Friday, November 18, 2016

Sẽ điều tra Hillary Clinton?

(Phỏng vấn Lê Phụng 2)
AuthorHữu NguyênSourceSaigon TimesPosted on: 2016-11-18


Chương trình “60 Minutes” của CBS, do Lesley Stahl phỏng vấn Donald Trump tại tư gia vào ngày Thứ Sáu, phát sóng tối Chủ Nhật, 13/11/2016.
SGT: Tối Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016, trong chương trình “60 Minutes” của CBS, trả lời câu hỏi của Lesley Stahl, về câu tuyên bố sẽ bổ nhiệm uỷ viên công tố đặc biệt điều tra Hillary Clinton, Donald Trump cho biết: “Tôi sẽ nghĩ về vấn đề này. Hiện tôi đang chú ý vào việc làm và bảo hiểm sức khoẻ. Tôi không muốn tổn thương họ. Họ là những người tốt”. (I’m going to think about it. I want to focus on jobs. I want to focus on healthcare. I don’t want to hurt them. They’re good people). Sau đó, Donald Trump hứa, trong cuộc phỏng vấn kỳ tới, chắc chắn sẽ có câu trả lời. Thưa Ông, câu trả lời của Donald Trump đã nói lên được những điều gì?
LÊ PHỤNG: Tôi nghĩ, đây là chiến thuật “tá lực đả lực” hết sức cao siêu, một nước cờ tuyệt vời, chứng tỏ ông Donald Trump rất thông minh, sáng suốt và có đầy đủ sự khôn ngoan của một chính khách lão luyện, cho dù ông chỉ mới chân ướt chân ráo bước vào chính trường Hoa Kỳ. Câu trả lời của ông cho thấy ông đang toàn tâm, toàn ý, suy nghĩ những việc quan trọng số một của quốc gia là công ăn việc làm và sức khoẻ. Đó là quan tâm số một của mọi người Mỹ và cũng là ưu tiên số một của một vị tổng thống vừa đắc cử. Còn chuyện điều tra Hillary Clinton, ông “sẽ nghĩ tới”, có nghĩa ông cần thời gian để cân nhắc xem có nên làm hay không. Với kinh nghiệm và sự hiểu biết của một người từng lăn lộn trên thương trường, cùng mối quan hệ sâu rộng với chính giới thượng lưu của nước Mỹ suốt hơn nửa thế kỷ, có thể Donald Trump biết nhiều bí mật tội lỗi vợ chồng Clinton đã phạm. Vì vậy, lời tuyên bố của ông khi tranh cử, bổ nhiệm uỷ viên công tố đặc biệt điều tra Hillary Clinton, không chỉ là lời tuyên bố đáp ứng nguyện vọng của cử tri, mà còn báo trước ước vọng của ông là ông sẽ đi tìm công lý cho nước Mỹ. Nhưng ông cũng hiểu rất rõ, biết một người phạm tội không, không đủ. Điều quan trọng hơn và quan trọng nhất là phải chứng minh thành công, tội trạng của người đó trước toà để toà kết án người đó. Muốn làm được điều này, phải đòi hỏi thời gian, bằng chứng, khả năng điều tra… Vì vậy, câu trả lời “sẽ nghĩ tới” của Donald Trump, chính là nhằm giúp ông có đủ thời gian thu thập bằng chứng, cân nhắc tính khả tín và sự khả thắng của bằng chứng, trước khi đi đến quyết định điều tra truy tố hay không. Hơn nữa, trong thâm tâm, ông Donald Trump thực sự mong muốn điều tra, truy tố Hillary Clinton, để công lý được thực thi, kẻ có tội phải bị trừng trị. Nhưng ông cũng biết rõ, Hillary Clinton là đối thủ chính trị của ông trong cuộc tranh cử tổng thống vừa qua. Nếu không cẩn thận, việc thực thi công lý của ông sẽ bị kẻ thù của ông bóp méo, trở thành việc ông trả thù cá nhân, gây bất lợi cho uy tín của ông. Đó là chưa kể, không biết bao nhiêu rắc rối trên phương diện luật pháp, chính trị… ông và chính phủ phải đối diện khi cuộc điều tra được tiến hành. Do đó, câu trả lời “sẽ nghĩ tới”, chính là nước cờ cao siêu giúp ông có đủ thời gian suy nghĩ, và tuỳ thuộc vào uy tín và sức mạnh chính trị của ông trong tương lai, cũng như những bằng chứng tội phạm của Hillary Clinton, ông sẽ quyết định làm hay không làm. Quan trọng hơn, câu nói “Tôi không muốn tổn thương họ. Họ là những người tốt”, còn cho thấy ông Donald Trump vừa công bằng, sáng suốt trong việc đánh giá con người có tốt có xấu, vừa thể hiện tấm lòng nhân ái, độ lượng của ông, khi bắt buộc phải trừng phạt người khác. Thú thực, tôi không thể ngờ, chỉ vài câu ngắn ngủi, ông Donald Trump có thể gửi gắm được nhiều ý nghĩa sâu xa đến như thế.
SGT: Hillary Clinton và TT Obama có lường trước được nước cờ tuyệt vời này của Donald Trump không, thưa Ông?
LÊ PHỤNG: Chắc chắn là cả hai đều lường trước được, vì đó cũng là điều Donald Trump mong muốn, nhắn gửi. Và đây mới chính là chiến thuật “tá lực đả lực”, mượn sức người đánh người, hết sức tuyệt diệu của Donald Trump.
SGT: Xin Ông nói rõ hơn?
LÊ PHỤNG: Như tôi đã trình bầy, ông Donald Trump biết rõ, việc trừng phạt Hillary Clinton là cần thiết, nhưng sẽ vô cùng khó khăn, tốn kém cho công quỹ và bất lợi cho ông. Vì vậy, cực chẳng đã ông mới phải làm. Ông làm là hạ sách. Thượng sách là ông muốn để chính Hillary Clinton tự trừng phạt hoặc có sự tiếp tay của TT Obama. Vì vậy, hiện tại ông chỉ cần đi nước cờ  “sẽ nghĩ tới” lời ông tuyên bố là đủ
SGT: Làm sao Hillary Clinton có thể tự trừng phạt hoặc TT Obama tiếp tay?
LÊ PHỤNG: Chính lời tuyên bố khi tranh cử, sẽ điều tra Hillary Clinton, và câu trả lời “sẽ nghĩ tới” cũng như “sẽ có câu trả lời chắc chắn” cho CBS, của Donald Trump sẽ đẩy Hillary Clinton vào vị thế phải hành động để trốn thoát sự bủa vây của luật pháp. Hillary Clinton biết rõ mình phạm rất nhiều tội. Mà lời hứa “sẽ nghĩ tới” của một tỷ phú, kiêm tổng thống đệ nhất siêu cường thế giới như Donald Trump, rõ ràng đâu có thể coi thường…
SGT: Theo Ông, Hillary Clinton phải hành động như thế nào?
LÊ PHỤNG: Hành động như thế nào, chúng ta không biết, nhưng chắc chắn Hillary Clinton càng hành động để trốn tránh tội lỗi, thì càng bộc lộ tội lỗi của bà ta.
SGT: Còn sự tiếp tay của TT Obama?
LÊ PHỤNG: TT Obama có thể tiếp tay bằng nhiều cách, trong đó có việc ban lệnh ân xá cho Hillary Clinton, để Donald Trump không thể điều tra truy tố Hillary Clinton. Nhưng đó chính là điều Donald Trump mong muốn. Ông không muốn trực tiếp nhúng tay vào máu của Hillary Clinton. Điều ông muốn là, dùng lời tuyên bố sẽ điều tra Hillary Clinton, như một chiếc gươm treo trên đầu Hillary Clinton (sword of Damocles), khiến TT Obama phải ban lệnh ân xá cho Hillary Clinton. Làm như vậy, ngấm ngầm và vô hình chung, cả TT Obama lẫn Hillary Clinton đều tự thú nhận, họ là kẻ có tội. Làm vậy, trên thực tế, Hillary Clinton có thể thoát khỏi tù tội, nhưng đối với công luận, uy tín và lương tâm, đó là hành động tự vẫn của cả hai. Như vậy, chỉ một lời tuyên bố khi tranh cử, cộng với câu hứa hẹn ngắn gọn khi phỏng vấn, Donald Trump đã thực hiện được mục tiêu hết sức to lớn bằng chính công sức và sinh mạng chính trị của cả hai kẻ có tội. Cái này trong võ học gọi là “tá lực đả lực”, mượn sức địch đánh địch.
SGT: Ông tin là TT Obama sẽ ban lệnh ân xá cho Hillary Clinton cho dù bà ta chưa bị truy tố và kết án?
LÊ PHỤNG: Như tôi đã trình bầy, Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định quyền ân xá của tổng thống rất chung chung, nên các vị tổng thống tha hồ hành xử quyền này theo nhu cầu và sự diễn giải của mình. Việc tổng thống ân xá cho một người cho dù người đó chưa bị truy tố hay kết án, trong tiếng Anh gọi là “pre-emptive pardon”, tôi tạm dịch là “ân xá dự phòng”. Và tổng thống Ford đã ban lệnh ân xá dự phòng cho tổng thống Nixon, vì mặc dù ở thời điểm ban lệnh ân xá, tổng thống Nixon không hề bị truy tố hay bị kết án về bất cứ tội trạng gì; nhưng ân xá dự phòng sẽ giúp tổng thống Nixon không bị điều tra, truy tố về bất cứ tội trạng gì ông có thể phạm trong thời gian làm tổng thống.


TT Obama khi chào Quốc Kỳ Mỹ. Ông cũng là người từ chối đeo American flag pin trên áo.


Michelle Obama “hồ hởi phần khởi” vẫy cờ Trung Cộng; nhưng chưa bao giờ bà có cử chỉ tương tự với cờ Mỹ.


Phải chăng được VC gửi gắm, nên TT Obama tiếp Điếu Cầy, nhà đấu tranh dân chủ dzỏm được VC cho xuất cảng sang Mỹ?
SGT: Ngày 14 tháng 11 vừa qua, USA Today có bài viết, trong đó giáo sư Jeffrey Crouch, của đại học American University và là tác giả “The Presidential Pardon Power”, đã cho rằng, việc ân xá cho Hillary Clinton, nếu có, sẽ là một quyết định ân xá sai lầm và gây tranh cãi nhất cho tổng thống Obama. Điều này sẽ đi ngược lại mục tiêu cao quý của những người sáng lập Hiến Pháp Hoa Kỳ, khi soạn thảo quyền ân xá. Không những thế, nó còn vi phạm chính lời cam kết của tổng thống Obama gần đây, không ân xá cho bất cứ ai vì động cơ chính trị (Granting a pardon to Hillary Clinton would be one of the most controversial and misguided clemency decisions that Obama could make… [it] would be against what the framers of the Constitution had in mind for the clemency power. It would also violate his pledge not to grant any politically motivated pardons in his last days in office). Ông nghĩ thế nào về nhận định này?
LÊ PHỤNG: Nhận định của GS Jeffrey Crouch hoàn toàn đúng. Tôi đồng ý 100% với nhận định của GS. Nhưng giả thuyết của tôi không dựa vào những giá trị cao quý và đầy lý tưởng về trách nhiệm pháp lý và luân lý, một vị tổng thống nên làm và phải làm. Giả thuyết của tôi dựa vào mối quan hệ sinh tử giữa Hillary Clinton và TT Obama, cũng như tư cách và cách hành xử của cá nhân ông. Nhất là những hình ảnh Obama chào cờ, tiếp Điếu Cầy, hay để vợ hí hửng hai tay cầm hai lá cờ Trung cộng chạy rông ở Bắc Kinh… cùng những lời tuyên bố của ông đầy mị dân, nói một đằng làm một nẻo giống hệt CS… đã khiến tôi lo ngại, Obama sẽ ân xá cho Hillary Clinton. Tất nhiên, giả thuyết của tôi có thể sai, và tôi cũng cầu mong nó sai, để tôi vẫn còn có thể bấu víu niềm tiên của tôi vào tổng thống Obama.
SGT: Nhưng một trở ngại quan trọng nữa khiến tổng thống Obama khó có thể ân xá cho Hillary Clinton, là thời gian tiến hành thủ tục ân xá thường phải mất cả năm hoặc hơn, trong khi ngày tổng thống Obama phải ra đi chỉ còn có 2 tháng. Ông có nghĩ tới điểm này không?
LÊ PHỤNG: Thời gian 2, 3 năm là dành cho thủ tục ân xá bình thường. Còn ân xá đặc biệt, một khi tổng thống đã muốn làm thì chỉ cần 2, 3 tuần. Chính bà Margaret Love, đặc trách về ân xá của Bộ Tư Pháp thời tổng thống Clinton, cho biết, Jack Pakis, bạn của mẹ Clinton, bị kết tội đánh bạc bất hợp pháp, đã được Clinton ban lệnh ân xá cấp tốc đến độ, bà phải hoàn thành hồ sơ ân xá trong thời hạn có 6 ngày.
SGT: Nhưng gần đây tổng thống Obama đã một lần nữa tuyên bố, mọi thủ tục ân xá đều phải theo đúng trình tự thời gian luật pháp đòi hỏi?
LÊ PHỤNG: Thì tôi đã nói, tổng thống Obama là người nói một đằng làm một nẻo giống hệt CS.
SGT: Cũng trong chương trình “60 Minutes”, khi được hỏi có quyết định gì đối với Giám Đốc FBI, Donald Trump cho biết, hiện tại ông chưa có quyết định gì, mặc dù rất tôn trọng James Comey cũng như FBI, nhưng ông cần phải nói chuyện với James Comey. Câu trả lời của Donald Trump đã nói lên điều gì?
LÊ PHỤNG: Việc Giám Đốc FBI mở lại vụ điều tra bê bối email của Hillary Clinton để rồi chỉ 8 ngày sau, tuyên bố Hillary Clinton vô tội và đóng hồ sơ, trước ngày bầu cử có 2 ngày. Điều này đã khiến Donald Trump nghi ngờ, có thể Giám Đốc FBI đã tiếp tay Hillary Clinton. Vì vậy, ông đã nhiều lần nói lên sự nghi ngờ của ông: Tại sao trước đây FBI điều tra 30,000 emails thì mất hơn một năm trời, nhưng bây giờ điều tra 650,000 emails chỉ mất có 8 ngày? Nghi ngờ như vậy, nên ông muốn trực tiếp nói chuyện với James Comey để tìm hiểu sự thật, trước khi có quyết định. Điều này một lần nữa cho thấy, Donald Trump là người làm việc rất thận trọng và thẳng thắn.
SGT: Chân thành cảm ơn Ông.

0 comments:

Powered By Blogger