Monday, August 22, 2011

Chế độ Gadhafi đến hồi kết

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
Ngày tàn của chế độ Gadhafi đã cận kề, phe nổi dậy tràn ngập thủ đô Tripoli, cuộc nội chiến tại Libya sắp đến hồi kết. Tuy nhiên, tương lai sẽ như thế nào cho hậu chiến tại Lybia là câu hỏi được các nhà phân tích quan tâm.

AFP photoKhói bốc lên từ một chiếc xe cháy bên ngoài học viện quân sự của phụ nữ ở Tripoli vào ngày 22 tháng 8 năm 2011.

Việc chuyển giao quyền lực
Sau 6 tháng nội chiến chống lại sự thống trị 42 năm của chế độ Tổng thống Gadhafi, hôm chủ nhật lực lượng nổi dậy với sự yểm trợ của 22 cuộc không kích từ NATO, đã tràn vào thủ đô Tripoli, cơ quan đầu não của chính quyền Lybia. Cuộc chiến quyết liệt giữa quân nổi dậy và lực lượng ủng hộ ông Gadhafi nhằm quyền kiểm soát Tripoli, chỉ trong vòng 12 giờ đồng hồ, đã làm 1,300 người thiệt mạng và 5,000 người bị thương.Theo thông tin chúng tôi tổng hợp thì còn khoảng 65,000 quân trung thành với Gadhafi sẵn sàng bảo vệ Tripoli và cảnh báo sẽ còn những cuộc giao tranh nếu NATO tiếp tục ủng hộ lực lượng nổi dậy.

Cho đến đầu giờ sáng thứ hai, lực lượng nổi dậy chiếm giữ được quảng trường Xanh được cho là biểu tượng của trung tâm thủ đô và đổi tên thành Quảng Trường Liệt Sĩ. Hai người con trai của ông Gadhafi đã bị bắt giữ, tuy nhiên, cho đến giờ phút này họ vẫn chưa tìm thấy nơi trú ẩn của ông này.

Tại thời điểm chúng tôi thực hiện bài viết này, thủ đô Tripoli gần như thất thủ vào phe nổi dậy với 95% diện tích bị chiếm giữ, các nhà lãnh đạo thế giới đều lên tiếng kêu gọi Tổng thống Gadhafi ra đi để cho tiến trình chuyển giao quyền lực diễn ra êm thấm.

Chế độ Gadhafi coi như đã sụp đổ. Gadhafi nhận ra không thể chiến thắng được người dân của chính mình càng sớm, càng tốt.

Tổng thư ký NATO

Tổng thống Hoa Kỳ Obama cho rằng chế độ Gadhafi phải chấm dứt và độc tài Libya phải ra đi để tránh thêm đổ máu. Trong khi đó, bà Catherine Ashton, đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về Đối ngoại và Chính sách an ninh cũng lên tiếng ngày tàn của chế độ Gadhafi đã cận kề và ông nay phải từ bỏ mọi quyền lực. Trong một bài phát biểu mới nhất trước báo giới Tổng thư ký NATO cho biết:

“Chế độ Gadhafi coi như đã sụp đổ. Gadhafi nhận ra không thể chiến thắng được người dân của chính mình càng sớm, càng tốt. Vì thế người dân Lybia có thể tránh thêm được máu đổ. Người dân Lybia đã phải chịu đựng quá nhiều sự thống trị của chế độ Gadhafi hơn 4 thập kỷ. Giờ thì họ có cơ hội một sự bắt đầu mới. Giờ là lúc tạo ra một đất nước Lybia mới, dựa trên tự do chứ không phải sự sợ hãi, sự dân chủ chứ không phải sự độc quyền, ý chí của nhiều người chứ không phải chỉ của một bộ phận nhỏ nào đó.

Quá trình chuyển giao quyền lực phải diễn ra trong hoà bình và phải diễn ra ngay lập tức, nó phải do chính người dân Lybia thực hiện. NATO sẽ hợp tác với người dân Lybia để quá trình chuyển giao diễn ra êm đẹp, tương lai của Lybia sẽ là thống nhất, dựa trên sự hoà hợp và tôn trọng nhân quyền.”

p082211ck-0055-250.jpg

Tổng thống Obama yêu cầu TT Gadhafi từ chức hôm 22/8/2011. Photo of whitehouse

Một điểm chung mà tất cả các nhà lãnh đạo toàn cầu đều thể hiện là sự chuyển quyền cần phải diễn ra lập tức, trong hoà bình và trật tự.
Kế hoạch thời hậu Gadhafi
Câu trả lời “Điều gì sẽ xảy ra với Lybia thời hậu Gadhafi” có thể còn quá sớm để kết luận. Tuy nhiên, người ta không thể không nghĩ tới hình ảnh của những cuộc chiến tranh du kích kéo dài đẫm máu tại Iraq hay Aghanistan, nhất là ngay trước khi lực lượng nổi dậy tiến vào Tripoli, những lời phát biểu của ông Gadhafi vẫn xuất hiện trên truyền hình rằng Tripoli giờ đây gần giống với Baghdad của Iraq, ngầm ám chỉ một tương lai đầy bất ổn mà chính quyền mới sẽ phải đối mặt.

Nếu như Ai Cập với sự chuyển giao quyền lực là từ phía chính quyền sang quân đội thì tại Libya, người ta chưa thấy một nhân vật nào của Uỷ Ban Chuyển Giao Quốc Gia thuộc phe đối lập hội đủ điều kiện lãnh đạo. Cũng phải nhắc lại, lực lượng đối lập nổi dậy hiện tại của Libya bao gồm nhiều thành phần khác nhau từ những người theo đạo Hồi, cho đến những người theo chủ nghĩa thế tục và nhiều nhà hoạt động khác nhau.

Tương lai sắp tới tại Libya sẽ còn nhiều bất ổn, nhưng nhiều nhà phân tích cũng nghĩ đến vai trò ổn định an ninh của Hoa Kỳ tại Libya như từng xuất hiện tại Iraq và Afghanistan trong thời gian qua. Trong bài phỏng vấn sáng thứ ba trên đài CBS, Hoa Kỳ, học giả Bannerman của Viện Nghiên cứu Trung Đông cho biết về vai trò của Hoa Kỳ như sau:

“Vai trò này sẽ chỉ hạn chế mà thôi, tuy rằng chúng ta có thể thấy Hoa Kỳ rõ ràng rất quan tâm đến Libya, rất ủng hộ phe đối lập cũng như những hoạt động của NATO ở vùng Trung Đông.”

Ngoài ra ông Bannerman cũng cho rằng việc thống nhất lại đất nước Libya sẽ diễn ra khó khăn nhưng điều quan trọng trước hết phải là bắt giữ được Gadhafi.

Bây giờ, người ta cũng vẫn chưa biết chắc là 2 người con của Gadhafi sẽ bị mang ra xét xử ở Toà án Hình sự Quốc tế The Hague hay chỉ phải bị xét xử trong nước. Có thể điều này cũng đang là một chỉ dấu đến việc bắt giữ được Gadhafi sau này.

Tương lai Libya

000_Nic603223-200.jpg

Quân nổi dậy Libya tại thủ đô Tripoli ngày 22 tháng 8 năm 2011. AFP

Trong bài trả lời phỏng vấn sáng thứ ba trên chương trình Chào Buổi Sáng của đài ABC, Hoa Kỳ, ông Jeffrey Feltman, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết bước đầu tiên trong quá trình chuyển giao quyền lực là Hoa Kỳ cố gắng ngăn chặn hành động trả thù của một số người, sẽ có nhiều kế hoạch thời hậu Gadhafi về cách thức kiểm soát tình thế cũng như đảm bảo cung cấp đủ những dịch vụ cần thiết. Ngoài ra khi trả lời câu hỏi liệu ông có tự tin rằng lãnh đạo mới của Libya sẽ không đồng minh với lực lượng Al Qaeda ông cho biết:
“Câu hỏi về luật lệ của người Hồi giáo ở Libya là một trong những câu hỏi mà rất nhiều người đang quan tâm và rất nhiều người đang thảo luận. Tương lai mà mọi người đang chờ đợi là họ muốn một đất nước Libya hiện đại, thống nhất, những người Libya dành được độc lập sẽ nắm vận mệnh tương lai của Libya sau 42 năm dưới ách thống trị độc tài.

Khi cuộc nội chiến kết thúc, ngoài chính trị, kinh tế tại Lybia sẽ có nhiều thay đổi. Người ta sẽ không thể không nhắc đến dầu hoả vì ngay từ đầu nhiều người cho rằng nguyên nhân xâu xa cho cuộc chiến tại đây bắt nguồn từ dầu hoả, khi giá xăng dầu không ngừng tăng lên kể từ tháng 2, khi cuộc chiến bắt đầu nổ ra, và giảm đáng kể khi quân nổi dậy tiến vào Tripoli hôm cuối tuần qua.

Chúng ta có thể thấy Hoa Kỳ rõ ràng rất quan tâm đến Libya, rất ủng hộ phe đối lập cũng như những hoạt động của NATO ở vùng Trung Đông.

Học giả Bannerman

Với trữ lượng dầu mỏ lớn đứng hàng thứ 11 trên thế giới, Libya chủ yếu cung cấp dầu cho các nền kinh tế Âu Châu. Với sản lượng một ngày, khoảng một triệu 800 thùng, hơn 90% dành cho xuất khẩu và 80% là bán qua Âu châu, Libya là một nước rất giàu trong thế giới Hồi giáo. Vì thế, khi chính quyền mới được thành lập, từ dầu hoả mà quan hệ chính trị và ngoại giao của các nước đối với Libya chắc chắn cũng sẽ thay đổi theo.

Hẳn câu chuyện về Libya sẽ vẫn còn là những đề tài sẽ được baàn thảo rất nhiều, phần khó khăn nhất là phe nổi dậy với sự yểm trợ của NATO đã gần như chiếm lĩnh được cơ quan đầu não Tripoli, nhưng việc chuyển giao quyền lực cũng như tái lập lại đất nước sẽ là công việc khó khăn bội phần.

0 comments:

Powered By Blogger