Tuesday, July 5, 2016

Việt Nam On Sale!

 
AuthorViệt NhânSourceHải Ngoại Phiếm ĐàmPosted on: 2016-07-05
(HNPĐ) Đất Formosa, cái bán buôn đã xong từ thời đồng chí Ếch! Xin được nhắc lại tên tuổi đồng chí Ếch chút xíu nơi đây, cũng bởi dân Việt hôm nay rất dễ quên, lịch sử 4000 năm mà họ cũng đã quên, quên cả đất ông cha họ đang sống tên gọi là gì, họ quên nên họ vô tâm, và vô tâm đến độ vô cảm.
Họ đang sống trên quê hương của họ, mà lại đứng trố mắt nhìn những hướng dẫn viên du lịch người Tầu, đang giải thích cho khách rằng biển Đà Nẵng là China Beach (?!), để rồi họ sợ hãi, sống trên đất mình mà họ cứ ngỡ rằng đã sống trên đất Tầu, cúi đầu chịu làm dân hạng thứ trên đất ông cha. Còn nơi hải ngoại họ bỏ tiền mua vé để vào xem tay hề em xi Paris by Night, dạy cho rằng có chống thì chống đại Hán bá quyền, đừng chống người Trung Quốc (?!).
Trở lai với câu mở đề! Cựu thủ tướng xứ xã nghĩa có tên khai sanh là Tấn Dũng, tên giang hồ là Xà Mâu, đã ký giấy cho Formosa một công ty Trung Quốc (Tầu cộng đại lục và TH dân quốc) với công nhân hầu hết đến từ đại lục, thuê thời hạn 70 năm, khu đất 22.781ha. Đương nhiên trong chuyện này, vai trò của tên hán gian Hoàng trung Hải, cùng bộ sậu nô cộng Nghệ Tĩnh, cũng đã đóng góp công sức không nhỏ, cho mẫu quốc đóng chốt nơi yết hầu nước Việt.
Đời sống người dân Hà Tĩnh bị đảo lộn từ đó! Còn về phía nhà nước tiền nhận rồi, chia chác nhau cũng đã rồi, gặp trở ngại làm gì có chuyện ói ra trả lại, bằng quyền lực của xã hội đen chúng đuổi dân đi với giá đền bù rẻ mạt… Những hộ không chịu di dời, đã phải chịu đủ mọi trấn áp của côn an nhà cầm quyền địa phương, những chuyện kín của ngày đầu cưỡng chế đất để giao cho tập đoàn Formosa, nay vì vụ cá chết đã được phơi bày.
Vấn nạn Formosa Nghệ Tĩnh gắn liền những năm đầu làm thủ tướng của Xà Mâu, một thằng điếm tuyên bố “không diệt được tham nhũng sẽ từ chức”, thì chính nó lại là tay trùm. Nay được coi “Việt Nam cá chết” phóng sự của PTS/ Đài Loan mới té ngửa, để có đất giao cho Formosa đã có cả chuyện cấm trẻ em không được đến trường để áp lực lên cha mẹ phải giao đất. Xà Mâu bây giờ mi ở đâu, Á-Rạp hay Ca-Li… Có ai biết nó an toàn hạ cánh ở đâu, chỉ giùm, cám ơn!
Thằng trước ăn, thằng sau đâu ngu mà chịu nhịn! Chiến lược biển đông của đại ca bốn bãi mười sáu cục vẫn cần xúc tiến gấp, mà ngư dân Việt vẫn bám biển để sống, thế là chuyện cá chết đầu tháng 04 năm 2016 xảy ra, với một lý do đơn giản là bởi “sự cố” mất điện: “Trong thời gian đó hệ thống quản lý của chúng tôi không kiểm soát được chất lượng nước thải, điều này đã làm ảnh hưởng tới môi trường nước biển miền trung và là nguyên nhân sinh ra cá chết...”
Lại một lần nữa đất nước này, dân tộc này, bị cái nhà nước đảng An Nam cộng đem ra On Sale! Một thằng vờ vịt cúi đầu nhận lỗi: “Formosa sẽ giải quyết đền bù các thiệt hại đã xảy ra đối với người dân đã bị ảnh hưởng bởi sự cố nêu trên và sẽ giúp người dân nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm thích hợp.” Còn nhà nước xã nghĩa cầm trong tay 11,5 tỷ tiền Hồ đền bù, đã thay mặt Formosa xin người Việt độ lượng tha thứ (?!) Tương lại ngư dân miền Trung đen tối từ đây.
Con số 11,5 tỷ tiền hồ bằng ngang 500 triệu đô, ở đây mỗ tôi không đặt ra con số đó không đủ để làm sạch môi trường đã nhiểm độc, mà đưa ra chi tiết cho thấy cái nhà nước khốn nạn xã nghĩa đã đứng hẳn về cùng phía Formosa, nhận ngay không qua bất cứ một cuộc thương lượng nào. Phía Formosa: “sẽ giúp người dân nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm thích hợp”, có nghĩa rồi đây ngư dân miền Trung sẽ phải bỏ thuyền, bỏ biển, bỏ xứ ra đi với một số tiền đền bù.
Cái giá On Sale 500 triệu đô, một cái giá quá rẻ cho cả một vùng duyên hải miền Trung từ nay không một bóng ngư dân Việt… Ba tháng qua hang triệu ngư dân mỏi mòn trong kêu gào, và có cả hàng vạn người không đi biển được, đang lâm cảnh chết đói ở Thừa Thiên Huế, thầy trò Hán phỉ đã đóng nắp quan tài nghề cá miền Trung, và người ta đã thấy phơi bày ra ánh sáng, nhà nước An Nam cộng, tay sai Tầu cộng, là bầy kên kên đang rỉa thịt ngư dân.
Trên bước đường tù của mỗ tôi, đã có dịp sống trên đất Nghệ Tĩnh nhiều năm, và cũng vì thế có cái may đã gặp được một nhân chứng, là dân Quỳnh Lưu của năm 1956 vùng lên chống cải cách ruộng đất, mà Hồ theo lệnh Nga Hoa áp đặt lên nửa nước miền Bắc. Đó là một người dân Xóm Giếng, xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, mỗ tôi còn nhớ mãi câu ông nói: “Không ai triệt được cộng sản chỉ ngoại trừ chính dân Thanh Nghệ Tĩnh mà thôi.” Mong lắm thay đây đã đến lúc!
Kèm theo đây, Việt Nhân tôi xin mời độc giả thân mến xem lại một bài viết cũ: “Lá cờ”, đã đăng trên HNPĐ, bài viết về đất Nghệ Tĩnh và con người, vùng đất đó, người dân đó, nay đang trong bước đường cùng, do lũ Ba Đình bán nước gây nên. Mỗ tôi mong lắm một sự vùng lên, của những người dân vẫn mang tên là xứ dân gầy:
Lá Cờ…-

Việt Nhân
(HNPĐ Nov07,2012) Trong chúng ta chắc không ai không nghe tin qua các trang mạng từ hôm 01/11/2012 tới nay, những thương binh Nghệ Tĩnh đã xuống đường, họ hô đả đảo tham nhũng, yêu cầu thủ tướng từ chức. Họ đã đến trụ sở tiếp dân trung ương đảng và nhà nước để đòi đền bù đất theo qui định của pháp luật!
Cái đặc biệt của cuộc biểu tình, là ngoài chuyện có khá nhiều băng rôn, biểu ngữ bằng vải, những thương binh của chế độ này họ bận quân phục với huy chương, và lạ hơn hết họ mang cờ MTGPMN. Bản tin cũng cho biết họ đã gửi ảnh cho các báo lề đảng nhưng không một báo nào đăng tải về sự việc của họ, chuyện không đăng tải tin tức biểu tình thì ai cũng đã rõ, đó là chủ trương của báo chí nhà nước, họ không có thói quen loan những tin như vậy.
Nghệ Tĩnh là kết hợp hai tỉnh làm một Nghệ An và Hà Tĩnh, nói đến Nghệ Tĩnh, thâm tâm mỗ tôi có một cảm tình đặc biệt với người dân và vùng đất này - Trong hơn chục năm tù, ra Bắc rồi lại xuôi Nam, nhiều trại, nhiều trạm đã ghé qua, thì trại mà mỗ tôi nhớ đến nhiều nhất đó là trại Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh, nơi vùng đất mà người dân vẫn quen gọi là Liên khu Tư.
Mỗ tôi nhớ nó vì ở đó có thành phố Vinh, quê ngoại mỗ tôi, lần đầu đến thì cũng là lần bị Vẹm tổ chức tuyên truyền mà người dân ném đá chúng tôi… Nhưng chuyến trở về lại là cả một chuyện vui cho người tù qua ga Vinh năm xưa, trên chuyến xuôi Nam năm năm sau, cũng nơi đã bị ném đá, những người dân nghèo bán hàng rong trong Ga Vinh, qua khe hở vách toa tàu đã cho không chúng tôi những quả chuối, lóng mía cùng bánh mật.
Năm tháng tù ở trại này mỗ tôi đã được nhìn tận mắt, cái cơ cực của người dân sống trong vùng, mà chúng ta vẫn thường nghe người ta ví là nơi đất cày lên sỏi đá, và hôm nay đây nó cũng là vùng người dân bỏ xứ ra đi nhiều nhất, họ cầm cố nhà cửa ruộng vườn để có tiền nộp cho nhà nước, để mà được ra nước ngoài lao nô.
Chuyện tha phương cầu thực của họ không phải chỉ bị khó khăn nơi xứ người, mà còn bị ngay cả trong nước, tháng trước mỗ tôi được đọc một bài viết mà không nhớ tên tác giả, chỉ nhớ trong đó người viết nói lên sự kỳ thị của những xí nghiệp trong Nam khi từ chối không nhận lao động xin việc người Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh. Họ bị kỳ thị ngay chính trên quê hương ruột thịt, bởi cá tánh đoàn kết và thường xuyên... đấu tranh chống những gì mà họ cho là không đúng.
Góp ý bài viết, có nhiều người thông cảm chuyện chủ nhân từ chối nhận lao động có gốc từ hai tỉnh này, để tránh những rắc rối sẽ gặp trong tương lai, chắc trong quí vị cũng có người đã được đọc bài viết đó. Mỗ tôi nêu lên chi tiết này để cho thấy cái cá tính khá đặc biệt của con người nơi quê hương xứ dân gầy này.
Trở lại chuyện đấu tranh hôm nay, mỗ tôi đôi dòng ngoài lề để thấy được rồi đây, cái diễn biến chuyện những thương binh Nghệ Tĩnh trong những ngày tới, mà ai cũng tiên đoán được nó sẽ như thế nào. Chuyện những thương binh Nghệ Tĩnh trên ngực mang huy chương, nói lên những xương máu họ đã đổ cho cái chế độ hôm nay, và chế độ này đang cướp đi ruộng đất cày cấy của họ, dù là chỉ những mảnh đất cằn khô. Nó sẽ không êm đâu!
Người ta gọi dân Nghệ An Hà Tĩnh là dân của đấu tranh! Trong quá khứ, những vụ tôn giáo nổi dậy như vụ nhà thờ Quỳnh Yên, rõ hơn nữa đó là cuộc nổi dậy của đồng bào Quỳnh Lưu Nghệ An 1956, mà nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân, là chính sách cải cách ruộng đất mà Hồ mang về từ Nga Hoa.
Lúc cao điểm của cuộc đấu tranh, số người dân đã lên đến 30.000, để chống lại với hai trung đoàn chính qui CS trong ba ngày 10-11-12/11/1956, sau đó lại được sự hổ trợ thêm của 20.000 nông dân từ Thanh Hóa, để đưa cuộc nỗi dậy Quỳnh Lưu lên cao, chính Văn Tiến Dũng ngày 14/11/1956, đã phải dùng tới 2 SĐ 304 cùng 312 mới dẹp được.
Trở lại chuyện đấu tranh có lẽ không sai khi có người gọi vùng đất ốm gầy này của nước Việt là cái nôi của cách mạng, và chắc không một ai phản đối cái tên gọi như thế, theo mỗ tôi phải chăng đó là tự nơi cá tính con người. Bên cạnh cái đoàn kết lại thêm cái cứng của tâm tánh, gần đây những vụ đập phá ở huyện Can Lộc của dân, nay lại đến thương phế binh, ngươi ta nghĩ đến những cái to lớn hơn…
Thân tù biệt xứ đã có duyên mà biết đến xứ này, và câu nói đã một lần nghe từ người dân Quỳnh Lưu năm xưa, cho rằng chỉ có người từ miền đất gầy này, mới làm nên được chuyện lớn là khai tử chế độ cộng sản, cộng sản chúng là con trùng độc chỉ có cái cứng mới triệt đươc, thử hỏi dân đất Việt ba miền có dân đất nào đủ cứng như Thanh-Nghệ-Tĩnh?
Còn chuyện lá cờ GPMN xuất hiện trong cuộc biểu tình, cái lạ này gây tranh cãi khá ồn ào trong quán cà phé Bến Nghé sáng nay, có cả ý khôi hài nói là những anh em phế binh xứ Nghệ dựng hồn ma giải phóng để đòi mạng, thoạt nghe qua ngỡ là câu đùa, nhưng không nó có cái lý của người nói.
Ngày nào những chuyến đi B được motolova tải theo đường 7 qua ngả Đô Lương mà vào đường Trường Sơn, họ là những binh đoàn CSBV, nhưng khi đã xâm nhập được vào Nam, thì họ trở thành những đơn vị của cộng quân miền Nam. Họ đánh dưới danh nghĩa MTGPMN với lá cờ xanh đỏ, lá cờ đó theo họ cho đến khi tàn cuộc chiến năm 1975, những chiếc tăng CSBV đi vào đường phố Sài gòn ngày 30/04, cũng với cái lá cờ đánh lận con đen này.
Một anh cán binh người Thái Bình hồi chánh sau trận Mậu thân 68, đã nói cùng mỗ tôi là hầu hết những chiến binh đi B thời ấy, vừa trình diện nhập ngũ là lên đường đi B ngay, chuyện huấn luyện cho tân binh, không có gì ngoài chỉ bảo lẫn nhau lúc đang trên đường Trường Sơn. Do đó các thương binh Nghệ Tĩnh có thể cũng không khác, và nói không quá thì lá cờ xanh đỏ, là lá cờ gắn liền đời lính của họ khi chiến đấu cho chế độ Hà Nội hôm xưa.
Nay họ đi biểu tình thì quân phục, huy chương và lá cờ biểu tượng, có thể là ý muốn nói lên về họ ngày nào… Nếu thật vậy, những thương binh này quên mất rằng, chế độ cộng sản đã vứt bỏ lá cờ đó vào sọt rác sau khi dùng xong, giống như thân phận họ ngày nay, bị đối xử không khác cái vỏ chanh đã vắt hết nước!

Việt Nhân (HNPĐ)

0 comments:

Powered By Blogger