Debra Black | DCVOnline dịch
Lúc
6 tuổi, từ Hà Nội tới Hong Kong, Lê Lương đến Canada với gia đình cô
nhờ vào lòng hảo tâm của hai xóm đạo gần London, Ontario.
Nay
là một người tư vấn kinh doanh 39 tuổi đang hy vọng sẽ tập họp một nhóm
từ cộng đồng người gốc Việt ở Toronto để giúp bảo trợ cho một gia đình
Syria như một phần của chương trình Lifeline Syria để nhớ lại một thời
đã qua.
Từ khi Lê Lương nghe nói về Lifeline Syria cô biết cô sẽ phải tham gia.
Lương,
một người tư vấn kinh doanh 39 tuổi, đến Canada lúc sáu tuổi (1981) với
mẹ, cha và anh trai cô. Gia đình Lương rời Hà Nội vào năm 1978; họ
trốn khỏi Việt Nam trên một chiếc thuyền đánh cá cùng với 20 người khác.
Lương nói cuộc sống đã trở nên khó khăn cho cha mẹ vì cha cô là người Hoa và mẹ cô là người Việt Nam.
“Có áp lực rất lớn vào thời điểm đó để đuổi người Hoa ra khỏi Việt Nam… tình hình đã thực sự rất lôi thôi trong khu vực Đông Nam Á với Trung Quốc hỗ trợ Campuchia. Họ đã làm cho các gia đình người Hoa khó sống ở Việt Nam.”
Gia
đình Lương không còn cách nào khác hơn là chạy trốn. Cuối cùng họ đã
đến Hồng Kông sau khi bị kẹt một tháng trên một chiếc tàu thiếu thốn
nước và thực phẩm. Họ đã được một tàu hải quân Anh cứu.
Mặc
dù lúc ấy chỉ có 2 tuổi, Lương vẫn nhớ như in một hình ảnh sống động
của cuộc hành trình đó – trước mặt cô là biển xanh vô tận.
Năm
1981, sau khi sống trong một trại tị nạn ở Hong Kong hơn ba năm, Lương
và gia đình cô đến Canada, nhờ vào lòng hảo tâm của hai nhóm tín hữu
Ki-tô giáo trong các cộng đồng làm nông ở Glencoe và Wardsville ở
Middlesex County gần London, Ontario.
Năm sau đó gia đình Lương định cư tại một trang trại – với sự giúp đỡ , chăm sóc và hỗ trợ của xóm giềng. Lương nói,
“Những người này không biết chúng tôi là ai, và không biết chúng tôi sẽ thành người thế nào. Không có điều kiện nào hết, họ đã mở lòng, mở cửa nhà đón chúng tôi đến để giúp đỡ gia đình chúng tôi tất cả mọi thứ từ việc dạy tiếng Anh cho chúng tôi… dạy chúng tôi đi mua sắm… đưa chúng tôi đến nhà thờ và nhận chúng tôi vào trường. Cả làng đã nuôi gia đình của chúng tôi.”
Lương
nói về Lifeline Syria, “Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy buộc lòng phải
giúp”, và hy vọng sẽ giúp dân vùng GTA để tái định cư 1.000 người tị
nạn Syria trong khu vực trong vòng hai năm tới.
Sáng
kiến này được phỏng theo sự thành công của chương trình Operation
Lifeline, khởi đầu vào năm 1979 đã giúp người dân Canada định cư 60.000
người tị nạn cộng sản đến từ Việt Nam, Campuchia và Lào.
Lương
hy vọng sẽ cùng một nhóm trong cộng đồng người gốc Việt ở Toronto để
giúp bảo trợ cho một gia đình, và khoảng 90 người khác sẽ tham dự một
cuộc họp vào tối thứ Tư tại Tòa thị chính Toronto để tìm hiểu thêm về
các chi tiết khác về việc bảo trợ. Một cuộc họp thứ hai sẽ được tổ chức
ngày 29 tháng 7 tại cùng một chỗ.
Alexandra
Kotyk, Giám đốc dự án Lifeline Syria cho biết cuộc họp hôm thứ Tư đã có
đủ người ghi tên. Và chỉ có một vài chỗ cho cuộc họp lần thứ hai. Bà
Kotyk nói các cuộc họp khác được dự đinh tổ chức vào tháng Tám và tháng
Chín.
Hơn
bốn triệu người Syria đã bỏ quê hương đi tị nạn, họ buộc lòng phải
đi khỏi vùng chiến tranh và khủng bố. Liên Hiệp Quốc mô tả cuộc khủng
hoảng người tị nạn Syria là một trong những khủng hoảng tồi tệ nhất
trong gần một phần tư thế kỷ.
Đầu
năm nay, Canada thông báo sẽ nhận 10.000 người tị nạn Syria trong vòng
ba năm tới – đó là chưa kể 1.300 người Canada đã đồng ý nhận từ năm
2014. Thông báo của Canada là để đáp ứng lời yêu cầu của Cao ủy Liên
Hiệp Quốc về Người tị nạn kêu gọi mọi quốc gia bước tới và nhận giúp
người tị nạn.
Lương
cảm thấy có một liên hệ sâu sắc với những người đã bảo trợ gia đình cô –
một liên hệ vẫn bền vững đến ngày hôm nay. Lương nói, “Đó là một tình
bạn lâu dài đã kéo dài nhiều thế hệ.” Mới đây, cô đã đến Glencoe để chào
mừng kỷ niệm 125 năm ngày thành lập giáo xứ.
Ngay
cả khi còn nhỏ và khi đã rời khỏi vùng thôn dã Glencoe, bố mẹ vẫn gửi
cho cô ấy về quê bằng xe lửa và Lương đã sống những mùa hè ở đó với bạn
bè trong làng.
“Tôi đã luôn luôn là một người tin vào việc đền ơn ở một nơi nào đó, bằng một cách nào đó. Chúng ta không nhất thiết cần phải giúp những người đã giúp chúng ta, thay vào đó có thể giúp đỡ người khác. Tôi nghĩ rằng trong thế giới này không có đủ người làm điều đó. Người ta vẫn luôn luôn nghĩ cho mình, về mình, tôi, và tôi. Tôi nghĩ rằng gửi thông điệp về sự đền ơn đã nhận là điều rất quan trọng.”
Khủng hoảng Người Tị nạn qua những con số
0 comments:
Post a Comment