Friday, August 26, 2011

Trung Quốc trở lại Libya

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

Trong mấy ngày qua, khi tình hình giao tranh bùng nổ gay gắt tại thủ đô Tripoli và vùng phụ cận của Libya thì giới kinh tế lại chú ý đến thái độ của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

AFP photo

Toàn cảnh cuộc họp của Nhóm tiếp xúc Libya tại thủ đô Doha Qatar vào ngày 24 tháng 8 năm 2011 để quyết định hỗ trợ nhân đạo cho người dân Libya.

Đó là việc Bắc Kinh lật đật kêu gọi lực lượng nổi dậy phải tôn trọng quyền lợi đầu tư của Trung Quốc tại Libya. Chưa ai biết là sau khi chế độ của lãnh tụ Moammar Gaddafi cáo chung thì việc tái thiết quốc gia và xây dựng dân chủ sẽ tiến hành trong điều kiện gian nan như thế nào, nhưng lại tò mò về sự tráo trở của Trung Quốc khi xứ này tìm mọi cách cản trở việc quốc tế can thiệp vào Libya.

Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về chuyện này qua phần trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện sau đây với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa.

Thái độ hai mặt

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Ông có vẻ không ngạc nhiên về việc lãnh đạo Bắc Kinh đổi giọng khi chế độ của lãnh tụ độc tài Moammar Gaddafi có thể tan rã và vừa nói đến việc tái thiết Libya vừa kêu gọi Hội đồng Quốc gia Lâm thời của phe nổi dậy tôn trọng quyền lợi đầu tư của mình tại Libya. Phải chăng đây chỉ là thái độ hai mặt khá truyền thống của lãnh đạo Bắc Kinh? Theo dõi tình hình Trung Quốc từ lâu, ông nghĩ sao về chuyện này?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ là quốc gia nào cũng cần tìm mối lợi cho mình qua việc hợp tác kinh tế với xứ khác, đó là một chuyện bình thường. Nhưng vì vậy mà trở thành đồng lõa với tội ác thì đấy là vấn đề. Rồi sau đó lại trở mặt thì đấy là một đặc tính của lãnh đạo Bắc Kinh.

Ta nhớ lại thì Trung Quốc đầu tư rất mạnh vào hạ tầng cơ sở của xứ Libya, một quốc gia rộng lớn, có ít dân mà nhiều dầu hỏa. Năm ngoái, Trung Quốc đã mua của Libya một nhật lượng dầu thô là 150 nghìn thùng một ngày và trù tính mở rộng nguồn cung cấp này cho những năm sau. Bắc Kinh đã có 75 doanh nghiệp làm ăn bên đó và gửi qua xứ này một đội ngũ công nhân viên lên tới 36 nghìn người. Khi chế độ độc tài Moammar Gaddafi xoay ra đàn áp người dân kể từ Tháng Hai và bị quốc tế lên án thì Bắc Kinh nấp sau nguyên tắc cố hữu của họ, là “không can thiệp vào nội bộ nước khác” mà thực tế là để khỏi làm mất lòng chế độ Gaddafi và gìn giữ tài sản đầu tư của các tập đoàn dầu khí ở nơi đây.

Khi các nước Tây phương vận động thế giới can thiệp vì lý do nhân đạo để ngăn ngừa việc dân chúng bị tàn sát, Trung Quốc vẫn tiếp tục hợp tác với Tripoli và thực tế còn cản trở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ban hành nghị quyết về hồ sơ này. Qua Tháng Ba, Bắc Kinh đành bỏ phiếu trắng khi việc đàn áp đã gây phẫn nộ trong dư luận thế giới, và khi ấy chỉ tìm cách bảo vệ quyền lợi riêng tại Libya và còn tiếp tục lên án việc quốc tế can thiệp vào Libya.

Qua gần sáu tháng giao tranh giữa chế độ Gaddafi cùng phe nổi dậy có nỗ lực yểm trợ của Minh ước NATO, Bắc Kinh cũng chẳng quan tâm hay đóng góp gì cho việc cứu giúp nạn dân. Gần đây, khi chế độ Gaddafi bị suy yếu thì Bắc Kinh mới giang tay kia ra để bắt cá, là tiếp xúc với tổ chức lãnh đạo phe nổi dậy là Hội đồng Quốc gia Lâm thời. Bây giờ thì họ mới công khai nói chuyện hợp tác với chính quyền mới sau này, cũng vẫn chỉ để bảo vệ quyền lợi thôi.

Câu cuối cùng của chuyện này là chế độ độc tài tại Syria mà vẫn tồn tại sau khi tàn sát người dân thì cũng do Trung Quốc dùng lá phiếu phủ quyết để cản trở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Y hệt như vậy, Bắc Kinh sẽ bảo vệ đến cùng các chế độ độc tài ở Miến Điện hay Iran cũng vì sự toa rập cố hữu với tội ác, cho đến khi lại bẽn lẽn trở mặt.

Khi các nước Tây phương vận động thế giới can thiệp để ngăn ngừa việc dân chúng bị tàn sát, Trung Quốc vẫn tiếp tục hợp tác với Tripoli và thực tế còn cản trở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ban hành nghị quyết về hồ sơ này.

Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa

Vũ Hoàng: Chúng ta có thể hiểu được thái độ hai mặt đó của Trung Quốc không, khi mà nhu cầu tái thiết xứ Libya sau cuộc nội chiến vừa qua có thể mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp Trung Quốc? Nói cho cùng thì lãnh đạo xứ nào mà chẳng nghĩ đến quyền lợi tối thượng của quốc gia?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Câu hỏi ấy rất chí lý và đáng đặt ra khi người ta gặp hoàn cảnh nội chiến tại một xứ khác. Cụ thể là phải chọn lựa giữa hai phe.

Mà nếu chọn lầm thì sẽ gặp phản ứng bất lợi sau này. Nhưng ngoài mối lợi cụ thể thì một quốc gia còn phải tôn trọng đạo lý phổ cập của loài người văn minh là nhân quyền nữa. Chuyện ấy mới dẫn ta đến các vấn đề thiết thực khác.

Thứ nhất, Bắc Kinh đã chọn sai đối tác khi cố gắng bênh vực chế độ Gaddafi tới cùng và nay phải mở chiến dịch vận động ngoại giao để xây dựng quan hệ tốt hơn với chế độ sẽ thành hình sau này. Thứ hai, chính là vì cứ đứng ngoài mà tưởng là khôn ngoan theo kiểu ngư ông chờ đợi trai cò mổ nhau để đắc lợi, Bắc Kinh sẽ lúng túng khi chưa hiểu ra là lực lượng nổi dậy gồm có những phe nào, thực tế có ảnh hưởng ở đâu và kiểm soát được khu vực nào trong hạ tầng năng lượng hay vận chuyển của xứ Libya. Chúng ta trở lại một quy luật phổ biến trong kinh doanh hay kinh tế, là đầu tư thì phải chấp nhận rủi ro.

Thứ ba, và đây là vấn đề trường kỳ cho thấy thực lực của quốc gia. Trung Quốc là kẻ đến sau và gặp hoàn cảnh gọi là “trâu chậm uống nước đục” khi chưa xây dựng được quan hệ và nhất là kho kiến thức về các nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu chính yếu trên thế giới. Họ chỉ len vào các nước độc tài lạc hậu và hợp tác với các chính quyền hung đồ để bóc lột người dân và gặp rất nhiều bất trắc khi dân chúng nổi dậy.

Hậu quả cho Bắc Kinh

Vũ Hoàng: Thưa ông, hậu quả cụ thể về kinh tế của những nhược điểm ấy là gì cho Bắc Kinh?

035_pau533791_02-250.jpg

0 comments:

Powered By Blogger