Friday, August 12, 2011

Nghịch lý

Hoàng Thanh Trúc - Sáng 10/8. Tôi tranh thủ đi sớm, gửi xe bên bưu điện, thả bộ thư giản một vòng quanh công viên 30/4 sau đó lững thửng qua café Bách Tùng Diệp (Café Cổ Đa) xéo trước mặt Tòa án nhân dân TP/HCM. Ngồi vào ghế – điện thoại reo – đứa cháu trai bên đại học khoa Học Nhân Văn đường Đinh Tiên Hoàng gần đó báo bữa nay mấy đứa bạn rủ nghỉ tiết học sáng, qua tòa án đón thăm thầy Phạm Minh Hoàng...

Tôi nói qua đây uống café với cậu, chút xíu nó tới cùng cô bạn gái học bên Bách Khoa. Ba ly café sữa chưa kịp hớp nào thì hai người thanh niên mặc thường phục không biết đến từ đâu, vỗ vai phía sau lưng: Chú ơi hôm nay ở đây không kinh doanh, chú đi chỗ khác đi.

Tôi quen cái kiểu vặn lưng giang hồ này từ mấy chủ nhật biểu tình yêu nước lần trước nên tỉnh queo, chỉ mấy ly càfé nói: Ủa! không bán sao bưng ra rồi lấy tiền? mà chú đâu phải bồi bàn?

Anh ta móc túi quần cái rẹt chìa cái thẻ trước mặt tôi: Hình sự được chưa chú?

Tôi trợn mắt với anh ta: Lạ thiệt! uống café cũng liên quan tới hình sự nữa sao? mà chúng tôi có hỏi giấy tờ chú hồi nào đâu? café mang ra là phải uống thôi….

Anh ta tay chống nạnh vọng vào trong, người tiếp tân chạy ra, giọng hách dịch anh ta hất hàm: Vầy là sao??

Người tiếp tân nhìn đồng hồ nhỏ nhẹ: dạ! có biết nhưng còn sớm chưa tới giờ.

Hai người quay đi không quên gằn giọng: Dẹp ngay tức khắc, không có giờ giấc gì hết …

Cực chẳng đả chủ quán thay ba ly nhựa cho chúng tôi rồi xin lỗi dẹp bàn ghế, cầm ly café nhâm nhi chúng tôi tản bộ băng qua đường đến trước tòa án, thấy bóng dáng xe an ninh cảnh sát đang lố nhố đổ quân trong, ngoài, triển khai đội hình, tôi và hai đứa đánh bạo tỉnh bơ đi thẳng vào cổng. Tức khắc một sắc phục áo xanh cảnh sát tay cầm bộ đàm chận ngay lại, tôi cứng giọng nói liều: Chúng tôi là thầy giáo và sinh viên vào trong sân đón thăm thầy Hoàng chút xíu rồi về ngay.

– Ai cho mấy người vô ra tự do vậy?

– Chúng tôi đọc báo, thấy đăng tòa xét xử công khai mà!

– Báo nào? tới tòa soạn báo đó nói xuống đây bảo lãnh!! nói rồi vỗ vai tôi chỉ ngược ra đường, ra ngoài đường Nam Kỳ rồi cũng chưa yên thân tu huýt thổi điếc cả tai, tới cái vòng cuối cùng của đám dân phòng thì chúng tôi đã ở trước dinh Thống Nhất cách tòa án gần nửa cây số??.

Cháu tôi lắt đầu: Mình thua rồi cậu, thôi qua ghế đá ngồi nhắm cho hết ly café lát nữa chắc xe “bít bùng” chở thầy Hoàng cũng chạy qua đây, cái lộ trình này hồi đó gần hai tháng trời đưa Năm Cam ra tòa xét xử cũng qua lại đây hoài mà.

Khá nhiều người “bước đi không rời” cùng hướng với tôi, thoáng nhìn cũng biết, không đồng hội thì chắc cũng đồng thuyền vì nhìn người nào người nấy,buổi sáng trời còn mát mẻ đường xá thoáng đãng mà mặt buồn so như tuồng kẹt xe.

Mua tờ báo chưa kịp đọc, thì nghe tiếng còi hụ xa xa, cháu tôi nhác thấy reo lên: Xe chở thầy Hoàng đang tới đó cậu.

Tôi nói với hai đứa: Đứng lên nhớ xe sắp chạy ngang qua thì đưa cao tay hai ngón chử V dù thầy ấy ngồi trong xe có thấy hay không thì cũng nên tỏ rỏ chính kiến của mình với mọi người xung quanh đó là cái Dũng của tuổi trẻ thanh niên.

Xe lướt qua rồi đám cảnh sát và dân phòng còn hăng tợn, tất cả người và phương tiện đều tuyệt đối rẻ qua đường Hàn Thuyên để ra trung tâm, khúc Nam Kỳ trước tòa án vắng tanh chỉ có lực lượng an ninh. Cả ba chúng tôi buồn so, cháu tôi bực bội nói: Chưa từng thấy, hồi đó…. hình như 2003 phải không cậu? xử vụ Năm Cam lảnh án tử hình mà cũng không quá quắt như bây giờ, con nhớ cậu và ba chở con vô tòa coi xử tới ba bốn lần có ai cấm cản gì đâu? mà cậu nhớ không? buổi sáng chở con tới trường Trần Đại Nghĩa cậu cứ rủa hoài: Đưa Năm Cam tội phạm cờ gian bạc lận, hối lộ, đá gà tới tòa án mà xe mô tô còi hụ cảnh sát dẫn đầu hai ba chiếc gầm rú vang trời cứ như là đưa đón “VIP” ròng rã gần hai tháng ai cũng lắc đầu không hiểu nổi…

Tôi cười: Hiểu hay không – phía người dân – nhà nước không quan tâm, mà mục đích tuyên truyền mới quan trọng, nhà cầm quyền muốn khoa trương sự chú ý đến ngoại giao đoàn, khách du lịch và nhân dân rằng: VN đang nổ lực chống tội phạm tham nhũng và hối lộ – giản đơn thế thôi, dù hành vi đó đôi khi là kịch cởm quá lố khó coi khác xa với thực tế trong nước.

Chắc tụi cháu cũng không còn lạ, khi mấy năm gần đây có nhiều phiên tòa mở ra xét xử tội phạm bên ngoài tòa án, ở các quận huyện. Những tội phạm băng nhóm trộm cướp gây nhiều tội ác bị bắt giữ, nhà cầm quyền đưa xuống xét xử trong lòng dân cư như muốn trực tiếp giáo dục răn đe trấn áp các thành phần bất hảo trong xã hội mưu toan gây án và cũng muốn thông qua cộng đồng, công luận nhân dân cùng nhau lên án các tội phạm ấy. Điển hình là vụ xét xử băng nhóm cướp giật do Đặng Quốc Đạt (Đạt trắng) cướp của rồi còn quay lại chém người để trả thù ở quận Tân Bình với mức án là tử hình cho Đạt và nhiều năm tù cho đồng bọn. Điều đáng nói là phiên tòa được mở giữa lòng dân cư hoàn toàn tự do cho tất cả mọi người tham dự kể cả cha mẹ anh em bà con các can phạm, trước đó chính quyền sở tại còn phát loa phóng thanh rộng rãi mời toàn dân trong khu vực đến tham dự.

Nhưng ngược lại xét xử những người bất đồng chính kiến,đấu tranh cho tự do,dân chủ,nhân quyền thì lại khác, điển hình như vụ Tiến Sĩ Hà Vũ mới đây và giáo sư Phạm Minh Hoàng hôm nay – Tại sao dưới khía cạnh luật pháp, không có một điều khoản nào qui định phân biệt về hoàn cảnh, thời gian, không gian trong môi trường xét xử cho tất cả các loại tội phạm – trừ tội xâm phạm tình dục – thì tội phạm gây án hình sự được xét xử mở rộng đại trà trong nhân dân, còn người phạm tội gọi là “chính trị” chống lại nhà nước lại xét xử khép kín như là che đậy bưng bít rất công khai dù bản án của họ không nặng như án tử hình – mà nhà nước cũng như cơ quan tố tụng không bao giờ giải thích được là tại sao phải như vậy?? dù hiến pháp và pháp luật không cho phép làm như thế??

Sự khác biệt đó trong cách xét xử của cơ quan tố tụng nói lên điều gì? Bản chất của vần đề tự nó không nói – nhưng ai cũng có thể hiểu được: Tội phạm đích thực của phường gian ác cướp của giết người phải nhận những bản án nặng nề tương xứng và rất cần thiết trực tiếp đưa ra nhân dân công luận như cảnh báo và giáo dục răn đe ngăn chặn các mưu toan tái diển.

Còn những người bị bắt giữ và mang ra tòa xét xử vì bất đồng chính kiến nó hoàn toàn không liên quan đến phạm trù tội ác mà ngược lại họ đấu tranh bất bạo động, bằng kiến thức, bằng chân lý, bằng lòng yêu nước họ hy sinh lợi ích nhỏ bé của chính mình để mưu cầu lợi ích lớn hơn cho cộng đồng xã hội quốc gia dân tộc – Hình ảnh ấy gợi nhớ hình tượng gì? nếu không phải là: HIỆP SĨ – và họ – Những Hiệp Sĩ phải ra tòa vì hành động cao thượng của mình nhưng bị khoát lên một cái tội vô cùng trừu tượng “tuyên truyền lật đổ chế độ” – bởi nó quá trừu tượng và mỏng tanh nên khó lòng che lấp được cái phong thái cao đẹp của người HIỆP SĨ trong mắt nhân dân – đồng bào của họ – và hơn cả người dân, cơ quan tố tụng cũng hiểu điều đó vì vậy nếu xét xử công khai trước quảng đại công chúng thì vô tình sẽ khuyến khích nhân bản những “đường gươm chân lý” thêm nữa của nhiều Hiệp Sĩ – cũng vì thế mà một nghịch lý của công cụ pháp luật: Thay vì phải và nên công khai quảng bá sâu rộng mọi phiên xét xử tại pháp đình để giáo dục nâng cao ý thức tượng tôn pháp luật cho mọi công dân thì những phiên xét xử người bất đồng chính kiến lại như một sự che đậy rất vụng về nếu không muốn nói là trái pháp luật – Một sự nghịch lý khiến mọi người phải se thắt để suy tư trăn trở, giống hệt cái nghịch lý: Toàn thế giới có hơn 200 quốc gia, trong đó còn sót lại 5 quốc gia CS/XHCN hầu hết là nhược tiểu thiếu tự do dân chủ – nghịch lý – Việt nam là một trong 5 nước ấy???.

Hoàng Thanh Trúc

0 comments:

Powered By Blogger