Cuộc biểu tình của người dân Hànội lần thứ 8, ngày Chủ Nhật 24/07/2011, đánh dấu một khúc quanh mới trong tiến trình vận động sức mạnh yêu nước của toàn dân, trong công cuộc chống xâm lăng, bảo vệ dân quyền, chủ quyền dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và biển đảo của tổ quốc Việtnam.
Nó không còn thu hẹp trong một con phố có tòa đại sứ Tầucộng nữa, mà nó đã mở rộng ra giữa lòng thủ đô Hànội, quanh hồ Gươm lịch sử, để cho dân chúng nhiệt tình, hào hứng tham gia mỗi lúc một đông hơn, khiến cho toàn thể người Việt trong, ngoài nước nức lòng, cho dư luận quốc tế thấy được sức mạnh dân chúng trong cuộc đấu tranh chính nghĩa, văn minh, bất bạo động này, cho chính kẻ xâm lăng biết rằng họ không thể dùng bất cứ mưu lược, biện pháp và hành vi nào có thể thôn tính nổi Việtnam.
Cứ với cái đà đó, các cuộc biểu tình từ giờ trở đi càng ngày càng lớn mạnh, nó sẽ trở thành một điểm tựa chính trị để cho nhà cầm quyền Hànội bạo dạn hơn trong việc ứng phó với bọn ‘bành trướng Bắckinh’, nếu họ thực tâm muốn thoát khỏi tầm tay Tầucộng.
Chẳng là ngay khi Quốc Hội bù nhìn ngày 25/07/11, theo nghị quyết của Đại Hội Đảng XI, bầu Trương Tấn Sang 62 tuổi, vào chức chủ tịch nước Việtcộng, nhiệm kỳ 5 năm, với 97,4% số phiếu.
Trong bài phát biểu trước Quốchội, Trương Tấn Sang với cương vị nguyên thủ quốc gia đã khẳng định: “Kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước…sẽ tìm cách giải quyết các tranh chấp biển đảo với Trungquốc thông qua các biện pháp hoà bình”.
Ông kêu gọi: “Sức mạnh quần chúng và quốc tế để bảo vệ chủ quyền của Việtnam trên biển Đông”.
Với báo chí, Trương Tấn Sang nói rõ hơn: “Đây là kết quả của các cuộc đấu tranh của rất nhiều nước nhỏ. Tuy nhiên giữa các nước lớn và nước nhỏ có những khác biệt. Việtnam là một nước nhỏ vì thế cần phải dựa vào sức mạnh quần chúng vào cộng đồng thế giới, vào công ước của Liên Hiệp Quốc1982 về luật biển để bảo vệ biển đảo và khu vực đặc quyền kinh tế của mình”.
Trương Tấn Sang thêm rằng: “Chính phủ sẽ báo cáo trước quốc hội về vấn đề biển Đông, và quốc hội sẽ quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình về việc đưa ra nghị quyết liên quan”.
Sau khi nhận chức, Trương Tấn Sang đọc bản đề cử Nguyễn Tấn Dũng vào chức thủ tướng nhiệm kỳ tới. Nguyễn Tấn Dũng 62 tuổi, đã được quốc hội bù nhìn Việtcộng, hôm nay 26/07/11, bầu tiếp tục giữ chức thủ tướng Việtcộng, thêm một nhiệm kỳ 5 năm 2011-2016, với 94% số phiếu.
Trước kỳ Đại Hội Đảng vừa qua, Nguyễn Tấn Dũng đã phải đấu đá quyết liệt với đối thủ chính trị là Trương Tấn Sang, nhưng nhờ được sự ủng hộ của bộ máy Côngan, Quânđội và lực lượng Tàichánh, nên Nguyễn Tấn Dũng đã giữ nổi vị thế.
Nguyễn Tấn Dũng mới đây đã bổ nhiệm được tướng Đỗ Bá Tỵ vào chức Tổng Tham Mưu. Tướng Ngô Xuân Lịch vào chức Tổng Cục Chính Trị quân đội. Tướng Trần Đại Quang làm bộ trưởng Công an, thay cho Lê Hồng Anh.
Nguyễn Sinh Hùng vốn là phó thủ tướng thường trực của nội các Nguyễn Tấn Dũng được đưa lên làm chủ tịch quốc hội. Xem vậy thế lực của cánh Nguyễn Tấn Dũng ngày càng lớn mạnh.
Trong khi đó Nguyễn Phú Trọng, tuy giữ vai trò lãnh đạo đảng, nhưng cái đảng ấy lại là đồng chí ruột thịt, tay sai cho bọn Tầucộng xâm lược, đang bị toàn đảng, toàn quân, toàn dân căm ghét, do đó Nguyễn Phú Trọng chẳng dám tuyên bố như Nguyễn Tấn Dũng: “Cương quyết không để mất một tất đất nào vào tay nước ngoài”.
Hay như Trương Tấn Sang: “Cương quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước”. Mà đến việc xã giao truyền thống giữa 2 đảng cộng sản anh em, là công khai sang thăm, chào hỏi giới cầm đầu Bắckinh, khi mới nhận chức tổng bí thư cũng không dám, vì sợ bị lộ mặt tay sai của Tầucộng, vậy, nói gì đến khả năng và tư thế lãnh đạo chính trị nữa.
Nhưng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã mất nhiều uy tín do quyết định cho phép Tầucộng khai thác bauxite ở Tâynguyên và trách nhiệm về tập đoàn Vinashin. Để xem, 3 phe Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng bên nào sẽ làm chủ tình thế trong những ngày sắp tới.
Nói mà không sợ lầm là, nếu phe nào, dù trong đảng, hay ngoài dân, mà biết ‘Dựa vào sức mạnh toàn dân, nắm bắt đúng thế quốc tế’, để đưa Việtnam thoát khỏi sự khống chế của Tầucộng thì phe đó sẽ thắng lợi.
Vào đúng ngày 20/07/2011, sau 10 năm đàm phán, các giới chức cấp cao của khối ASEAN và Tầucộng đã đạt được thoả thuận sẽ hoàn tất quy tắc hướng dẫn thi hành Tuyên Bố Ứng Xử ở Biển Đông vào cuối năm nay, thì Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trunghoa cho rằng: “Mỹ nên đứng ngoài những căng thẳng do tranh chấp Biển Đông”.
Theo báo đó: “Bóng dáng mối đe dọa tiềm ẩn đối với biển Hoa Nam - tức Biển Đông – là hình ảnh một cường quốc lớn khác, đó là Hoakỳ” Đích thực Tầucộng sợ sự quyết liệt can dự vào Biển Đông của Mỹ, nên mới đấu dịu với ASEAN nhằm mua thời gian. Trước khi sang phó hội Diễn Đàn Khu Vực ASEAN tại Bali, Indonesia, ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton ngày 18/07/11 đã tới Ấn Độ, và có đề cập tới tình hình Biển Đông.
Theo nhận định của phân tích gia Nga, Sergey Balmasov trong bài báo Sự Thật trên mạng, với tựa đề: “Ấn Độ và Hoakỳ bảo vệ Việtnam trước Trungquốc”. “Viêtnam từ nay không còn cô đơn trong cuộc tranh chấp lãnh hải với Bắckinh”. “Trong tương lai gần các tầu chiến Ấnđộ sẻ tiến vào biển Đông”.
Cuối tháng 6 vừa đây, từ New Delhi có tin là hải quân Ấnđộ sẽ bố trí thường trực tại vùng biển mà Bắckinh gọi là NamTrung Hoa - tức là Biển Đông Việtnam.
Thế nên, tại hội nghị Bali, ngoại trưởng Mỹ tỏ ra hòa hoãn hơn mọi khi, bởi Mỹ đang ở thế thượng phong.Nhưng không biết do sức mạnh nào, hôm 25/07/11, phát biểu trước nghị viện Philippines, trong thông điệp gửi quốc dân, tổng thống Phi, Benigno Aquino tuyên bố: “Nước này sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng Tây Philippines”.
Với giáo sư thỉnh giảng thuộc đại học Keiko, Nhậtbản được Kyodo trích dẫn, nhận định là “Quân đội, lực lượng ngư chính, hàng hải, tuần duyên của Trungquốc sẽ không thay đổi lập trường, cũng như trong quá khứ họ đã làm, và họ sẽ vẫn tỏ ra quyết đoán về chủ quyền”.
Chuyên gia này cho rằng: “Nhậtbản cần quan tâm đến những diễn tiến trong hồ sơ Biển Đông và nên phát triển, hợp tác, giúp đỡ các nước như Indonesia, Việtnam, Philippines trong lãnh vực tuần duyên, bến cảng”.
Xem vậy ngoài việc hạm đội Mỹ, hải quân Ấn, Nhật, Úc cũng có mặt tại Biển Đông, nhằm ngăn sự làm hỗn của Tầucộng.
Thế quốc tế đã sẵn sàng giúp Việtnnam, Liệu Hànội đã dám dứt khoát loại bỏ cái đảng cộng sản chết tiệt đi, rồi dựa vào sức mạnh toàn dân để cứu nước hay không? Hoặc là vẫn ngu muội cấm đoán biểu tình, đàn áp dân chúng, như đưa linh mục Nguyễn Văn Lý trở lại nhà tù, nhằm răn đe những người đòi Tự Do Dân Chủ, để sẽ nhận lấy số phận của bọn độc tài như ở Bắc Phi, Trung Đông hiện nay. LÝ ĐẠI NGUYÊN – Little Saigon ngày 26/07/2011
http://www.thanhniencovang.com/cms/LDN20110726.html
Tuesday, August 2, 2011
DỰA VÀO SỨC DÂN , NƯƠNG THẾ QUỐC TẾ , ĐƯA VIỆT NAM THOÁT KHỎI TAY TẦU CỘNG
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment