Anthony Hưng Cao
LGT.-Tác giả là một bác sĩ Nha Khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007, ông đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Xuất Sắc 2010, với hồi ký “My Life,” bài viết chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp Y Khoa, từ nhiều năm qua Hưng Cao còn là người soạn nhạc và là chủ tịch câu lạc bộ Tình Nghệ Sĩ. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
* * *
Gần 30 năm trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ cái cảm xúc khi tôi nhìn thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ lúc tôi vừa bước vào trại chuyển tiếp của người tị nạn ở Battaan vào tháng 6 năm 1988.
Lúc
đó, tôi còn là cậu thanh niên mới bước vào tuổi mười chín và đã trải
qua đến 13 năm sống dưới chế độ cộng sản từ sau cuộc đổi đời 30 tháng 4
năm 1975. Tôi nhớ một cảm xúc rất khó tả, vừa lạ lẫm, vừa tò mò xen lẫn
ngạc nhiên khi lần đầu tiên nhìn thấy lá cờ. Thật ra cảm xúc đó cũng dễ
hiểu đối với những thanh niên cùng trang lứa với tôi lúc đó. Cũng như
bao nhiêu thanh niên khác sau năm 1975 ở Việt Nam, chúng tôi ít khi có
dịp nhìn thấy hình ảnh của lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Hình
ảnh lá cờ vàng có chăng chỉ qua những bài học nhồi nhét lòng căm thù về
ý thức hệ và những câu chuyện bịa đặt xấu xa mà chúng tôi bắt buộc phải
học từ những lớp vỡ lòng về "chế độ cũ" hay chế độ "Mỹ ngụy".
Tôi
có cái may mắn là được ba của tôi, người đã trải qua những năm tháng
phục vụ trong ngành quân y của Việt Nam Cộng Hoà, thỉnh thoảng thì thầm
kể lại những chiến tích oai hùng của quân lực Việt Nam Cộng Hoà mà ông
được chứng kiến, cũng như những việc làm đầy nghĩa cử của các toán quân y
Mỹ và những người lính Việt Nam Cộng Hoà giúp đỡ chăm sóc cho người
dân. Tuy nhiên, những câu chuyện hiếm hoi đó chỉ thỉnh thoảng ông mới
dám kể vì khắp nơi trong xã hội lúc đó là tình trạng "tai vách mạch
rừng", đầy dẫy những tên công an khu vực cộng khai và trá hình.
Năm
1975, tôi chỉ mới vừa 6 tuổi để có một kỷ niệm hay một ý thức nào về lá
cờ vàng ba sọc đỏ. Các bạn trẻ lớp sau tôi chắc chắn còn hoàn toàn mù
tịt hơn về hình ảnh lá cờ ấy, nhất là tệ hại hơn khi chế độ cộng sản đã
cố tình dùng đủ mọi cách để bóp méo và xuyên tạc lá cờ biểu tượng của
nền dân chủ tự do dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà.
Khi
trưởng thành, bước vào ngưỡng cửa trung học, một số chúng tôi bắt đầu
có ý thức hơn về những điều bất công trong xã hội chung quanh và đã có
những tư tưởng chống đối hay phản kháng, nhưng tuyệt nhiên, hình ảnh của
lá cờ vàng trong những năm tháng đó hoàn toàn không là một hình ảnh mà
chúng tôi dựa vào để nung nấu ý chí hay lấy đó làm biểu tượng để đấu
tranh.
Đó là lý do tôi có cảm xúc khá lạ lẫm khi lần đầu được nhìn lá cờ vàng tung bay trong gió trong một ngày hè nóng nực lúc chúng tôi vừa bước chân vào trại tị nạn Battaan. Tôi nhớ tôi đã đứng sựng lại vài giây để nhìn lá cờ cho đến khi mẹ tôi giục mau đi theo gia đình về ngôi nhà cất tạm trong trại để tạm trú trong thời gian chúng tôi ở lại trại.
Đó là lý do tôi có cảm xúc khá lạ lẫm khi lần đầu được nhìn lá cờ vàng tung bay trong gió trong một ngày hè nóng nực lúc chúng tôi vừa bước chân vào trại tị nạn Battaan. Tôi nhớ tôi đã đứng sựng lại vài giây để nhìn lá cờ cho đến khi mẹ tôi giục mau đi theo gia đình về ngôi nhà cất tạm trong trại để tạm trú trong thời gian chúng tôi ở lại trại.
Những
căn nhà nho nhỏ được dựng lên sơ sài bằng gỗ sát vách với nhau. Những
buổi chiều mùa hè, sau khi xong buổi cơm chiều, mọi người trong trại
thường kéo nhau ra ngồi trước căn nhà để tránh cái nóng vẫn còn hầm hập
từ mái tôn toả xuống.
Hàng xóm sát bên nhà của tôi lúc đó là một gia đình gồm 2 vợ chồng và một người con trạc tuổi tôi. Thấy chú hàng xóm hiền lành và thường vẫy tay chào mỗi lần gặp tôi, tôi lân la làm quen và trò chuyện với chú vào những buổi chiều khi ngồi hóng mát. Tôi được chú kể cho biết là chú đã từng phục vụ trong Thủy Quân Lục Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Sau khi ra khỏi trại "cải tạo", gia đình chú vượt biên và may mắn đi thoát. Khi bắt đầu quen với tôi hơn, chú thường cao hứng kể lại những trận đánh mà đơn vị của chú đã từng chạm trán với quân đội cộng sản. Chú kể về trận chiến ác liệt khi tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị với sự tham dự của đơn vị Thủy Quân Lục Chiến của chú.
Hàng xóm sát bên nhà của tôi lúc đó là một gia đình gồm 2 vợ chồng và một người con trạc tuổi tôi. Thấy chú hàng xóm hiền lành và thường vẫy tay chào mỗi lần gặp tôi, tôi lân la làm quen và trò chuyện với chú vào những buổi chiều khi ngồi hóng mát. Tôi được chú kể cho biết là chú đã từng phục vụ trong Thủy Quân Lục Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Sau khi ra khỏi trại "cải tạo", gia đình chú vượt biên và may mắn đi thoát. Khi bắt đầu quen với tôi hơn, chú thường cao hứng kể lại những trận đánh mà đơn vị của chú đã từng chạm trán với quân đội cộng sản. Chú kể về trận chiến ác liệt khi tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị với sự tham dự của đơn vị Thủy Quân Lục Chiến của chú.
Qua
câu chuyện của chú, tôi đã hình dung được niềm vui và những giọt nước
mắt của những người lính khi nhìn thấy lá cờ vàng được phất phới tung
bay trên cột cờ của Cổ Thành sau khi được quân ta chiếm lại. Giọng kể
của chú thật hào hùng và tràn đầy cảm xúc, dường như những kỷ niệm năm
xưa trên chiến trường bên cạnh những người đồng đội đang sống lại trong
lòng của chú. Tôi chợt nhớ lại những câu chuyện kể của ba tôi trước đây,
tuy nhiên trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác hẳn vì lúc đó chúng tôi
đang sống trong nhà tù lớn của cộng sản, nên giọng kể của ông chỉ thì
thầm đủ cho tôi nghe, khác với giọng nói hùng dũng của người lính Thủy
Quân Lục Chiến vì chúng tôi đang được đứng trên mảnh đất tự do.
Tôi còn nhớ một buổi chiều, sau khi kể thêm một vài câu chuyện về quãng đời quân ngũ của chú xưa kia, chú bảo tôi ngồi đợi chú một lúc để chú cho tôi xem một món đồ "rất quý giá". Chú bước vào bên trong nhà và sau đó trở ra với một món đồ gì đó được gói cẩn thận trong những tờ báo cũ. Tôi tò mò muốn biết chú cất món đồ gì trong đó. Đôi tay chú run run thận trọng mở từng tờ giấy báo. Khi tờ giấy báo cuối cùng được bốc ra, một lá cờ vàng cũ với nhiều vết cháy xém đen hiện ra trước mắt tôi.
Tôi còn nhớ một buổi chiều, sau khi kể thêm một vài câu chuyện về quãng đời quân ngũ của chú xưa kia, chú bảo tôi ngồi đợi chú một lúc để chú cho tôi xem một món đồ "rất quý giá". Chú bước vào bên trong nhà và sau đó trở ra với một món đồ gì đó được gói cẩn thận trong những tờ báo cũ. Tôi tò mò muốn biết chú cất món đồ gì trong đó. Đôi tay chú run run thận trọng mở từng tờ giấy báo. Khi tờ giấy báo cuối cùng được bốc ra, một lá cờ vàng cũ với nhiều vết cháy xém đen hiện ra trước mắt tôi.
Giọng chú chợt nghẹn ngào, với ánh mắt rưng rưng:
"Đây
là lá cờ mà chú đã gìn giữ từ sau cuộc chiến ở Cổ Thành Quảng Trị cho
đến nay. Lá cờ này đã thấm máu người bạn thân nhất của chú trong trận
đánh chiếm lại Cổ Thành".
Vợ
của chú đã giúp cất giấu lá cờ trong những năm tháng chú bị bắt đi tù
cải tạo. Trong chuyến vượt biên, chú nhất quyết mang theo vì chú nghĩ
linh hồn của người bạn đồng đội sẽ phù hộ gia đình chú vượt qua những
sóng gió trên biển. Những ngày đói khát trên biển, chú đã ôm lá cờ vào
ngực để chống chọi với cơn khát, cái đói cho đến khi tàu được vớt đưa
vào trại tị nạn..."
Đôi
vai chú chợt run run khi nhắc lại câu chuyện vượt biển với những ký ức
kinh hoàng. Mắt chú rưng rưng ngấn lệ. Tôi rụt rè đưa tay vuốt nhẹ lên
lá cờ vàng. Tôi cảm thấy như có một luồng điện chuyền qua tay tôi từ lá
cờ cũ đã phai màu. Đó là lần đầu tiên trong đời sau 13 năm, tay tôi được
chạm vào lá cờ vàng ba sọc đỏ. Một cảm xúc thật bồi hồi khó tả, vừa tự
hào, vừa trân quý, vừa hãnh diện với những gì mà tôi được nghe từ những
câu chuyện của người lính Thủ Quân Lục Chiến mà tôi tình cờ được quen
biết trong trại tị nạn Battaan. Tuy chú không nói, nhưng tôi biết chắc
chú đang ôm ấp một niềm mong ước một ngày được trở về Cổ Thành Quảng Trị
để dựng lại ngọn cờ vàng ba sọc đỏ như trong một buổi chiều năm xưa
trong trận chiến năm 1972.
Từ
khi ra khỏi trại, tôi không có dịp gặp lại chú nữa. Không biết bây giờ
chú đang định cư ở đâu, còn sống hay đã mất. Tôi mong có phép nhiệm mầu
nếu chú đọc được câu chuyện này để tôi có dịp gặp lại chú, người đã giúp
mang lại cho tôi sự kính trọng và yêu mến lá cờ thiêng liêng chỉ sau
một thời gian ngắn ngủi, mặc dầu tôi đã trải qua 13 năm sống dưới những
sự xuyên tạc bịa đặt của chế độ cộng sản về lá cờ vàng.
***
Chúng tôi đến định cư ở Hoa Kỳ vào cuối tháng 9, khi trời bắt đầu vào Thu với tiết trời se se lạnh.
Hình
ảnh của lá cờ vàng mà tôi được thấy lần đầu tiên ở Hoa Kỳ được treo
trong khu nhà hàng phở Nguyễn Huệ, trên đường Bolsa, gần góc đường Ward.
Kể từ đó đến nay, lá cờ vàng ba sọc đỏ đã trở nên quen thuộc trong
những cuộc biểu tình, những đêm văn nghệ đấu tranh. v.v.. Sau này, khi
thành lập ban hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, chúng tôi thường tổ chức
hay tham gia những buổi văn nghệ đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân
quyền cho quê hương Việt Nam. Hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng xuất
hiện trong một số màn trình diễn của chúng tôi, mỗi khi chúng tôi trình
diễn các bản nhạc đấu tranh như "Vùng Lên Cứu Nước", "Người Việt Nam",
"Hẹn Ngày Về", v.v. Những lá cờ vàng được chúng tôi tự hào cầm trên tay
và phất cao. Trong những giây phút đó, tôi vẫn thỉnh thoảng chợt nhớ đến
hình ảnh lá cờ vàng trong trại tị nạn Battaan mà tôi có dịp chạm tay
vào.
Tháng
Bẩy năm nay, khi vị đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là ông Ted Osius đến gặp
gỡ cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở ngay thủ phủ Little Saigon.
Vì bận việc phải đi xa, nên tôi không có mặt trong buổi tiếp tân hôm đó.
Tuy nhiên, khi đọc những bài báo về cách hành xử của vị đại sứ này đối với lá cờ vàng, tôi hết sức phẫn nộ.
Tôi cố tìm xem lý do gì mà một vị đại sứ Hợp Chủng Quốc như ông, vốn
luôn tự hào là công dân một quốc gia yêu chuộng Tự Do và Công Lý, lại có
một thái độ như vậy đối với một biểu tượng Tự Do của hơn 2 triệu người Việt tị nạn cộng sản.
Sự
bào chữa của ông Osius khi ông cho là đứng chụp hình chung với lá cờ
vàng ba sọc đỏ sẽ gây dẫn đến sự khó khăn trong “việc làm” của ông khi
ông trở lại Việt Nam giúp xây dựng và phát triển sự hợp tác của hai quốc
gia và hy vọng sẽ dẫn đến nền dân chủ, công bình cho Việt Nam, v.v. và
v.v. Tệ hại hơn, vị đại sứ còn than thở rằng ông có thể “bị mất việc”
nếu đứng chụp hình với lá cờ vàng ba sọc đỏ. Hiểu nôm na là việc ông ta
chụp hình với lá cờ vàng có thể làm mấy ông cộng sản ở Hà Nội mất lòng
và vì vậy ông ta có cơ bị mất việc.
Ô
hay. Hà Nội hay Việt Nam đúng là nhiệm sở ngoại giao của ông, nhưng ông
chủ của ông đâu phải là ông chủ của ông đám vua quan hay cái chế độ độc
tài độc đảng ở đó. Ông chủ đích thực của ông -nếu muốn ví von với ông
boss, ông xếp theo kiểu “bị mất việc”- là nước Mỹ, dân Mỹ. Hình như ông
quên ông là vị đại sứ Hoa Kỳ, có nghĩa là người đại diện của cả nước Mỹ,
dân Mỹ, trong đó có hàng triệu binh sĩ Mỹ đã chiến đấu bên lá cờ vàng ở
Việt Nam để bảo vệ tự do dân chủ. Đúng là cuộc chiến đấu ấy đã qua 40
năm, nhưng đừng quên trên 58,000 tử sĩ Mỹ cùng biết bao huy chương cao
quí của nước Mỹ còn mãi mãi giá trị. Và đừng quên tại đất nước tự do dân
chủ này, lá cờ vàng của cộng đồng người Việt đã là một biểu tượng hợp pháp, được các chính quyền dân cử nhiều địa phương nhìn nhận.
Ông Đại sứ có khoe ông là người bảo vệ nhân quyền. Chắc chắn ông thừa biết những cảnh bắt bớ, tra tấn, giam cầm và thủ tiêu các nhà đầu tranh dân chủ trong nước Việt Nam hiện nay. Công việc bảo về nhân quyền ông đang làm là do nước Mỹ, dân Mỹ giao phó cho vị đại sứ của họ chứ không hề do việc giỏi lấy lòng bọn trùm cộng sản mà có.
Ông Đại sứ có khoe ông là người bảo vệ nhân quyền. Chắc chắn ông thừa biết những cảnh bắt bớ, tra tấn, giam cầm và thủ tiêu các nhà đầu tranh dân chủ trong nước Việt Nam hiện nay. Công việc bảo về nhân quyền ông đang làm là do nước Mỹ, dân Mỹ giao phó cho vị đại sứ của họ chứ không hề do việc giỏi lấy lòng bọn trùm cộng sản mà có.
Ông Đại Sứ thường cho thấy là ông am hiểu ngôn ngữ, văn hóa Việt. Tôi
mong ông sẽ có dịp hiểu biết thấu đáo hơn về lịch sử, văn hóa và lòng
người để hành xử xứng đáng với vị trí của một vị Đại sứ Hoa Kỳ.
***
Lá cờ vàng ba sọc đỏ với chiều dài của lịch sử Việt Nam đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, vinh quang lẫn tủi nhục, nhưng mãi mãi là niềm tự hào của người dân Việt Nam yêu Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền.
Dù đã 40 năm bị chế độ cộng sản cấm đoán, đàn áp, nhưng nay trong nước Việt Nam hiện nay, lá cờ ấy vẫn là một niềm tin. Mới đây, anh Nguyễn Viết Dũng, dù đang sống trong chế độ cộng sản, nhưng anh vẫn công khai treo lá cờ vàng ba sọc đỏ ngay trước nhà của mình ở Nghệ An? Thái độ và việc làm của anh Dũng đã làm cho chế độ cộng sản phải run sợ và ra tay bắt giam anh.
Như những người Việt tự do tại hải ngoại vẫn ngày càng đông hơn, mạnh hơn, tôi tin rằng một ngày mai không xa, lá cờ vàng ba sọc đỏ lại có dịp ngạo nghễ tung bay phất phới trên quê hương Việt Nam. Biết đâu chừng ngày đó, tôi sẽ có dịp thấy lại lá cờ vàng với những vết tích của cuộc chiến trên Cổ Thành Quảng Trị năm nào và được ôm lá cờ thân yêu vào lòng.
Anthony Hưng Cao
0 comments:
Post a Comment