Friday, August 26, 2011

Những người lính Mỹ Gốc Việt Trong Quân Đội Hoa Kỳ

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Ba mươi sáu năm kể từ ngày người Việt đặt chân đến Hoa Kỳ, đã có nhiều người trẻ gia nhập quân đội Mỹ.

RFA photo

Đại tá bác sĩ Huỳnh Trần Mylene, giám đốc chương trình y khoa quốc tế của không quân Hoa Kỳ, director of The Air Force International Specialist Program

Tuy nhiên không ai rõ chính xác con số quân nhân Mỹ gốc Việt trong quân đội Hoa Kỳ, nhưng người ta có thể bảy tỏ niềm hãnh diện nơi những người lính và những người sĩ quan Mỹ gốc Việt đang tham gia, đang chiến đấu, đang làm việc và đang được huấn luyện trong quân đội hiện đại nhất thế giới này.
Mục Đời Sống người Việt Khắp Nơi hôm nay xin giới thiệu đến quí vị những người lính Mỹ gốc Việt mà Thanh Trúc hân hạnh được gặp trong kỳ Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ 4 tháng Bảy vừa qua.

Trả lại một cái gì đó cho đất nước Mỹ:
Đặng Bảo Minh là hạ sĩ nhất chuyên viên vũ khí, chuyên lắp ráp bom, tên lửa và súng cho phi cơ chiến đấu F18 của hải quân Mỹ:
Em qua Mỹ gần được năm năm thì em quyết định vô lính, tại thứ nhất là hải quân Mỹ cho em một số tiền đi học sau khi em ra lính. Thứ hai, em muốn cống hiến một cái gì đó cho đất nước Mỹ, em thấy Mỹ là đất nước cho những người có ý chí vươn lên, và nước Mỹ đã cứu mạng những người tị nạn Việt Nam.

Đặng Bảo Minh là hạ sĩ nhất

Lúc ban đầu vô Boot Camp tức trường huấn nhục thì tiếng Anh em không được giỏi, đôi khi em cũng khóc, không cho ai thấy . Em tự nhủ là phải ráng vượt qua vì môi trường lính là huấn luyện mình thành một người quân nhân không sợ cái gì hết. Sau đó em vượt qua được.
Năm 2008, Đặng Bảo Minh qua Iraq trên hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln 72, theo chiến dịch Operation Freedom:
Em ở trên biển Bahrain khoảng sáu tháng, em đã học rất nhiều, thứ nhất technology của hải quân Mỹ rất cao, thứ hai là lòng nhân đạo của người Mỹ bảo vệ đất nứơc Iraq. Không có lính Mỹ thì rất nhiều khủng bố sẽ làm Iraq trở lại thời Saddam Hussein là giết người không cần biết lý do. Người lính Mỹ mình qua bển là tìm cho Iraq cái nhân quyền và người dân có được tự do hơn.

Thiếu tá Nguyen Trung chup ở Kabul Afghanistan. Photo fr Nguyen Trung
Thiếu tá Nguyen Trung chup ở Kabul Afghanistan. Photo fr Nguyen Trung

Năm 2010 Đặng Bảo Minh trở qua Iraq ba tháng, sau đó chuyển sang Afghanistan trên vùng biển Persian:
Chuyến đi biển vừa rồi em gặp nhiều người Việt Nam. Có người cao hơn em hai cấp, có người thấp hơn em một cấp. Anh em tụi em rất vui với nhau.
Nhưng mỗi lần đi xa là một lần có nhiều điều để sợ, hạ sĩ nhất Minh tâm sự:
Vì không biết mình có trở về hay không, khi ra chiến trường sác xuất chết là 70%, mình giống như cái bia để khủng bố núp ở những khe đá những hang động bắn ra.
Và nếu một đồng đội chẳng may ngã xuống thì:
Em rất là đau, đồng đội mất thì mình đau buồn, em đau buồn một thì gia đình người ta đau buồn mười.

Bây giờ đến Lê Tuyết Nhi, hạ sĩ nhất phụ trách chuyển vận, suýt nữa bị mẹ từ bỏ vì nhất định đòi đi lính trong lúc ước vọng của cô trước đó là trở thành một luật sư và làm việc tại Washington DC:
Năm mười bảy tuổi thì em quyết định đi lính vì em thấy nếu đi lính thì lính có thể giúp em vừa học vừa làm để mai này em có thể làm cho Washinton DC. Từ năm mười bảy đến bây giờ hai mươi mốt tuổi em vẫn còn ở trong lính. Hơn bốn năm đi lính họ cũng giúp đỡ em khá nhiều, trả tiền học cho em nên mẹ em cũng đỡ ra một chút.

Người Việt Nam mình ở Mỹ ba mươi mấy năm rồi mà em thấy nhiều phụ nữ cấp cao thì em rất hãnh diện. Nếu một người nhỏ bé như cô ấy mà có thể làm được có thể trải qua mọi khó khăn thì em cũng sẽ làm được.

Lê Tuyết Nhi, hạ sĩ nhất

Em cũng đã đi Iraq rồi, tháng Sáu 2009 em đi, tháng Năm 2010 em về. Trong mười tháng đó thú thật em cũng rất là sợ tại mới được mười chín tuổi. Đi đâu cũng phải cầm súng theo hết, cả đi tắm cũng vậy. Vừa là con gái mà lại vừa lần đầu qua đó thì trại của em bị bom. Một thời gian sau thì em thấy bình thường tại em nghĩ dù mình là con gái trong một cái trại mà nhiều nam hơn là nữ thì em cũng để cho nhiều người biết em không để những cái chuyện nam nữ ảnh hưởng đến công tác của em. Lúc em ở bên đó thì trong nhóm của em không có ai bị ngã hết.

Với vóc dáng nhỏ nhắn của người Châu Á, hạ sĩ nhất Lê Tuyết Nhi tự luyện cho mình tánh tự trọng và sự nghiêm túc trong công việc. Cô đã gặp một số nữ quân nhân người Mỹ gốc Châu Á trong đó có người Việt mà cô ngưỡng mộ phong cách chỉ huy và sự thành công của họ:
Trại có ba chục người phụ nữ đối với hơn ba trăm nam, lúc em gặp họ thì em thấy cấp bậc của họ rất cao và em rất là hãnh diện. Người Việt Nam mình ở Mỹ ba mươi mấy năm rồi mà em thấy nhiều phụ nữ cấp cao thì em rất hãnh diện. Nếu một người nhỏ bé như cô ấy mà có thể làm được có thể trải qua mọi khó khăn thì em cũng sẽ làm được.

Đủ mọi binh chủng đủ mọi cấp bậc

Có thể nói bên cạnh những người lính thì quân đội Mỹ cũng đào tạo khá nhiều cấp sĩ quan Mỹ gốc Việt mà cao nhất là cấp đại tá, có mặt trong mọi binh chủng hải, lục, không quân và bộ binh.
Cư ngụ và làm việc tại Virginia, đại tá Huỳnh Trần Mylene, giám đốc chương trình y khoa quốc tế của không quân Hoa Kỳ, director of The Air Force International Specialist Program:

Thiếu tá hải quân Phan Vĩnh Chinh
Thiếu tá hải quân Phan Vĩnh Chinh

Chương trình này hướng dẫn những chương trình Y Khoa trên toàn thế giới, phối hợp với bác sĩ và y tá nước ngoài để chống những bệnh truyền nhiễm, dị ứng và ngăn ngừa đại dịch.

Chương trình này hướng dẫn những chương trình Y Khoa trên toàn thế giới, phối hợp với bác sĩ và y tá nước ngoài để chống những bệnh truyền nhiễm, dị ứng và ngăn ngừa đại dịch.

Đại tá BS. Huỳnh Trần Mylene, Direc, of The Air Force International Specialist Program

Cũng vóc dáng thanh mãnh và khá lặng lẽ, người phụ nữ xuất thân từ một gia đình có cha là bác sĩ quân y miền Nam trước 1975, đại tá Huỳnh Trần Mylene chia sẻ:
Hồi ở đại học thì Mylene rất thích kỷ luật, thích học thêm về lịch sử quân sự và học hỏi về lãnh đạo.
Cô nói cô chọn binh nghiệp vì nước Mỹ đã mang lại cho gia đình, bản thân cô cũng như rất nhiều người Việt khác những cơ hội thăng tiến và thành công trong đời sống này. Cô cũng rất vui khi kể về người em trai, trung tá Trần Đại Apollo:
Đại đang ở Cali, mới về từ Afghanistan, Đại ở trong ngành Aerospace Medicine, Y Hoc Không Gian. Bên đó là Đại mang bệnh nhân từ Afghanistan về nước Đức hay về lại Mỹ. Đại cũng ở trong ngành quân y mười lăm năm rồi, bây giờ là trung tá ngành Y Học Không Gian, chief of Aerospace Medicine.
Một sĩ quan khác, trung tá Nguyễn Văn Thọ, ở trong quân đội hai mươi bốn năm:
Bắt đầu thì đi công binh chiến đấu, sau đó đổi qua quân xa quân vận rồi tổng quản trị, sau này lại qua nghành yểm trợ nói chung.
Ba của tôi là đại úy bên Việt Nam Cộng Hoà, tôi lớn lên trong căn cứ sĩ quan . Ngay từ nhỏ đã thích lính rồi, tưởng đâu năm mười bảy tuổi là gia nhập quân đội nhưng tới 1975 thì giấc mơ đó tan vỡ.
Cho nên khi vượt biên qua Mỹ, chọn nơi này làm quê hương thì giấc mơ của mình cũng trở thành sự thực. Mình thấy được cái tầm quan trọng của một quân đội trong một quốc gia, mình thấy được cái trách nhiệm phải bảo vệ cho đất nước này.

Với những người trẻ muốn chọn binh nghiệp làm lý tưởng phục vụ , trung tá Nguyễn Văn Thọ nhắn nhủ:
Gia nhập quân đội thì họ thanh lọc rất kỹ. Một trong những cách để thanh lọc là trong quân trường họ cố tình đày đọa để xem mình có nản chí hay không. Nhiều khi họ khích mình, họ nói muốn về thì cho biết

Đặng Bảo Minh là hạ sĩ nhất chuyên viên vũ khítrên hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln 72. Photo fr Jimmy Dang
Đặng Bảo Minh là hạ sĩ nhất chuyên viên vũ khítrên hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln 72. Photo fr Jimmy Dang

ngày mai họ cho máy bay chở về nhà, không tốn tiền không bị hạnh kiểm xấu gì hết. Thời gian thử thách rất là nhiều.

Đại đang ở Cali, mới về từ Afghanistan, Đại ở trong ngành Aerospace Medicine, Y Hoc Không Gian. Bên đó là Đại mang bệnh nhân từ Afghanistan về nước Đức hay về lại Mỹ. Đại cũng ở trong ngành quân y mười lăm năm rồi, bây giờ là trung tá ngành Y Học Không Gian, chief of Aerospace Medicine.

Đại tá bác sĩ Huỳnh Trần Mylene

Sau này ra đi làm việc cũng vậy, nhiều công việc đoì hỏi phải có ý chí mạnh thì mới ở lâu được chứ không thì vô quân đội vài năm là một số người đã chán và muốn xin ra thôi.
Đối với các em trẻ mà muốn thử thì tôi rất hoan nghinh tại vì những gì họ huấn luyện trong quân trường thì rất hữu ích để đào tạo nên con người có kỷ kuật vững chắc, nó dạy mình cách quyết định trong cuộc sống của mình. Nói chung nó dạy cho mình trở thành con người tốt.

Cũng như mọi binh sĩ khác, trung tá Thọ cũng phải ra chiến trường Iraq và Afghanistan. Trước đó bốn năm ông sang Iraq trong nhiệm vụ chỉ huy yểm trợ. Ông cũng chỉ mới quay lại Mỹ từ chiến trường Aghanistan hôm 6 tháng Sáu mà thôi.
Trong khi đó, từ căn cứ ở Orlando, Florida, thiếu tá Nguyễn Trung, qua Mỹ năm 1985, tốt nghiệp đại học Arkansas và gia nhập hải quân Mỹ, tính ra đã mười một năm. Tháng Ba 2010, thiếu tá Nguyễn Trung sang Kabul, Afghanistan, trở về Mỹ tháng Ba 2011:
Bên đó cũng có bốn người Việt Nam khác. Trung với hai anh trung tá lính bộ, một anh đại úy hải quân với

Thiếu tá  hải quân Phan Vĩnh Chinh (phải) và em trai tên Long (trái) đang chuẩn  bị ra trường, sau khi đó sẽ đi tập sự người nhái ở bên California
Thiếu tá hải quân Phan Vĩnh Chinh (phải) và em trai tên Long (trái) đang chuẩn bị ra trường, sau khi đó sẽ đi tập sự người nhái ở bên California

một hạ sĩ quan bộ binh.Từ nhỏ Trung đã thích lính vì ba Trung là lính của miền Nam. Lúc sắp xong đại học thì Trung nghĩ đi lính là lúc còn trẻ chứ lớn tuổi quá thì không đi được là mình mất cơ hội. Trung về đây một hai năm mà nếu cần lại thì Trung sẽ đi nữa.
Thiếu tá hải quân Phan Vĩnh Chinh, cũng là một luật sư ở hiện tại ở Virginia:
Đầu tiên thì em muốn làm bác sĩ, nhưng khi vô trường Y Khoa em thấy không thích thú, vì vậy em trở thành luật sư cho hải quân. Từ 2001 đến 2008 em làm việc trong quân đội, đi từ Nhật qua Iraq với người nhái.
Cũng may mắn hồi lúc em làm việc cho người nhái ở bên California thì em được cơ hội qua bên Iraq trong sáu tháng với người nhái ở bên Falujah. Năm 2006 lúc đó bên Iraq chiến tranh đang thật sự là nóng.
Hiện tại em trai của em đang chuẩn bị ra trường, sau khi đó sẽ đi tập sự người nhái ở bên California.

Được bạn bè gọi là Chris Phan, thiếu tá hải quân Phan Vĩnh Chinh là người chủ trương trang web của các quân nhân Mỹ gốc Việt mà có thể truy cập trên mạng. Dựa vào công việc này, qua những trao đổi với đồng đội, thiếu tá Chris Phan ước lượng có khoảng ba ngàn binh sĩ Mỹ gốc Việt trong quân đội Hoa Kỳ :
Hồi về từ Iraq thì em với mấy anh em có tạo ra Hội Quân Nhân Mỹ Gốc Việt, mục đích của hội là để giúp nhau để chia sẻ những cơ hộị những cơ may mà mình có trong quân đội. Từ đó gom lại chừng hai trăm mấy chục anh em. Thành ra nghe cái kinh nghiệm anh em nói thì em đoán vòng vòng từ hai ngàn tới ba ngàn là đúng cái số mà mình có trong quân đội bây giờ.
Được hỏi tại sao anh khuyến khích người em gia nhập quân đội, thiếu tá Phan Vĩnh Chinh khẳng định chỉ giản dị vì quân đội dạy con người kỷ luật và hy sinh cho một bổn phận lớn hơn, đó là đất nước và người dân.
Trong hàng ngũ những người lính và những người sĩ quan Mỹ gốc Việt đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ còn có một khuôn mặt nỗi bật là đại tá Luơng Xuân Việt, chỉ huy trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù Sư Đoàn 101 Bộ Binh Hoa Kỳ.
Đây là sư đoàn từng đổ bộ lên Normandy trong Thế Chiến Thứ Hai, giải phóng Châu Âu khỏi sự chiếm đóng của Đức. Trong chiến tranh Việt Nam, sư đoàn 101 Bộ Binh Hoa Kỳ từng có mặt trên khắp bốn vùng chiến thuật khói lửa lúc ấy.
Câu chuyện về những người lính Mỹ gốc Việt trong quân đội Hoa Kỳ chấm dứt ở đây. Thanh Trúc kính chào.

0 comments:

Powered By Blogger