Wednesday, August 5, 2015

Những xóm nổi 3 không giữa trung tâm Hà nội


</div><br />   Xóm Nổi không khác gì một đống phế liệu. Xóm Nổi tồn tại đã hơn 20 năm nay, với những những ngôi nhà phao nổi lên trên mặt nước nằm ngay dưới chân cầu Long Biên
Xóm Nổi không khác gì một đống phế liệu. Xóm Nổi tồn tại đã hơn 20 năm nay, với những những ngôi nhà phao nổi lên trên mặt nước nằm ngay dưới chân cầu Long Biên
Courtesy Kienthuc.net

Cách trung tâm Hà nội chỉ 2 cây số, có những xóm nổi trên sông Hồng, ở đây người dân đang sống trên các bè tre tạm bợ trong tình cảnh 3 không: không hộ khẩu, không điện, nước máy và trẻ em không được đến trường. Họ sống như vậy đã 30 năm nay. Cuộc sống của những người dân ở đây ra sao và vai trò của chính quyền địa phương đối với họ thế nào?
Xóm nổi dưới cầu Long Biên
Trên sông Hồng, đọan chảy qua trung tâm Hà nội, ít ai biết rằng giữa phố xá nhộn nhịp, mua bán ồn ào, thì vẫn có những phận đời lặng lẽ để sinh tồn. Đây là những xóm nổi nằm ngay dưới chân cầu Long Biên, đã tồn tại khoảng 30 năm nay.
Dân cư ở đây rất đông đúc, họ là những người lang thang, bỏ quê quán từ nhiều nơi về đây để làm ăn sinh sống. Ở đây, người dân sống giữa sông nước, trong cảnh 3 không: không giấy tờ tùy thân, không có điện và trẻ em thì không biết chữ.
Ông Được, một cựu chiến binh là đại diện cho người dân ở xóm nổi phường Ngọc Thụy, Quận Long biên cho biết, hiện ở xóm này hiện có 28 gia đình với trên 100 nhân khẩu, hầu hết là không có giấy tờ tùy thân. Ông nói với chúng tôi:
“Tôi quê ở Quảng bình đi bộ đội mấy năm thì giải phóng, họ cho về. Song chán nản cảnh xã hội và gia đình thì bỏ nhà ra Hà nội đi lang thang, vậy thôi. Tôi sống ở bãi giữa sông Hồng 25 năm rồi. Bà con ở đây đa số là người ta đã bỏ nhà đi vài ba chục năm rồi, thành ra không ai có hộ khẩu. Ở đây đã có 3 thế hệ rồi, thế hệ này kế tiếp thế hệ kia, song việc giấy tờ hộ khẩu thì rất là khó khăn. ”
Tôi quê ở Quảng bình đi bộ đội mấy năm thì giải phóng, họ cho về. Song chán nản cảnh xã hội và gia đình thì bỏ nhà ra Hà nội đi lang thang, vậy thôi. Tôi sống ở bãi giữa sông Hồng 25 năm rồi. Bà con ở đây đa số là người ta đã bỏ nhà đi vài ba chục năm rồi, thành ra không ai có hộ khẩu
một cựu chiến binh
Chị Ngân, một người thuộc thế hệ thứ 2 sinh ra ở xóm nổi cho biết, tất cả dân ở đây đều là người tạm cư, trai gái gặp nhau thành vợ thành chồng hầu hết không có hôn thú, nên con cái sinh ra cũng chẳng có giấy khai sinh nếu như bố mẹ không có giấy tờ. Chị bày tỏ:
“Mình ở trên sông, mình làm trên những cái thùng phi rồi đóng ván lên. Các lớp tuổi như các ông, các bà thì giấy tờ thì không có gì, nhưng bọn trẻ con thì đứa có, đứa không vì tùy theo bố, theo mẹ. Trước đây thì họ có đuổi, song bây giờ thì họ không đuổi nữa. Ở đây thì mùa mưa rất vất vả, mình phải chuyển đồ lên, chuyển đồ xuống. Còn điện thì dùng bình ắc quy đi nạp ở trên phố, nước thì dùng nước giếng khoan. ”
Họa sĩ Mai Dũng một nhà hoạt động xã hội ở Hà nội, thành viên của tổ chức XHDS Cứu lấy Dân oan, một tổ chức đã nhiều lần giúp đỡ và trợ giúp cho bà con tại khu vực này nhận xét:
“Tôi nghĩ rằng cách xa trung tâm thủ đô không có bao nhiêu mà có một cuộc sống có thể nói là rất tồi tệ như vậy, tức là họ phải sống trên những cái phao làm bằng tôn, bằng thùng phuy che chắn bằng tre, gỗ sống trôi nổi trên mặt nước. Và họ không hề có giấy tờ tùy thân, vì không được chính quyền cấp bất kỳ thứ giấy tờ nào để thừa nhận sự tồn tại của họ hiện nay. Hơn thế nữa, họ không hề nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào từ nhà nước, theo tôi đây là điều hết sức vô lý.”
Nói về kế sinh nhai của những người ở đây, ông Được cho biết, phần lớn dân cư ở đây làm những nghề tự do, như bốc vác, gánh hàng thuê, xe ôm, thu mua đồng nát... Ông nói với chúng tôi:

Dân nơi đây có thể nói là những người nghèo nhất Hà Nội. Courtesy TCTN Phía Trước
Dân nơi đây có thể nói là những người nghèo nhất Hà Nội. Courtesy TCTN Phía Trước

“Thì ở đây mọi người họ không có công ăn việc làm ổn định, cho nên chỉ biết đi nhặt ve chai phế thải hay đi làm thuê làm mướn thôi, vì đâu có nghề nghiệp gì mà đi làm được.”
Chị Ngân tiếp lời:
“Trước thì tôi bán hàng trên cầu Long biên, nhưng nay thì trên cầu Long biên họ đuổi không cho bán, thì mọi người cũng không biết làm gì để có tiền mua bán các thứ. Nay thì trời thì mưa gió như thế này, nếu như trời không mưa thì mình có thể đi nhặt giấy (để bán), nhưng nay trời mưa thì giấy ướt mình không đi được.”
Không quan tâm hay không biết?
Điều mà người dân ở đây lo lắng nhất là trẻ em không được đi học, nói về lý do các cháu nhỏ không được đến trường, ông Được ghi nhận:
“Chúng tôi bữa no, bữa đói nên thiệt thòi nhất là các cháu vì bây giờ không có điều kiện cho các cháu ăn học. Vì các thế hệ ở đây lớn lên khi gặp nhau thì lấy nhau, rồi ăn ở với nhau nên pháp luật chẳng công nhận, các cháu thì phải theo mẹ hay bố để có giấy khai sinh để đi học nên rất thiệt thòi. Mặt khác, mỗi tháng cũng 5-6 triệu tiền học, trong khi ăn chưa no thì nói chuyện học cũng vất vả đấy.”
Cho dù cuộc sống của người dân gặp muôn vàn khó khăn như vậy, song hầu như các cấp chính quyền địa phương đã không quan tâm đến họ. Ông Được khẳng định:
“Cuộc sống trên phao nổi như thế này nói chung là thì được bữa nào biết bữa đấy thôi, bây giờ về quản lý thì họ (nhà nước) cũng chỉ quản lý về an ninh trật tự thôi. Chứ còn về cuộc sống và quyền lợi của dân thì họ chẳng quan tâm đâu. Khi cần việc gì mà mình đi xin thưa như giấy tờ cho các cháu được học hành thì một số người họ nhận, một số người họ không nhận, khó khăn lắm bác ạ.”
Điều đó cũng nói lên rằng là, nhà nước họ không muốn nhìn nhận, không quan tâm đến những người dân, bởi vì ngay ở trung tâm thủ đô không xa, mà thông tin thì có lẽ họ có biết trong khi trên thế giới họ đều biết và đã giúp đỡ, mà nhà nước tỏ ra không thèm biết
Họa sĩ Mai Dũng
Chúng tôi đã liên lạc với ông Thẩm Bá Phước, Chủ tịch kiêm người phát ngôn chính thức của UBND phường Ngọc Thụy, Quận Long biên để hỏi về vấn đề này, thì ông Phước đã từ chối trả lời.
Trước đây đã có các tổ chức quốc tế cũng như các hội đoàn, cá nhân đã đến thăm và làm từ thiện cho xóm nổi này, đó là các công trình giếng khoan và sân chơi cho trẻ nhỏ, cũng như tặng quà cho người dân. Họa sĩ Mai Dũng đánh giá:
“Điều đó cũng nói lên rằng là, nhà nước họ không muốn nhìn nhận, không quan tâm đến những người dân, bởi vì ngay ở trung tâm thủ đô không xa, mà thông tin thì có lẽ họ có biết trong khi trên thế giới họ đều biết và đã giúp đỡ, mà nhà nước tỏ ra không thèm biết. Không thể nói lý do là không có kênh để đối thoại, tôi nghĩ rằng ở bất cứ địa phương nào cũng có đều có những người đại diện của chính quyền. Theo tôi đây là sự thiếu vắng của tình cảm con người cũng như sự quan tâm của lãnh đạo nhà nước đối với người dân của mình.”
Những người dân ở xóm nổi này cũng có những mơ ước nhỏ nhoi, song theo họ đó chỉ là giấc mơ mà sẽ không bao giờ có được. Chị Ngân bày tỏ:
“Trong tương lai thì mọi người ai cũng ước có một chỗ để có thể đi về, nhưng như bây giờ thì chắc chẳng bao giờ có được. Tất cả những người ở đây ai cũng có quê quán, nhưng ở đó cũng chẳng có nhà, có đất nên muốn về cũng không thể về được. Cho nên mọi mong ước để được lên bờ là xa vời lắm.”
Tương tự như xóm nổi ở Ngọc Thụy này, bây giờ ở giữa trung tâm thủ đô Hà nội những cái tên như Phúc Xá, An Xá, Phú Thượng, Bãi giữa... là tên gọi quen thuộc của những xóm nổi, nơi cư ngụ của những người lang thang, không giấy tờ tùy thân. Họ tồn tại trong tình cảnh như thể bị chính quyền đã quay lưng bỏ mặc và không quan tâm.

0 comments:

Powered By Blogger