Friday, August 5, 2011

Sinh mạng chính trị của tướng Nhanh và cuộc họp báo bất thường ngày 2/8/2011 tại Ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội

Lão thành cách mạng - Bach Dinh - Ở Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh rất nổi tiếng với nhiều cái “nhanh” nhưng lần họp báo này là cái “nhanh” khác liên quan đến chính sinh mạng chính trị của tướng Nhanh. Mấy ngày trước hôm thứ Ba 2/8, nếu ai tinh ý sẽ thấy 1 chiếc xe mang biển công an thành phố, kính đen kín bí mật vào cổng sau Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội qua lối phố Tôn Đản (đối diện cổng sauVietcombank). Người để ý nhất cũng khó phát hiện khách trên xe bởi khi rẽ vào khuôn viên, người khách này không chậm chễ và rất kín đáo lỉnh ngay lên tầng, sau đó nhanh chóng lọt vào phòng của Trưởng ban Hồ Quang Lợi. Cung cách đi lại của người này rất “nghiệp vụ” nhằm tránh các con mắt soi mói như thể đang giấu diếm hoặc đảm bảo một bí mật gì đó.


Song vẫn có người biết vị khách với cung cách đi lại rất “nghiệp vụ” kia là Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II – Bộ Công an, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội. Vậy cơn cớ gì khiến tướng Nhanh phải “nhanh” và “nghiệp vụ” đến vậy ngay giữa lòng thành phố mà ông ta là trùm an ninh?

Loại đối thủ, Nhanh chiếm ghế Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội.

Ảnh: Nguyễn Đức Nhanh
Khi Công an thành phố Hà Nội tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm bầu giám đốc Công an thay tướng Phạm Chuyên về hưu thì Đại tá Nguyễn Đức Nghi phó giám đốc Công an Thành phố phụ trách an ninh và hậu cần chiếm số phiếu cao nhất. Sau đại tá Nghi là đến đại tá Đỗ Kim Tuyến – Tiến sỹ, Phó giám đốc. Phiếu của Nhanh rất thấp và chẳng ai nghĩ Nhanh sẽ lên được Giám đốc. Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an Thành phố làm báo cáo gửi Bộ. Ngay lập tức, Nhanh đã nhanh lên khóc với Lê Hồng Anh (đương nhiên khóc bằng tiền). Bằng một hành động chưa có tiền lệ, Bộ Công an đã tổ chức một hội nghị bất thường về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác tổ chức cán bộ tại Công an Hà Nội. Đại tướng, Bộ trưởng Lê Hồng Anh đến phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Ảnh: Lê Hồng Anh
Trong bài phát biểu, Hồng Anh chẳng chỉ đạo chi sất mà áp đặt một cách thô bạo. Viên tướng này nói toẹt ra: Hà Nội hiện nay không lo về mảng an ninh, hậu cần (để loại Nghi ra) cũng chưa cần đòi hỏi cao lắm về khoa học (để loại Đại tá, Tiến sỹ Đỗ Kim Tuyến) mà cần một người có kinh nghiệm về mảng cảnh sát (ám chỉ Nhanh) (xin giải thich chỗ này: Công an được chia làm hai mảng – An ninh và cảnh sát). Sau đó, áp đặt bâng quơ này được Văn phòng Bộ “đóng” vào 1 văn bản gọi là Thông báo kết luận chỉ đạo hội nghị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ Công an TP Hà Nội, trong đó, Nhanh được xếp là ứng cử viên số 1 (dĩ nhiên số 2 và 3 chỉ làm cảnh). Ai dám chống nào? Thế là kết quả bổ phiếu tín nhiệm cơ sở kia (vốn là quy trình cứng) nhanh chóng bị lãng quên. Trước khi dời hội nghị, Hồng Anh không bắt tay ai mà chỉ bắt tay Nguyễn Đức Chung, tức Chung “con” (lúc đó mới là Thượng tá, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội) và quay lại chỉ đạo “mồm” với Ban Giám đốc mà Nhanh đã nhanh chân lên đứng ngay sau rằng: cần chú ý bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo kế cận như đồng chí này. Ai cũng biết Chung “con” từ lâu đã nhận Hồng Anh là bố nuôi. Thật là một sự bảo kê trắng trợn.

Nguyễn Đức Nhanh lên Trung tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh II

Sau khi lên Giám đốc Công an, Nhanh được thăng hàm Thiếu tướng. Theo Luật Công an Nhân dân, trần quân hàm giám đốc công an tỉnh thành chỉ là Thiếu tướng. Không dừng ở đó, Nhanh đã nhanh trí lách luật và chạy cấp trên, để có thể được thăng lên tiếp Trung tướng. Sau khi lại “khóc’ nhiều với thủ trưởng, Nhanh đã khiến thủ trưởng mủi lòng. Nhân một hội nghị của Bộ Công an về tăng cường thế trận an ninh nhân dân, nâng cao cảnh giác, chống diễn biến hòa bình, sẵn sàng làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực phản động, Hồng Anh chỉ đạo rằng hơn lúc nào hết, công tác an ninh của thành phố Hà Nội phải đặt lên hàng đầu. Do đó, để kịp thời đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực phản động trên địa bàn Thủ đô, nâng cao hiệu quả phối hợp chiến đấu, Tổng cục an ninh cần có 1 lãnh đạo là giám đốc công an thành phố. Vậy là Nhanh nghiễm nhiên làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II – Bộ Công an. Chỉ ít lâu sau, Nhanh được thăng quân hàm Trung tướng. Luật Công an Nhân dân quy định trần quân hàm cấp lãnh đạo Tổng cục là Trung tướng. Để xoa dịu bức xúc ở Hà Nội, Hồng Anh đã phong 1 loạt tướng cho Công an Hà Nội: Trần Long Xuyên – Phó giám đốc phụ trách tổ chức, tham mưu, lên Thiếu tướng. Đỗ Kim Tuyến – phụ trách cảnh sát, lên thiếu tướng. Công an Hà Nội trở thành đơn vị địa phương giữ kỷ lục về số tướng – 3 tướng. Điều chưa có trong lịch sử.

Việc Nhanh lên Trung tướng, Phó Tổng cục trưởng có nhiều uẩn khúc. Thứ nhất, trước hội nghị an ninh Bộ tổ chức ít lâu, chính Lê Hồng Anh về Công an Hà Nội chỉ đạo rằng Hà Nội chỉ cần người có kinh nghiệm về lĩnh vực cảnh sát mà không cần lo lĩnh vực an ninh (để nâng Nhanh, loại Nghi và Tuyến). Vậy mà ngay sau đó, để hợp thức hàm Trung tướng cho Nhanh, Hồng Anh lại đưa ra chỉ đạo kiểu xoay ngược 180o rằng ở Hà Nội, mảng an ninh cần được coi trọng số 1. Trong khi đó, chính Nhanh lại trưởng thành, đi lên từ lĩnh vực cảnh sát mà chưa bao giờ làm bất cứ công tác nào của lĩnh vực an ninh. Bằng những tuyên bố bất nhất, bằng thái độ lươn lẹo, bằng việc điều 1 anh cảnh sát địa phương lên làm lãnh đạo một đơn vị nghiệp vụ an ninh cấp bộ – Hồng Anh đã bộc lộ đầy đủ nhất bản chất bỉ ổi, tha hóa của một con người chưa bao giờ được rèn luyện, thử thách, tự nhiên được phong thẳng lên đại tướng.

Ảnh: Nguyễn Đức Chung
Song song với việc phù phép cho Nhanh, Hồng Anh chỉ đạo phong Đại tá và đưa Nguyễn Đức Chung tức Chung “con” lên Phó Giám đốc Công an thành phố. Để đứa con nuôi này rộng đường quan lộ lên chức Giám đốc trong thời gian gần, đường dây của Hồng Anh đã đưa được Chung vào Thành ủy viên trong kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội (Giám đốc công an TP phải là Thành ủy viên – tức thành viên Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Tp Hà Nội). Không dừng ở đó, Hồng Anh còn “bố trí” đưa Đỗ Kim Tuyến lên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, đưa Nguyễn Đức Nghi lên Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội. Giờ, Chung “con” là người duy nhất có thể ngồi lên ghế Thiếu tướng, Giám đốc Công an Hà Nội. Các vị Phó giám đốc còn lại đều quá tuổi “cơ cấu”. Bằng những việc làm như trên, Hồng Anh đã chính thức biến mình thành ông trùm của tập đoàn quyền lực trong ngành công an. Ung dung sắp xếp bên dưới như vậy để Hồng Anh tự tin bước vào trận quyết đấu nhân sự Đại Hội Đảng toàn quốc 11 nhằm bảo vệ ghế bộ trưởng để tiếp tục thao túng, tiếp tục trục lợi.

Thời gian xung quanh Đại hội Đảng toàn quốc 11 vừa qua là lúc các bên luôn sử dụng các ‘biện pháp nghiệp vụ” để triệt nhau, trong đó lực lượng công an được sử dụng triệt để trong những cuộc so đấu. Vụ Hồ Đức Việt ngã ngựa ngay trong Hội nghị Trung ương bàn về nhân sự Đại Hội là một minh chứng.

Cuộc so đấu trong nội bộ Bộ Công an

Ảnh: Trần Đại Quang
Khi sắp xếp nhân sự Đại Hội, có phái muốn đưa nhân sự mới là Trung tướng, thứ trưởng Trần Đại Quang (sinh năm 1950, quê Ninh Bình) vào ghế bộ trưởng Bộ Công an và Hồng Anh “bị” đẩy lên Thường trực Ban Bí thư. Nước cờ này hết sức thâm độc đối với Hồng Anh. Tuy là đi lên nhưng thực chất là đi xuống bởi lẽ cái ghế Thường trực ban Bí thư chỉ hữu danh mà vô thực, Hồng Anh không muốn. Ông ta muốn ngồi ghế Bộ trưởng để sai khiến, để thao túng, để ăn tiền. Điều này khiến Hồng Anh vô cùng nóng mặt và phải ra tay triệt hạ. Công an Hà Nội (cụ thể là Nhanh và Chung “con”) được lệnh “sẵn sàng” để trên điều động. Rà soát các yếu điểm, quan hệ của Quang, với tin tức các “đặc tình”, các đầu mối cung cấp về. Một bức tranh được vẽ lên như sau.

Ảnh: Đinh Văn Hùng
Để đủ tuổi “cơ cấu” tiếp, năm 2004, Trần Đại Quang đã lo xa và “nhờ” Đinh Văn Hùng (khi ấy là Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình) chứng nhận Quang sinh năm 1956 (tức bớt đi 6 tuổi). Việc chứng nhận này có mấy uẩn khúc: thứ nhất, thẩm quyền xác nhận năm sinh thuộc Sở Tư pháp, không thuộc Chủ tịch UBND tỉnh. Thứ hai, giấy chứng nhận năm sinh mà Hùng ký không phù hợp với hệ thống mẫu văn bản đã ban hành của ngành Tư pháp. Thứ ba, Hùng ký giấy chứng nhận không dựa trên cơ sở đề xuất nào, và ký trước khi rời ghế Chủ tịch vài ngày. Thứ năm, toàn bộ giấy tờ, học bạ, bằng cấp của Quang từ trước tới nay đều ghi rõ năm sinh là năm 1950. Với năm sinh này, Quang đã hết tuổi “cơ cấu” nhân sự cho Đại Hội 11.

Phe Hồng Anh quyết định đánh Quang bằng 2 mũi giáp công.

Thứ nhất, tung lên internet toàn bộ câu chuyện, tư liệu về việc Quang khai gian năm sinh để “tạo dư luận” trước Đại Hội nhằm tiện bề hạ gục Quang.

Thứ hai, chỉ đạo Nhanh và Chung “con” mở chuyên án lớn nhắm vào Đinh Văn Hùng (lúc này là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình), cánh tay tài chính, hậu phương lớn của Quang.

Chuyên án triệt hạ và thủ tiêu nhân chứng.

Ngày 29/5/2010, Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố vụ án liên quan đến hai chiếc lọ lục bình và chiếc trống đồng (hàng quốc cấm) mà ông Đinh Văn Hùng - nguyên bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình là "nhân vật" chính.

Vụ việc được phát hiện ra khi cơ quan công an đang tiến hành điều tra vụ mất cắp đôi lục bình ở giáo xứ Hà Hồi thì chị Nguyễn Thị Nga – con gái ông Nguyễn Thế Võ (chuyên gia đồ cổ) và Cao Trường Sơn – con rể Bí thư tỉnh uỷ Đinh Văn Hùng đã mang đôi lục bình và 1 chiếc trống đồng lên Hà Nội nộp cho cơ quan điều tra. Xác định tính nghiêm trọng của vụ án, cơ quan công an đã tiến hành khởi tố vụ án “trộm cắp tài sản, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

Đôi lục bình sau khi bị mất trộm đã tái xuất hiện vào khoảng tháng 8/2005 trong tay anh Trương Văn Sơn, còn có tên "Sơn ba thá", trùm buôn đồ cổ ở Hà Nội. Qua một thời gian vòng vo luân chuyển qua hiệu cầm đồ và mách mối, cuối cùng hai chiếc bình đã được bán cho ông Đinh Văn Hùng với giá 40.000 USD.

Số phận của chiếc trống đồng cũng ba chìm bảy nổi. Vào khoảng tháng 6/2009, ông Trần Huy Nghị (47 tuổi, trú tại xã Hồng Thái Đông, Đông Triều, Quảng Ninh) đã mua được nó từ người bán sắt vụn. Sau một thời gian sang tên đổi chủ, giới thiệu mách mối, cuối cùng chiếc trống này cũng về tay ông Hùng với giá 1,2 triệu USD. Hội đồng giám định của Hà Nội kết luận chiếc trống có niên đại cách đây khoảng 2.000 năm và được sản xuất từ Trung Quốc. Theo Điều 6 và 7 Luật Di sản văn hoá, chiếc trống đồng này thuộc di sản Nhà nước quản lý, cấm mua bán, trao đổi.
Sau đó, dư luận cả nước đã sôi sục về việc Bí thư Tỉnh ủy Đinh Văn Hùng lấy đâu ra tiền để mua món đồ cổ trị giá hàng chục tỷ đồng như vậy? Vụ việc đang điều tra thì ông Đinh Văn Hùng bị kỷ luật về Đảng, khai trừ khỏi Trung ương.

Tuy nhiên, việc tiếp tục đánh án đã gặp phải lực cản “vô hình”. Vụ án đã quá thời hạn điều tra rất lâu nhưng cơ quan điều tra vẫn chưa thể khởi tố bị can nào. Sau khi hết hạn điều tra vào 31/10/2010, cơ quan điều tra đã tiếp tục gia hạn điều tra nhiều lần. Trong thời gian này, Trương Văn Sơn tức Sơn “ba thá” đã bị thủ tiêu. Đầu mối quan trọng để lần ra sự liên đới của ông Đinh Văn Hùng đã đột ngột tử vong trong một vụ tai nạn. Vụ này khiến người ta rùng mình nhớ lại việc Đại sứ Đinh Bá Thi bị đâm chết trong một vụ tai nạn bí ẩn ở Hàm Tân, Thuận Hải năm 1978. Đầu mối thứ hai là Nguyễn Thế Võ (trùm đồ cổ Ninh Bình) thì đột ngột bị tâm thần.

Vụ này, đến nay vẫn dậm chân tại chỗ. Sau Đại Hội Đảng 11, Trần Đại Quang vào ghế Bộ trưởng. Với sự lên ngôi ấy, chuyên án đồ cổ chưa được giải quyết bỗng chốc trở thành con dao lưỡi sắc bén và nhọn hoắt đang kề vào cổ Nguyễn Đức Nhanh và Nguyễn Đức Chung. Người nắm đằng chuôi là tân Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang. Lê Hồng Anh thì ngậm ngùi, bất lực bỏ mặc con nuôi và đệ tử cho đối thủ chọc tiết.

Những cú phản đòn của Trung tướng tân Bộ trưởng

Thực ra, không phải bây giờ Quang mới ra tay.

Trở lại thời kỳ trước Đại hội 11, phe của Hồng Anh trên đà thừa thắng. Nhanh đã thực hiện một cú ảo thuật về chính trị song đã bị phe của Quang trên Bộ “đọc vị” và chặn đứng.

Số là sang năm đã đến tuổi hưu, chính Nhanh cũng thấy mình khó cưỡng và phải nhường ghế Giám đốc cho Chung “con” trong tương lai gần. Nhanh lại chưa muốn về mà muốn “cống hiến đến hơi thở cuối cùng”. Nhân kỳ hiệp thương giới thiệu đại biểu quốc hội vừa qua, Nhanh đã ép Ban Giám đốc công an thành phố và Thành ủy Hà Nội làm văn bản cử Nhanh là ứng cử viên đại biểu quốc hội, đoàn Hà Nội.

Khi văn bản lên đến Bộ, đúng lúc phe của Trần Đại Quang đã chiếm thượng phong. Ngay lập tức, Bộ Công an đã ra văn bản nêu rõ “không cử đồng chí Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh tham gia ứng cử đại biểu quốc hội TP Hà Nội vì nhiệm vụ của đồng chí trên hai cương vị Giám đốc Công an TP Hà Nội và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh II là rất quan trọng và nặng nề”. Nhanh đã rất ranh ma khi tham gia ứng cử đại biểu quốc hội. Y dự tính: nhiệm kỳ quốc hội là kéo dài tới 2016, chờ bầu và bàn giao nhiệm vụ cho quốc hội khóa tiếp theo cũng là năm 2017. Như vậy Nhanh có thể “cống hiến” đến năm 65 tuổi. Hơn nữa, sau khi trúng đại biểu quốc hội, Nhanh sẽ chạy 1 ghế trong Hội đồng an ninh quốc gia. Song toan tính này đã bị phe của Trần Đại Quang chặn đứng.

Cuộc họp báo của tướng Nhanh ngày 2/8/2011

Thế chính trị của Nhanh đang như ngàn cân treo sợi tóc: vụ án đồ cổ có thể bị lật ngược. Rất có thể kết cục của Nhanh sẽ như tướng Phạm Xuân Quắc, thậm chí tệ hơn. Mọi ngả đi lên đều bế tắc. Quốc hội thì không được vào. Tổng cục an ninh II thì bây giờ chẳng thèm mời Nhanh lên dự bất cứ cuộc họp nào, mặc dù Nhanh là Phó Tổng cục trưởng. Nhanh rùng mình nhớ lại số phận của Ủy viên Bộ chính trị Hoàng Văn Hoan lúc sắp bị Lê Đức Thọ và lê Duẩn “chọc tiết” – cũng chẳng được mời đi họp. Không được mời đi họp tức là có vấn đề. Đó là giặc ngoài.

Còn thù trong thì sao? Chung “con” đang ngày càng gây bè kéo cánh, không coi Nhanh ra gì cả. Không chừng, chỉ vài ngày nữa Nhanh sẽ có Thông báo quyết định chờ nghỉ hưu. Nên nhớ là quyết định chờ nghỉ nhé, chưa phải là quyết định nghỉ chính thức. Nó thường được đưa ra trước thời điểm nghỉ hưu chừng 6 tháng mà nếu không có gì thay đổi, đầu năm 2012, Nhanh sẽ nhận được quyết định nghỉ chính thức. Rất có thể Thông báo nghỉ hưu sẽ đến sớm hơn. Trong trường hợp xấu nhất, Nhanh sẵn sàng đón nhận giây phút ấy nhưng cầu mong quyết dịnh, hay thông báo hay là bất cứ cái gì mà trên định thì đừng xảy ra trước Tết. Để Nhanh còn có 1 cái Tết trọn vẹn, 1 cái Tết đầy ắp phong bì và quà biếu. Nếu quyết định hoặc thông báo đưa ra trước Tết thì Nhanh còn gì là Tết nữa. Công an Hà Nội đã có tiền lệ rồi. Đại tá Nguyễn Đình Hoành – giám đốc – nhận Thông báo nghỉ hưu vào 23 Tết âm lịch. Kết quả là tết ấy nhà Hoành lạnh tanh, thưa hẳn khách, quà và phong bì. Càng nghĩ, Nhanh càng rùng mình.

Đang thù trong giặc ngoài như vậy thì lại sinh ra cái vụ Trung Quốc cắt cáp, sinh ra lũ biểu tình này. Thật rách việc. Nhanh còn đâu tâm trí và thời giờ để nghĩ về chủ quyền, biển đảo. Kệ mẹ, cứ cho lũ đàn em tự biết phải dùng “nghiệp vụ” thế nào. Bọn Bộ với Tổng Cục thế nào cũng tru lên. Kệ mẹ, ai bảo chúng mày coi khinh tao. Nhanh kệ thật.

Không ngờ bọn đàn em u mê trong hệ tư tưởng “còn Đảng, còn mình” không phân biệt được đâu là sáng, đâu là tối, ai cũng là phản động hết. Bắt. Đánh. Đập. Một cái đạp vào mặt người yêu nước đã đi vào lịch sử. Cả nước sôi lên, dư luận ầm ầm. Đơn từ gửi tứ tung đi các nơi đòi truy cứu trách nhiệm người đứng đầu Công an Thành phố. Báo chí thì như lũ đỉa đói. Mấy ngày nay cứ bám riết hỏi cái này cái kia. Lũ ăn hại. Bỏ mẹ. Đến nước này thì bỏ mẹ. Không khéo mấy thằng Bộ lại chơi khăm mình đây. Mà không dập nhanh vụ này, Quốc hội đang họp, mấy thằng “thối mồm” lại có cớ để tru tréo. Lần này thì Nhanh thấy nguy hiểm. Nguy quá, nguy quá. Đàn áp biểu tình yêu nước. Có “gì” với Trung Quốc đây. Vụ này mà mấy thằng an ninh trên Bộ nhảy vào thì rách việc to. Vắt óc nghĩ mãi, Nhanh ngoắt tay gọi lái xe đưa sang Ban Tuyên giáo Thành ủy “nói chuyện” với Hồ Quang Lợi – Trưởng ban nhằm “định hướng” dư luận.

Ảnh: Hồ Quang Lợi
Hồ Quang Lợi bày cho cách tổ chức cuộc họp giao ban báo chí định hướng dư luận nhưng ban Tuyên giáo thành ủy chỉ giao ban báo chí thường kỳ vào thứ Sáu hàng tuần. Tức phải đợi đến thứ Sáu ngày mồng 5 tháng 8. Nhanh bảo như thế thì chậm quá. Ngọn lửa bây giờ cháy ngày càng to, phải dập ngay, phải định hướng ngay, bắt đầu từ bọn báo chí thối mồm. Ngó nhìn Lợi, sao Nhanh thấy ghét thằng xứ Nghệ này thế. Chợt nhớ, thằng cha này cùng làng Quỳnh Đôi với Hoàng Văn Hoan, không khéo … Nghĩ đến đó, Nhanh móc 2 tập giấy toàn USD ra đưa cho Lợi bảo chỉ đạo anh em lo giúp. Nhanh cài thêm đây cũng là nhiệm vụ chính trị của cả thành phố. Mắt Lợi chợt sáng lên như rắn mồng 5… Trước lúc chia tay, Lợi nói như chắc: anh về sai mấy thằng văn phòng soạn 1 văn bản như kiểu Thông tấn xã VN rồi phắc qua đây (fax) …. Không phải báo cáo với anh Nghị đâu, hì hì. Lợi cười đóng chặt cái cặp mắt lươn ti hí của hắn lại …

Những việc còn lại diễn ra như mọi người đã biết. Trong một cử chỉ khẩn trương và nhã nhặn hiếm có, tướng Nhanh họp báo tại ban Tuyên giáo Thành ủy chiều ngày 2/8 năm 2011, gọi việc “tụ tập – Bộ Ngoại giao” là biểu tình yêu nước, thanh minh rằng Công an Hà Nội không có chủ trương đàn áp biểu tình yêu nước. Thông báo đã đình chỉ chức vụ của tác giả cái đạp vào mặt người yêu nước – cái đạp đã đi vào lịch sử.




Lão thành cách mạng - Bach Dinh

0 comments:

Powered By Blogger