Quan tâm về sự quả quyết của Trung Quốc ở vùng biển Nam Hải ngày càng tăng, Việt Nam đang ở trong giai đoạn thương thảo ở cấp cao nhằm mở cửa hải cảng có độ nước sâu ở Vịnh Cam Ranh cho giới quân sự ngoại quốc vào. Sự chọn lựa then chốt vẫn là Nga và Hoa Kỳ, và Hà Nội tuồng như đang nghiêng về phía Hoa Thạnh Đốn.
“Việt Nam trước đây có nỗ lực tư nhân hoá Vịnh Cam Ranh nhưng hai hoặc ba tháng trước đây đã ngưng tất cả sự phát triển về mặt thương mãi và có ý đảo ngược lại những gì đã làm,” một nguồn tin ở Hà Nội cho hay, nhưng dấu tên. “Họ muốn có sự hiện diện của giới quân sự ngoại quốc liên tục ở đó.”
Thế chủ động về mặt an ninh thì chẳng có gì mới lạ, Việt Nam trước đây đã thừa nhận là sự phát triển cảng Cam Ranh sẽ được tái mở cửa cho hải quân ngoại quốc vào. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo hôm tháng Mười năm rồi là điều này sẽ xảy ra sau ba năm nâng cấp cảng với sự hậu thuẩn và cố vấn của Nga.
Mức độ cần sự hiện diện của giới quân sự ngoại quốc giờ nhiều tham vọng hơn trước đây. Cùng lúc, những lợi ích chiến lược làm nhẹ hẳn những nhu cầu thương mãi đòi hỏi trước mắt mà đã một lần có ảnh hưởng lớn lên kế hoạch cải tạo cảng Cam Ranh của Việt Nam.
“Họ muốn nước ngoại quốc nào đó làm chỗ dựa lưng chống lại Trung Quốc và họ muốn điều này xảy ra càng sớm càng tốt,” nguồn tin từ Hà Nội giải thích.
“Họ muốn nước ngoại quốc nào đó làm chỗ dựa lưng chống lại Trung Quốc và họ muốn điều này xảy ra càng sớm càng tốt,” nguồn tin từ Hà Nội giải thích. Nguồn: Singapore Straits Times |
Việt Nam và Trung Quốc đã có một sự tranh chấp dài lâu về tính chủ quyền lên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các đặc khu kinh tế trải dài phần rất lớn trên vùng biển Nam Hải, với bốn nước khác cũng cho mình có chủ quyền một phần hay toàn phần nhưng ít mãnh liệt hơn. Bắc Kinh ngày càng hung hãn hơn trong việc bảo vệ tính chủ quyền của mình.
Hà Nội tìm cách chống lại lập trường của Trung Quốc về việc tranh chấp này một cách ngoại giao khi Việt Nam là chủ tịch của khối ASEAN năm rồi, và đã có được sự ủng hộ đầy ý nghĩa từ Hoa Thạnh Đốn. Nhưng mối quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tiến hành một cách thận trọng hơn những mối quan hệ khác giữa hai nước vốn được bình thường hoá trong năm 1995.
Năm 2003 Việt Nam, Việt Nam mời chiếc hạm của hải quân Hoa Kỳ vào thăm lần đầu tiên kể từ khi Cuộc chiến Đông dương lần thứ nhì (Second Indochina War) chấm dứt vào năm 1975. Có lẽ rõ ràng hơn, là cho đến giờ phút này, đã có hai chiếc tàu của tổng cục hải vận thuộc Hải quân Hoa Kỳ đã từng đến sửa chữa ở Việt Nam: chiếc USNS Safeguard sửa ở Saigon Shipyard năm 2009 và chiếc USNS Richard E. Byrd sửa ở Cam Ranh Shipyard hôm đầu năm rồi.
Hoa Thạnh Đốn trong những năm gần đây đề nghị để cho tàu của hải quân Hoa Kỳ được vào Vịnh Cam Ranh như là một phần của chiến lược “trạm dưỡng quân nhưng không là căn cứ”, nhưng thoạt đầu Hà Nội giữ thái độ dè dặt, kín đáo.
Khái niệm “trạm dưỡng quân nhưng không là căn cứ” này nhắm vào việc thay thế những căn cứ quân sự ở nước ngoài mang tính dài lâu với sự bảo đảm là tàu được vào để sửa sang, lấy hàng tiếp vận và những hoạt động tương tự nhằm hậu thuẩn cho nhân sự và những căn cứ quân sự tiền phương Hoa Kỳ.
Việt Nam đôi lúc đi theo một chính sánh mang tính chiến lược đặc trọng tâm vào “ba không”. Giờ đây, cái thế của Trung Quốc ở vùng biển Nam Hải có thể làm mềm đi cái lề lối suy nghĩ này. Nguồn: Singapore Straits Times |
Cuộc thương thảo này với Hoa Thạnh Đốn, cũng như một cuộc thương thảo tương tự cùng xảy ra với Mạc Tư Khoa, theo một nguồn tin từ Hà Nội, là “rất cao cấp.” Nhưng hiện vẫn chưa rõ ràng là nếu có một sự thỏa thuận với bên này, thì liệu phía bên kia sẽ bị loại.
“Hoa Kỳ và Việt Nam tiếp tục phát triển mối quan hệ phòng thủ song phương tốt đẹp, vững chải, đi từ căn bản tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Những hoạt động giữa hải quân hai nước tiếp tục gia tăng mối quan hệ phòng thủ chung của chúng ta… (và) chúng tôi tiếp tục làm việc với những người bạn Việt Nam để triển khai sự hợp tác của chúng tôi,” Trung tá Leslie Hull-Ryde, một viên chức của Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ nói.
“Việt Nam quyết định mở cảng Cam Ranh như trung tâm hậu cần quốc tế, và chúng tôi hy vọng tiếp tục tiếp cận với Việt Nam để học hỏi quyết định này sẽ có khả năng gia tăng sự hợp tác song phương của chúng tôi như thế nào.”
Nhưng nguồn tin ở Hà Nội gợi ý rằng Việt Nam đang tìm kiếm một sự hiện diện quân sự của nước ngoài mạnh mẽ và dứt khoát hơn là lời tuyên bố này ngụ ý.
“Về chiến lược của chúng tôi,” Trung tá Hull-Ryde tiếp tục, “Hoa Kỳ đang tìm kiếm phương cách để phát triển một vị thế ở vùng Á châu một cách cân bằng về mặt địa lý, có sức bật về mặt hoạt động và vững vàng về mặt chính trị.
“Chúng tôi tìm cách duy trì sự hiện diện của chúng tôi ở Đông bắc Á châu cùng lúc gia tăng sự có mặt của chúng tôi ở Nam và Đông Nam Á châu. Chúng tôi tin rằng nếu biết lợi dụng những cơ may ngắn hạn để mở cửa đến sự tiếp cận vùng này nhiều hơn về lâu về dài.”
Cuộc viếng thăm của Hải quân Hoa Kỳ gần đây nhất là thành phố Đà Nẵng với chương trình hoạt động 7 ngày trong tháng rồi liên quan đến hai khu trục hạm và một chiếc tàu cấp cứu. Ba chiến hạm của Nga cũng ghé thăm cùng hải cảng này hôm tháng Năm, các chiến hạm này dừng lại đây trên đường về lại Vladivostok sau chuyến đi hoạt động chống hải tặc ngoài khơi vùng Horn of Africa.
Việt Nam, với một lịch sử bất trắc, đôi lúc đi theo một chính sánh mang tính chiến lược đặt trọng tâm vào “ba không”: không có căn cứ quân sự của ngoại quốc trên nước mình, không có liên minh quân sự chính thức với ai và không cho dùng lãnh thổ Việt Nam để tấn công một nước khác. Giờ đây, cái thế của Trung Quốc ở vùng biển Nam Hải có thể làm mềm đi cái lề lối suy nghĩ này.
© DCVOnline
0 comments:
Post a Comment