Together We Fight Until Vietnam Has FREEDOM & DEMOCRACY. Vietnamese Communist Party MUST GO !!! Mỗi người chỉ có một đời để sống và một lần để chết. Hãy sống trong liêm sỉ và chết trong niềm kính trọng.
Friday, August 28, 2015
Sâu và Người
Ảnh minh họa
File photo
Nếu
có điều gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này thì tôi cho đó là tình thương
giữa con người với con người. Đặc biệt trong bối cảnh của xã hội Việt
Nam hiện nay. Tình thương có thể chữa lành mọi nỗi đau, khơi dậy niềm
tin và ngay cả xóa đi những lỗi lầm quá khứ. Tiếc thay, lãnh đạo CS đa
số không nhìn ra điều này. Một đoạn băng hình (video clip) ghi lời cám
ơn của một phụ nữ dân oan Dương Nội, chị Cấn Thị Thêu, đã được đánh giá
là một bài diễn văn xúc động và hay nhất mà không có một lãnh đạo CSVN
nào có khả năng vượt qua. Lý do thật đơn giản: lời nói của chị chân
thành và tràn đầy tình thương.
Nghe
chị, người ta nghe cả tiếng kẻng, tiếng trống, mùi khói, mùi rơm mà
người dân đốt lên để giữ đất. Rồi người ta nghe luôn cả tiếng máy xúc,
máy ủi trên những cánh đồng lúa xanh tốt của nông dân Dương Nội; người
ta nhìn thấy những mảnh hài cốt của thân nhân họ nằm chơ vơ trên cánh
đồng! Ai đó ví von người nông dân như con cò, con cò ốm o, hiền lành,
cam chịu. Ngày nào cò bỏ ruộng, bỏ cày lên đường theo tiếng gọi của
đảng; ngày nay hòa bình cò gánh trên lưng hàng trăm thứ phí, đất ruộng
lại bị bọn cường hào mới tước đoạt trắng trợn. Cướp có lịnh lạc, có văn
bản đàng hoàng. Thương thân cò như câu ca dao: cái cò đi đón cơn mưa /
tối tăm mù mịt ai đưa cò về!
Là
một nông dân bị cướp trắng, bị tù tội, nhưng trong lời cám ơn, có đến
hai lần chị Cấn Thị Thêu nhắc đến tình thương. Ngược lại, không hiểu sao
những phát biểu của các quan chức thượng tầng, giàu sụ, thường vô cảm,
xa rời nhân dân, xa rời thực tế; đôi lúc nó lại na ná như những câu dân
ta gọi là "tự điển tra ngược".
Người
ta còn nhớ ông Bộ Trưởng chủ nhiệm Ủy Ban Dân Tộc Giàng Seo Phử đã nhận
định về tầng lớp nghèo khó nhất nước như sau: "Bán vé số ở Việt Nam… có
thu nhập cao". Hay phát biểu của ông Nguyễn Văn Chỉnh Phó Giám Đốc Sở
Giao Thông Vận Tải tỉnh Long An khi kiểm tra về tình trạng cây cầu của
tỉnh vừa mới khánh thành đã bị sập ngay một nửa, ông Chỉnh nói: "nửa cây
cầu còn lại hoàn toàn đảm bảo chất lượng để tiếp tục ‘sứ mệnh’… đưa
người dân qua kênh”.
Có
lẽ trong hàng lãnh đạo CS, Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam là người có những
chia sẻ "tình cảm" và lý tưởng nhất. Là một người trẻ, lại có thời gian
du học tại Bỉ; ông Đam đúng ra phải là niềm hy vọng của đất nước. Ông đã
từng được đánh giá là một người nhiệt huyết, giàu niềm tin, gần gũi và
thân thiện với dân. Tuy nhiên, ông có thật lòng với dân, với nước, hay
chỉ qua lời nói? Tôi thích câu định nghĩa về tình thương của nhà giáo
dục lỗi lạc William Arthur Ward. William cho rằng: "Tình thương
không chỉ là một danh từ - nó là một động từ; nó không chỉ là cảm xúc -
nó là sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, và hy sinh".
Cách
đây không lâu, một phát biểu mang tính "cảm xúc" của ông Vũ Đức Đam đã
làm cư dân mạng bàn ra tán vào không ít. Ông Đam cho rằng nếu chúng ta
không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát quốc ca thì đất nước không
thể giàu mạnh được. Tại cuộc gặp gỡ với 40 doanh nhân vào chiều 12/8
vừa qua, ông Đam một lần nữa lại chia sẻ về nỗi ưu tư giàu nghèo của
ông. Ông bảo:“Cần đặt câu hỏi, tại sao chúng ta Tốt mà vẫn cứ Nghèo. Bây giờ phải làm gì?" sau đó ông đã nhấn mạnh: "Nhất định phải đổi mới mạnh mẽ hơn".
Lời
nói phải đi đôi với việc làm, rõ ràng ông Đam thiếu sự chân thành. Nếu
ông thật ưu tư về sự giàu nghèo của dân của nước, ông phải biết dân Sơn
La không có đến cây cầu cho trẻ em đi học. Hàng ngày các cháu phải đu
người bằng dây qua sông. Nhưng cũng chính ông lại là người ký nghị định
cho phép cái tỉnh nghèo đói nhất Việt Nam này dùng 1400 tỉ để xây tượng
ông Hồ.
Nếu chân thành, câu hỏi của ông phải là: làm cách nào chúng ta Tốt hơn để dân bớt khổ và đất nước thoát Nghèo?
Ai ai cũng biết chúng ta NGHÈO
chính vì lãnh đạo không tốt; quan lớn ăn lớn, quan nhỏ ăn nhỏ. Người ta
vừa phát hiện ra hai quan huyện, xã: Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang Huỳnh
Minh Nhơn, Chủ tịch UBND xã Hòa Phú, Mạc Như Siêng; hai ông đã ký quyết
định tự ý cấp đất cho chính vợ mình làm khu du lịch, rồi gian dối để
người khác đứng tên. Những kế hoạch lập ra để hỗ trợ dân nghèo, hỗ trợ
nông thôn cũng bằng vô ích. Đến như con gà giống của dân nghèo Quế An
còn đi lạc vào nhà quan xã; một chế độ tham ô từ Thủ Tướng đến anh xã
trưởng thì hỏi sao đất nước không Nghèo !
Còn cái TỐT
mà ông Đam nói ở trên là nói theo ý đồ của đảng - một nhóm người đặc
quyền đặc lợi chủ trương đi ngược dòng lịch sử. Tư tưởng Mác Lê đã chết,
XHCN đã tan mà lãnh đạo đảng cứ bắt dân học theo Mác Lê và kiên quyết
tiến lên XHCN. Một chủ nghĩa đã bị nhân loại ném vào thùng rác hơn hai
thập niên trước thì tốt ở chỗ nào? Đất nước 90 triệu dân mà chỉ có một
thiểu số 16 người trong Bộ Chính trị thay phiên nhau quyết hết mọi thứ
thì tốt cái gì? Ba mươi năm qua đã đổi mới, đất nước vẫn nghèo, dân vẫn
khổ, nay ông tiếp tục đòi đổi mới nữa thì cũng chỉ là hô khẩu hiệu suông
mà thôi.
Tuần
qua, các trang mạng xã hội đã nóng lên vì hai sự kiện. Một là phát biểu
của một cậu bé 14 tuổi về giáo dục, kế đến là hình ảnh của sinh viên Lê
Nam phản đối việc xây dựng tượng đài nghìn tỉ. Tốc độ lan tỏa của nó
nhanh đến chóng mặt, ông Đam có nghe được tiếng nói của họ không? Vũ
Thạch Minh Tường và Lê Nam chỉ là hai công dân nhỏ nhoi, nhưng lời nói
của các em chân thật và có giá trị tích cực; chính vì thế nó lan tỏa và
tác động đến rất nhiều người. Điều lớn lao ở đây không nằm ở công việc
các em thực hiện mà nó nằm ở chính ý thức của các em. Tôi tin là sau họ,
sẽ có nhiều người khác nữa nối tiếp; bởi thực trạng xã hội ngày nay cần
được báo động. Và cũng bởi vì khi lên tiếng cho lẽ phải; nó đem lại ý
nghĩa cho cuộc sống và sự thanh thản cho tâm hồn của mỗi chúng ta.
Thông
thường giá trị của một lời phát biểu thường dựa vào một số yếu tố. Đầu
tiên nó dựa vào vị trí của người phát biểu, kế đến là sự chân thành, sau
cùng chính là tính xây dựng và hành động thực tiễn của người nói câu
nói ấy. Đa số lãnh đạo CS đều theo chân của Lenin, họ tin rằng một lời
giả dối được nói mãi sẽ trở thành sự thật. Đất nước này cần thay đổi,
người dân VN cần một chính quyền biết lắng nghe. Họ không cần thêm một
lãnh đạo rập khuôn của sự ích kỷ, gian dối, giáo điều và vô cảm.
Nếu Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam chân thành khi cho rằng soạn bộ Bách Khoa Toàn Thư là "một công việc rất linh thiêng, trách nhiệm lớn với dân tộc" thì thay vì chỉ đạo "phải đúng theo quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh" tôi
nghĩ ông nên dùng đoạn nói chuyện của dân oan Cấn Thị Thêu làm lời dẫn.
Bởi các thế hệ mai sau cần được biết những gì đang xảy ra, cần được
nghe tiếng khóc lạc giọng của người nông dân sau 80 năm theo đảng giành
lại chính quyền:
“Tôi
thấy việc chúng nó bắt giam tôi và nhiều bà con Dương Nội nhằm mục đích
cướp đất, đó thực sự là một tội ác. Chỉ vì những món lợi nhuận khổng lồ
từ việc thu hồi đất mà chúng nó đã bất chấp luật pháp bất chấp tình yêu
thương đồng loại để thực hiện những việc làm mà trời không dung, đất
không tha. Biết bao cánh đồng lúa đang xanh tốt của nông dân Dương Nội
đã bị chìm dưới bánh xích của máy xúc, máy ủi. Biết bao nhiêu ngôi mộ bị
ủi phá, xương cốt trắng đồng. Biết bao nhiêu người dân Dương Nội đã bị
công an đàn áp đánh đập dã man. Biết bao người nông dân không chuyển đổi
được nghề nghiệp, bị đẩy vào cảnh cùng quân, thất nghiệp, đói nghèo,
sống không có đất mà làm, chết không có đất mà chôn. Biết bao nhiêu
người dân vô tội bị đẩy vào vòng lao lý. Đó là tội ác tày trời của bọn
quan tham đã gây ra cho dân oan Dương Nội trong suốt gần 10 năm qua”.
Tình
thương có thể chữa lành mọi nỗi đau, khơi dậy niềm tin và ngay cả xóa
đi những lỗi lầm quá khứ. Nếu Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam chân thành ông
phải hiểu và nói lên được điều dân muốn nói. Muốn hết nghèo nên trả lại
cho dân quyền làm chủ đất nước. Nếu tất cả quyền hành cứ nằm trọn trong
tay 16 ủy viên bộ chính trị như hiện nay, thì chúng ta sẽ tiếp tục Nghèo
mãi vì có bao nhiêu đều trôi tuột vào túi cán bộ. Nhà cách mạng vĩ đại
của dân nghèo, Mathama Gandhi đã từng nói: "luôn luôn có đủ cho người nghèo, nhưng không bao giờ có đủ cho người tham lam".
Và
nếu thật chân thành, ông Đam sẽ phải khác các lãnh đạo CS khác. Khác
những ông quan lớn đang ngồi trên chót vót đỉnh trời, xa rời nhân dân,
xa rời thực tế. Nói như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: nếu không nghe được
tiếng than oán của người dân, các ông có còn là Người hay đã thành Sâu?
Ôi những ông quan không Dân trên chót vót đỉnh trời Có nhận ra tôi đang kêu gào dưới đáy Cả một tỷ tôi sao ông không nhìn thấy? Vì tôi vẫn là người mà ông đã là sâu?…
0 comments:
Post a Comment