Tuesday, August 9, 2011

TỪ NẤM ĐẤM SẮT ĐẾN CHẤN SONG SẮT

(MỘT KẾT THÚC TẤT YẾU CỦA ĐỘC TÀI & THAM NHŨNG )

Sáng ngày 3/8/2011 Tại học viện cảnh sát quốc gia Ai cập thủ đô Cairo Phiên tòa xét xử cựu tổng thống Hosni Mubarak đã khởi động – Vị “Pharaon” một thời nay 83 tuổi, đang đối diện với án treo cổ ( tử hình ) . Ngoài ra, còn có cựu bộ trưởng nội vụ Habi al-Adly và 6 tướng lĩnh an ninh, tay chân của Mubarak. Tất cả họ bị buộc tội chiếm đoạt hàng triệu USD công quỹ và ra lệnh giết hại 850 người biểu tình trong cuộc nổi dậy lật đổ chính quyền ngày 25-2.

Khởi đầu của Hosni Mubarak

–Một tuần, sau sự kiện 6/10/1981– du kích quân hồi giáo cực đoan Ai Cập tổ chức đột kích ám sát tổng thống đương nhiệm Anwar Sadat trong một cuộc duyệt binh . Muhammad Hosni Sayyid Mubarak sinh ngày 4/5/1928từ vị trí Phó lên làm Tổng Thống Ai Cập, qua trưng cầu ý dân do quân đội hậu thuẩn, nắm quyền ngày 13/10/1981.

( Hosni Mubarak và TT Anwar Sadat ( bên phải ) – khoản 15 phút trước cuộc đột kích – 6/10/1981 )

Kể từ đó ( 1981 ) vị tổng thống xuất thân là Tư Lệnh Không Quân được hậu thuẩn của quân đội và Đảng Dân chủ quốc gia (NPD) đã liên tục nắm quyền qua 4 lần tái đắc cử, mổi nhiệm kỳ 6 năm . Đến 10/9/2005 trong lần bỏ phiếu để tái nhiệm, ủy ban bầu cử thông báo kết quả ông được 88,5% số phiếu nhưng chỉ có 23% người dân đi bầu gây nhiều tranh cải phân hóa trong ( NPD ) và hệ thống chính trị Ai cập .

Hào quang binh nghiệp sáng chói của Hosni Mubarak trong đối đầu với quân đội Israel trước kia, ( cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào quân Israel trên bán đảo Sinai 1973) một phần bị lu mờ bởi đệ nhất phu nhân trẻ đẹp nhỏ tuổi hơn ông một con giáp có hai quốc tịch Ai cập – Anh : Suzanne Mubarak và hai con trai : Alaa Mubarak và Gamal Mubarak.

(Gia đình ông Mubarak: (từ trái sang phải) Alaa (con trai trưởng), bà Suzanne, ông Mubarak và Gamal.: AFP)

Gần ba thập niên trị vì Ai Cập, quyền lực như một “ Pharaon” – nhiều khoản tài chính lớn của quốc gia bị gia đình Mubarack tham nhũng biển thủ che đậy êm ái thông qua “hoàng tử” Gamal Mubarak, 41 tuổi, MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh) Phái viên điều phối các chi nhánh ngân hàng Bank of America tại Cairo và London, Tổng thống Mubarak có nhiều cơ ngơi ở Manhattan, biệt thự Beverly Hills trên đường Rodeo Drive. Hai con trai đều là tỷ phú – Gamal lập ra công ty tài chính Medinvest Associates ở London năm 1996. Medinvest lại thuộc quyền sở hữu của một quỹ đầu tư chứng khoán ở đảo Cyprus là Bullion Company. Theo tiết lộ từ ngân hàng EFG-Hermes, Gamal Mubarak sở hữu một nửa công ty Bullion, và hồ sơ ở Cyprus cũng cho thấy Alaa Mubarack có tên trong hội đồng quản trị của quỹ này. Bullion sở hữu 35% vốn các hoạt động đầu tư tư nhân trong các lãnh vực dầu khí, sắt thép, ximăng, thực phẩm và du lịch do quỹ này quản lý – khoảng 999 triệu USD. EFG-Hermes cho biết giao dịch từ Bullion thông qua EFG-Hermes chỉ chiếm 7% doanh số của ngân hàng này nhưng không cho biết chi tiết.

Và ngay cả sau khi quyết định gia nhập chính trường theo ý cha mình từ năm 2000 khi ông Mubarak bổ nhiệmGamal làm tổng thư ký đảng Dân chủ quốc dân (NPD) do Mubarak sáng lập , “hoàng tử” Gamal vẩn không ngừng “thu vén” bổ xung thêm cho ngân khố của mình. Theo Thời Báo Kuwait ngày 6/3 đưa tin Gamal và Alaa Mubarak, hai con trai của cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã nhận những khoản hoa hồng lớn từ Tel Aviv để chấp thuận cho việc xuất khẩu khí đốt của Ai Cập sang Israel. Theo báo trên, mỗi người đã nhận 2,5% tiền hoa hồng từ một hợp đồng Ai Cập cung cấp 40% khí đốt tự nhiên cho Israel để sản xuất điện thông qua cựu Bộ trưởng Dầu mỏ Ai Cập Sameh Fahmi với Hussein Salem, một doanh nhân rất thân cận với gia đình ông Mubarak và các quan chức Israel.. Các hợp đồng này trị giá 10 tỷ USD (7,4 tỷ euro) có thời hạn trong 20 năm, bắt đầu từ 2008 –Đây là điển hình cho một trong nhiều phi vụ mà thê tử Mubarack cất và hạ cánh an toàn .

Nhưng như người đời vẫn thường nói – Bàn tay chẳn thể che kín được mặt trời ! Nhân dân Ai Cập đã biết quá nhiều : – Dù tuổi đời xế bóng (83) nhưng “ Pharaon” Mubarack vẫn chưa muốn từ bỏ quyền lực,trước đó ông từng là Phó tổng thống nhưng dưới triều đại ông chức danh này bị loại bỏ – Dù đã toan tính đưa hoàng tử Gamal làm tổng thư ký đảng Dân chủ quốc dân (NPD) để chuẩn bị thừa kế ngai vàng – dù tiên liệu, phát quang cho con đường đi của con trai Gamal không bị cản trở ông không ngần ngại loại trừ liên tiếp hai bộ trưởng quốc phòng đầy uy tín trong quân đội và nhân dân Ai Cập : ( Thống chế Muhammad Abd al-Halim Abu-Ghazala và bộ trưởng quốc phòng Yusuf Sabri Abu-Talib ), thậm chí đầu năm 2005 ông còn ra lệnh sửa đổi điều khoản 76 hiến pháp Ai Cập cho phép nhiều ứng viên tranh cử tổng thống từ mùa bầu cử tháng 9-2005. đây là một nước cờ nhằm hợp thức hóa cho con trai Gamal Mubarak, người sẽ chắc chắn đắc cử bởi đằng sau Gamal là bộ máy hùng hậu của đảng cầm quyền NPD và một hệ thống báo chí hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền Mubarack , bề dày thành tích thủ đoạn chính trị nói trên còn được bổ xung thêm sự dung dưỡng để đổi lấy lòng trung thành với chế độ là hàng loạt hành vi tham nhũng trong Bộ máy chính quyền của Mubarak, do tăng cường quyền lực trong hệ thống thể chế nó rất cần để bảo đảm cho nhiệm kỳ Tổng thống độc diễn kéo dài. Tham nhũng đã dẫn đến việc bắt giam những nhân vật đối lập chính trị và các nhà hoạt động trí thức trẻ tuổi mà không cần xét xử, giam giữ bất hợp pháp không có giấy tờ, và đàn áp sinh viên các trường đại học, nhà thờ Hồi giáo, các phóng viên,dựa trên khuynh hướng chính trị. Quan chức chính phủ được phép vi phạm quyền riêng tư của công dân trong khu vực của mình bằng cách bắt giữ không điều kiện theo luật khẩn cấp – quyền tự do ngôn luận và báo chí rất tệ hại có thang điểm rất thấp xấp sỉ Việt Nam thứ 133 trên 168 về tự do báo chí.( VN thứ 165/168 ) (Reporters Without Borders) .

Tất cả những điều tưởng như đã cần và đủ nói trên, khiến nhà độc tài Mubarack và gia đình cứ ngỡ nó ổn định và vững chắc như kim tự tháp “ Chéops” – Nhưng không – Như một quả bóng , mà tham nhũng, độc tài, bắt bớ giam cầm vô tội vạ là áp suất cứ bơm mãi vào khiến nó căn cứng –

Ngày 25/1/2011 những tia lữa phản kháng độc tài thành công từ quốc gia Tunisia láng giềng bay đến, quả bóng nhân quyền dân chủ Ai Cập nổ tung, bắt đầu tại thành phố cảng Alexandria, hàng trăm ngàn người dân tràn ra đường đoàn kết chưa từng thấy với một ý chí sắt đá yêu cầu tổng thống Mubarak từ chức ngay lập tức, rồi những ngày tiếp theo lan dần về thủ đô Cairo……

Nhân dân Ai cập phản kháng trên đường phố thủ đô Cairo

Và như thuộc tính ưa thích của mọi chế độ độc tài – Lấy quân đội và lực lượng an ninh làm áo giáp . Ông Mubarak không ngần ngại tung ra các chiến xa quân đội như những “nấm đấm sắt” và bầy thiện xạ bắn tỉa thuộc lực lượng an ninh bộ nội vụ nhằm hạ sát các thủ lĩnh trong đám đông, nhưng thật kỳ lạ – một người nằm xuống người khác thay thế ngay vị trí, tuồng như cả đám đông đều là thủ lĩnh, máu đẫm các quảng trường , máu càng đổ sự phản kháng càng gia tăng đến mức những “nấm đấm sắt” cũng phải hãi hùng chùn tay quay lại với nhân dân .

Qua nhiều lần hoãn binh, thương lượng bất thành Ngày 11.2.2011: Phó Tổng thống Ai Cập Omar Suleiman có bài phát biểu trên truyền hình tuyên bố Tổng thống Mubarak đã từ chức.

Sau thời gian chạy trốn ở thành phố Sharm , cơ sở hậu cần của ông ta, Mubarak bị bắt cùng hai con trai – Ngoài ra, còn có cựu bộ trưởng nội vụ Habi al-Adly và 6 tướng lĩnh an ninh, tay chân của Mubarak. Tất cả họ bị buộc tội chiếm đoạt hàng triệu USD công quỹ và ra lệnh giết hại 850 người biểu tình trong cuộc nổi dậy lật đổ chính quyền ngày 25-2. Nhật báo Ech.Chourouk của Algeri hôm 3-3 đưa tin Gamal – người từng được “cơ cấu” từ lâu để kế nhiệm cha – đã toan tự vẫn nhưng được cấp cứu kịp thời khi uống trà pha thuốc độc tại dinh thự của gia đình ở Sharm el-Sheikh khi các nhà chức trách Ai Cập phát hiện ra hàng tỷ đô la dính líu tới gia đình này trong các ngân hàng trên khắp thế giới . Riêng Hosni Mubarak đã tiếp bước vợ giao nộp toàn bộ tài sản trị giá 143 triệu USD của mình cho chính phủ,trong một nỗ lực nhằm tránh án tù, tuần báo Al-Ahram hôm (17/5) đưa tin. Trước đó, vợ của ông Mubarak là bà Suzanne cũng đã tự nguyện giao nộp toàn bộ khối tài sản trị giá 3,4 triệu USD cùng ngôi biệt thự trị giá 174.000 USD ở ngoại ô thủ đô Cairo cho nhà nước. Nhưng lực lượng chống chính phủ ở Ai Cập tin rằng, gia đình Mubarak đã tham nhũng số của cải trị giá lên tới hàng chục tỷ USD của nhà nước và của dân trong suốt 3 thập kỷ cầm quyền. Hiện nay tài khoản ngân hàng của họ ở Cairo và Thuỵ Sỹ đã bị phong toả.

(Các bị cáo trong đó có hai con trai Mubarak ở trong khung sắt đảm bảo an ninh tại tòa án )

Giờ đây gia đình Mubarak và Bộ trưởng nội vụ cùng 6 tướng lãnh trong bộ sậu đang chờ công lý từ quyền lực đích thực của nhân dân Ai Cập luận tội – Trước đó Tân Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ai Cập Mansour Essawy cho biết: Chính phủ mới đã thanh lọc loại trừ, sa thải 505 đại tá và 164 cảnh sát viên, chính thức nghỉ việc từ ngày 1-8. Đây là các nhân viên , quan chức có dính líu trực tiếp vào các vụ đàn áp nhân dân biểu tình đòi thay đổi chế độ dưới thời ông Mubarak. Gây nên cái chết hơn 800 người trong suốt cuộc biều tình kéo dài 18 ngày bắt đầu từ ngày 11-2- 2011, khiến ông Mubarak phải từ chức. “REUTERS 14-7-2011”

SUY NGƯỜI & LUẬN TA .

Dù không cùng ý thức hệ – Nhưng chế độ CSVN và độc tài Hosni Mubarak có khá nhiều điểm tương đồng của bản chất độc tài quyền lực cai trị nhân dân : Hạn chế đến mức thấp nhất nhân quyền – dung túng tham nhũng để cũng cố quyền lực – xử dụng lực lượng an ninh như công cụ của riêng mình đàn áp các thành phần đối lập đòi hỏi tự do dân chủ – ngang nhiên vi phạm hiến pháp, bắt bớ tù đày vô tội vạ – cô lập,phong tỏa, tóm thâu báo chí để độc quyền ngôn luận – Gian lận,thủ đoạn trong mọi cuộc bầu cử –Sẵn sàng thanh toán mọi đối thủ để con cháu giòng họ tiến thân ….

Nói chung – cả hai thể chế ấy, duy trì quyền lực bằng các hành vi phi nhân cách để mưu cầu lợi ích cho cá nhân, gia đình và phe nhóm, hoàn toàn không xứng đáng trong vai trò lãnh đạo nhân dân . Người dân Ai Cập dùng quyền lực tối thượng của mình lật đổ chế độ độc tài Mubarak là điều dể hiểu

Còn chúng ta – toàn dân VN – chắc chắn cũng không có chọn lựa nào khác , chúng ta có cái quyền bất khả phân ly ấy bởi vì :

Dân là nước , Nước nâng thuyền được thì nước vẫn lật được thuyền, nếu thuyền cứ chở nặng tham nhũng, vong nô và tàn bạo.

SÔNG CÓ KHÚC VÀ BIỂN CÓ LÚC – KHÚC NÀO LÀ ĐỊNH MỆNH – LÚC NÀO LÀ BÃO NỔI…….HÃY HỎI LÒNG DÂN !! .

Hoàng Thanh Trúc

0 comments:

Powered By Blogger