Monday, August 29, 2011

Một phong trào quần chúng đang quét qua Trung Quốc



Peter Liu

Có hơn 100 trung tâm phục vụ tình nguyện ở bên ngoài Trung Quốc để mọi người “thoái ĐCSTQ”. Đó là một phần của phong trào Thoái đảng – mọi người rút khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Đó là phần dễ nhìn thấy nhất của một phong trào mà có thể quyết định tương lai của Trung Quốc.

Các trạm thông tin như thế này, mà ta có thể nhìn thấy trên đường đi lên Đỉnh Victoria của Hồng Công, cho phép các du khách Trung Quốc thoái xuất khỏi ĐCSTQ ngay tại chỗ.

Bà Liao, tình nguyện viên phong trào Thoái đảng nói:
“Khi mọi người thấy những trưng bày này, họ đã sốc. Hơn nữa, một số người đã nhận thức được ĐCSTQ là như thế nào. Vì thế, ngay khi chúng tôi giải thích cho họ, họ chỉ chờ đợi chúng tôi giúp họ thoái đảng.”

Yi Rong là Phó chủ tịch của Trung tâm Phục vụ Thoái đảng Toàn cầu, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở chính ở Mỹ. Nhóm của bà nói rằng họ đã nhận được hơn 100 triệu tuyên bố từ những người thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Các tuyên bố bắt đầu vào tháng 11/2004, sau khi bản tiếng Hoa của tờ Thời báo Đại Kỷ nguyên – The Epoch Times đăng loạt bài bình luận có nhan đề Chín bài bình luận về ĐCSTQ.

Bà Yi Rong nói:
“Số liệu thống kê được tổng hợp từ nhiều nguồn. Chủ yếu là từ trang web của The Epoch Times, nhưng có rất nhiều cách để mọi người tham gia.”

Có cách như các tình nguyện viên gọi điện về Trung Quốc để thuyết phục mọi người thoái xuất.

“Giờ bạn có thể sử dụng bí danh hoặc biệt danh và thông báo trên một trang web tại hải ngoại, và bạn có thể thoái xuất theo cách đó.”

Bà Tao, một tình nguyện viên phong trào thoái đảng nói:

“Khi họ đồng ý, tôi sẽ ghi tên họ xuống và khi tôi có mấy chục cái tên, tôi sẽ nhờ người đăng trên trang web Thoái đảng của Epoch Times. Họ sẽ nhận được số đăng ký, và tôi sẽ giữ một bản, đó là toàn bộ quá trình.”

Bà Yi Rong nói:

“Ở Flushing, các tình nguyện viên của chúng tôi ở năm trạm thông tin sẽ đưa chúng tôi những mẫu này chứa tên, như thế này. Chúng tôi sẽ nhập những tên này trên máy tính và gán số đăng ký cho các tên.”

Những trạm thông tin và nhóm gọi điện này không nhận cấp tiền từ bất cứ chính phủ, công ty hay người giàu nào. Tất cả đều được các tình nguyện viên thực hiện mà hầu như không có tổ chức đầu não nào cả. Nhưng họ đều thống nhất trong mục đích: giúp mọi người thoái xuất ĐCSTQ.”

Các tình nguyện viên này là ai? Phần lớn họ là những người tập Pháp Luân Công, một môn tập luyện tinh thần của Trung Quốc. Pháp Luân Công trở nên phổ biến ở Trung Quốc sau khi được truyền ra công chúng năm 1992. Nhưng vào năm 1999, chế độ cộng sản đã cấm Pháp Luân Công, và bắt đầu đàn áp những người theo tập môn này.

Bản thân Pháp Luân Công không phải là nguồn gốc của một phong trào chính trị, bởi vì các nguyên tắc tinh thần của môn tập là phi chính trị. Nhưng nhiều người tập môn này như Chen Fengyu đã ủng hộ phong trào Thoái đảng như một cách để đáp lại cuộc đàn áp ở Trung Quốc.

Chen là một tình nguyện viên ở chi nhánh New York của Trung tâm Phục vụ Thoái đảng Toàn cầu. Ông nói rằng các học viên Pháp Luân Công ban đầu đã cố gắng chấm dứt cuộc đàn áp bằng cách kháng nghị lên ban lãnh đạo cộng sản, nhưng cuộc đàn áp chỉ càng ngày càng tăng cường.

Chen Fengyu nói:
“Nhưng sau một vài năm, chúng tôi phát hiện ra rằng việc đó không có tác dụng, và họ không lắng nghe – bởi vì tư tưởng của ĐCS là giả, ác và đấu, và nó kiểm soát nhân dân bằng bạo lực và lừa dối. Vì thế từ năm 2004, sau khi Cửu Bình vạch trần rất rõ ràng bản chất của ĐCSTQ, chúng tôi bắt đầu bảo người Trung Quốc rời bỏ ĐCSTQ… Chỉ khi ĐCSTQ bị giải thể thì cuộc đàn áp mới chấm dứt được.”
Hầu hết các tình nguyện viên truyền rộng phong trào Thoái đảng có thể là các học viên Pháp Luân Công, nhưng rất nhiều người tham gia thì không phải.

Họ bao gồm những người như luật sư nhân quyền nổi tiếng Cao Trí Thịnh; cựu nhân viên ngoại giao Trung Quốc Trần Dụng Lâm; và cựu sĩ quan gián điệp Trung Quốc Li Fengzhi. Tất cả họ đã công khai từ bỏ mối ràng buộc của mình với ĐCSTQ.

Và hiện nay nhiều người không tập Pháp Luân Công cũng đang tích cực giúp đỡ quảng bá phong trào Thoái đảng.

Qiu Mingwei, cựu nhân viên của tờ Nhân dân Nhật báo, nói:

“Tại đây tôi kêu gọi tất cả các đảng viên ĐCSTQ ở Trung Quốc bước bước đi dũng cảm này. Chỉ có bước này mới có thể thúc đẩy quá trình tiến tới dân chủ của Trung Quốc. Thoái đảng là yêu nước. Tách ra khỏi ĐCSTQ là để cứu đất nước.”

Xu Yi, nhà hoạt động dân chủ, nói:

“Tôi đã gửi tuyên bố Thoái đảng của chính mình tới tất cả những người mà tôi biết ở Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Ngay cả nếu bản thân chúng ta chưa làm điều gì sai thì việc ở lại với ĐCSTQ trên thực tế cũng là gia tăng sức mạnh cho nó.”

Wang Wei, nhà hoạt động dân chủ, nói:
“Ai cũng có thể thấy sự thối nát, tham nhũng, thoái hóa, coi thường nhân tính, và bạo lực của ĐCSTQ. Tại đây tôi kêu gọi tất cả mọi người ở Trung Quốc hãy loại bỏ ĐCSTQ, một khối u ác tính, và trả lại cho chúng ta một Trung Quốc dân chủ.”

Từ điều bắt đầu như một lời đáp lại loạt bài bình luận của một tờ báo Hoa ngữ, phong trào Thoái đảng hiện đã trở thành một cách để nhân dân Trung Quốc bảy tỏ hy vọng của mình về tương lai của đất nước.

Theo NTDTV

0 comments:

Powered By Blogger