DR
Theo Libération, tại khu đô thị phía Nam Trung Quốc này có từ
20.000-40.000 dân châu Phi sinh sống, trong đến có đến 400 cặp uyên ương
Hoa-Phi. Số người châu Phi cư ngụ tại đây chia ra làm hai nhóm : Châu
Phi nói tiếng Anh thì tập trung chủ yếu Tam Nguyên Lí, một khu phố hiện
đại, trong khi người châu Phi nói tiếng Pháp thường quanh quẩn các khu
đường hẻm của khu phố Tiểu Bối, nơi định cư lâu năm của cộng đồng doanh
nhân gốc Trung Đông.
Theo lời thuật của một thanh niên người Senegal với phóng viên tờ báo, « người nhập cư rất khó kiếm việc làm tại đây. Cách duy nhất để tồn tại được, đó làm kinh doanh ».
Người nhập cư da đen : hậu quả của chính sách khai thác nguyên vật liệu tại Châu Phi
Theo Libération, « Tiểu châu Phi » chỉ bắt đầu xuất hiện tại Trung Quốc vào đầu những năm 2000. Bắc Kinh bắt đầu công cuộc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu tại châu Phi kể từ năm 2003. Hậu quả là Trung Quốc phải nới lỏng chính sách cấp visa nhập cảnh cho nhiều quốc gia của châu lục đen này.
Do việc “một visa đi Trung Quốc chỉ mất có vài ngày, trong khi để vào châu Âu phải mất đến vài tháng” nên có rất nhiều người châu Phi thuộc các quốc gia có quan hệ đối tác với Trung Quốc đến thành phố này để làm ăn. Thế nhưng, theo nhận định của các đại diện cộng đồng người Phi tại đây, thời hoàng kim của « Tiểu châu Phi » đang đến hồi kết.
Nhân công đắt đỏ và bị người Hoa bản xứ cướp mối làm ăn là những nguyên nhân chính khiến cho công việc kinh doanh của người Phi tại đất nước cộng sản này không dễ dàng chút nào. Ông Moustapha Dieng, đại diện cho cộng đồng người Senegal cho biết « Người Hoa hiện diện khắp nơi tại châu Phi. Tại đó, họ thành lập các chi nhánh cho chính mình mà không cần người bản xứ ».
Thèm khát tài nguyên châu Phi nhưng kỳ thị người nhập cư từ châu Phi
Theo quan sát của nhà nghiên cứu Mexico, ông Roberto Castillo, thuộc đại học Lĩnh Nam tại Hồng Kông, vài ba năm gần đây kích cỡ cộng đồng người Phi tại Quảng Châu đang dần thu hẹp lại. Bắc Kinh ngày càng xiết chặt chính sách cấp visa đối với các kiều dân thuộc một số quốc gia châu Phi. Tăng mức tiền phạt và án tù đối với số người nhập cư trái phép , kiểm tra giấy tờ tùy thân tùy tiện không giờ giấc … cho thấy chính sách nhập cư mới của Trung Quốc đang tìm cách xua đuổi người châu Phi rời đất nước.
Chính từ điểm này đã tạo nhiều thuận lợi cho nhiều người Hoa lừa phỉnh số người Phi nhập cư lậu đến kinh doanh tại đây. Ông Ojukwu Emma, « đại diện » cho cộng đồng người Nigeria, một cộng đồng khá lớn (10.000 kiều dân) tại Quảng Châu cho biết cụ thể « Vì không muốn trả tiền cho các khách hàng Nigéria, vào thời điểm thanh toán, dân Trung Quốc đến tố cáo với cảnh sát địa phương để trục xuất họ ».
Các vụ tranh chấp giữa các nhà buôn Nigeria và Trung Quốc xảy ra như cơm bữa, đến mức, cộng đồng người Nigeria thành lập một đội trật tự riêng, nhằm mục đích báo động nếu xảy ra ẩu đả. Bởi vì, « công an Trung Quốc trong bất kỳ trường hợp nào cũng cho là người Hoa đúng».
Xung đột giữa người dân bản xứ với cộng đồng người Phi cũng không phải làm hiếm, Libération ghi nhận. Bên cạnh đó, hành động khinh thị như nói xấu người Phi với trẻ nhỏ, có thái độ khinh khi như bịt mũi … cũng khiến cho cộng đồng người Phi tại đây thấy khó xử.
Ông Emma cho biết cậu con trai bốn tuổi của ông đã phải ba lần đổi trường, chỉ vì các giáo viên thường nói với học trò là con ông không giống những đưa trẻ khác, lời nói khiến đứa trẻ rất buồn tủi. Đến mức, ông quyết định gọi con là Obama, trong hy vọng hạn chế tối đa nạn phân biệt chủng tộc.
Đấu đá trong hàng ngũ lãnh đạo tại Nam Kinh
Cũng liên quan đến Trung Quốc, tờ thiên hữu Le Figaro quan tâm đến khía cạnh chính trị qua bài viết đề tựa « Các nam tước đỏ Trung Quốc thanh trừng nhau tại Nam Kinh ».
Một tuần sau khi đình chỉ mọi chức vụ của thị trưởng thành phố Nam Kinh, báo chí chính thống giờ mới có lời giải thích. Theo tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, thì ông Quý Kiến Nghiệp, cựu thị trưởng đã nhận 2,4 triệu euro tiền hối lộ cho các công trình xây dựng tại Nam Kinh cũng như Dương Châu, thành phố ông lãnh đạo cho đến năm 2009 và cũng là nơi xuất thân của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân.
Theo những lời chỉ trích của viên bí thư đảng ủy Nam Kinh, ông Uông Ủy Trá, sự việc có liên quan đến công trình cải tiến hệ thống thoát nước. Công trình đòi hỏi việc phá dỡ hàng km đường đại lộ và nhổ nhiều gốc cây, bất chấp sự phản đối của người dân địa phương.
Le Figaro nhận định rằng sự việc lần này xảy ra ngay sau khi tuyên án tù chung thân cựu bí thư đảng ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng do Tập Cận Bình đưa ra, làm rộ lên nhiều mối nghi ngờ đàng sau vụ việc là một cuộc thanh trừng nội bộ.
Barack Obama vướng vào vụ tai tiếng NSA
NSA nghe lén các cuộc điện đàm của thủ tướng Đức Angela Merkel từ hơn 10 năm qua là chủ đề thời sự nóng trên các trang báo Pháp sáng nay. Libération nhận định « Đối với Angela Merkel, Barack Obama đã biết rõ sự việc ». Đã đến lúc « Nước Đức chuyển qua thế tấn công trên hồ sơ gián điệp », như hàng tựa nhận định trên nhật báo Công giáo La Croix.
« Nghe lén giữa bạn bè với nhau, điều đó không hay chút nào », « Tình hữu nghị Đức-Mỹ sẽ không còn tự động như trước », « Niềm tin của chúng ta bị lung lay » là những phản ứng từ phía Thủ tướng, báo chí và chính phủ Đức được La Croix trích dẫn lại.
Angela Merkel chuyển sang tấn công. Như để chứng tỏ sự quyết tâm của mình, Thủ tướng Đức đưa ra một loạt các giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng này. Một mặt, Đức sẽ gởi một phái đoàn đến Hoa Kỳ đòi hỏi phải có lời giải thích. Song song đó, Berlin chuẩn bị cùng với Brazil một dự thảo để trình trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về việc bảo vệ các dữ liệu cá nhân, bao gồm cả quyền tôn trọng đời sống riêng tư theo Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị có hiệu lực từ năm 1976.
Mặt khác, Thủ tướng Đức đề nghị lãnh đạo các quốc gia và các chính phủ thành viên một « thỏa thuận không nghe lén », tương tự với thỏa thuận mà Đức và Pháp tuyên bố muốn có với Hoa Kỳ. Berlin và Paris muốn thiết lập bộ quy tắc ứng xử với Washington từ đây cho đến cuối năm.
Nhật báo Le Monde lại thấy rằng vụ tiết lộ mới đây làm cho « Barack Obama bị vạ lây trong vụ tai tiếng NSA ». Tổng thống Mỹ giờ khó mà đứng ngoài vụ việc. Các tiết lộ mới này đang thử thách niềm tin của các quốc gia đồng minh với Hoa Kỳ.
Trái với khẳng định của Berlin, cho đến giờ Nhà Trắng vẫn khẳng định là tổng thống Obama không biết chuyện nghe lén Thủ tướng Đức. Câu hỏi đặt ra là nếu không biết, tại sao các cơ quan tình báo có liên quan lại giữ khoảng cách với Tổng thống, trong khi mà căng thẳng đã tăng lên từ hồi tháng Sáu này, nhất là với Đức ?
Le Monde nhận thấy là sự việc lần này còn vượt quá khuôn khổ NSA và mối quan hệ với các đồng minh châu Âu. Theo tờ Washington Post, dường như chính quyền Mỹ đã quyết định báo động một số cơ sở gián điệp nước ngoài cộng tác bí mật với Hoa Kỳ, thông báo cho họ biết là một số tài liệu liên quan đến mối quan hệ hợp tác này đã rơi vào tay của Edward Snowden. Đương nhiên là việc phát tán các hồ sơ đó có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với các quốc gia nhạy cảm.
Tờ báo nhận định các tiết lộ mới xảy ra không đúng lúc, trong khi mà chính phủ của ông Obama đang gặp rắc rối trong một vụ tai tiếng khác, khiến người dân Mỹ không hài lòng : Trang web vào hệ thống bảo hiểm y tế « Obamacare » bị lỗi kỹ thuật khiến nhiều người không thể đăng nhập hay đăng ký. Le Monde kết luận : phe Cộng hòa lần này lại được hưởng bánh thánh. Sự thất bại này là một bằng chứng cho thấy tính bất khả thi của đạo luật chủ đạo do tổng thống Mỹ đề ra.
Nhật Bản tuyên phạt một tổ chức kỳ thị người Triều Tiên
« Kỳ thị chủng tộc » có lẽ là chủ đề chính trên tờ Libération hôm nay. Nhìn sang quốc gia láng giềng của Trung Quốc, tờ báo có bài viết : « Kỳ thị chống người Triều Tiên bị kết án tại Nhật Bản : ví dụ điển hình một trường học »
Vào ngày 07/10, tòa án Kyoto đã ra một phán quyết hiếm hoi chưa từng thấy, tuyên án cấm Zaitokukai – Hiệp hội các công dân phản đối các đặc quyền dành cho người Triều Tiên tại Nhật Bản – tổ chức các cuộc biểu tình gần khu vực trường tiểu học của người ủng hộ Bắc Triều Tiên và phạt tổ chức này phải trả một khoản tiền thiệt hại cộng với lãi lên đến 12,26 triệu yên (tương đương với 91.000 euro).
Theo khiếu kiện của nguyên đơn, trong suốt thời gian 12/2009-03/2010, tổ chức này đã ba lần biểu tình trước cổng trường với những lời lẽ thô tục, phân biệt chủng tộc, đại khái như người Triều Tiên là « súc vật, sâu bọ » ; rồi các học sinh ở đây, « con cái của những tên gián điệp, do những tên tội phạm nuôi dạy »…
Libération cho biết trong quá trình xét xử, Zaitokukai đã viện dẫn vào quyền tự do ngôn luận do Hiến pháp quy định để phản bác. Do đó, để có thể đưa ra phán quyết này thẩm phán tòa Kyoto phải cẩn thận dựa vào Công ước Quốc tế về loại trừ mọi hình thức kỳ thị chủng tộc, Nhật Bản có ký kết.
Kỳ thị chủng tộc, tỳ vết của Nga
Trong bóng đá, kỳ thị chủng tộc cũng diễn ra không kém phần gay gắt. Tại Nga, quốc gia sắp tổ chức Cúp bóng đá Thế giới 2018, tình trạng này diễn ra ngày càng nhiều đến mức FIFA phải lên tiếng đề nghị có những mức phạt thích đáng để hạn chế nạn kỳ thị. Libération tiếp tục quan tâm đến đề tài này qua bài viết đề tựa « Kỳ thị chủng tộc, tỳ vết của Nga ».
Số là trong trận cầu hôm thứ Tư tuần rồi, giữa hai câu lạc bộ CSKA (Nga) – Manchester City (Anh), tại Matxcơva, trong khuôn khổ Cúp C1, trung vệ người xứ Bờ Biển Ngà của đội Anh, Yaya Touré đã bị các cổ động viên Nga đối xử như là khỉ. Do trọng tài người Rumani vẫn cho tiếp tục trận cầu, những lời chửi rủa vẫn tiếp tục. Liên đoàn bóng đá châu Âu chỉ tuyên bố mở cuộc điều tra.
Trung vệ Touré khẳng định các cầu thủ da đen sẽ tẩy chay Cúp Thế giới 2018. Tuy nhiên, chủ tịch FIFA, ông Sepp Blatter cảnh báo là « hành động tẩy chay hiếm khi là một giải pháp ». Dù vậy, ông Blatter cũng nhìn nhận phải có hành động. Theo ông cần phải có tăng cường trừng phạt như « cấm thi đấu » hay « hạ điểm » những đội bóng nào có hành vi kỳ thị, vì nếu không tình trạng này sẽ tái diễn liên tục.
Theo lời thuật của một thanh niên người Senegal với phóng viên tờ báo, « người nhập cư rất khó kiếm việc làm tại đây. Cách duy nhất để tồn tại được, đó làm kinh doanh ».
Người nhập cư da đen : hậu quả của chính sách khai thác nguyên vật liệu tại Châu Phi
Theo Libération, « Tiểu châu Phi » chỉ bắt đầu xuất hiện tại Trung Quốc vào đầu những năm 2000. Bắc Kinh bắt đầu công cuộc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu tại châu Phi kể từ năm 2003. Hậu quả là Trung Quốc phải nới lỏng chính sách cấp visa nhập cảnh cho nhiều quốc gia của châu lục đen này.
Do việc “một visa đi Trung Quốc chỉ mất có vài ngày, trong khi để vào châu Âu phải mất đến vài tháng” nên có rất nhiều người châu Phi thuộc các quốc gia có quan hệ đối tác với Trung Quốc đến thành phố này để làm ăn. Thế nhưng, theo nhận định của các đại diện cộng đồng người Phi tại đây, thời hoàng kim của « Tiểu châu Phi » đang đến hồi kết.
Nhân công đắt đỏ và bị người Hoa bản xứ cướp mối làm ăn là những nguyên nhân chính khiến cho công việc kinh doanh của người Phi tại đất nước cộng sản này không dễ dàng chút nào. Ông Moustapha Dieng, đại diện cho cộng đồng người Senegal cho biết « Người Hoa hiện diện khắp nơi tại châu Phi. Tại đó, họ thành lập các chi nhánh cho chính mình mà không cần người bản xứ ».
Thèm khát tài nguyên châu Phi nhưng kỳ thị người nhập cư từ châu Phi
Theo quan sát của nhà nghiên cứu Mexico, ông Roberto Castillo, thuộc đại học Lĩnh Nam tại Hồng Kông, vài ba năm gần đây kích cỡ cộng đồng người Phi tại Quảng Châu đang dần thu hẹp lại. Bắc Kinh ngày càng xiết chặt chính sách cấp visa đối với các kiều dân thuộc một số quốc gia châu Phi. Tăng mức tiền phạt và án tù đối với số người nhập cư trái phép , kiểm tra giấy tờ tùy thân tùy tiện không giờ giấc … cho thấy chính sách nhập cư mới của Trung Quốc đang tìm cách xua đuổi người châu Phi rời đất nước.
Chính từ điểm này đã tạo nhiều thuận lợi cho nhiều người Hoa lừa phỉnh số người Phi nhập cư lậu đến kinh doanh tại đây. Ông Ojukwu Emma, « đại diện » cho cộng đồng người Nigeria, một cộng đồng khá lớn (10.000 kiều dân) tại Quảng Châu cho biết cụ thể « Vì không muốn trả tiền cho các khách hàng Nigéria, vào thời điểm thanh toán, dân Trung Quốc đến tố cáo với cảnh sát địa phương để trục xuất họ ».
Các vụ tranh chấp giữa các nhà buôn Nigeria và Trung Quốc xảy ra như cơm bữa, đến mức, cộng đồng người Nigeria thành lập một đội trật tự riêng, nhằm mục đích báo động nếu xảy ra ẩu đả. Bởi vì, « công an Trung Quốc trong bất kỳ trường hợp nào cũng cho là người Hoa đúng».
Xung đột giữa người dân bản xứ với cộng đồng người Phi cũng không phải làm hiếm, Libération ghi nhận. Bên cạnh đó, hành động khinh thị như nói xấu người Phi với trẻ nhỏ, có thái độ khinh khi như bịt mũi … cũng khiến cho cộng đồng người Phi tại đây thấy khó xử.
Ông Emma cho biết cậu con trai bốn tuổi của ông đã phải ba lần đổi trường, chỉ vì các giáo viên thường nói với học trò là con ông không giống những đưa trẻ khác, lời nói khiến đứa trẻ rất buồn tủi. Đến mức, ông quyết định gọi con là Obama, trong hy vọng hạn chế tối đa nạn phân biệt chủng tộc.
Đấu đá trong hàng ngũ lãnh đạo tại Nam Kinh
Cũng liên quan đến Trung Quốc, tờ thiên hữu Le Figaro quan tâm đến khía cạnh chính trị qua bài viết đề tựa « Các nam tước đỏ Trung Quốc thanh trừng nhau tại Nam Kinh ».
Một tuần sau khi đình chỉ mọi chức vụ của thị trưởng thành phố Nam Kinh, báo chí chính thống giờ mới có lời giải thích. Theo tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, thì ông Quý Kiến Nghiệp, cựu thị trưởng đã nhận 2,4 triệu euro tiền hối lộ cho các công trình xây dựng tại Nam Kinh cũng như Dương Châu, thành phố ông lãnh đạo cho đến năm 2009 và cũng là nơi xuất thân của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân.
Theo những lời chỉ trích của viên bí thư đảng ủy Nam Kinh, ông Uông Ủy Trá, sự việc có liên quan đến công trình cải tiến hệ thống thoát nước. Công trình đòi hỏi việc phá dỡ hàng km đường đại lộ và nhổ nhiều gốc cây, bất chấp sự phản đối của người dân địa phương.
Le Figaro nhận định rằng sự việc lần này xảy ra ngay sau khi tuyên án tù chung thân cựu bí thư đảng ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng do Tập Cận Bình đưa ra, làm rộ lên nhiều mối nghi ngờ đàng sau vụ việc là một cuộc thanh trừng nội bộ.
Barack Obama vướng vào vụ tai tiếng NSA
NSA nghe lén các cuộc điện đàm của thủ tướng Đức Angela Merkel từ hơn 10 năm qua là chủ đề thời sự nóng trên các trang báo Pháp sáng nay. Libération nhận định « Đối với Angela Merkel, Barack Obama đã biết rõ sự việc ». Đã đến lúc « Nước Đức chuyển qua thế tấn công trên hồ sơ gián điệp », như hàng tựa nhận định trên nhật báo Công giáo La Croix.
« Nghe lén giữa bạn bè với nhau, điều đó không hay chút nào », « Tình hữu nghị Đức-Mỹ sẽ không còn tự động như trước », « Niềm tin của chúng ta bị lung lay » là những phản ứng từ phía Thủ tướng, báo chí và chính phủ Đức được La Croix trích dẫn lại.
Angela Merkel chuyển sang tấn công. Như để chứng tỏ sự quyết tâm của mình, Thủ tướng Đức đưa ra một loạt các giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng này. Một mặt, Đức sẽ gởi một phái đoàn đến Hoa Kỳ đòi hỏi phải có lời giải thích. Song song đó, Berlin chuẩn bị cùng với Brazil một dự thảo để trình trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về việc bảo vệ các dữ liệu cá nhân, bao gồm cả quyền tôn trọng đời sống riêng tư theo Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị có hiệu lực từ năm 1976.
Mặt khác, Thủ tướng Đức đề nghị lãnh đạo các quốc gia và các chính phủ thành viên một « thỏa thuận không nghe lén », tương tự với thỏa thuận mà Đức và Pháp tuyên bố muốn có với Hoa Kỳ. Berlin và Paris muốn thiết lập bộ quy tắc ứng xử với Washington từ đây cho đến cuối năm.
Nhật báo Le Monde lại thấy rằng vụ tiết lộ mới đây làm cho « Barack Obama bị vạ lây trong vụ tai tiếng NSA ». Tổng thống Mỹ giờ khó mà đứng ngoài vụ việc. Các tiết lộ mới này đang thử thách niềm tin của các quốc gia đồng minh với Hoa Kỳ.
Trái với khẳng định của Berlin, cho đến giờ Nhà Trắng vẫn khẳng định là tổng thống Obama không biết chuyện nghe lén Thủ tướng Đức. Câu hỏi đặt ra là nếu không biết, tại sao các cơ quan tình báo có liên quan lại giữ khoảng cách với Tổng thống, trong khi mà căng thẳng đã tăng lên từ hồi tháng Sáu này, nhất là với Đức ?
Le Monde nhận thấy là sự việc lần này còn vượt quá khuôn khổ NSA và mối quan hệ với các đồng minh châu Âu. Theo tờ Washington Post, dường như chính quyền Mỹ đã quyết định báo động một số cơ sở gián điệp nước ngoài cộng tác bí mật với Hoa Kỳ, thông báo cho họ biết là một số tài liệu liên quan đến mối quan hệ hợp tác này đã rơi vào tay của Edward Snowden. Đương nhiên là việc phát tán các hồ sơ đó có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với các quốc gia nhạy cảm.
Tờ báo nhận định các tiết lộ mới xảy ra không đúng lúc, trong khi mà chính phủ của ông Obama đang gặp rắc rối trong một vụ tai tiếng khác, khiến người dân Mỹ không hài lòng : Trang web vào hệ thống bảo hiểm y tế « Obamacare » bị lỗi kỹ thuật khiến nhiều người không thể đăng nhập hay đăng ký. Le Monde kết luận : phe Cộng hòa lần này lại được hưởng bánh thánh. Sự thất bại này là một bằng chứng cho thấy tính bất khả thi của đạo luật chủ đạo do tổng thống Mỹ đề ra.
Nhật Bản tuyên phạt một tổ chức kỳ thị người Triều Tiên
« Kỳ thị chủng tộc » có lẽ là chủ đề chính trên tờ Libération hôm nay. Nhìn sang quốc gia láng giềng của Trung Quốc, tờ báo có bài viết : « Kỳ thị chống người Triều Tiên bị kết án tại Nhật Bản : ví dụ điển hình một trường học »
Vào ngày 07/10, tòa án Kyoto đã ra một phán quyết hiếm hoi chưa từng thấy, tuyên án cấm Zaitokukai – Hiệp hội các công dân phản đối các đặc quyền dành cho người Triều Tiên tại Nhật Bản – tổ chức các cuộc biểu tình gần khu vực trường tiểu học của người ủng hộ Bắc Triều Tiên và phạt tổ chức này phải trả một khoản tiền thiệt hại cộng với lãi lên đến 12,26 triệu yên (tương đương với 91.000 euro).
Theo khiếu kiện của nguyên đơn, trong suốt thời gian 12/2009-03/2010, tổ chức này đã ba lần biểu tình trước cổng trường với những lời lẽ thô tục, phân biệt chủng tộc, đại khái như người Triều Tiên là « súc vật, sâu bọ » ; rồi các học sinh ở đây, « con cái của những tên gián điệp, do những tên tội phạm nuôi dạy »…
Libération cho biết trong quá trình xét xử, Zaitokukai đã viện dẫn vào quyền tự do ngôn luận do Hiến pháp quy định để phản bác. Do đó, để có thể đưa ra phán quyết này thẩm phán tòa Kyoto phải cẩn thận dựa vào Công ước Quốc tế về loại trừ mọi hình thức kỳ thị chủng tộc, Nhật Bản có ký kết.
Kỳ thị chủng tộc, tỳ vết của Nga
Trong bóng đá, kỳ thị chủng tộc cũng diễn ra không kém phần gay gắt. Tại Nga, quốc gia sắp tổ chức Cúp bóng đá Thế giới 2018, tình trạng này diễn ra ngày càng nhiều đến mức FIFA phải lên tiếng đề nghị có những mức phạt thích đáng để hạn chế nạn kỳ thị. Libération tiếp tục quan tâm đến đề tài này qua bài viết đề tựa « Kỳ thị chủng tộc, tỳ vết của Nga ».
Số là trong trận cầu hôm thứ Tư tuần rồi, giữa hai câu lạc bộ CSKA (Nga) – Manchester City (Anh), tại Matxcơva, trong khuôn khổ Cúp C1, trung vệ người xứ Bờ Biển Ngà của đội Anh, Yaya Touré đã bị các cổ động viên Nga đối xử như là khỉ. Do trọng tài người Rumani vẫn cho tiếp tục trận cầu, những lời chửi rủa vẫn tiếp tục. Liên đoàn bóng đá châu Âu chỉ tuyên bố mở cuộc điều tra.
Trung vệ Touré khẳng định các cầu thủ da đen sẽ tẩy chay Cúp Thế giới 2018. Tuy nhiên, chủ tịch FIFA, ông Sepp Blatter cảnh báo là « hành động tẩy chay hiếm khi là một giải pháp ». Dù vậy, ông Blatter cũng nhìn nhận phải có hành động. Theo ông cần phải có tăng cường trừng phạt như « cấm thi đấu » hay « hạ điểm » những đội bóng nào có hành vi kỳ thị, vì nếu không tình trạng này sẽ tái diễn liên tục.
0 comments:
Post a Comment