Friday, August 28, 2015

Người ít học thường nghèo hơn ! Đông Đức bị ảnh hưởng nhiều.


* Theo AFP - Thứ Năm, ngày 27 Tháng 8 năm 2015
Những người có học vấn thấp thường có nguy cơ ngày càng nghèo ở Đức. Năm 2014 gần một phần ba có tay nghề thấp nhiều hơn 25 tuổi có nguy cơ đói nghèo - nguy cơ đã tăng đáng kể trong vòng mười năm qua, như Văn phòng thống kê Liên bang báo cáo. Tuy nhiên, tỷ lệ trong tổng số dân cư nói chung vẫn tương đối ổn định. Các tổ chức xã hội và tổ chức công đoàn hiện đang kêu gọi cải cách thị trường lao động và đầu tư nhiều hơn trong giáo dục.

Được coi là có nguy cơ nghèo đói, người nào bao gồm tất cả các tiền chuyển nhượng (Transfers) của chính phủ ví dụ như lợi ích con cái hoặc tiền phụ cấp nhà cửa đạt được ít hơn 60 phần trăm thu nhập trung bình. Năm 2014, ví dụ, ngưỡng này cho các hộ gia đình một người có thu nhập hàng tháng dưới 917 € (tính ra chừng 1025$) . Tay nghề thấp là những người chỉ có bằng tốt nghiệp Trung học thực tiển hoặc Trường Chính (Hauptschule) - hoặc không có bằng tốt nghiệp Trường Chính (Hauptschulabschluss) và không được đào tạo nghề.

Trong các năm qua, theo các dữ liệu của Microcensus thì 30,8 phần trăm công nhân có tay nghề thấp có nguy cơ đói nghèo. Vào năm 2005 thì chỉ có 23,1 %. Tại Đông Đức (cộng sản DDR cũ), một tỷ lệ cao hơn đáng kể bị ảnh hưởng - trong khi năm ngoái 37,5 phần trăm người dân của các tiểu bang mới (ghi chú thêm: Các tiểu bang của DDR sau khi Đức thống nhất, sát nhập vào được gọi là mới !) với trình độ giáo dục thấp có nguy cơ nghèo đói, thì tỷ lệ này là 29,8% ở phương Tây (tức Tây Đức cũ). Để so sánh: Trong năm 2005, tỷ lệ nghèo ở phía đông (Đông Đức cũ) vẫn còn là 28,6% và ở Tây Đức là 22,3 %.

Trên toàn bộ dân số thì tỷ lệ nghèo vào năm 2014 ở phía Đông là 19,2 phần trăm và tại phương Tây là 14,5 %. Như vậy tỷ lệ trong một thập niên qua, tương đối vẫn ổn định.

Hiệp Hội Công Đoàn Liên bang Đức (DGB) dựa vào các con số thống kê mới kể trên đưa ra quan điểm là sự giáo dục và sáng kiến ​​đào tạo đã quá hạn (bị chậm trễ !). "Các xí nghiệp và chính sách thị trường lao động được kêu gọi mở khoá đào tạo cho các thanh thiếu niên đến nay bị thiệt thòi trước hoàn cảnh khó khăn và các trợ tá phụ việc đã trưởng thành có cơ hội tốt hơn để học lấy một bằng cấp chuyên môn", Annelie Buntenbach thành viên hội đồng quản trị của DGB nói.

Các tổ chức xã hội cũng kiên quyết đòi hỏi những biện pháp để chống lại đói nghèo. "Sự nghèo đói có nghĩa là bị loại trừ và ở Đức trong một thời gian dài không còn là vấn đề phụ nữa !", Chủ tịch của Hiệp hội Xã hội Đức (SoVD), Adolf Bauer giải thích. Cần thiết chủ yếu là một cuộc cải cách thị trường lao động, đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và đẩy lùi công việc làm bấp bênh.

Ngay cả Liên đoàn xã hội VdK cũng nhìn thấy việc làm bấp bênh là nguyên nhân chính của đói nghèo. "Việc làm bấp bênh chẳng hạn như Minijobs -việc làm có tính cách vay mượn và công việc tạm thời cần phải được kiềm chế," chủ tịch liên đoàn Ulrike Mascher nói. "Mức lương tối thiểu một mình không thể chấn chỉnh được". Các chương trình cho sự tái nhập những người thất nghiệp lâu dài cũng nên được khuyến khích hơn nữa. "Sự đoàn kết nhân dân" đòi hỏi một hội nghị thượng đỉnh nghèo quốc gia, để vạch ra một chương trình khẩn cấp ràng buộc cụ thể chống lại đói nghèo.

Đảng Tả Khuynh cáo buộc chính phủ đã thất bại. Lãnh đạo đảng Tả khuynh Katja Kipping nói : "Không thương xót, những nhà thống kê đã cấp cho chính phủ dưới sự lãnh đạo của bà Thủ tướng Angela Merkel CDU) " một giấy chứng nhận" về chính sách xã hội và lao động tai hại của họ".
.
Thay lời kết: Qua bài chuyển ngữ trên người viết đưa ra nhận định riêng như sau:

+ Trình độ học vấn và nghề chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Chúng ta cần nên lưu ý đến con em liên quan đến lãnh vực này, đúng như người xưa đã dạy :" Nhất Nghệ Tinh, Nhất Thân Vinh". Có nghề là đời sống được đảm bảo. Tay nghề giỏi là thân được sướng.

+ Những người có trách nhiệm ở Đức luôn tìm cách đề cập và đòi hỏi những biện pháp cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó hầu đem lại lợi ích cho người dân.

+ Điển hình, họ biết lo cho dân, mong muốn người dân của Đức có một đời sống tương đối đầy đủ không thiếu thốn. Những người lãnh đạo (các Công Đoàn, hiệp hội cho đến các chính trị gia...) hầu hết đều có tinh thần trách nhiệm cao. Họ lên tiếng đòi hỏi các xí nghiệp cần tạo cơ hội cho những người ít học, thiếu tay nghề để thành phần này có thể học được một nghề hầu vượt qua khó khăn khi kiếm công ăn việc làm trong tương lai.

+ Họ không sợ hãi cúi đầu dạ, họ công khai phê bình các chính sách hoặc đường lối nào không phù hợp của chính phủ và của những người trách nhiệm liên quan đến sự phúc lợi (Wohlstand) của dân Đức nói chung, tương tự như tại các nước Tự Do Dân Chủ Âu-Mỹ !.

Nhìn người lại càng buồn và đau lòng nếu nghĩ đến Việt Nam !!!.
Khi nào thì người dân Việt tại quê nhà mới có được diễm phúc như ở Đức là một ví dụ ?.


Lê-Ngọc Châu (chuyển ngữ và nhận định theo AFP – Nam Đức, xế chiều 28.08.2015)

0 comments:

Powered By Blogger