Một cư dân mạng truy cập mạng Vi Bác – REUTERS /Carlos Barria/Files
Tính từ hồi trung tuần tháng Tám đến nay, nhiều nhà đấu tranh dân
chủ, luật sư, giáo sư đại học hay nhà báo … hơn 450 người đã bị bắt giữ,
bị khiển trách hay bị đe dọa bằng nhiều cách khác nhau. Theo nhận định
của Libération, sự việc cho thấy “Bắc Kinh gia tăng trấn áp Internet”.
Đây cũng chính là tựa đề bài viết do thông tín viên thường trú Philippe
Grangereau của Libération từ Bắc Kinh gởi về.
Tác giả nhắc lại khi mới lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản hồi cuối năm rồi (2012), Tập Cận Bình phát ra nhiều tia hy vọng cải cách chính trị, nhắm đến xây dựng một nhà nước pháp quyền. Thế nhưng, hành động lại không đi đôi với lời nói. Người lãnh đạo mới đã củng cố quyền lực của Đảng trên cả quyền lực Nhà nước, làm hồi sinh chủ nghĩa Mao, tăng cường kiểm duyệt và trấn áp trên mọi phương diện nhằm đe dọa tầng lớp trí thức và dập tắt mọi sự bất mãn.
Theo P. Grangereau, bàn tay sắt đó chủ yếu đè nặng lên Tân Cương, nơi có đông dân theo đạo Hồi sinh sống và Tây Tạng. Người dân tại hai khu vực này phản đối chính sách Hán hóa của chính phủ. Còn đối với chính dân tộc Hoa, ở một số người, sự thất vọng đó lại nhường chỗ cho đôi khi là sự cam chịu, đôi khi lại là một sự thách thức. Mạng Internet, phương tiện ngôn luận duy nhất có sẵn ngày càng bị khóa mõm. Mùa hè rồi, ông Tập Cận Bình đã hùng hồn tuyên bố: “Internet đã trở thành mảnh đất chính cho cuộc chiến tư tưởng […] giữa chế độ chúng ta và các thế lực phương Tây thù nghịch […] và cũng đừng nên sợ rút gươm ra”.
Tháng Chín vừa qua, tòa án Tối cao còn ra thông báo những ai “tung tin đồn nhảm” hay “thông tin sai lệch” với “hơn 5000 lượt người xem” trên mạng hay “được chuyển đi đến hơn 500 lần” kể từ giờ sẽ bị kết án đến ba năm tù.
“Thú nhận”
Tính từ trung tuần tháng Tám đến nay, hơn 450 người đã bị bắt giữ. Phần lớn những người bị chính quyền bắt giam đều được thả đổi lại với lời “thú nhận”. Không chỉ tấn công vào giới blogger hay các nhà đấu tranh nhân quyền, chính quyền Bắc còn đánh vào giới trí thức như giáo sư đại học hay luật sư, những người ủng hộ cho dân chủ. Điển hình là vụ sa thải ông Hạ Nghiệp Lương khỏi đại học Bắc Kinh danh tiếng trong tháng này, chỉ vì ông dám bày tỏ quan điểm ủng hộ dân chủ trong những năm gần đây. Ông Hạ Nghiệp Lương cũng đã ký vào bản Hiến chương 08 của Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa Bình 2008, bị kết án 11 năm tù.
Hay như việc bắt giam luật sư Hứa Chí Vĩnh vào tháng Tám này với tội danh “tụ tập đám đông gây rối trật tự công cộng”. Một triệu phú nổi tiếng là Vương Công Quyền, lên tiếng ủng hộ luật gia cũng vô tù. Đặc biệt là vụ bắt giam luật gia Quách Phi Hùng vào ngày 08/8 với tội danh “gây rối nơi công cộng”. Nhà đấu tranh cho nhân quyền này đã tung ra một chiến dịch chống tham nhũng yêu cầu các quan chức phải công khai tài sản của họ và gia đình. Hành động này của ông gây lúng túng cho Tập Cận Bình và gia đình, vốn sở hữu ít nhất 291 triệu euro, theo như một điều tra của hãng Bloomberg.
Đối tượng cuối cùng mà tác giả đề cập đến là giới phóng viên. Những người này phải “trải qua một kỳ kiểm tra” để đổi thẻ nhà báo. Một trong số họ đã phải thú nhận trên truyền hình quốc gia đã nhận hối lộ (chúng tôi sẽ nhắc lại trong bài kế tiếp). Thế nhưng, theo tác giả, bất chấp sự kiểm duyệt, nhiều vụ việc không mấy gì hay ho lắm cũng bị báo chí và cư dân mạng lật tẩy: thực phẩm không an toàn, tra tấn trong các trại cải tạo, cưỡng chế phá thai, “nhà tù đen”, những cái chết đáng ngờ của phạm nhân, lỗi tư pháp…Những vụ việc này được tung lên và lan rộng trên mạng xã hội, được giới trí thức ủng hộ tự do bình phẩm, dòng thông tin liên tục đó bị cho là đã ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của đảng. Xuất phát từ điểm này, chính quyền đã tung ra chiến dịch khôi phục hình ảnh bằng cách hạ uy tín các nhà đối lập.
Bắc Kinh thu hình lời ăn năn của một nhà báo bị bắt giam, giới báo chí lo sợ
Và một trong những biện pháp đang được Bắc Kinh sử dụng, buộc các nhà đấu tranh, hay những nhà viết blog nổi tiếng bị chính quyền nhốt tù phải lên tiếng thú nhận tội lỗi công khai trên đài truyền hình. Chủ đề này được báo Le Monde phản ảnh lại qua bài viết đề tựa “Sự ăn năn của một phóng viên bị bắt giam được thu hình làm dấy lên nỗi sợ sự trở lại của một nền tư pháp mang tính trừng trị”.
Theo Brice Pedroletti, thông tín viên báo Le Monde tại Bắc Kinh nhận định “Những lời ăn năn của phóng viên Trần Vĩnh Châu được thu hình từ nhà giam hôm thứ Bảy 26/10 khiến giới nhà báo tại Trung Quốc cảm thấy rụng rời và làm dấy lên nhiều nghi vấn mới”.
Trước ống kính camera, phóng viên trẻ tuổi đã nhìn nhận dàn dựng thông tin giả theo lời sự xúi giục của một nhà trung gian bí ẩn. Người này có lẽ đã hậu hĩnh trả cho anh ta một khoản tiền lớn nhằm bôi nhọ uy tín của tập đoàn công nghiệp Trung Liên Trọng Khoa, chuyên sản xuất các máy móc cho công trường.
B. Pedroletti nhớ lại khi Trần Vĩnh Châu bị bắt hôm 18/10 tại Quảng Châu dưới tội danh bôi xấu thanh danh tập đoàn bán quốc doanh trên, ngay lập tức anh trở thành biểu tượng của việc khóa mõm truyền thông. Cơ quan chủ quản anh, tờ Tân Khoái Báo, còn đưa tít lớn trên trang nhất hôm thứ Tư 23/10 vừa qua, “Vui lòng thả anh ta ra!”. Theo B. Pedroletti, chưa bao giờ một tòa báo Trung Quốc cho đến nay dám thách thức bộ máy cảnh sát một cách công khai như vậy. Ngày hôm sau, tòa báo này còn lặp lại lời thỉnh cầu trên, cùng với sự ủng hộ của một bộ phận báo chí được cho là “tự do”, chống lại việc bắt giam vô số nhà báo và blogger trong vòng ba tháng qua.
Tác giả bài viết cho rằng thái độ quay ngoắc này gây lúng túng cho giới truyền thông, vốn dĩ cũng đang bị tham nhũng gặm nhấm. Một vị quan chức trong ngành này, ủng hộ nhà báo bị bắt trên, xin giấu tên, giải thích với B. Pedroletti: “Kiểu làm việc này (nhận tiền để bôi nhọ đối thủ) khá phổ biến trong giới nhà báo kinh tế. Điều đó đã tạo ra một mối nghi ngờ về Trần Vĩnh Châu và chúng tôi cũng không thể nào ủng hộ anh ta được nữa. Dĩ nhiên là những tờ báo nào đứng về phía anh ta cũng bị một vố đau. Lối thoát duy nhất là kêu gọi tôn trọng trình tự tố tụng. Chắc chắn là việc Đài truyền hình trung ương CCTV có thể tiếp cận phạm nhân tại nhà giam là điều không bình thường”.
Đối với một số báo theo xu hướng “tự do” như tờ Nam Phương Chu Mạt, sự việc trên cho thấy có sự thao túng quá đáng: “Một ký giả không thể đăng một bài viết như anh ta muốn, vì còn phải thông qua ban biên tập”. Bởi vì, trong vụ án này, lẽ ra nạn nhân của sự vu khống phải kiện tòa soạn. Thế mà, chính cảnh sát lại bắt giữ phóng viên Trần, cạo trọc đầu anh và điều khiển anh ta “giống y như là hồi Cách mạng Văn hóa”.
Theo quan điểm của tác giả, những lời hối cải của Trần Vĩnh Châu nhằm phục vụ cho một mục đích. Đối với phần đông khán giả, vụ việc lật tẩy một bộ mặt mới của nạn tham nhũng. Mặt khác, vụ trấn áp này của chính quyền làm dấy lên nỗi sợ sự trở lại của một nền công lý mang tính trừng trị.
Vụ tấn công khủng bố tự sát đầu tiên tại Thiên An Môn?
Trở lại với báo Libération nhưng trên lãnh vực an ninh tại Trung Quốc. Hôm qua, thứ Hai 28/10/2013, một chiếc xe jeep đã lao thẳng vào tấm ảnh chân dung to lớn Mao Trạch Đông và bốc cháy ngay Thiên An Môn làm thiệt mạng ít nhất 5 người và 38 người khác bị thương. Tờ báo chạy tựa giả định “Một vụ khủng bố tự sát đầu tiên tại Thiên An Môn?”. Trong khi đó chính quyền Bắc Kinh phát lệnh truy nã hai người đàn ông gốc Tân Cương.
Hôm qua, ngay sau khi vụ việc xảy ra, phát ngôn viên chính phủ, ông Hoa Xuân Anh đã phủ nhận mọi lời bình phẩm về bản chất của sự việc. Dù vậy, cảnh sát Bắc Kinh đã phát đi một lệnh truy nã mà Libération được tham khảo. Đó là hai người đàn ông gốc Tân Cương, tên gọi Youssef Ashanti và Youssef Oumarniaz.
Đây cũng là khu vực xảy ra nhiều vụ tấn công và đối đầu dữ dội nhất giữa tộc người Duy Ngô Nhĩ bản địa theo đạo Hồi với cảnh sát trong năm nay. Và dường như cuộc điều tra đang được tiến hành theo chiều hướng này.
Điều tác giả ngạc nhiên nhất là ngay sau sự cố, nhiều phóng viên nước ngoài tại chỗ đã bị câu lưu và các tấm ảnh chụp được đã bị xóa. Vô số các ảnh về sự việc được đưa lên mạng tiểu blog đã bị an ninh mạng Internet nhanh chóng rút xuống. Tác giả nhận thấy ý đồ muốn xóa sạch dấu tích của vụ tấn công còn đi xa hơn nữa. Bản tin “nóng” của tờ Nhân dân Nhật báo đã biến mất ít phút sau đó. Tin thời sự quốc gia phát lúc 19g không hé một từ nào về vụ việc. Việc dọn dẹp hiện trường được thực hiện với một hiệu quả đến mức, chỉ mất có vài giờ không còn một vết tích nào để lại.
Dù vậy, cũng không thể nào dập tắt được tính hiếu kỳ của người dân. Trong suốt ngày hôm qua, nhiều giả thuyết đã được đưa ra dồn dập. Nghệ sĩ Ngải Vị Vị trên trang blog của mình đặt ra các nghi vấn “Pháp Luân Công, những nhà ly khai độc lập Tân Cương hay Tây Tạng, hay là những lực lượng khác được cho là ‘thù nghịch’?”. Đại đa số dân chúng đều cho rằng đây là một vụ tấn công khủng bố tự sát. Và những kẻ khủng bố chắc chắn là muốn nhắm vào hình tượng Mao Trạch Đông, biểu tượng của chế độ độc đảng duy nhất. Một quan điểm được nhà đối lập Hồ Giai đồng chia sẻ. Ông nói: “Chừng nào bóng ma của kẻ chuyên chế phát xít chưa được loại bỏ, chừng ấy sẽ không có dân chủ lẫn tự do tại Trung Quốc. Nếu phải có hai thứ cần đốt bỏ tại Thiên An Môn, đó là xác ướp của Mao và chân dung của ông ta”.
Nghe lén thủ tướng Đức, quan hệ Mỹ – Đức căng thẳng
Về thời sự quốc tế, các báo Pháp hôm nay vẫn tập trung khai thác chủ đề Thủ tướng Đức Angela Merkel bị nghe lén, dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhật báo thiên hữu Le Figaro chạy tít lớn trên trang nhất “Merkel bị nghe trộm: cơn phẫn nộ của Đức đối với Mỹ vẫn chưa hạ”.
Theo giới quan sát, mối quan hệ song phương Đức-Hoa Kỳ có lẽ đang rơi vào giai đoạn băng giá. Người dân Đức khám phá ra rằng Hoa Kỳ không thật sự là bạn. Các lời chỉ trích Mỹ đã vượt qua cả giới hạn chính trị. Sau đảng Xã hội-Dân chủ, một số chính khách bảo thủ bắt đầu lên tiếng yêu cầu đình chỉ các cuộc thương thuyết về trao đổi tự do mậu dịch cho đến khi nào vụ việc được làm sáng tỏ.
Trên bình diện chính trị, tờ báo nhận thấy là vụ việc đang đặt Angela Merkel dưới áp lực. Tại sao điện thoại của bà không được bảo mật? Liệu bà đã thiếu phản ứng? Le Figaro nhận thấy dù là Merkel tỏ ra rất tức giận Hoa Kỳ, nhưng điều đó cũng cho thấy là bà bất lực một phần. Những người “thực tế” nhất xung quanh bà biết rất rõ rằng theo dõi, dù là giữa các nước đồng minh với nhau, là một thực tế.
Le Monde thì cho hay “Barack Obama bị lên án đã chấp thuận việc nghe lén Angela Merkel”. Sự nghi kỵ giữa Berlin và Washington đã đạt đến mức chưa từng thấy kể từ cuộc chiến Irak năm 2003. Trong con mắt người dân Đức, ông Obama giờ đây vừa là một kẻ hèn, vừa là kẻ nói dối. Còn trên bình diện ngoại giao, vụ tai tiếng lần này đã làm lộ rõ mối quan hệ căng thẳng dai dẳng giữa hai quốc gia. Trước đó, mối quan hệ đã bị xấu đi vì hai hồ sơ: khủng hoảng tài chính và Libya. Về điểm thứ nhất, Đức không bao giờ quên được việc Hoa Kỳ chỉ trích Đức về cách điều hành đồng euro, trong khi chính tại Mỹ là nơi xuất phát cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.
Về hồ sơ Libya, Đức đã không tham gia vào chiến dịch can thiệp quân sự năm 2011, vì cho đến phút chót, Berlin vẫn tin rằng Hoa Kỳ vẫn là quốc gia thù nghịch tại đó. Thái độ thay đổi của tổng thống Obama trước Hội đồng Bảo an về hồ sơ này khiến một số lãnh đạo Đức tin rằng tổng thống Mỹ không đáng tin cậy.
Báo L’Humanité quan sát sự việc dưới góc nhìn kinh tế, khi chạy tựa « Liệu dọ thám có tác động gậy ông đập lưng ông hay không?”. Giờ đây vụ tai tiếng bắt đầu làm cho các tập đoàn đa quốc gia tại Hoa Kỳ quan ngại khả năng trì hoãn, thậm chí là ngưng các cuộc đàm phán về tự do mậu dịch giữa đôi bờ Đại Tây Dương. Sau Đức, Pháp và Ba Lan, đến lượt Tây Ban Nha lên tiếng yêu cầu Mỹ giải thích về việc nghe lén hàng chục triệu cuộc điện đàm của các kiều dân Tây Ban Nha. Trong khi đó, tại Đức, một thăm dò cho thấy có đến gần 60% người được hỏi cho rằng nên đình chỉ các cuộc thương thuyết giữa châu Âu và Hoa Kỳ.
« Hoạt động gián điệp : Washington vẫn chống cự với châu Âu » là nhận định của nhật báo kinh tế Les Echos. Trong trước mắt, chính quyền Hoa Kỳ tìm cách hạn chế tối đa thiệt hại bằng cách thông tin nhỏ giọt nhằm xoa dịu tình hình. Cơ quan tình báo quốc gia NSA phủ nhận mọi nguồn tin do báo chí Đức đưa ra, theo đó tổng thống Mỹ Barack Obama đã biết việc nghe lén các cuộc điện đàm của bà Angela Merkel từ năm 2010. Dĩ nhiên, Nhà Trắng phải phản công lại khẳng định rằng chương trình đã được chấm dứt ngay khi ông Obama biết sự việc.
Thế nhưng, Les Echos quan sát thấy một số quan chức khác chính phủ có những lời lẽ không mấy ôn hòa lắm. Cựu ngoại trưởng Madeleine Albright kêu gọi châu Âu không nên có thái độ đạo đức giả. Bà nhắc lại rằng các cơ sở tình báo của Pháp cũng từng nghe lén bà khi bà còn giữ chức vụ đại sứ tại Liên Hiệp Quốc.
Dân biểu Cộng hòa, ông Peter King, chuyên gia phản gián cho là « tổng thống Mỹ phải chấm dứt việc xin lỗi và phải giữ thế tự vệ. Trên thực tế là NSA đã cứu sống hàng ngàn nhân mạng, không chỉ có ở Hoa Kỳ mà cho cả Pháp, Đức và nhiều nơi khác trên toàn châu Âu ». Trên báo chí Mỹ, Nhà Trắng cũng ngầm bắn đi một thông điệp rằng châu Âu cũng nên hạ bớt cơn giận, bằng không họ sẽ gánh lấy rủi ro thấy các chương trình nghe lén của châu Âu bị tiết lộ.
Một lời đe dọa ???
Tác giả nhắc lại khi mới lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản hồi cuối năm rồi (2012), Tập Cận Bình phát ra nhiều tia hy vọng cải cách chính trị, nhắm đến xây dựng một nhà nước pháp quyền. Thế nhưng, hành động lại không đi đôi với lời nói. Người lãnh đạo mới đã củng cố quyền lực của Đảng trên cả quyền lực Nhà nước, làm hồi sinh chủ nghĩa Mao, tăng cường kiểm duyệt và trấn áp trên mọi phương diện nhằm đe dọa tầng lớp trí thức và dập tắt mọi sự bất mãn.
Theo P. Grangereau, bàn tay sắt đó chủ yếu đè nặng lên Tân Cương, nơi có đông dân theo đạo Hồi sinh sống và Tây Tạng. Người dân tại hai khu vực này phản đối chính sách Hán hóa của chính phủ. Còn đối với chính dân tộc Hoa, ở một số người, sự thất vọng đó lại nhường chỗ cho đôi khi là sự cam chịu, đôi khi lại là một sự thách thức. Mạng Internet, phương tiện ngôn luận duy nhất có sẵn ngày càng bị khóa mõm. Mùa hè rồi, ông Tập Cận Bình đã hùng hồn tuyên bố: “Internet đã trở thành mảnh đất chính cho cuộc chiến tư tưởng […] giữa chế độ chúng ta và các thế lực phương Tây thù nghịch […] và cũng đừng nên sợ rút gươm ra”.
Tháng Chín vừa qua, tòa án Tối cao còn ra thông báo những ai “tung tin đồn nhảm” hay “thông tin sai lệch” với “hơn 5000 lượt người xem” trên mạng hay “được chuyển đi đến hơn 500 lần” kể từ giờ sẽ bị kết án đến ba năm tù.
“Thú nhận”
Tính từ trung tuần tháng Tám đến nay, hơn 450 người đã bị bắt giữ. Phần lớn những người bị chính quyền bắt giam đều được thả đổi lại với lời “thú nhận”. Không chỉ tấn công vào giới blogger hay các nhà đấu tranh nhân quyền, chính quyền Bắc còn đánh vào giới trí thức như giáo sư đại học hay luật sư, những người ủng hộ cho dân chủ. Điển hình là vụ sa thải ông Hạ Nghiệp Lương khỏi đại học Bắc Kinh danh tiếng trong tháng này, chỉ vì ông dám bày tỏ quan điểm ủng hộ dân chủ trong những năm gần đây. Ông Hạ Nghiệp Lương cũng đã ký vào bản Hiến chương 08 của Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa Bình 2008, bị kết án 11 năm tù.
Hay như việc bắt giam luật sư Hứa Chí Vĩnh vào tháng Tám này với tội danh “tụ tập đám đông gây rối trật tự công cộng”. Một triệu phú nổi tiếng là Vương Công Quyền, lên tiếng ủng hộ luật gia cũng vô tù. Đặc biệt là vụ bắt giam luật gia Quách Phi Hùng vào ngày 08/8 với tội danh “gây rối nơi công cộng”. Nhà đấu tranh cho nhân quyền này đã tung ra một chiến dịch chống tham nhũng yêu cầu các quan chức phải công khai tài sản của họ và gia đình. Hành động này của ông gây lúng túng cho Tập Cận Bình và gia đình, vốn sở hữu ít nhất 291 triệu euro, theo như một điều tra của hãng Bloomberg.
Đối tượng cuối cùng mà tác giả đề cập đến là giới phóng viên. Những người này phải “trải qua một kỳ kiểm tra” để đổi thẻ nhà báo. Một trong số họ đã phải thú nhận trên truyền hình quốc gia đã nhận hối lộ (chúng tôi sẽ nhắc lại trong bài kế tiếp). Thế nhưng, theo tác giả, bất chấp sự kiểm duyệt, nhiều vụ việc không mấy gì hay ho lắm cũng bị báo chí và cư dân mạng lật tẩy: thực phẩm không an toàn, tra tấn trong các trại cải tạo, cưỡng chế phá thai, “nhà tù đen”, những cái chết đáng ngờ của phạm nhân, lỗi tư pháp…Những vụ việc này được tung lên và lan rộng trên mạng xã hội, được giới trí thức ủng hộ tự do bình phẩm, dòng thông tin liên tục đó bị cho là đã ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của đảng. Xuất phát từ điểm này, chính quyền đã tung ra chiến dịch khôi phục hình ảnh bằng cách hạ uy tín các nhà đối lập.
Bắc Kinh thu hình lời ăn năn của một nhà báo bị bắt giam, giới báo chí lo sợ
Và một trong những biện pháp đang được Bắc Kinh sử dụng, buộc các nhà đấu tranh, hay những nhà viết blog nổi tiếng bị chính quyền nhốt tù phải lên tiếng thú nhận tội lỗi công khai trên đài truyền hình. Chủ đề này được báo Le Monde phản ảnh lại qua bài viết đề tựa “Sự ăn năn của một phóng viên bị bắt giam được thu hình làm dấy lên nỗi sợ sự trở lại của một nền tư pháp mang tính trừng trị”.
Theo Brice Pedroletti, thông tín viên báo Le Monde tại Bắc Kinh nhận định “Những lời ăn năn của phóng viên Trần Vĩnh Châu được thu hình từ nhà giam hôm thứ Bảy 26/10 khiến giới nhà báo tại Trung Quốc cảm thấy rụng rời và làm dấy lên nhiều nghi vấn mới”.
Trước ống kính camera, phóng viên trẻ tuổi đã nhìn nhận dàn dựng thông tin giả theo lời sự xúi giục của một nhà trung gian bí ẩn. Người này có lẽ đã hậu hĩnh trả cho anh ta một khoản tiền lớn nhằm bôi nhọ uy tín của tập đoàn công nghiệp Trung Liên Trọng Khoa, chuyên sản xuất các máy móc cho công trường.
B. Pedroletti nhớ lại khi Trần Vĩnh Châu bị bắt hôm 18/10 tại Quảng Châu dưới tội danh bôi xấu thanh danh tập đoàn bán quốc doanh trên, ngay lập tức anh trở thành biểu tượng của việc khóa mõm truyền thông. Cơ quan chủ quản anh, tờ Tân Khoái Báo, còn đưa tít lớn trên trang nhất hôm thứ Tư 23/10 vừa qua, “Vui lòng thả anh ta ra!”. Theo B. Pedroletti, chưa bao giờ một tòa báo Trung Quốc cho đến nay dám thách thức bộ máy cảnh sát một cách công khai như vậy. Ngày hôm sau, tòa báo này còn lặp lại lời thỉnh cầu trên, cùng với sự ủng hộ của một bộ phận báo chí được cho là “tự do”, chống lại việc bắt giam vô số nhà báo và blogger trong vòng ba tháng qua.
Tác giả bài viết cho rằng thái độ quay ngoắc này gây lúng túng cho giới truyền thông, vốn dĩ cũng đang bị tham nhũng gặm nhấm. Một vị quan chức trong ngành này, ủng hộ nhà báo bị bắt trên, xin giấu tên, giải thích với B. Pedroletti: “Kiểu làm việc này (nhận tiền để bôi nhọ đối thủ) khá phổ biến trong giới nhà báo kinh tế. Điều đó đã tạo ra một mối nghi ngờ về Trần Vĩnh Châu và chúng tôi cũng không thể nào ủng hộ anh ta được nữa. Dĩ nhiên là những tờ báo nào đứng về phía anh ta cũng bị một vố đau. Lối thoát duy nhất là kêu gọi tôn trọng trình tự tố tụng. Chắc chắn là việc Đài truyền hình trung ương CCTV có thể tiếp cận phạm nhân tại nhà giam là điều không bình thường”.
Đối với một số báo theo xu hướng “tự do” như tờ Nam Phương Chu Mạt, sự việc trên cho thấy có sự thao túng quá đáng: “Một ký giả không thể đăng một bài viết như anh ta muốn, vì còn phải thông qua ban biên tập”. Bởi vì, trong vụ án này, lẽ ra nạn nhân của sự vu khống phải kiện tòa soạn. Thế mà, chính cảnh sát lại bắt giữ phóng viên Trần, cạo trọc đầu anh và điều khiển anh ta “giống y như là hồi Cách mạng Văn hóa”.
Theo quan điểm của tác giả, những lời hối cải của Trần Vĩnh Châu nhằm phục vụ cho một mục đích. Đối với phần đông khán giả, vụ việc lật tẩy một bộ mặt mới của nạn tham nhũng. Mặt khác, vụ trấn áp này của chính quyền làm dấy lên nỗi sợ sự trở lại của một nền công lý mang tính trừng trị.
Vụ tấn công khủng bố tự sát đầu tiên tại Thiên An Môn?
Trở lại với báo Libération nhưng trên lãnh vực an ninh tại Trung Quốc. Hôm qua, thứ Hai 28/10/2013, một chiếc xe jeep đã lao thẳng vào tấm ảnh chân dung to lớn Mao Trạch Đông và bốc cháy ngay Thiên An Môn làm thiệt mạng ít nhất 5 người và 38 người khác bị thương. Tờ báo chạy tựa giả định “Một vụ khủng bố tự sát đầu tiên tại Thiên An Môn?”. Trong khi đó chính quyền Bắc Kinh phát lệnh truy nã hai người đàn ông gốc Tân Cương.
Hôm qua, ngay sau khi vụ việc xảy ra, phát ngôn viên chính phủ, ông Hoa Xuân Anh đã phủ nhận mọi lời bình phẩm về bản chất của sự việc. Dù vậy, cảnh sát Bắc Kinh đã phát đi một lệnh truy nã mà Libération được tham khảo. Đó là hai người đàn ông gốc Tân Cương, tên gọi Youssef Ashanti và Youssef Oumarniaz.
Đây cũng là khu vực xảy ra nhiều vụ tấn công và đối đầu dữ dội nhất giữa tộc người Duy Ngô Nhĩ bản địa theo đạo Hồi với cảnh sát trong năm nay. Và dường như cuộc điều tra đang được tiến hành theo chiều hướng này.
Điều tác giả ngạc nhiên nhất là ngay sau sự cố, nhiều phóng viên nước ngoài tại chỗ đã bị câu lưu và các tấm ảnh chụp được đã bị xóa. Vô số các ảnh về sự việc được đưa lên mạng tiểu blog đã bị an ninh mạng Internet nhanh chóng rút xuống. Tác giả nhận thấy ý đồ muốn xóa sạch dấu tích của vụ tấn công còn đi xa hơn nữa. Bản tin “nóng” của tờ Nhân dân Nhật báo đã biến mất ít phút sau đó. Tin thời sự quốc gia phát lúc 19g không hé một từ nào về vụ việc. Việc dọn dẹp hiện trường được thực hiện với một hiệu quả đến mức, chỉ mất có vài giờ không còn một vết tích nào để lại.
Dù vậy, cũng không thể nào dập tắt được tính hiếu kỳ của người dân. Trong suốt ngày hôm qua, nhiều giả thuyết đã được đưa ra dồn dập. Nghệ sĩ Ngải Vị Vị trên trang blog của mình đặt ra các nghi vấn “Pháp Luân Công, những nhà ly khai độc lập Tân Cương hay Tây Tạng, hay là những lực lượng khác được cho là ‘thù nghịch’?”. Đại đa số dân chúng đều cho rằng đây là một vụ tấn công khủng bố tự sát. Và những kẻ khủng bố chắc chắn là muốn nhắm vào hình tượng Mao Trạch Đông, biểu tượng của chế độ độc đảng duy nhất. Một quan điểm được nhà đối lập Hồ Giai đồng chia sẻ. Ông nói: “Chừng nào bóng ma của kẻ chuyên chế phát xít chưa được loại bỏ, chừng ấy sẽ không có dân chủ lẫn tự do tại Trung Quốc. Nếu phải có hai thứ cần đốt bỏ tại Thiên An Môn, đó là xác ướp của Mao và chân dung của ông ta”.
Nghe lén thủ tướng Đức, quan hệ Mỹ – Đức căng thẳng
Về thời sự quốc tế, các báo Pháp hôm nay vẫn tập trung khai thác chủ đề Thủ tướng Đức Angela Merkel bị nghe lén, dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhật báo thiên hữu Le Figaro chạy tít lớn trên trang nhất “Merkel bị nghe trộm: cơn phẫn nộ của Đức đối với Mỹ vẫn chưa hạ”.
Theo giới quan sát, mối quan hệ song phương Đức-Hoa Kỳ có lẽ đang rơi vào giai đoạn băng giá. Người dân Đức khám phá ra rằng Hoa Kỳ không thật sự là bạn. Các lời chỉ trích Mỹ đã vượt qua cả giới hạn chính trị. Sau đảng Xã hội-Dân chủ, một số chính khách bảo thủ bắt đầu lên tiếng yêu cầu đình chỉ các cuộc thương thuyết về trao đổi tự do mậu dịch cho đến khi nào vụ việc được làm sáng tỏ.
Trên bình diện chính trị, tờ báo nhận thấy là vụ việc đang đặt Angela Merkel dưới áp lực. Tại sao điện thoại của bà không được bảo mật? Liệu bà đã thiếu phản ứng? Le Figaro nhận thấy dù là Merkel tỏ ra rất tức giận Hoa Kỳ, nhưng điều đó cũng cho thấy là bà bất lực một phần. Những người “thực tế” nhất xung quanh bà biết rất rõ rằng theo dõi, dù là giữa các nước đồng minh với nhau, là một thực tế.
Le Monde thì cho hay “Barack Obama bị lên án đã chấp thuận việc nghe lén Angela Merkel”. Sự nghi kỵ giữa Berlin và Washington đã đạt đến mức chưa từng thấy kể từ cuộc chiến Irak năm 2003. Trong con mắt người dân Đức, ông Obama giờ đây vừa là một kẻ hèn, vừa là kẻ nói dối. Còn trên bình diện ngoại giao, vụ tai tiếng lần này đã làm lộ rõ mối quan hệ căng thẳng dai dẳng giữa hai quốc gia. Trước đó, mối quan hệ đã bị xấu đi vì hai hồ sơ: khủng hoảng tài chính và Libya. Về điểm thứ nhất, Đức không bao giờ quên được việc Hoa Kỳ chỉ trích Đức về cách điều hành đồng euro, trong khi chính tại Mỹ là nơi xuất phát cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.
Về hồ sơ Libya, Đức đã không tham gia vào chiến dịch can thiệp quân sự năm 2011, vì cho đến phút chót, Berlin vẫn tin rằng Hoa Kỳ vẫn là quốc gia thù nghịch tại đó. Thái độ thay đổi của tổng thống Obama trước Hội đồng Bảo an về hồ sơ này khiến một số lãnh đạo Đức tin rằng tổng thống Mỹ không đáng tin cậy.
Báo L’Humanité quan sát sự việc dưới góc nhìn kinh tế, khi chạy tựa « Liệu dọ thám có tác động gậy ông đập lưng ông hay không?”. Giờ đây vụ tai tiếng bắt đầu làm cho các tập đoàn đa quốc gia tại Hoa Kỳ quan ngại khả năng trì hoãn, thậm chí là ngưng các cuộc đàm phán về tự do mậu dịch giữa đôi bờ Đại Tây Dương. Sau Đức, Pháp và Ba Lan, đến lượt Tây Ban Nha lên tiếng yêu cầu Mỹ giải thích về việc nghe lén hàng chục triệu cuộc điện đàm của các kiều dân Tây Ban Nha. Trong khi đó, tại Đức, một thăm dò cho thấy có đến gần 60% người được hỏi cho rằng nên đình chỉ các cuộc thương thuyết giữa châu Âu và Hoa Kỳ.
« Hoạt động gián điệp : Washington vẫn chống cự với châu Âu » là nhận định của nhật báo kinh tế Les Echos. Trong trước mắt, chính quyền Hoa Kỳ tìm cách hạn chế tối đa thiệt hại bằng cách thông tin nhỏ giọt nhằm xoa dịu tình hình. Cơ quan tình báo quốc gia NSA phủ nhận mọi nguồn tin do báo chí Đức đưa ra, theo đó tổng thống Mỹ Barack Obama đã biết việc nghe lén các cuộc điện đàm của bà Angela Merkel từ năm 2010. Dĩ nhiên, Nhà Trắng phải phản công lại khẳng định rằng chương trình đã được chấm dứt ngay khi ông Obama biết sự việc.
Thế nhưng, Les Echos quan sát thấy một số quan chức khác chính phủ có những lời lẽ không mấy ôn hòa lắm. Cựu ngoại trưởng Madeleine Albright kêu gọi châu Âu không nên có thái độ đạo đức giả. Bà nhắc lại rằng các cơ sở tình báo của Pháp cũng từng nghe lén bà khi bà còn giữ chức vụ đại sứ tại Liên Hiệp Quốc.
Dân biểu Cộng hòa, ông Peter King, chuyên gia phản gián cho là « tổng thống Mỹ phải chấm dứt việc xin lỗi và phải giữ thế tự vệ. Trên thực tế là NSA đã cứu sống hàng ngàn nhân mạng, không chỉ có ở Hoa Kỳ mà cho cả Pháp, Đức và nhiều nơi khác trên toàn châu Âu ». Trên báo chí Mỹ, Nhà Trắng cũng ngầm bắn đi một thông điệp rằng châu Âu cũng nên hạ bớt cơn giận, bằng không họ sẽ gánh lấy rủi ro thấy các chương trình nghe lén của châu Âu bị tiết lộ.
Một lời đe dọa ???
0 comments:
Post a Comment