Monday, November 14, 2016

Bạn Phải Bảo Vệ Quê Hương Thứ Hai

 
Trong lịch sử Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, chưa bao giờ có tình trạng này xẩy ra: một số người biểu tình phản đối UCV đắc cử trong một kỳ bầu cử hợp hiến và hợp pháp. Tình trạng này, theo tôi là sản phẩm của nhóm media “thổ tả” của Mỹ.
Nhóm tài phiệt/media đã tưởng lầm cái gì?
1-Nhóm tài phiệt tưởng rằng tiếp tục dùng đồng tiền để mua chuộc, rồi lũng đoạn  guồng máy Hoa Kỳ như nhiều năm xưa. Không phải thế, trong năm 2016, dưới quyền của Giám Đốc FBI, Comey, còn rất nhiều người  Mỹ có lương tâm khác. Họ, các nhân viên của Comey, đã áp lực và Comey phải lên tiếng. Cái kết quả chóng vánh về 66.000 emails trong vài ngày, tuyên bố Hillary  vô tội,  càng làm lộ rõ hơn sự khuynh đảo guồng máy hành chánh Hoa Kỳ của tài phiệt. Điều đó làm dân Mỹ đã nổi giận. Họ không cho phép các tập đoàn tiếp tục lèo lái quốc gia theo ý các ông trùm. Tuy nổi giận nhưng họ âm thầm. Các polls không phản ảnh đúng hiện trạng vì nhiều người dân không tham gia.
2-Nhóm truyền thông thiên tả tưởng rằng họ vẫn thống trị và lèo lái tư tưởng con người như mười năm trước. Không, sức mạnh của internet, 2016,  đã khiến những con người tử tế, có lương tri, có óc phán đoán đã hướng dẫn dư luận bằng bài viết của họ. Những người hiểu biết đã cảm nhận được và đa số họ cũng lẳng lặng trong quyết định, không  ồn ào.
Vì ngộ nhận từ polls, mới có vụ báo Newsweek và đối tác Topix Media đã thực hiện in sẵn 125.000 bản với bìa in hình bà Hillary Clinton và dòng chữ "Madam President” (Nữ tổng thống) vì họ tin chắc Hillary sẽ thắng.
Media đã khiến người ủng hộ Hillary bị té đau
Chính nhóm media của Mỹ, chính hành động Obama bỏ việc nước,  đi cổ động cho Hillary, cộng với cả hành động quay lưng với Trump của một số người Cộng Hòa đã khiến đa số trên toàn thế giới tin tưởng rằng Hillary sẽ chiến thắng. Những người không bỏ phiếu cho Hillary ( cá nhân tôi là một) cũng tin vậy! Nhưng tôi vẫn cổ động bạn bè (phải đi bầu để chứng tỏ cho nhóm tài phiệt và media thiên tả biết, chúng tôi phản đối Hillary).
Vì thế, kết quả bầu cử đã khiến media, tài phiệt và cả fans Dân Chủ đau đớn, thất vọng, thậm chí  có người rất tuyệt vọng.
Media thiên tả lợi dụng fans Dân Chủ
Cay cú vì từ nay dân chúng sẽ không tin, sẽ  không coi những gì nhóm media thiên tả hướng dẫn là “khuôn vàng thước ngọc”, nhóm này đã có kế hoạch sau:
a)  Cho vài người da trắng đóng vai quá khích hăm dọa hay tấn công gì đó, rồi dựa vào đó để tổ chức biểu tình chống Trump.
b)  Tìm đủ cách để không cho Trump làm tổng thống.
Hành động này của media thiên tả:
• Gây xáo trộn trong đất Mỹ
• Phá vỡ cuộc bầu cử hợp hiến và hợp pháp của Hoa Kỳ.
· Bôi nhọ nền dân chủ của Hoa Kỳ mà cả thế giới đang ngưỡng mộ
Học sinh và sinh viên phải làm gì
· Học sinh/sinh viên là tương lai của đất nước, đã được học từ thuở tiểu học: phải tôn trọng luật pháp, tôn trọng nguyên tắc đa số vì những điều này giữ vững kỷ cương quốc gia.
· Học sinh và sinh viên phải tôn trọng kết quả bầu cử. Phải thể hiện tư cách của người trẻ, được giáo dục bởi học đường Hoa Kỳ và sau này sẽ lãnh đạo đất nước.  Học sinh và sinh viên có nhiệm vụ giữ gìn những nét đẹp đó của quốc gia.
Nghĩa vụ của công dân yêu nước:
· Nghĩa vụ của người dân yêu nước là tôn trọng hiến pháp và luật pháp.
· Kết quả bầu cử đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ vì nó chứng tỏ cho thấy một sự dân chủ tuyệt vời chưa từng thấy ở bất cứ đâu: người dân đã thể hiện nguyện vọng của họ bằng lá phiếu và không  có gian lận.
· Phải thể hiện tư cách người dân của một cường quốc đứng đầu thế giới.Phải hợp tác cùng tổng thống, nội các, quốc hội để “make American great again”. Không phải ngồi lỳ đó mà chống đối, mà trách móc, mà than thở, mà coi nhiệm vụ đưa đất nước hùng mạnh là của riêng cá nhân Trump. Hãy cám ơn những lá phiếu thầm lặng từ khối dân da trắng. Họ bảo vệ Mỹ quốc khỏi ách độc tài, khỏi mầm mống tham nhũng đang luồn lách. 8 năm là quá đủ cho một đảng. Đừng kéo dài mà tạo ra độc tài, tham nhũng. Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu thế giới, không thể nào phi dân chủ, độc tài, tham nhũng trầm trọng như vài quốc gia khác.

.KẾT LUẬN: Cộng đồng người Việt hãy bảo vệ quốc gia thứ hai của quý vị. Đó là tôn trọng hiến pháp và luật pháp. Tôn trọng cuộc bầu cử hợp hiến và hợp pháp. Chấm dứt 8 năm của Dân chủ. Thay đổi bằng Cộng hòa. Hãy để Trump trình nội các và làm việc. Chúng ta còn quốc hội. Tam quyền sẽ “balance” mọi thứ. Tổng thống không hề có quyền 100%: ai cũng biết điều đó. Trong nhiệm kỳ, nếu Trump làm sai: người dân sẽ chỉnh đốn. Sau 4 năm, nếu không hài lòng và nếu Trump tiếp tục ứng cử: mọi người vẫn có quyền chọn lựa theo ý muốn. Còn bây giờ: nếu “dấy loạn” theo âm mưu của nhóm truyền thông thiên tả là quý vị tạo tiền lệ sau: từ nay, cứ UCV nào được truyền thông thiên tả chọn thì sẽ nhậm chức, bằng ngược lại thì một số người dân sẽ biểu tình chống. Như thế quý vị là công cụ của truyền thông?  Như thế tổ chức bầu cử để làm gì? Hãy cứ để truyền thông chọn và quý vị là bầy cừu ngoan?
Hoàng Lan Chi
11/2016
.
ANGIE WALKER
TẠI SAO “ELECTORAL COLLGE VOTE” LÀ QUAN TRỌNG?
Cuộc bầu cử đã chấm dứt nhưng có nhiều người vẫn còn bực tức và cứ nói rằng Hilary duoc nhiều popular vote ( people's vote) và muốn hủy bỏ kết quả của electoral college vote.
Trump:    Được electoral college vote (306)
Hilary:  chỉ được  232 .
Kết quả la Trump thắng đầy sức thuyết phục.
Những ai respect về luật và hiến pháp sẽ phải tôn trọng kết quả này và chấp nhận một cách vui vẻ dù rằng không đúng như ý mình. Giống như trong quá khứ khi DC thắng, chẳng thấy người của đảng Cộng hòa ra phá phách hay phản đối.  Đơn giản bởi vì họ tôn trọng bản hiến pháp và "will" của mọi người.
Tôi xin mạn phép được tóm tắt rất đơn sơ và ngắn gọn để cho mọi người để ý dễ hiểu và thấy là phần electoral vote quan trọng của như thế nào dù rằng rất phức tạp và khó hiểu. Nói chung là luật bầu cử được soạn thảo là để bảo đảm cái “quality” của cái “vote”, bảo đảm sự công bằng cho mỗi tiểu bang và mỗi người dân và để tránh sự "lấy thịt đè người" của tiểu bang lớn áp đảo tiểu bang khác và mất đi tính cân đối trong luật pháp.
Vào Thập niên 1770,  13 tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ là thuộc địa của Anh
-sau đó cả 13 tiểu bang đầu tiên này Tuyên bố trở thành các nước nhỏ độc lập.
-Ngày 4 tháng 7 năm 1776,  13 tiểu bang này đưa Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và hợp nhất lại thành Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
- Từ 13 nước nhỏ riêng lẻ, trở thành một nước lớn duy nhất. Vậy thì ai là người lãnh đạo chung cho 13 tiểu bang này? ( Bầu cử để chọn tổng thống lãnh đạo chung cho tất cả 13 tiểu bang)
-Đã vậy mỗi một tiểu bang lại có những đặc điểm riêng về luật lệ, quyền lợi của tiểu bang đó, Họ không thể hy sinh những điều này vậy thì giải quyết ra làm sao? (electoral college vote ).
-Ngày 17 tháng 9 1787,  constitution được soạn thảo dựa trên: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
-Các quy định trong hiến pháp được áp dụng cho chính phủ liên bang, còn các quyền không nêu ra thì được giữ cho các tiểu bang và người dân độc lập (tu chính án thứ 10)
-Electoral college vote: được ghi trong bản Hiến pháp Hoa Kỳ phần 1,  đoạn 3 và sau đó là Tu Chính Án số 12.
-Mỗi tiểu bang sẽ được cộng 2 points ( vì có hai senator đại diện cho tiểu bang mình bất kể là Tiểu bang đó lớn hay nhỏ ) và được cộng thêm point tùy theo population của tiểu bang đó
Ví dụ tiểu bang Alaska= 3 point ( vì có 2 senator và dân số ít nhất với những tiểu bang khác , 2 senator +1 population)
California = 55 point (vì có 2 senator và dân số đông nhất so với những tiểu bang khác, 2 senator + 53 population )
- Ứng cử viên nào thắng ở tiểu bang nào thì cộng điểm theo tiêu chuẩn đã được đề ra cho tiểu bang đó.
- Nếu Trump  thắng ở tiểu bang Alaska, Hilary thắng ở Cali thì kết quả hai người ngang nhau, Nhưng về popular vote thi hilary hon nhiều .
-Thắng cử tổng thống không dựa vào popular vote mà phải dựa vào electoral vote
- Why why ?????
Vì bản hiến pháp đặt ra để bảo đảm sự công bằng cho mỗi tiểu bang và mỗi người dân và để tránh sự "lấy thịt đè người" của tiểu bang lớn áp đảo tiểu bang khác và mất đi tính cân đối trong luật pháp.
Nếu hai ứng cử viên ngang nhau thì Quốc hội sẽ quyết định.
-Những luật lệ này đã được đặt ra bằng những khối óc cực kỳ thông minh để ngăn chặn sự bất công và độc tài trong bầu cử, đồng thời bảo đảm tính công bằng cho mọi người dân đi bầu.
- Vì cách tính phiếu này nên mình không phải là người bầu trực tiếp. Chỉ vì họ chỉ tính điểm ở tiểu bang rồi cộng lại để làm ra kết quả. Tóm lại dù không bầu trực tiếp nhưng chính những người dân đi bầu mới quyết định được ai sẽ thắng.
.
-------------
.
- Ý kiến độc giả:

Tôi xin đưa ra một ví dụ về cử tri đoàn (electoral college) xin bà con xem có đúng không nhé.
Để tượng hình và dễ hiểu tôi xin nêu lên hình ảnh như sau:
Ông nội Sam của gia tộc Hoa Kỳ rộng lớn có tất cả 50 người con trai, với mấy trăm triệu cháu chắt, ông muốn chọn người đại diện cho mình để lãnh đạo gia tộc Hoa Kỳ trong tinh thần tôn trọng gia phong của tất cả 50 thằng con của mình.
Tuy mỗi gia đình có số con cái nhiều ít rất khác nhau, nhưng giá trị của mỗi thằng con đều ngang bằng nhau cho nên ông không thể thiên vị cho rằng thằng nào đông con thì có quyền quyết định hơn thằng ít con bởi lẽ con giàu con nghèo cũng là con cưng cả. Vì thế khi cho bầu phiếu ông nội quyết định đếm phiếu theo hai cách:
1- trước nhất là phiếu tổng quát của mấy trăm triệu cháu chắt (popular votes), nhưng số phiếu này chưa có tính định đoạt vì đám cháu này chưa có nhiều hiểu biết về lãnh đạo mà chỉ bỏ phiếu theo cảm tình gia đình, con thì bỏ phiếu cho cha chứ không cần biết đến ông chú ông bác.
2- thứ hai là đếm phiếu của 50 thằng con và số phiếu này đưọc gọi là phiếu của cử tri đoàn (electoral votes) rất quan trọng vì họ là chủ gia đình rất am hiểu về gia phong cũng như kinh tế trong gia đình họ. Đông con chưa hẳn là giàu và giỏi. Phiếu của các đứa con đều có giá trị đồng đều.
Vì thế, sau khi bầu phiếu, ông nội đếm số phiếu của đám cháu (popular votes), nhưng phải tôn trọng quyền quyết định trong 50 lá phiếu của các thằng con trai (electoral votes), nếu các con trai chọn ai làm đại diện thì kẻ đó mới xứng đáng lãnh đạo cho gia tộc. Những lá phiếu của đám cháu chỉ có quyền bổ sung nếu lá phiếu của các cha chú bác của chúng có khiếm khuyết.

Kim Hoa Bà Bà

0 comments:

Powered By Blogger