Chile: Hơn 50.000 SV biểu tình đòi cải cách
Gần 100.000 người đã biểu tình ở Santiago yêu cầu chính phủ miễn phí và đảm bảo chất lượng hệ thống giáo dục công cộng vào hôm qua (9/8).
Cảnh sát chống bạo động Chile đã xịt hơi cay và phụt nước để giải tán đám người biểu tình có sử dụng bạo lực này tại thủ đô Santiago.
Hàng chục nghìn giáo viên, sinh viên, các bậc phụ huynh và nhiều nhà hoạt động đã tham gia biểu tình ở trung tâm thành phố Santiago vào hôm qua. Đây là lần thứ 5 trong vòng hai tháng trở lại đây, họ biểu tình yêu cầu chính quyền Đảng Bảo thủ của Tổng thống Sebastian Pinera thực hiện cải cách.
Hoà khí của cuộc biểu tình đã bị phá vỡ khi một nhóm thanh niên đội mũ trùm kín mặt bắt đầu ném gậy và đá vào cảnh sát chống bạo động ở gần La Moneda - dinh thự tổng thống. Một số thanh niên khác đã đập vỡ các bóng đèn trên đường và phá vỡ các ô cửa sổ của những ngôi nhà bên đường, đồng thời đốt cháy một chiếc ô tô.
Cảnh sát ở đây cho hay khoảng 60.000 người tham gia vào cuộc biểu tình này, tuy nhiên, các nhà tổ chức cho rằng con số đó phải gần 100.000 người. Một số sinh viên đã viết trên biểu ngữ cầm tay của mình: “Đã đến lúc phải đấu tranh, chứ không chỉ là đàm phán”.
Những người biểu tình đã đi ngang qua khuôn viên của trường Salas Dario, nơi 3 trẻ vị thành niên đã tuyệt thực trong khoảng 21 ngày để ủng hộ các yêu cầu của sinh viên. Các cuộc biểu tình của sinh viên Chile đã bắt đầu từ cách đây 3 tháng và đã dẫn tới một sự thay đổi đáng kể.
Tuần trước, gần 900 người đã bị bắt và 90 cảnh sát bị thương trong các cuộc biểu tình của họ. Trong vài tháng trở lại đây, hàng trăm nghìn người đã đổ xuống các đường phố để bày tỏ sự ủng hộ phong trào này tạo nên một đám đông những người biểu tình lớn nhất chưa từng thấy ở đây kể từ khi chấm dứt chế độ độc tài quân sự vào năm 1990.
Cuộc biểu tình này đã gây ảnh hưởng xấu đáng kể tới danh tiếng của Tổng thống Chile Pinera và khiến uy tín của ông giảm xuống mức thấp nhất so với bất kì vị Tổng thống Chile nào kể từ năm 1990. Sinh viên muốn chính phủ chấp nhận hệ thống trường học công cộng mà ở đó 90% trong tổng số 3,5 triệu sinh viên của đất nước này có giáo dục. Hiện tại, chỉ có chính quyền địa phương thực hiện các yêu cầu mà những người biểu tình cho là kết quả tất yếu của sự bất bình đẳng đã bám rễ, ăn sâu kể trên.
Chile là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất so với các nước ở châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên, đây cũng là quốc gia có sự chênh lệch về mặt thu nhập lớn nhất trong khu vực. Hầu hết sinh viên đều muốn chi phí cho ngành giáo dục sẽ được phân bổ hợp lý hơn bởi hiện tại, họ đang phải vay nợ để được học tại các trường đại học tư nhân. Thêm vào đó, các trường công quá ít và thiếu sự đầu tư.
Graciela Hernandez - một trong số những người biểu tình đã nói với hãng AFP như sau: “Tôi đang biểu tình bởi vì tôi có hai con và tôi không thể đáp ứng mọi nhu cầu của chúng. Chúng sẽ ở trong tình trạng nợ nần trong vài năm tới khi chúng bước vào đại học”.
Trong khi đó, Manuel Soto, một người biểu tình từ trường đại học Santiago nói: “Chính phủ không lắng nghe chúng tôi, chúng tôi muốn một hệ thống giáo dục mới ở Chile và các đề xuất của chính phủ không giải quyết được những gì chúng tôi mong đợi. Các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục cho đến khi chính phủ đưa ra hệ thống giáo dục tốt hơn”.
Các cuộc biểu tình đã tăng lên đáng kể kể từ khi Tổng thống thuộc cánh hữu đầu tiên của Chile, Sebastian Pinera nhậm chức sau khi đất nước này trở lại chế độ dân chủ vào năm 1990 đồng thời tuyên bố cắt giảm các chi phí giáo dục trên phạm vi rộng vào đầu năm nay.
Tại nhiều thành phố chính khác ở Chile như Arica, Valparaiso và Concepcion, người ta cũng biểu tình rầm rộ đòi cải cách hệ thống giáo dục.
0 comments:
Post a Comment