Thursday, November 3, 2016

Phật giáo Việt Nam đang ở đâu?


AuthorNguyễn ThạchSourceDân Làm BáoPosted on: 2016-11-03
Nguyên Thạch (Danlambao) - Ngẫm lại mà buồn cho Phật giáo và Phật tử trước 1975 trong thể chế Tự do Nhân bản của 2 nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, vì ngày xưa các sư tăng, các Phật tử đã hùng dũng xuống đường mặc áo cà sa mạnh dạn phản đối "Diệm Thiệu" đã đàn áp Phật giáo. Các bậc tu hành như Thượng tọa Thích Trí Quang, Sư cô Huỳnh Liên đã lao đầu vào sinh hoạt chính trị một cách nhiệt tình, Huề thượng Thích Quảng Đức "bảo" các sư khác "giúp" đổ xăng lên người cũng như giúp châm lửa để "tử vì đạo" một cách uy nghi lẫm liệt. Các bậc sinh viên, học sinh hò hét xuống đường chống đối chính quyền VNCH một các vô cùng hoành tráng. Ôi khí thế của một thời oanh oanh liệt liệt, nay còn chăng?.
****
Tôi vẫn biết, có 4 đề tài cấm kỵ trong tranh luận, 4 vấn đề đó là: Tôn giáo, Sắc tộc, Niềm tin và Chính trị. Riêng vấn đề chính trị thì hôm nay với hiện tình của đất nước, điều này không còn xem là "cấm kỵ" trong tranh luận nữa. Bài viết hôm nay, tôi đặt trọng tâm vào vấn đề: Vị thế cùng phản ứng của Phật giáo trong những vụ việc nghiêm trọng gần đây, đó là sự kiện Formosa.
Như hầu hết chúng ta ai cũng biết rằng nguyên nhân chính của thảm họa cá chết, rong tảo và môi sinh biển bị tàn phá hủy diệt là do Formosa xả thải vô số tấn hóa học, chất thải cực độc vào lòng biển ở Vũng Áng - Hà tỉnh cũng như lan rộng đến Quảng Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế ở 4 tỉnh miền Trung cũng như các vùng biển khác của cả nước.
Năm 2008, Tập đoàn Formosa (Đài Loan, Trung Quốc) công bố việc rót vốn đầu tư dự án tại Khu kinh tế Vũng Áng thông qua việc thành một công ty con - Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa (FHS - Formosa Hà Tĩnh).
Với mô hình sản xuất - xuất khẩu liên hợp, dự án được lên kế hoạch với tổng đầu tư 28,5 tỷ USD (giai đoạn I trên 10,5 tỷ USD) trên diện tích hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt biển (cảng Sơn Dương), thời gian thuê đất là 70 năm. Khi hoàn thành, công trình dự kiến tạo việc làm cho trên 35.000 lao động. (1)
Sự việc xảy ra từ tháng Tư 2016, tính đến hôm nay cũng đã hơn nửa năm trong sự im lặng của đảng và nhà nước CSVN với chủ đích là bao che cho tập đoàn sản xuất gang thép này mà Trung Cộng là nhà đầu tư chính, đó là về phía nhà cầm quyền CSVN, còn về phía người dân thì ai là những người đại diện thay dân có những hành động dẫn dắt, cứu giúp, gióng lên tiếng nói một cách thiết thực cụ thể?.
Tin tức và hình ảnh của quí Cha như Đức giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Lm Antôn Đặng Hữu Nam đã huy động, dẫn dắt và trợ lực cho hơn 10.000 người dân của 4 tỉnh miền Trung gồm ngư dân và giáo dân tụ tập tại Kỳ Anh Hà Tĩnh vào sáng ngày 2 - 10. 2016 để phản đối công ty Vũng Áng đã gây ra những thiệt hại vô cùng lớn lao, Cũng như những cuộc biểu tình trước đó với số người tham gia lên đến hàng chục ngàn người.

Hàng ngàn giáo dân Vinh tuần hành phản đối nhà cầm quyền “Dung túng Formosa là một tội ác”

Biểu tình tại Hà Tĩnh sáng 7/ 8 /2016 -Formosa cút khỏi Việt Nam

Dòng người tuy đông nhưng rất có tổ chức và tuân thủ kỷ cương nghiêm chỉnh, để cuối cùng là Formosa thất thủ. Sao sự thành công của dân chúng ấy, nhà cầm quyền đã tập hợp những lực lượng vũ trang (mà xuất xứ của lực lượng này thì chưa rõ lắm) gồm côn an, CSCĐ đông như quân Nguyên để trấn thủ cũng như sẵn sàng đàn áp người dân cho những lần xuống đường, khiếu kiện kế tiếp của những người dân bị thảm họa.
Phía giáo dân Thiên Chúa giáo cùng ngư dân là vậy nhưng đã hơn nửa năm rồi, các nhà lãnh đạo Phật giáo vẫn trong trạng thái im lặng một cách lạnh nhạt đáng buồn.
Vẫn biết dưới sự đàn áp của bạo lực từ nhà cầm quyền là đáng ngại nhưng các linh mục và giáo dân của Thiên Chúa giáo, họ không ngại sao?. Và họ đã vượt qua sự sợ hãi bằng những hành động cụ thể, giương cờ tôn giáo và rầm rộ xuống đường để đòi quyền sống, quyền tín ngưỡng cũng như sự trường tồn của dân tộc. Trong khi đó, thiển nghĩ Các vị lãnh đạo Phật giáo cùng Phật tử không phải là khối người đứng bên lề cuộc sống, quay lưng ngoảnh mặt trước sự an nguy của cả dân tộc. Trong khi Phật giáo ở Việt Nam luôn được xem là một tôn giáo có khá đông tín hữu.
Ngẫm lại mà buồn cho Phật giáo và Phật tử trước 1975 trong thể chế Tự do Nhân bản của 2 nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, vì ngày xưa các sư tăng, các Phật tử đã hùng dũng xuống đường mặc áo cà sa mạnh dạn phản đối "Diệm Thiệu" đã đàn áp Phật giáo. Các bậc tu hành như Thượng tọa Thích Trí Quang, Ni cô Huỳnh Liên đã lao đầu vào sinh hoạt chính trị một cách nhiệt tình, Huề thượng Thích Quảng Đức "bảo" các sư khác "giúp" đổ xăng lên người cũng như giúp châm lửa để "tử" vì đạo" một cách uy nghi lẫm liệt. Các bậc sinh viên, học sinh hò hét xuống đường chống đối chính quyền VNCH một các vô cùng hoành tráng. Ôi khí thế của một thời oanh oanh liệt liệt, nay còn chăng?.
Nhà tan mới biết con hiếu, Quốc phá mới rõ tôi trung.
02.11.2026

Nguyên Thạch danlambaovn.blogspot.com

--------
Ý kiến độc giả:

Lúc xưa dưới chế độ đệ Nhất và đệ Nhị VN Cọng Hòa, Phật Giáo Việt Nam nhờ có Việt Cọng đỡ đầu đốc thúc về mặt chính trị cho nên mới phát minh ra ý tưởng tranh đấu cho "Tự Do Tôn Giáo" của mình dù hồi đó Phật Giáo luôn được tôn trọng và tự do hành đạo, chùa chiền được chính phủ VNCH giúp xây dựng khắp nơi và Phật giáo chẳng hề bị đàn áp ngoại trừ ở những ngôi chùa có chứa chấp VC (chính Hòa thương Thích Đôn Hậu đã công khai thừa nhận chuyện Phật Giáo đã nuôi cán bộ VC trong chùa). Nay vì không còn được VC yểm trợ chính trị nữa cho nên họ không thể nảy ra ý tưởng gì cho mình để đứng dậy tự bảo vệ dù Phật Giáo đang thực sự bị VC đưa vào vòng lệ thuộc và sa đọa hóa. Vì thế khi so sánh sự bạo loạn chính trị dưới thời VNCH mà Phật Giáo gọi là "tranh đấu cho tự do tôn giáo" với sự im lìm hiện nay của họ thì mọi người đều thấy rõ rằng Phật Giáo Việt Nam chưa bao giờ thực sự có tinh thần bảo vệ cho tôn giáo của mình. Kể từ năm 1975 trở về đây Phật Giáo Việt Nam đã thực sự câm lặng và tỏ ra từ bi hỷ xả không thèm chú tâm vào thế sự ! Vì sao ? Bởi vì Phật Giáo vốn là đạo tại tâm chứ không cần thế tục với những tổ chức hữu thể bên ngoài để tranh đấu cho nhân sinh nên họ chẳng cần đếm xỉa gì đến những lực lượng nhân sự như Đoàn Thể Thanh Niên Phật Tử hoặc gì khác để tạo cho mình một sức mạnh phàm tục. Trong quá khứ trước năm 1975, cũng vì quá tham lam với mưu đồ chính trị nên Phật Giáo đã đi lạc đường khiến trở nên hung hãn và tục lụy. Hiện nay tuy Giáo Hội vẫn muốn duy trì lực lượng nhân sự của mình, nhưng niềm hy vọng được chia xẽ quyền lãnh đạo chính trị với chế độ XHCN khó bề thực hiện được vì Đảng CSVN là độc tài và độc tôn không thể chia xẻ quyền lực với ai (điều 4 hiến pháp) dù ai đó có là cái "thành phần thứ ba" như Phật Giáo đã từng xưng danh và hy vọng chia quyền với Hà Nội vào năm 1975. Hiện nay Giáo Hội Phật Giáo VN biết mình chẳng còn khả năng và hy vọng nào nữa để có chiếc ghế cai trị nên dành ngậm câm cho yên chuyện để trở về nguyên trạng là "sắc không" chẳng dám dính líu gì đến việc đấu tranh cho cái tự do tôn giáo hão huyền kia nữa. Nếu đạo Phật cứ hiền hòa đừng ham danh vọng thì chẳng thể chế chính trị nào thèm can thiệp vào nội bộ của họ để mong hủ hóa làm chi !! Đạo Phật giờ đây có thể tự hào rằng mình đang "tham thiền nhập định" rất thành công, để mọi chuyện thế sự ngoài tai hầu tu hành theo đúng phương pháp vô vi của nhà Phật để mau thành chánh quả, tự giải thoát và siêu thăng vào Niết Bàn để mặc cho thế gian trầm luân khổ lụy. Phật Thích Ca cũng đã từng dạy rằng Ngài chẳng cứu được ai cả, mọi người chẳng cứu được nhau mà chỉ có thể tự cứu lấy mình thôi vì luật nhân quả bất di dịch gắn liền với từng người một, cho nên Phật Giáo giờ này khiêm nhượng và im hơi lặng tiếng là đúng với phật pháp lắm rồi.

Kim Hoa Bà Bà

0 comments:

Powered By Blogger