Thursday, August 11, 2011

Hàng Không Mẫu Hạm Trung Quốc: Đem đồ đồng nát đi hù dọa ai trên Thái Bình Dương?

Bắc Kinh: theo bản tin lúc 9AM EST ngày 10/08/2011 của liên Thông Tấn Xã AP và Canadian Press tại Bắc Mỹ cho biết : Hàng không Mẫu hạm đầu tiên của Tàu bắt đầu thực tập trên biển Đông mặc cho những ai quan tâm về những tham vọng bành trướng bá quyền của họ.

Biên tập viên Christopher Bodeen cho biết cái gọi là … Hàng Không Mẫu Hạm đầu tiên của Tàu … đã rẽ qua làn sóng nước phủ đầy sương mù vào sáng sớm ngày thứ Tư hôm nay để bắt đầu những cuộc thử nghiệm trên biển đã làm cho những mối quan ngại về sức mạnh quân sự nước Tầu đang phát triển cùng hòa điệu với những lập luận không ngừng lớn tiếng đòi chủ quyền của họ trên các vùng lãnh hải đang còn đầy tranh chấp.

Công việc sửa chữa, tân trang và gắn đặt thêm các trang thiết bị vào các xác tàu mang nhãn hiệu Varyag một thời trước đây của Liên Sô đã đánh dấu một bước đầu tiên trong việc chuẩn bị xuất xưởng chiếc HKMH này trong tình trạng được trang bị hoàn toàn đầy đủ để sẵn sàng chiến đấu. Thế nhưng phía nước Tàu lại nói rằng chiếc tàu này được dự định phục vụ cho việc nghiên cứu và huấn luyện, đồng thời ám chỉ rằng Tàu đang có kế hoạch dài hạn để đóng thêm 03 (ba) chiếc nữa theo nguyên mẫu HKMH này tại các Xưởng đóng tàu riêng của nước Tàu. (China says the ship is intended for research and training, pointing to longer-term plans to build up to three additional clones of the carrier in China’s own shipyards.) Điều này có nghĩa là họ bảo cái xác HKMH đồng nát Varyag đã mua – đem về gắn thêm hỏa tiễn và hải pháo vào chỉ là một chiếc tàu -ship- để nghiên cứu và huấn luyện chứ không phải để do thám và quấy rối lãnh hải nước khác….và rằng họ có dư khả năng để đóng thêm 3 cái như thế này nữa.!!!!

Hoàng Thiệu Phu, Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu Liên -Thái Bình Dương của Trường Đại học Thượng Hải tuyên bố; ” Như là một cường quốc kinh tế, Trung quốc, ở mặt này nên gánh thêm các trách nhiệm trên thế giới (!) và một mặt khác nó vừa có thêm những lợi ích về an ninh quốc gia rất mới mà Trung quốc cần phải bảo vệ (!!). Trong những trường hợp này, sức mạnh Hải quân của Trung quốc cần phải đượcphát triển tương xứng với cả hai mặt trên. (Vậy là sau hơn 1000 năm và 200 năm, những suy nghĩ của giáo sư học giả Tàu Hán này và phe nhóm của ông ta vẫn giống y như của Thái thường Bác sĩ Hầu Nhân Bảo, Nguyên Thế tổ Hốt Tất Liệt, Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị, Nguyên soái Ô Mã Nhi, các Thái tử Hoằng Tháo, Thoát Hoan thuở trước … )

Các chi tiết về …cái hải thuyền này (cruise) đã được bảo vệ rất kín đáo nhất theo cái gọi là luật bảo vệ quân sự của Trung quốc, tuy nhiên Tân Hoa Xã đã chính thức công bố những giai đoạn phát triển của chiếc HKMH này. Tàu chiến này dài hơn 300 mét (300-meter vessel) đã lướt sương mù rẽ sóng từ cảng phía bắc của Liên Hợp Công Nghệ Đóng Tàu Đại Liên ra khơi. (Dalien Shipbuilding Industry Corp, xem hình kèm theo)

Tân Hoa Xã cho biết thêm; ” sau khi hoàn tất cuộc hải hành thử nghiệm về lại xưởng Đại Liên, chiếc HKMH này (aircraft carrier) sẽ được tiếp tục tiếp nhiên liệu, gắn thêm trang thiết bị mới và thực hiện các cuộc kiểm nghiệm khác. (Ghi chú: phóng viên Mỹ đã phải dùng các từ ngữ như: ship, vessel, cruise trong khi đó phía Tàu dùng các chữ carrier, aircraft carrier để diễn tả cái gọi là hàng … không mẫu Hạm này. Nếu là aircraft carrier thì cái này phải carry được nhiều aircraft, nhưng đây nó giống như một cái dàn nhảy ski thi nhào lộn trượt tuyết trên biển thì không biết gọi thế nào cho phải. Vậy xin phép chuyển ngữ cho nó cái tên là: ” hàng … không… mẫu Hạm )

Nước Tàu đã dành gần hết 10 năm với biết bao tiền của , trí lực để tân trang đánh bóng lại cái gọi là carrier Mẫu Hạm này vốn mang tên là Varyag của thời mồ ma Liên Sô trước đây. Sau khi Liên Sô tan rã, Liên bang Nga gán nợ và chia của cho nước Cộng hòa Ukraine chiếc HKMH này sau khi Nga đã tháo gỡ đi những thiết bị công nghệ quân sự tối mật nhất. Năm 1998 các Công Ty Công nghệ Giải trí Cờ bạc tại Macao đã mua lại chiếc Varyag này và đem về Tàu. Thế nhưng trước khi nó được kéo ra khỏi lãnh thổ Ukraine thì trước khi giao hàng Ukraine đã tiếp tục tháo gỡ các động cơ, hệ thống vũ khí cũng như hướng dẫn hải hành còn sót lại của nó. (China has spent the better part of a decade refurbishing the carrier formerly known as the Varyag after it was towed from Ukraine in 1998, minus its engines, weaponry, and navigation systems. Nghĩa là phía Macao đại diện cho Trung quốc ẩn danh đi mua cái vỏ HKMH này với gía gần 400 triệu USD và mướn một Công Ty khác mất thêm 2 năm nữa để kéo được nó về đến bến xưởng Đại Liên hiện nay.)

Chương trình đóng HKMH của Bắc Kinh được coi như là mức phát triển tự nhiên của sự bành trướng âm ỉ về quân sự của nước Tàu hiện hưởng lợi từ một ngân sách quốc phòng tăng trưởng gần như liên tiếp với tỷ lệ hai con số trong 20 năm qua. Hiện nay Trung Quốc đã tuyên bố là chi phí quân sự của họ đã tăng lên đến mức 91.5 tỷ USD trong năm 2010, tức là họ đã đứng vào hàng thứ hai cao nhất thế giới – chỉ đứng sau lưng có mỗi nước Mỹ mà thôi.

Trong khi các mẫu hạm được Tàu phát triển phần lớn dựa trên sự tuyên truyền huênh hoang về các chủ quyền và đặc quyền đặc lợi quốc gia của họ – nhưng chính những tham vọng về lãnh hải của Trung quốc thông qua những lập luận đòi chủ quyền một cách sống sượng của họ trên những vùng lãnh hải bao quanh Đài Loan và vùng biển Đông Nam Á đã gây nên sóng gió trên Biển Đông và mang lại sự quan ngại của các nước có liên quan cũng như sự lưu tâm của cộng đồng quốc tế.

Đài Loan, đảo quốc tự trị theo chế đô dân chủ thường bị Trung quốc coi là lãnh thổ của riêng họ. Đài Loan đã đáp trả lại những mối đe dọa không ngừng tăng lên của Trung quốc bằng cách nghiên cứu phát triển và chế tạo các loại hoả tiễn có tầm tấn công và đánh trúng các mẫu hạm ngay trên biển. Ngay trong sáng thứ Tư hôm nay, tại thủ đô Đài Bắc, Đài Loan đã trưng bày công nghệ kỹ thuật quân sự của riêng họ: một phần biểu diễn cho thấy Hoả tiễn Hùng Phong đời thứ 3 (Hsiung Feng III) đang đánh trúng một Hàng không Mẫu hạm có vóc dáng trang bị từa tựa như cái Hàng không Mẫu hạm Varyag thứ thiệt thuở xưa tức là HKMH Varyag có đầy đủ hệ thống công nghệ điều khiển hỏa tiển và máy bay chiến đấu thật sự của Hạm Đội Liên Sô hồi đó – chứ không phải cái đồ đồng nát đem tô sơn vẽ phấn hiện nay.

Trong những năm vừa qua Tàu đã lớn giọng gây hấn, đôi co tranh chấp với Nhật Bản, Phi Luật Tân và Việt Nam; đồng thời tạo nên căng thẳng trong quan hệ với Nam Hàn: tất cả các quốc gia này đã và đang tìm sự ủng hộ từ Hoa Thịnh Đốn – quyền lực Hải quân siêu việt từ lâu tại Á Châu. (nguyên văn: All of which have sought support from Washington, long the pre-eminent naval power in Asia.)

Phía Tàu lý sự với lập luận cho rằng chương trình đóng và thử nghiệm mẫu hạm của họ bằng cách nói rằng; ” Trung quốc chỉ là nước thành viên duy nhất trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hiện nay chưa phát triển đóng các mẫu hạm như vậy trong khi đó Trung quốc lại có một đường lãnh hải to lớn và có các tài sản mênh mông trên biển cần được bảo vệ. Trung quốc cũng muốn nói rằng các mẫu hạm của Trung quốc cũng sẽ được dùng cho các nỗ lực về nhân đạo quốc tế, mặc dù cái sàn phóng máy bay chiến đấu cuả cái mẫu hạm Varyag thuở trước coi rất giống cái dàn đài môn thi nhảy nhào lộn trượt tuyết trên không nhưng thực ra nó lại giới hạn số lượng các máy bay chiến đấu có thể mang theo được trên mẫu hạm đó.

Với tư cách là cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới, Trung quốc đã đi đằng sau các tiểu quốc như Thái Lan và Ba Tây; và cũng đã tụt hậu sau nước địch thủ trong khu vực là Ấn Độ vốn đã mua được một số các Hàng Không Mẫu Hạm chính thức và toàn diện từ các cường quốc quân sự khác. (nguyên văn: As the world’s second-largest economy, China says it lags behind smaller nations such as Thailand and Brazil, as well as regional rival India, which have purchased carriers from abroad. While Chinese carriers could challenge U.S. naval supremacy in Asia, China still has far to go in bringing such systems into play, experts said.)

Các chuyên gia quân sự quốc phòng phát biểu; trong suy tư cho rằng các mẫu hạm của Trung quốc đã có thể thách thức siêu quyền lực Hải quân của Hoa Kỳ tại Á Châu, thật ra thì Trung quốc còn lâu lắm mới có thể đem được những hệ thống đúng nghĩa có đủ sức mạnh quân sự quốc phòng đó để vào cuộc chơi với Mỹ. Hải quân Hoa Kỳ hiện nay đang bố trí 11 Hàng Không Mẫu Hạm và các Hạm đội hộ tống chiến đấu trên các vùng biển và những Hàng Không Mẫu Hạm của Hoa Kỳ có công nghệ kỹ thuật khoa học rất siêu việt, khoa học tiên tiến, to lớn hơn hẳn các Hàng Không Mẫu Hạm hiện nay của các quốc gia khác.

Cuộc thực tập từ hôm thứ Tư này chẳng qua căn bản là thử nghiệm hệ thống lực đẩy con tàu mà thôi, còn nếu nói là để thử các chương trình chuẩn bị sẵn sàng để phóng và thu hồi các phi cơ chiến đấu từ trên cái mẫu hạm này thì hãy còn một quãng đường lâu dài lắm. Cái vụ thử nghiệm hôm nay thực ra chỉ nặng phần khoe khoang – để trình diễn mà thôi. Cái gọi là hàng … không có hạm (carrier) này còn khuya mới được gọi là Hàng Không Mẫu Hạm (aircraft carrier). Andrei Tưởng, chủ bút tạp chí Kanwa- Quốc Phòng Châu Á đã nhận định như vậy; (Wednesday’s exercise was essentially a test of the ship’s propulsion system, with preparations to launch and recover aircraft still a long way off. This was really just for show. They still have a long way to go)

Bản thông báo của Tân Hoa Xã không nói rõ cho biết chuyến thử nghiệm trên biển dài bao lâu. Thế nhưng một bản tuyên bố đăng trên trang nhà của Cục An Toàn Hàng Hải tại Liêu Ninh đã thông báo là Cấm tất cả các tàu bè không được đi vào một hải đạo nhỏ gần cảng Đại Liên cho đến 6:00PM (10:00 GMT) ngày Chúa Nhật.

Khi hạ thủy và giao được nhiệm vụ đầy đủ cho một Hàng Không Mẫu Hạm đúng nghĩa bên ngoài lãnh hải của họ thì có nghĩa là Trung quốc đã mở rộng được tầm hoạt động của các phi đội chiến đấu thuộc Hải quân của họ và đồng thời cũng tăng cường được khả năng của Hải quân Tàu tấn công đến các căn cứ quân sự của Mỹ đặt tại lãnh thổ Nhật Bản, Nam Hàn, và có thể đến tận căn cứ ở hải đảo Guam nữa.

Người ta tin rằng Bắc Kinh hiện đang phát triển một loại Mẫu Hạm mang mật danh J-15 nhưng thực ra là nhái theo phiên bản thiết kế Hàng Không Mẫu Hạm loại Su-33 của Liên Bang Nga. Đây là một bước đi đã gây cho các quan chức quốc phòng cao cấp tại Moscow rất tức giận; các quan chức này đã tố cáo Trung Quốc là ăn cắp công nghệ kỹ thuật quốc phòng bí mật của Nga.

Cả hai khối Liên Minh Châu Âu và Hoa Kỳ đã áp dụng lệnh cấm bán vũ khí quân sự cho Trung quốc, vì thế chỉ còn có mỗi nước Cộng Hòa Liên Bang Nga là người duy nhất cung cấp vũ khí quân sự và trên biển cho nước Tàu.

Trong khi kỹ nghệ quốc phòng của Moscow đang suy giảm về cả nghiên cứu sáng kiến lẫn mức sản xuất , thì những người cầm đầu công nghệ quân sự quốc phòng tại Trung quốc đã cố gắng làm mọi cách để kết hợp các trang thiết bị, lý thuyết sẵn có và mua lại của Liên Sô trước đây với những công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Trung quốc thủ đắc . Phương cách tương tự như vậy được áp dụng cho chương trình không gian của Trung quốc như mọi người đã biết: đem cái xác phi thuyền căn cứ từ bản thiết kế phi thuyền-trạm không gian mang tên Soyuz, “Chào Mừng” của Liên Sô ra thiết kế lại và dùng thêm công nghệ kỹ thuật gọi là … mới nhất để cho nó cái tên Thần Châu, cho bay lên khoe để với thiên hạ và dân nước họ là Tàu cũng có phi thuyền không gian và phi hành gia như các cường quốc Mỹ và Nga vậy.

Thế nhưng theo các nhà phân tích quân sự quốc phòng của Tây Phương thì, “ngược lại với hàng loạt những tuần dương hạm, tàu ngầm và các chiến hạm mới của Trung quốc mới khoe ra gần đây, thì cái gọi là … mẫu hạm mới này thực ra sẽ chẳng tăng thêm chút đỉnh sức mạnh nào cho các năng lực hải quân của nước Tàu.” (In contrast to China’s slew of new frigates, submarines, and other warships, the carrier will actually add little to the country’s naval capabilities, according to Western analysts.)

Jonathan Holslag, chuyên gia của Học Viện Nghiên cứu về các vấn đề Trung quốc đương đại có trụ sở tại Brussels Bỉ đã nhận định rằng; ” Chí ít ra thì nó cũng gây nên … chút ít sóng gió … trên vùng biển Đông Nam Á và hù dọa được những nước có lực lượng hải quân trang bị nghèo nàn kém cỏi như của Việt Nam, Nam Dương và Phi Luật Tân mà thôi! (nguyên văn “At best, it could makes some waves in the South China Sea and intimidate the poorly equipped navies of Vietnam, Indonesia and the Philippines,” nghĩa là đem hàng dỏm đi hù dọa người nghèo mà lại yếu gan nhỏ mật thôi chứ người nghèo mà có can đảm thì họ không dễ để bị bắt nạt đâu.)

Dominic David Trần.

0 comments:

Powered By Blogger