào, và Việt Nam cũng sẽ không là một ngoại lệ.
----------
Sức ép nhân quyền trong chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc
SourceVOAPosted on: 2017-05-31


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại sân bay quốc tế John F. Kennedy, New York, Hoa Kỳ, ngày 29/5/2017. (Ảnh chụp từ trang Zing.vn)
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm 29/5 đã đáp máy bay xuống sân bay quốc tế John F. Kennedy, New Yok, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày đến Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Donald Trump, với trọng tâm là thúc đẩy thương mại và kinh tế. Thế nhưng theo các nhà vận động, sức ép nhân quyền trong chuyến đi này là điều không tránh khỏi.
Từ Sài gòn, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nhận định sức ép nhân quyền trong chuyến thăm Mỹ của ông Phúc như sau:
“Sức ép nhân quyền đến từ cộng đồng người Việt Nam ở trong nước, đặc biệt là nạn nhân của chế độ bạo hành nhân quyền; thứ hai là đến từ cộng đồng người Việt Nam ở Hải Ngoại, đặc biệt là cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, họ đang kêu gọi cuộc biểu tình để phản đối chuyến đi Mỹ của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; thứ ba là đến từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là từ Mỹ, vừa qua đã có cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt lần thứ 21 tại Hà Nội, nhưng theo tôi biết là kết quả rất mong lung hoặc là gần như không có kết quả gì.”


Các dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ điều trần về nhân quyền Việt Nam, ngày 25/5/2017.
Dân biểu Hoa Kỳ Chris Smith, đảng Cộng Hòa, đại diện bang New Jersey, nói với VOA – Việt ngữ:
“Sức ép do nhiều sự việc khác nhau, trên cơ sở là chính quyền toàn trị ở Việt Nam đã đàn áp người dân. Tổng thống, Chính phủ, và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cần đề cập vấn đề này với chính quyền Việt Nam. Chúng ta muốn một mối quan hệ tốt đẹp hơn với Việt Nam, nhưng điều đó chỉ xảy ra khi Việt Nam có tôn trọng nhân quyền.”
Vào ngày 31/5, Thủ tướng Phúc sẽ gặp Tổng thống Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc để thảo luận quan hệ thương mại giữa hai nước.
Ngoài ra, đây cũng là dịp để Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “làm quen với tân tổng thống và chính quyền mới của Mỹ, đồng thời tìm hiểu chính sách của Washington với châu Á và Đông Nam Á”, theo nhận định của tờ Zing.vn.
Trước đó, hôm 25/5, Hạ viện Hoa Kỳ đã có buổi điều trần về sự “khủng hoảng nhân quyền Việt Nam,” trong đó dân biểu Smith và các dân biểu khác như Ed Royce, Alan Lowenthal đều đồng thanh hối thúc Tổng thống Trump ra điều kiện nhân quyền đối với chính phủ Hà Nội.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã gửi một phái đoàn đến Hà Nội để thực hiện đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ hôm 23/5 và gặp gỡ các chức sắc tôn giáo độc lập, cũng như các nhà tranh đấu nhân quyền hôm 24/5 tại Sài Gòn.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch của tổ chức phi chính phủ BPSOS nói với VOA rằng cơ quan lập pháp, hành pháp của Hoa Kỳ, và cả Tòa Bạch Ốc đều quan tâm đến vấn đề nhân quyền Việt Nam, cụ thể ngày 26/5 vừa qua, ông Matt Pottinger, Giám đốc cao cấp phụ trách Châu Á, Hội đồng An ninh quốc gia của Tòa Bạch Ốc đã tham khảo ý kiến các nhà tranh đấu nhân quyền và tự do tôn giáo gốc Việt ở Mỹ trước khi ông Trump gặp ông Phúc.
Từ Hoa Kỳ, Tiến sĩ Thắng nói thêm về sức ép nhân quyền trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phúc:
“Áp lực lớn nhất là chế độ ở Việt Nam hiện đang rất muốn cứu vãn nền kinh tế ở Việt Nam bằng con đường phát triển mậu dịch với Hoa Kỳ. Để đổi lại thì họ phải nhượng bộ những điều mà chúng ta muốn. Đó là cải thiện về nhân quyền, thực sự tôn trọng quyền tự do tôn giáo, chấm dứt ngay các hành vi tra tấn và cưỡng chế đất đai. Việt Nam phải trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm.”
Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, trước chuyến đi của ông Phúc mà Hạ viện Hoa Kỳ tổ chức một buổi điều trần về nhân quyền và tự do tôn giáo như vậy là rất hiếm. Vì vậy, theo ông, sức ép này là “đủ lớn.”
Ngoài ra, khi hỏi về hiện tượng nhiều nhà tranh đấu nhân quyền và môi trường bị bắt trước chuyến công du Hoa Kỳ của ông Phúc, nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định rằng các vụ đàn áp nhân quyền rộng khắp vừa qua tại Việt Nam là sự thách thức với Mỹ của phe bảo thủ trong giới lãnh đạo Việt Nam, họ muốn đưa ra một thông điệp với Mỹ rằng “chúng tôi không cần nước Mỹ, và Việt Nam vẫn đàn áp nhân quyền.”


Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ do Trợ lý Ngoại trưởng Virginia Bennett (thứ ba, bên phải) dẫn đầu gặp gỡ các nhà tranh đấu Việt Nam tại Sài Gòn, ngày 24/5. (Facebook Huỳnh Thục Vy)
Tuy nhiên, theo nhà báo Phạm Chí Dũng, vẫn có một giả thuyết khác, rằng sự đàn áp nhân quyền vừa qua là “một chiến dịch cố ý nhằm phá đám” chuyến đi Mỹ của ông Phúc, do phe bảo thủ thực hiện:
“Trận đàn áp nhân quyền vừa qua là một chiến dịch cố ý để phá đám chuyến đi của ông Nguyễn Xuân Phúc. Lần đàn áp này là trải rộng. Thông điệp này không rõ ràng. Trong các các lãnh đạo Việt có những người vẫn âm thầm mong muốn cải thiện mối quan hệ với Hoa Kỳ, nhưng có những người khác thì bảo thủ, những người khác thì phá đám lẫn nhau. Nhưng chỉ biết rằngvới “thành tích” nhân quyền như vậy, phần nhiều, chuyến đi của ông Phúc khó mà đạt được những thành tựu khác như về thương mại.”
Theo nhà báo độc lập, chuyện các lãnh đạo Việt Nam “phá đám” nhau bằng cách bắt giữ các nhà tranh đấu nhân quyền là có cơ sở, vì trước giờ vẫn thường xảy ra khi có lãnh đạo Việt Nam xuất ngoại, đặc biệt là đi thăm Mỹ, họ bắt các nhà tranh đấu nhân quyền có tiếng tăm “làm vật hy sinh.”
“Ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ rơi vào một thế khó trong con đường sự nghiệp chính trị, và khó cho cả đảng cầm quyền của Việt Nam. Ông sẽ về báo cáo cho Bộ Chính trị và ông Nguyễn Phú Trọng rằng chỉ còn một lối thoát là mở dân chủ, nhân quyền ra mà thôi.”
Vì nếu không mở dân chủ, nhân quyền, Việt Nam không những không đáp ứng các điều kiện trong quan hệ thương mại với Mỹ, mà còn ảnh hưởng tới hiệp định Tự do thương mại với châu Âu - EVFTA, tiến sĩ Phạm Chí Dũng nhấn mạnh.
----------

Về việc vận động thành lập Hội Chống hiểm họa Trung Quốc

AuthorNguyễn Vũ BìnhPosted on: 2017-05-31
Trước tình hình đất nước nguy nan, hiểm họa Bắc thuộc đã trở nên nóng bỏng và ngày càng hiện lên rất rõ nét, một nhóm người Việt Nam yêu nước đã mạnh dạn đứng ra vận động thành lập „Hội Chống Hiểm Hoạ Trung Quốc“ hoạt động một cách công khai.
Trong lời kêu gọi ngày 15 Tháng 5 năm 2017, được phổ biến rộng rãi gửi người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước, cho biết "Hội Chống Hiểm Họa Trung Quốc" ra đời sẽ đảm nhận sứ mệnh cung cấp thông tin về hiểm họa mất nước rất cận kề bởi Trung cộng, góp phần thức tỉnh nhân dân, tập hợp lực lượng thành một mặt trận rộng khắp, sẵn sàng trở thành chiến sĩ chống Tàu Cộng xâm lược, bảo vệ đất nước, cứu nguy dân tộc, chấn hưng đất nước."
Theo nhận định của nhóm người Việt yêu nước đứng ra vận động thì nước Việt Nam hiện nay đang đứng trước hiểm họa Bắc thuộc lần thứ 3. Giặc Tàu đã và đang từng bước xâm chiếm nước ta trong một thế trận bao vây nước ta rộng khắp, từ chính trị đến kinh tế, từ thượng tầng xuống hạ tầng, từ đất liền tới biển đảo bằng các thủ đoạn sử dụng vũ lực quân sự, thủ đoạn ngoại giao, thủ đoạn về đầu tư kinh tế. Trong khi đó "lãnh đạo nước Việt Nam hiện tại gần như đã mở toang cửa ngõ biên giới, rước giặc Tàu vào nhà, được thể chúng đi lại nghênh ngang, ăn nói hung hăng trên toàn cõi Việt Nam ta như ở chốn không người". Đó là lý do người Việt trong cũng như ngoài nước cần hội tụ, cùng nhau thành lập „Hội Chống Hiểm Hoạ Trung Quốc“.
Để tiến tới thành lập "Hội Chống hiểm họa Trung Quốc", nhóm vận động cũng đưa ra nội dung hoạt động của nhóm, và cũng là cơ sở cho hoạt động của Hội sau này, đó là:
1- Thông tin sâu rộng đến toàn thể nhân dân về hiểm họa Trung cộng tại Việt Nam. Đó là những âm mưu thôn tính, sáp nhập Việt Nam vào Trung cộng trong tương lai gần; cài cắm, khống chế người ở tất cả các cấp độ trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam; chèn ép, lấn chiếm lãnh hải, lãnh thổ; đầu tư ở những vị trí hiểm yếu về an ninh, quốc phòng trên khắp mọi miền Tổ quốc; các dự án gây ô nhiễm môi trường, đầu độc nguồn nước; dùng hàng hóa giá rẻ, hàng giả, độc hại bóp chết hàng hóa Việt Nam, hủy hoại an toàn thực phẩm, và những âm mưu xâm chiếm khác với Việt Nam.
2 - Chủ động phát hiện và kêu gọi mọi người dân phát hiện các văn bản, thỏa thuận, chính sách ký kết giữa Việt Nam và Trung cộng, cũng như các địa phương hai nước, đưa tới thiệt hại cho đất nước Việt Nam. Phát hiện các dự án, các doanh nghiệp, chủ kinh doanh Tàu Cộng vi phạm pháp luật Việt Nam trên các lĩnh vực. Phát hiện và lên án những biểu hiện, những hình thức thay thế văn hóa Việt bằng văn hóa Trung Hoa trên mọi lĩnh vực đời sống. Kêu gọi người dân Việt Nam khắp nơi cung cấp thông tin cho Nhóm về tình hình Trung cộng tại Việt Nam và ở các nước khác, đặc biệt là ở các nước lân cận.
3 - Lên án, tố cáo nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tay, thỏa thuận, nhượng bộ dẫn đến sự thôn tính, lấn chiếm, chèn ép mọi mặt của Trung cộng đối với Việt Nam.
4 - Vận động nhân dân không sử dụng những hàng hóa Trung cộng độc hại, hàng giả, hàng kém phẩm chất. Vận động người dân Việt dùng hàng Việt Nam.
5 - Vận động những người đấu tranh, những người quan tâm đến sự tồn vong của đất nước hăng hái hoạt động, tích cực tham gia thành lập „Hội Chống Hiểm Họa Trung Quốc“, trở thành phong trào rộng khắp trong cả nước.
Những người đứng ra kêu gọi thành lập Hội gồm có Nhà văn, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Xuân Nghĩa; Doanh nhân Lại Tiến Sơn; Doanh nhân Nguyễn Sơn; Kỹ sư kinh tế, nhà báo tự do Phạm Thanh Sơn; Kỹ sư xây dựng Nguyễn Hà Thanh; Nhà văn, nhà báo Phạm Thành; Nhà báo, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Vũ Bình; Nhà báo độc lập, kỹ sư công nghiệp Lê Dũng; Thầy giáo, doanh nhân Nguyễn Tiến Dân; Nhà báo, cựu tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng; Thầy giáo, cựu tù nhân chính trị Vũ Văn Hùng; Giảng viên Đào Thu Huệ; Nhà văn Mai Tú Ân.
Trong thời điểm hiện tại, việc vận động thành lập Hội, cũng như hoạt động của nhóm vận động có những khó khăn và thuận lợi sau đây.
Về khó khăn:
- Thời điểm này là thời điểm đàn áp khá nặng nề của nhà cầm quyền Việt Nam, không chỉ đối với các cá nhân mà còn cả các hội, nhóm. Tuy việc vận động kêu gọi thành lập Hội nhận được sự ủng hộ của nhân dân, nhưng việc chống hiểm họa Trung cộng lại là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Việt - Trung. Vì vậy, ngoài việc bị đàn áp vì hoạt động hội, nhóm, thì sự đàn áp còn gia tăng, khắc nghiệt hơn do áp lực của Trung cộng lên nhà cầm quyền Việt Nam.
- Hoạt động thực chất của các hội, nhóm hiện nay khá trầm lắng, hiệu quả chưa và không còn được cao như trước đây. Có vẻ đang có một tâm lý uể oải trong hoạt động của các hội, nhóm. Nếu không biết cách tổ chức, tìm được cơ chế hoạt động ổn thỏa, hợp lý, có thể dẫn tới hoạt động không thực chất, chỉ có hình thức.
- Những khó khăn chung của hoạt động hội, nhóm ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay: những người tham gia chưa được đào tạo, chưa có kinh nghiệm trong hoạt động hội, nhóm nên tính chuyên nghiệp còn hạn chế; việc tham gia hoạt động nhóm, hội cũng chỉ là một trong nhiều việc của người tham gia, hơn nữa cũng là tự nguyện, điều đó cũng là một yếu tố hạn chế hoạt động tích cực, hiệu quả; vấn đề huy động tài chính và quản lý tài chính cho hoạt động của hội, nhóm cũng là rào cản không nhỏ, nhiều hội nhóm hoạt động cầm chừng vì không có kinh phí cho hoạt động, hoặc chưa biết cách quản lý tài chính phù hợp trong bối cảnh phức tạp ở Việt Nam....
Những thuận lợi:
- Thuận lợi đầu tiên, tinh thần, mục đích, ý nghĩa của nhóm, "hội Chống hiểm họa Trung Quốc" phù hợp với nguyện vọng đông đảo của người dân cả nước, thậm chí của cả những người trong hệ thống công quyền hiện nay.
- Những người đứng ra vận động thành lập là những người có đã quá trình đấu tranh, một số đã từng bị tù đày nên có thể đặt niềm tin vào bản lĩnh và kinh nghiệm của họ trong việc đương đầu với sự đàn áp.
- Quá trình chuẩn bị, bước đi khá thận trọng khi những người vận động chỉ tập hợp thành nhóm, và có thời gian để kêu gọi, vận động thành lập hội, đồng thời quy định tham gia rất mở và đơn giản. Những yếu tố này gây khó khăn cho việc đàn áp, lại khuyến khích việc tham gia của người dân vào hội, nhóm.
- Nhóm, hội ra đời trong bối cảnh đã có nhiều hội, nhóm khác ra đời và hoạt động, vậy nên có thể rút tỉa những kinh nghiệm của các hội nhóm đi trước. Những cá nhân tham gia vận động ban đầu cũng đã và đang trong các tổ chức, hội nhóm xã hội dân sự khác nên còn có sự phối kết hợp hoạt động với các hội nhóm khác.
Với những khó khăn và thuận lợi nêu trên, nếu nhóm, hội xác định rõ những mục tiêu cũng như tìm ra được cơ chế hoạt động thích hợp thì với sự ủng hộ nhiệt thành của người dân bức xúc trước những hiểm họa thôn tính hiển hiện của Trung cộng ở Việt Nam, chúng ta hi vọng, nhóm hội sẽ thành công trong việc thành lập và hoạt động của nhóm, cũng như của Hội sau này./.

Hà Nội, ngày 22/5/2017
N.V.B
nguyenvubinh's blog

Không ai để ý đến điều mà Melania Trump đã xin Giáo Hoàng làm cho bà. Điều này nói lên mọi chuyện về đức tính của Bà.


SourceTOP NEWS HEADLINES DAILY - YoutubePosted on: 2017-05-31
TT Trump đã hội kiến với Giáo Hoàng Francis tại Vatican vào ngày thứ Tư cùng với Đệ Nhất phu nhân và ái nữ là Ivanka.
Đây là chuyến công du đầu tiên của TT Trump tại Vatican để có cơ hội gặp gở giáo hoàng là người mà cho đến nay ông vẫn có một quan hệ đầy quan tâm. Tuy nhiên tất cả mọi người đều tươi cười và ngay cả giáo hoàng cũng phá vỡ giá băng khi đưa ra một câu đùa vui về tổng thống và phu nhân Melania.
Melania luôn tươi cười, nhưng trước khi vị giáo hoàng bước đi thì bà đã xin giáo hoàng làm cho bà một điều. Vị đệ nhất phu nhân có mang theo một chuổi tràng hạt Mân Côi mà người Công giáo thường dùng để đọc kinh cầu nguyện, đó là một biểu tượng thân thương của niềm tin Công Giáo.
Melania xin giáo hoàng ban phép lành cho xâu chuổi tràng hạt của mình, và câu trả lời của giáo hoàng là "tất nhiên là được rồi" khi bà nâng chuổi tràng hạt trong bàn tay và giáo hoàng đã đọc kinh và làm dấu thánh giá trên chuổi tràng hạt. Melania vui mừng rạng rỡ và nhẹ nhàng thốt lên lời cám ơn.
Melania tỏ rõ là người ngoan đạo và là một giáo hữu đang giữ đạo. Melania và TT Trump thường đi dự lễ tại giáo đường Episcopalian tại Palm Beach, Florida.
Melania thường kể trên mạng Instagram về chuyện viếng thánh đường của bà, và bà đã đưa đệ nhất phu nhân của Nhật Bản đến giáo đường Bethesda Bevis II vào tháng Hai để trình bày cho biết nơi mà bà đã làm phép cưới với Trump, đã cầu nguyện và mừng lễ thành hôn.

NOBODY Noticed What Melania Asked the Pope to Do for Her… This Says Everything About Her Values

****

Melania Trump khiến chồng minh kinh ngạc khi xướng kinh "Lạy Cha" trước quần chúng tại Florida
AuthorLisa BourneSourceLifeSite News
Featured ImageFirst Lady Melania Trump leads the Lord's Prayer during a rally in Florida.
Lisa BourneLisa BourneFollow Lisa

    NEWS

    Melania Trump surprised her husband by leading the Lord’s Prayer at rally

    MELBOURNE, Florida, February 21, 2017 (LifeSiteNews) – First Lady Melania Trump kicked off her husband’s rally on Saturday by leading the Lord’s Prayer before a large and enthusiastic crowd.
    “Let us pray,” Trump began after extended cheers as she took the dais before an estimated 9,000 supporters at Melbourne-Orlando International Airport.
    She then recited the Our Father, with rally attendees joining in, audibly toward the end of the prayer, that Jesus taught his disciples.
    After more cheers at the prayer’s conclusion, Melania Trump introduced her husband, but she first addressed the American people and responded to her detractors.
    Share this article to spread the word!

    She told the crowd assembled in the airplane hangar about 70 miles east of Orlando that it was an “honor and great pleasure” to stand before them as the First Lady of the United States. She promised to always stay true to herself and be truthful to the American people, “no matter what the opposition is saying about me.”
    “I will act in the best interest of all of you,” Melania stated. “I am committed to creating and supporting initiatives geared to my heart, which will have impacts on women and children all around the world.”
    After taking the podium, President Trump said, “I didn't know that Melania was going to be saying the Lord's Prayer, but I thought that was very beautiful. Thank you, thank you.”
    The backing of Trump’s supporters, many of whom waited for hours to see him, hasn’t wavered in the months since his surprise election victory over Hillary Clinton. In fact, The Washington Post reported that there is frustration among them over the way his opponents have treated him.
    Demonstrating how the personal attacks extend to Trump to his family, the First Lady was savaged personally on Twitter for leading the Our Father, with insults encompassing everything from her accent and her character to her faith.
    The Trumps are Christians, and the issue of President Trump’s faith was under constant scrutiny during the campaign. It was initially the object of skepticism, but then Trump reached out to people of faith. He promiseed to rescind the Johnson Amendmentmet with evangelicals and appointed a Catholic Advisory Group.
    After letting EWTN viewers know that prayer is very personal to him in an interview late in the campaign with the network’s Raymond Arroyo, Trump prevailed in the election among people of faith, specifically getting the Protestant, evangelical andCatholic vote.
    At the close of his first month in office, religious and pro-life voters are encouraged by President Trump’s reinstatement of an expanded Mexico City Policy, which would defund the International Planned Parenthood Fund and other overseas abortion providers, and his nomination of federal appellate Judge Neil Gorsuch for the Supreme Court. Gorsuch is known for pro-life views and his record defending religious liberty.
    Trump has reignited some concerns among religious and social conservatives by  maintaining Barack Obama’s executive order making LGBT federal workers and contractors a protected class. He also retained Obama’s special international LGBT “envoy” for promoting accep

    Bài Báo "Kinh Tế VN Bị Thầu TQ Phá Hoại" sau vài giờ đã bị Gỡ Khỏi Mạng...

    BBT: Bài báo bị chế độ CSVN gở bỏ đã được chúng tôi lưu lại và cho đăng tải ở cuối bài
    Bài Báo "Kinh Tế VN Bị Thầu TQ Phá Hoại" sau vài giờ đã bị Gỡ Khỏi Mạng...
    SourceVietbao OnlinePosted on: 2017-05-31
    HANOI -- Lần đầu tiên, một báo trong nước nói thẳng rằng Trung Quốc phá hoại kinh tế Việt Nam, và trong tiến trình này có sự tiếp tay của nhiều cán bộ CSVN. Bởi vì, nếu không có cán bộ CSVN tiếp tay, những màn phá hoại kinh tế của TQ không xảy ra nổi. Và có hàng trăm nhà thầu TQ đang phá hoại kinh tế VN.
    Chỉ vài giờ sau, bài viết đã bị gỡ bỏ trên mạng.
    Báo Một Thế Giới có bài phân tích nhan đề “Làm chậm tiến độ - cách phá hoại kinh tế khủng khiếp nhất của nhà thầu Trung Quốc” lên mạng hôm 28/5/2017, và cùng ngaỳ đã bị gỡ bỏ.
    Bản tin phân tích rằng Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi liên tục mắc những sai phạm.
    Có thể thấy rằng, việc làm chậm tiến độ là một cách phá hoại kinh tế khủng khiếp nhất của những nhà thầu Trung Quốc không đủ năng lực thực hiện (hay cố tình không thực hiện) những gói thầu mà họ bỏ thầu và trúng thầu.
    Dự án này vay tiền của Ngân hàng Thế giới (WB) và giao thầu cho nhà thầu TQ. Thế là mắc bẫy TQ.
    Ngày 12.1.2012 đã diễn ra một sự kiện đặc biệt tại Hà Nội, đó là lễ ký kết giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) thoả thuận về một khoản vay tái thiết và phát triển (IBRD) cùng bốn gói tín dụng hỗ trợ giảm đói nghèo (IDA) cho Việt Nam, với tổng số tiền là 973,5 triệu USD, theo tài liệu của Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Vietnam).
    "Đây là lần đầu tiên mà WB tài trợ cho việc phát triển đường cao tốc tại Việt Nam. Các khoản tín dụng ký kết hôm nay sẽ cung cấp vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng tại các thành phố có tiềm năng phát triển và góp phần hỗ trợ thực hiện các cải cách của Việt Nam", bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam khi đó phát biểu tại lễ ký kết.
    Bản tin MTG nói, theo AmCham Vietnam thì số tiền của các khoản tín dụng trên được sử dụng để tài trợ cho Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với giá trị là 613,5 triệu USD, tài trợ cho Dự án phát triển hạ tầng đô thị với giá trị là 210 triệu USD và khoản tín dụng dành cho Dự án Hỗ trợ giảm đói nghèo với giá trị là 150 triệu USD.
    Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã được giao làm chủ đầu tư của Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Ngày 19.5.2013 Dự án đã được khởi công và dự kiến 65km đầu tiên được thông xe vào cuối năm 2016, đến năm 2018 sẽ thông xe toàn tuyến.
    Vậy nhưng, ngày 23.7.2016, VEC cho biết đã phát hiện những gian dối trong sử dụng vật liệu nền đường tại gói thầu A3 có giá trị đầu tư là 1.360 tỉ VND, thuộc Dự án Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (DA ĐNQN). VEC đã buộc nhà thầu Giang Tô, Trung Quốc phải lập tức dừng thi công tại những vị trí trên, cho đến khi loại bỏ và thay thế vật liệu đạt chuẩn.
    Rồi ngày 1.3.2017 tại hạng mục cầu VD09A km 107+307, tư vấn giám sát (TVGS) hiện trường đã phát hiện bãi tập kết vật liệu thép để thi công cầu VD09A của nhà thầu Giang Tô không đảm bảo kỹ thuật, quá sát mặt đất, một số thanh sắt chạm đất.
    Ngày 22.3.2017, tại hạng mục cầu VD09C, TVGS kiểm tra khoan cọc nhồi cầu VD09C đã phát hiện không có phụ gia bentonite tại hiện trường. Nhà thầu không có tài liệu chứng minh dung dịch khoan hiện tại đúng yêu cầu thi công được duyệt.
    Do đó, TVGS đã yêu cầu nhà thầu Giang Tô dừng thi công công tác khoan cọc cho đến khi bổ sung đầy đủ nguồn bentonite và các tài liệu đảm bảo cho vật liệu sử dụng làm dung dịch để khoan tạo lỗ cọc.
    Vậy là bao nhiêu kỳ vọng về dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, một công trình trọng điểm, nay đã dần trở thành nỗi thất vọng gắn liền với những sai phạm liên tiếp của nhà thầu Trung Quốc tại gói thầu A3.
    Sau khi phân tích các sô liệu, bản tin Một Thế Giới nói rằng:
    “Nếu chậm tiến độ một ngày thì gói thầu A3 sẽ làm thiệt hại riêng về lãi vay cho vốn đầu tư của gói thầu này là RA3d = 138,8 triệu VND, song thực ra nó có nguy cơ gây ảnh hưởng tới cả dự án, nghĩa là thiệt hại thực tế là RA3dC = 2,858 tỉ VND.
    Đặt trường hợp nhà thầu Trung Quốc chấp nhận bồi thường thiệt hại do chậm tiến độ, chắc chắn con số bồi thường chỉ được tính toán xoay quanh khoản thiệt hại là 138,8 triệu VND/ngày, chứ không phải là 2,858 tỉ VND/ngày, nghĩa là rất nhỏ so với thiệt hại thực tế của Việt Nam. Bởi lẽ nhà thầu Trung Quốc chỉ thực hiện gói thầu A3 của DA ĐNQN.
    Thứ hai, phần thiệt hại chưa thể tính toán bằng số liệu - như ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của vùng, khu vực và cả nước. Và phần thiệt hại này chắc chắn sẽ không thua gì thiệt hại đã tính toán được, như về lãi vay của vốn đầu tư.”
    Bản tin nhận định:
    “Có thể thấy rằng, việc làm chậm tiến độ là một cách phá hoại kinh tế khủng khiếp nhất mà những nhà thầu Trung Quốc không đủ năng lực thực hiện (hay cố tình không thực hiện) những gói thầu mà họ bỏ thầu và trúng thầu.
    Hiện nay, có tới hàng trăm nhà thầu Trung Quốc đang thực hiện những gói thầu của họ trên đất nước Việt Nam và phần lớn bị chậm tiến độ. Qua bài toán kinh tế trong tính toán thiệt hại do chậm tiến độ trong Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, có thể thấy thiệt hại do nhà thầu Trung Quốc gây ra cho kinh tế Việt nam khủng khiếp như thế nào.”
    Câu hỏi không được báo MTG nêu ra: tại sao các cán bộ ưa thích giao thầu cho nhà thầu TQ?
    ------------
    Làm chậm tiến độ - cách phá hoại kinh tế khủng khiếp nhất của nhà thầu Trung Quốc
    Đăng lúc: 28.05.2017 15:56


    Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi liên tục mắc những sai phạm
     Có thể thấy rằng, việc làm chậm tiến độ là một cách phá hoại kinh tế khủng khiếp nhất của những nhà thầu Trung Quốc không đủ năng lực thực hiện (hay cố tình không thực hiện) những gói thầu mà họ bỏ thầu và trúng thầu.
    Biến kỳ vọng thành thất vọng
    Ngày 12.1.2012 đã diễn ra một sự kiện đặc biệt tại Hà Nội, đó là lễ ký kết giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) thoả thuận về một khoản vay tái thiết và phát triển (IBRD) cùng bốn gói tín dụng hỗ trợ giảm đói nghèo (IDA) cho Việt Nam, với tổng số tiền là 973,5 triệu USD, theo tài liệu của Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Vietnam).
    "Đây là lần đầu tiên mà WB tài trợ cho việc phát triển đường cao tốc tại Việt Nam. Các khoản tín dụng ký kết hôm nay sẽ cung cấp vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng tại các thành phố có tiềm năng phát triển và góp phần hỗ trợ thực hiện các cải cách của Việt Nam", bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam khi đó phát biểu tại lễ ký kết.


    Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi rất được kỳ vọng của người dân và chính phủ Việt Nam cũng như những nhà đầu tư quốc tế.
    Theo AmCham Vietnam thì số tiền của các khoản tín dụng trên được sử dụng để tài trợ cho Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với giá trị là 613,5 triệu USD, tài trợ cho Dự án phát triển hạ tầng đô thị với giá trị là 210 triệu USD và khoản tín dụng dành cho Dự án Hỗ trợ giảm đói nghèo với giá trị là 150 triệu USD.
    Trong số các gói tín dụng đó thì Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi rất được kỳ vọng, được đánh giá là sẽ nâng cao hiệu quả trong việc hỗ trợ năng lực cần thiết cho sự tăng trưởng của khu vực Trung Bộ trong tương lai, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông, tạo điều kiện cho thúc đẩy thương mại trong nước và quốc tế thông qua hội nhập khu vực.
    Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã được giao làm chủ đầu tư của Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Ngày 19.5.2013 Dự án đã được khởi công và dự kiến 65km đầu tiên được thông xe vào cuối năm 2016, đến năm 2018 sẽ thông xe toàn tuyến.
    Vậy nhưng, ngày 23.7.2016, VEC cho biết đã phát hiện những gian dối trong sử dụng vật liệu nền đường tại gói thầu A3 có giá trị đầu tư là 1.360 tỉ VND, thuộc Dự án Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (DA ĐNQN). VEC đã buộc nhà thầu Giang Tô, Trung Quốc phải lập tức dừng thi công tại những vị trí trên, cho đến khi loại bỏ và thay thế vật liệu đạt chuẩn.
    Rồi ngày 1.3.2017 tại hạng mục cầu VD09A km 107+307, tư vấn giám sát (TVGS) hiện trường đã phát hiện bãi tập kết vật liệu thép để thi công cầu VD09A của nhà thầu Giang Tô không đảm bảo kỹ thuật, quá sát mặt đất, một số thanh sắt chạm đất.
    Ngày 22.3.2017, tại hạng mục cầu VD09C, TVGS kiểm tra khoan cọc nhồi cầu VD09C đã phát hiện không có phụ gia bentonite tại hiện trường. Nhà thầu không có tài liệu chứng minh dung dịch khoan hiện tại đúng yêu cầu thi công được duyệt.


    Gói thầu A3 do nhà thầu Trung Quốc thực hiện đã liên tiếp có những sai phạm
    Do đó, TVGS đã yêu cầu nhà thầu Giang Tô dừng thi công công tác khoan cọc cho đến khi bổ sung đầy đủ nguồn bentonite và các tài liệu đảm bảo cho vật liệu sử dụng làm dung dịch để khoan tạo lỗ cọc.
    Vậy là bao nhiêu kỳ vọng về dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, một công trình trọng điểm, nay đã dần trở thành nỗi thất vọng gắn liền với những sai phạm liên tiếp của nhà thầu Trung Quốc tại gói thầu A3.
    Những thiệt hại từ việc chậm tiến độ của nhà thầu Trung Quốc
    Ngày 17.4.2017, trong công văn gửi ông Gordon A. Edwards, Giám đốc, tư vấn giám sát CS1 gói thầu A3, do ông Hoàng Việt Hưng, Giám đốc Ban QLDA ĐNQN ký, có nội dung yêu cầu nhà thầu Giang Tô thay thế Giám đốc dự án gói thầu A3 là ông Sun Taiping, trước ngày 1.5.2017.
    Đặc biệt, trong công văn này, VEC cho biết tư vấn giám sát sẽ xem xét thiệt hại với chủ đầu tư do việc chậm tiến độ của gói thầu A3 và thông báo cho nhà thầu phải chịu trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng.
    Thoạt nghe có thể nhiều người cũng cảm thấy an lòng vì nhà thầu Trung Quốc làm ăn gian dối đã bị phát hiện, xử phạt và nhất là bị xem xét phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra, song phân tích kỹ thì lại thấy “buồn nhiều hơn vui”.
    Bởi lẽ, nhà thầu Trung Quốc không thể bồi thường được những thiệt hại do họ gây ra, mà việc phạt theo hợp đồng chỉ mang tính chiếu lệ. Xin phép đưa ra bài toán kinh tế để chứng minh cho nhận định đó.


    Cả dự án có thể bị ảnh hưởng bởi một gói thầu A3 mà nhà thầu Trung Quốc sai phạm liên tục khiến bị chậm tiến độ
    Có thể thấy, thiệt hại do nhà thầu Trung Quốc làm chậm trễ công trình sẽ bao gồm hai phần: phần tính toán được bằng số liệu và phần chưa thể tính được bằng số liệu (đặt trường hợp nhà thầu chấp nhận khắc phục và khắc phục được lỗi).
    Thứ nhất, phần thiệt hại tính toán được bằng số liệu - đó là thiệt hại về tài chính:
    Theo tài liệu của VEC, tổng vốn đầu tư của DA ĐNQN khoảng 28.000 tỉ VND, trong đó WB tài trợ 613,5 triệu USD, tương đương khoảng 13.300 tỉ VND. Vì là vốn vay dạng IDA nên lãi vay của khoản vốn này là 0%.
    Vốn đối ứng của Việt Nam là 28.000 tỉ - 13.300 tỉ = 14.700 tỉ VND. Dự án sử dụng nguồn vốn từ trái phiếu chính phủ (TPCP), lãi suất khoảng 7%/năm.
    Như vậy, tổng vốn đầu tư cho DA ĐNQN sẽ phải chịu lãi suất vay là:
    R = (13.300 tỉ x 0% + 14.700 tỉ x 7%)/28.000 tỉ x 100 = 3,765%
    Do đó:
    Lãi vay 1 năm của DA ĐNQN là: RA3yC = 28.000 tỉ x 3,765% = 1.029 tỉ
    Lãi vay 1 tháng của DA ĐNQN là: RA3mC = 1.029 tỉ / 12 = 85,75 tỉ
    Lãi vay 1 ngày của DA ĐNQN là: RA3dC = 85,75 tỉ /30 = 2,858 tỉ
    Gói thầu A3 có tổng giá trị đầu tư là 1.360 tỉ VND, vậy:
    Lãi vay 1 năm cho gói A3 là: RA3y = 1.360 tỉ x 3,765% = 49,98 tỉ
    Lãi vay 1 tháng cho gói A3 là: RA3m = 49,98 tỉ /12 = 4,165 tỉ
    Lãi vay 1 ngày cho gói A3 là: RA3d = 4,165 tỉ/30 = 0,1388 tỉ
    Nếu chậm tiến độ một ngày thì gói thầu A3 sẽ làm thiệt hại riêng về lãi vay cho vốn đầu tư của gói thầu này là RA3d = 138,8 triệu VND, song thực ra nó có nguy cơ gây ảnh hưởng tới cả dự án, nghĩa là thiệt hại thực tế là RA3dC = 2,858 tỉ VND.
    Đặt trường hợp nhà thầu Trung Quốc chấp nhận bồi thường thiệt hại do chậm tiến độ, chắc chắn con số bồi thường chỉ được tính toán xoay quanh khoản thiệt hại là 138,8 triệu VND/ngày, chứ không phải là 2,858 tỉ VND/ngày, nghĩa là rất nhỏ so với thiệt hại thực tế của Việt Nam. Bởi lẽ nhà thầu Trung Quốc chỉ thực hiện gói thầu A3 của DA ĐNQN.
    Thứ hai, phần thiệt hại chưa thể tính toán bằng số liệu - như ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của vùng, khu vực và cả nước. Và phần thiệt hại này chắc chắn sẽ không thua gì thiệt hại đã tính toán được, như về lãi vay của vốn đầu tư.
    Cùng với những thiệt hại về kinh tế - tài chính, việc chậm tiến độ, nhất là với những công trình trọng điểm, còn gây ra rất nhiều hệ luỵ cho kinh tế - xã hội tại khu vực được hưởng lợi nhờ dự án.
    Có thể thấy rằng, việc làm chậm tiến độ là một cách phá hoại kinh tế khủng khiếp nhất mà những nhà thầu Trung Quốc không đủ năng lực thực hiện (hay cố tình không thực hiện) những gói thầu mà họ bỏ thầu và trúng thầu.
    Hiện nay, có tới hàng trăm nhà thầu Trung Quốc đang thực hiện những gói thầu của họ trên đất nước Việt Nam và phần lớn bị chậm tiến độ. Qua bài toán kinh tế trong tính toán thiệt hại do chậm tiến độ trong Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, có thể thấy thiệt hại do nhà thầu Trung Quốc gây ra cho kinh tế Việt nam khủng khiếp như thế nào.
    Trước việc nhà thầu Trung Quốc lại liên tục mắc sai phạm, điều đó khiến giới phân tích cho rằng dường như đó là những sai phạm có tính toán. Vì vậy có thể nhận diện đây là một cách phá hoại kinh tế của nhà thầu Trung Quốc, chứ không chỉ đơn giản là việc mắc lỗi trên công trường.

    Ngọc Việt
    ----------
    Powered By Blogger