(Dân trí) – Một tổ chức theo dõi vũ khí độc lập đã thu thập được bằng chứng cho thấy phiến quân “Nhà nước Hồi giáo” (IS), nhóm mà Tổng thống Obama gọi là “mạng lưới chết chóc”, đang sử dụng vũ khí và đạn dược được sản xuất ở ít nhất 21 quốc gia khác nhau, trong đó có Trung Quốc, Nga, và cả chính Mỹ.
5 vũ khí đáng sợ của phiến quân IS
Báo cáo được Tổ chức nghiên cứu vũ khí trong xung đột đưa ra vào ngày 6/10. Theo báo cáo này, lực lượng mới thành lập IS hầu như không gặp mấy khó khăn trong việc thu thập một lượng lớn vũ khí vốn được sử dụng trong các cuộc xung đột ở Iraq và Syria. Mà những vũ khí này lại được chính các cường quốc lớn thế giới lẫn các nước xuất khẩu vũ khí đầy triển vọng như Sudan cung cấp.
Hầu hết vũ khí và đạn dược của IS được
thu nạp từ trên chiến trường, song các thông tin tình báo cũng cho thấy
thu nhập của nhóm này từ dầu lửa và các nguồn khác dồi dào tới nỗi chúng
thừa sức mua thêm vũ khí thẳng từ các công ty, các nhà buôn, vốn đã thu
lời nhiều từ các cuộc xung đột ở Trung Đông.
Giới chuyên gia cho rằng vũ khí xuất phát từ nhiều nguồn tạp nham, một số thậm chí được chế tạo ở nhà máy đạn dược lớn của Mỹ ở Missouri.
Đây là điều đáng báo động khi Washington chuẩn bị chuyển thêm tiếp tế
quân sự, trong đó có vũ khí hạng nhẹ, cho các nhóm nổi dậy ở Syria và
nhóm Quân đội Iraq mới hồi sinh.
Tổ chức nghiên cứu có trụ sở ở London
trên đã cử các nhà điều tra tới các khu vực xung đột để xác định loại và
nguồn gốc của vũ khí được sử dụng ở đó. Trong báo cáo mới nhất, do Liên
minh châu Âu tài trợ, các nhà điều tra phối hợp cùng với lực lượng
người Kurd đang chiến đấu chống IS đã liệt kê nguồn gốc của hơn 1.700 vỏ
đạn được thu thập hồi tháng 7 và 8 vừa qua tại miền bắc Iraq cùng miền
bắc Syria.
Các vỏ đạn được tìm thấy ở 4 chiến
trường được sản xuất cho súng máy, súng bán tự động, súng trường và súng
lục. Một vỏ đạn được sản xuất từ năm 1945 của Liên Xô cũ.
Theo báo cáo, các nhà sản xuất ở Nga và Liên Xô cũ đã đóng góp tổng cộng 492 vỏ đạn trong số hơn 1.700 vỏ đạn được tìm thấy.
Sự xuất hiện của những vũ khí đó trong
tay IS chứng tỏ IS nắm giữ một lượng lớn vũ khí, không chỉ từ nguồn
chúng chiếm được của quân đội Iraq và còn cả từ quân đội Syria. Ngoài
ra, 26 vỏ đạn được tìm thấy được sản xuất tại Iran, nước đồng minh của Tổng thống Syria Assad, và 18 được sản xuất tại Syria.
Nước lớn thứ hai sản xuất các loại đạn trên là Trung Quốc, với số lượng là 445. Nhà cung cấp lớn thứ ba là Mỹ, với 323 vỏ đạn.
Một số vỏ đạn là đạn pháo, dùng cho súng trường tự động M16A4, được sản xuất tại nhà máy đạn của quân đội Mỹ tại Independence, Missouri.
Nhà máy này trải rộng hàng ngàn hecta và gần đây đã sản xuất khoảng 4
triệu viên đạn cỡ nhỏ mỗi ngày, hầu hết là để phục vụ cho lực lượng Mỹ.
Báo cáo cũng cho biết 10% các vỏ đạn được thu thập được sản xuất từ năm 2010-2014, và hơn một nửa số đạn này xuất xứ từ Trung Quốc, Bulgaria.
Chật vật truy đường đi của vũ khí của IS
Ngày 18/9 vừa qua quốc hội Mỹ đã thông
qua luật cho phép Bộ quốc phòng không chỉ tái vũ trang cho lực lượng
Iraq đã mất các vùng đất và cả các kho vũ khí vào tay IS, mà còn cũng
cấp vũ khí cho “các nhân tố đối lập phù hợp ở Syria”. Luật yêu cầu Bộ
Quốc phòng triển khai kế hoạch cùng với Bộ Ngoại giao để giám sát xem số
vũ khí này đi về đâu, để giảm thiểu khả năng sử dụng sai mục đích. Các
nghị sỹ dự kiến xem xét lại kế hoạch giám sát 2 tuần trước khi thực hiện
một đợt chuyển giao mới.
Trong khi đó, IS tuyên bố chúng đón chào cơ hội mới để chạm tay vào đạn dược do phương Tây cung cấp thêm này. “Hãy nhìn xem Mỹ đã chi bao nhiêu tiền cho cuộc chiến chống Hồi giáo và chúng cuối cùng lại rơi vào túi chúng ta”,
Abu Safiyya, một phiến quân Hồi giáo, tuyên bố trong đoạn video tuyên
truyền của IS đăng tải trên Youtube vào ngày 29/6 vừa qua.
Thomas Moore, từng là thành viên cấp cao
trong Ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ, cho biết từ kinh nghiệm, ông cảm
thấy lo lắng về kế hoạch hỗ trợ vũ khí cho các nhóm đối lập ở Syria
hiện nay của Washington. Ông cho rằng Bộ chỉ huy trung ương của Quân đội
Mỹ đã liên tục tìm cách bỏ qua các cơ chế mua bán vũ khí cho nước ngoài
thông thường và “chỉ đơn giản phát mọi thứ cho mọi người, với giải
thích là “chúng ta đang ở trong chiến tranh, cần phải đưa những vũ khí
này ra”.
Ông cho biết, theo cơ chế bình thường,
việc mua bán sản phẩm và dịch vụ quân sự giữa hai chính phủ, tức vũ khí
hoặc huấn luyện, được Cơ quan hợp tác an ninh quân sự của Lầu Năm Góc
điều phối. Khi vũ khí được Bộ Quốc phòng bán ra hoặc trao cho một chính
phủ nước ngoài, cơ quan này sẽ giám sát mọi thứ từ hợp đồng ban đầu với
một nhà cung cấp vũ khí tới theo dõi việc sử dụng vũ khí đó.
Hoạt động xuất khẩu này gồm cả “Thư chấp
nhận” (LOA) từ nước mua, trong đó cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ kiểm tra
định kỳ số vũ khí được bán để đảm bảo không có gì không theo đúng quy
định xảy ra. Và bắt đầu từ giữa năm 2000, cơ quan trên của Bộ Quốc phòng
Mỹ bắt đầu dùng “LOA giả”, với quy định kiểm tra đầu cuối lỏng lẻo hơn,
để vũ khí được chảy vào Iraq nhanh hơn.
“Nhưng chúng ta đang làm việc với các
nhóm nổi dậy và cái khái niệm có một “LOA giả” với một nhóm nổi dậy thật
kỳ lạ và ngớ ngẩn”, Moore nói.
Trong vòng một thập niên qua, Washington
đã chi gần 30 tỷ USD huấn luyện và trang bị cho lực lượng an ninh Iraq.
Một lượng lớn vũ khí hạng nhẹ và các hệ thống vũ khí khác Mỹ chuyển
giao hiện không được tìm thấy, sau khi các thành phố như Mosul, Fallujah
và Tikrit, cũng như các vùng lân cận rơi vào tay IS.
Thậm chí khi Mỹ bắt đầu cuộc chiến ở Iraq, các
chỉ huy của Mỹ cũng đã báo cáo về việc mất vũ khí. Một báo cáo năm 2007
của chính phủ Mỹ cho thấy 190.000 vũ khí khi đó “không cánh mà bay”.
John Holly, một tướng thủy quân lục
chiến về hưu, từng là giám đốc phụ trách hậu cần ở Iraq, cho biết trong
thời gian từ 2003-2008, ông đã phải rất vất vả khi liệt kê toàn bộ các
thùng vũ khí do Lầu Năm Góc chuyển tới Iraq. Một số thiếu số seri hoặc
dữ liệu. Tuy nhiên tất cả đều được chuyển trực tiếp cho lực lượng an
ninh và quân đội Iraq.
“Có lỗi nguy hiểm chết người ở đây.
Không có một cơ sở dư liệu trung tâm về những gì chúng ta đã chuyển cho
người Iraq”, ông Holly cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Trung tâm
liêm chính công. “Tôi chuyển vũ khí và đạn dược cho các đồn cảnh sát qua
cửa sau, trong khi họ đang giao chiến ở cửa trước, và cố gắng nhận hóa
đơn từ viên chỉ huy người Iraq, người thật sự đang rất phấn khích. Tôi
có thể nói như vậy”.
Cuối cùng, vào cuối “triều đại” Tổng
thống Bush, việc giám sát được chỉnh đốn đối với gần như tất cả vũ khí
nhạy cảm, nhưng giới chức trách cho biết, việc giám sát không bao gồm
những vũ khí đơn giản như M16. “Điều đó luôn xảy ra. Đó là chiến trận.
Nếu bị đánh bại, sẽ mất vũ khí”, một tướng về hưu của Mỹ cho hay.
Phiến quân IS có thể đã đoán trước được
việc Lầu Năm Góc sẽ giám sát chặt chẽ để đảm bảo các lô vũ khí sắp tới
sẽ được chuyển cho đúng người. Theo tổ chức Nghiên cứu vũ khí trong xung
đột, đã có những bên, không rõ danh tính, tìm cách xóa bỏ số xêri gốc ở
trên một số vũ khí mà họ thu giữ được của IS. Trên một số vũ khí khác,
số seri khác được viết thêm vào.
Theo các chuyên gia, làm mờ số xêri gốc,
là cách để những người liên quan che giấu được đường đi của vũ khí,
điểm mà số vũ khí đó bị “chuyển hướng” và che giấu được cả ai là người
đầu tiên được nhận số vũ khí đó.
Trung Anh
Theo FP
0 comments:
Post a Comment