Thursday, July 28, 2016

'Đại tá tình báo Bắc Hàn' đào tẩu


SourceBBCPosted on: 2016-07-29


Hàng ngàn người đã bỏ trốn khỏi Bắc Hàn nhưng trường hợp quan chức cao cấp đào tẩu là hiếm xảy ra.
Một quân nhân cao cấp phụ trách hoạt động tình báo của Bắc Hàn vừa đào tẩu, các viên chức Nam Hàn cho biết.
Viên sĩ quan này không được nêu danh nhưng Bộ Quốc phòng tại thủ đô Seoul của Nam Hàn nói ông này là đại tá cao cấp tại Tổng cục Trinh thám và đã bỏ đi hồi năm ngoái.
Hãng thông tấn Nam Hàn Yonhap trích thuật một nguồn tin nỏi rằng viên đại tá này được những người đào tẩu khác từ Bắc Hàn xem là thuộc hàng ngũ lãnh đạo cao cấp.
Hơn 28.000 người đã bỏ trốn khỏi Bắc Hàn kể từ khi cuộc chiến tranh Triều Tiên chấm dứt nhưng đào tẩu ở lãnh đạo cao cấp là hiếm.
Tuần trước, 13 người Bắc Hàn làm việc tại một trong những nhà hàng của miền Bắc ở nước ngoài đã trốn cả nhóm.
Hãng thông tấn Yonhap cho biết một số các nhân vật chính trị cao cấp đã đào tẩu trong khi làm việc ở hải ngoại trong thời gian gần đây.
Hãng này trích lời các viên chức chính phủ nói rằng đây là một dấu hiệu sự lãnh đạo của ông Kim Jong-un đang có rạn nứt.
'Các thông tin quý giá'


Người Nam Hàn xếp hàng làm thủ tục thăm người thân ở Bắc Hàn
Phát ngôn viên Bộ trưởng Quốc phòng, ông Moon Sang-gyun, nói Nam Hàn không thể cung cấp thêm thông tin về viên đại tá này.
Một viên chức ẩn danh nói với hãng thông tấn Yonhap rằng ông này là sĩ quan quân đội cao cấp nhất từng đảo tẩu từ trước tới nay.
"Người ta tin rằng ông cung cấp chi tiết các hoạt động của Cục tình báo Bắc Hàn chống lại Nam Hàn cho giới chức trách tại đây," viên chức này nói.
Tổng cục Trinh thám giải quyết công việc thu lượm tin tình báo và các hoạt động gián điệp cũng như hoạt động chiến tranh mạng, hãng Yonhap nói.
Phóng viên BBC tại Seoul, Stephen Evans, nói một nhân vật như vậy có lẽ nắm nhiều thông tin quý giá về cách thức làm việc của chính phủ ông Kim Jong-un.
Làm cách nào rời khỏi Bắc Hàn?
Đối với phần lớn người Bắc Hàn thì đó gần như là điều không thể. Biên giới được canh phòng cẩn mật và ít người có nguồn lực đủ để tài trợ cho việc bỏ trốn.


Nhiều người đào tẩu trước đây đã bỏ trốn qua sông Yalu sang Trung Quốc
Những người đào tẩu được thường là vượt qua con sông biên giới để sang Trung Quốc. Họ hoặc cố im hơi lặng tiếng để tránh bị Trung Quốc gửi trả lại và sẽ bị những hình phạt rất nặng, hoặc tìm cách tới nước thứ ba.
Có nhiều trường hợp các nhà ngoại giao, vận động viên thể thao, ca nhạc sĩ và những người khác đã đào tẩu và xin tị nạn trong khi đại diện cho Bắc Hàn tại các quốc gia khác. Một số lính biên phòng chỉ đơn giản là đã bỏ đi từ vị trí đứng gác của họ.
Họ hàng mà những người này bỏ lại phía sau gần như chắc chắn là sẽ bị đàn áp hoặc bị bỏ tù.
Bao nhiêu viên chức cao cấp Bắc Hàn đã đào tẩu?
Các con số này không được phổ biến rộng rãi nhưng hàng chục viên chức cao cấp được cho là đã đào tẩu trong vài năm qua.
Trường hợp quan chức đào tẩu cao cấp nhất cho tới này là ông Hwang Jang-yop, một chính trị gia người được nhìn nhận là kiến trúc sư lập ra chính sách tự lực của Bắc Hàn.
Ông xin tị nạn tại Sứ quán Nam Hàn ở Bắc Kinh trong chuyến đi làm việc hồi năm 1977. Ông qua đời năm 2010.
Tổng cộng khoảng 29.000 người Bắc Hàn đã bỏ trốn sang Nam Hàn kể từ những năm 1950, tuy nhiên con số này đã giảm xuống trong những năm gần đây.
Nam Hàn đối xử với người đào tẩu như thế nào?
Bất cứ người Bắc Hàn nào sang được tới Nam Hàn đều được đưa vào tham gia một chương trình tái định cư và được cung cấp một gói viện trợ giúp họ bắt đầu cuộc sống mới.
Bất chấp điều đó, nhiều người vẫn cảm thấy khó thích nghi.
Những nhân vật cao cấp đào tẩu bị thẩm vấn chặt chẽ để lấy các thông tin có giá trị và đảm bảo họ không phải là điệp viên hai mang.
Nam Hàn bác bỏ cáo buộc của Bắc Hàn là họ khuyến khích người dân đào tẩu.
---------

0 comments:

Powered By Blogger