Khốn nạn và khốn cùng!
Ngày hôm nay khác làng Vũ Đại ngày ấy. Cái lũ khốn phong kiến nó khiến
thằng Chí phải lê lết trên đường làng, cào cấu ăn vạ để tồn tại qua
ngày, cuộc đời Chí sa ngã và bẩn thỉu. Còn lũ khốn thời này, cái khốn
làm cho tôi càng muốn vượt qua để sinh tồn, dùng sự ngay thẳng và lý lẽ
để dẫm đạp lên sự khốn cùng đang tồn tại trong suy nghĩ và hành vi của
chúng.
Sau màn trộm cắp vô nhân, sau cái giấy mời phi lý "về việc phát cơm từ
thiện", sau trò lưu manh giằng giật cướp điện thoại ngay khi đang làm
việc tại cơ quan công an, sau những câu hỏi lố vô nghĩa và mất thời
gian, em lại tiếp tục bị khủng bố bị làm phiền bởi lũ khốn biết đi nhưng
không biết nghĩ. Em, người làm công cho cửa hàng vợ chồng tôi, căn nhà
nơi em đang ở bị ném đá, giống như những gì mà anh chị em hoạt động xã
hội từng trải qua. Nhưng em chưa bao giờ đi biểu tình, em không phải
blogger, trong từ điển cuộc sống của em có lẽ cũng chưa bao giờ xuất
hiện 2 từ "phản đối", em chỉ có hoạt động duy nhất là từ thiện, đem tình
thương, sự ấm áp đến với những mảnh đời cơ nhỡ đáng thương và công việc
bán hàng phụ chúng tôi, những người có "vết" trong "sổ an ninh" vì quen
mở miệng và lên tiếng trước cái xã hội bất công và thối rữa. Làm sao mà
lũ khốn, chúng có thể để em sống yên ổn khi mà chúng đã đặt đủ thứ nghi
hoặc lên sự tinh khôi của em? Thật là ngớ ngẩn và vớ vẩn, tôi chẳng
biết dùng từ nào diễn tả cho đúng những việc lũ khốn đang làm nữa. Chúng
tác động đến trung tâm nơi em đang ký hợp đồng dậy tiếng Nhật để cắt
dần tiết dạy trước khi cắt hẳn hợp đồng lao động với em. Chủ nhà nơi em
sống khóc lóc xin em đi, quản lý trung tâm nơi em dạy học e dè nói khó
cùng em, và điều đương nhiên là em phải buộc rời xa những nơi đó. Em sẽ
chuyển đi nơi khác và em sẽ phải kiếm công việc khác.
Còn tôi, có thể làm gì để giúp em trong lúc này?
Tâm sự của "chí phèo"
"Tao muốn 'lương thiện', nhưng ai cho tao 'lương thiện'".
Em mới đến chỗ tôi làm, em thạo và chăm chỉ, với một đứa chẳng biết gì
về cây trồng như tôi thì em là một liều thuốc bổ hữu ích. Em chỉ tôi tận
tình để tôi hiểu rõ hơn về sự sinh trưởng và cách bảo quản rau củ. Em
kém tôi có 2 tuổi, nhưng cách nghĩ và cách sống hơn hẳn tôi.
Mỗi lúc rảnh rỗi hai chị em lại ngồi tám chuyện. Em kể tôi nghe em đang
nuôi hai cô bé nguời dân tộc trên Đăk Lăk, chúng bị mất cả cha lẫn mẹ,
một ngày kia ba mẹ chúng lên nương và bị nước cuốn trôi mất xác. Em nuôi
hai đứa được mấy năm rồi, cuối tuần là em lại lên thăm chúng, tiền em
dành dụm, làm cho cửa hàng của tôi, đi dạy tiếng Nhật em đều để đóng cho
trường gởi chúng. Em tham gia rất nhiều hoạt động thiện nguyện, từ phát
cơm cho những người lang thang cơ nhỡ, lê lết trên hè phố cho đến thu
gom, may máy lại đồ cũ để gửi cho các trẻ em nghèo trên vùng núi. Em có
một tâm hồn sáng khác người, khiến chúng tôi cũng phải bất ngờ.
Nhận được em vô làm là một may mắn với vợ chồng tôi nhưng cơ lẽ là một sự không mấy tốt đẹp gì với em.
Hôm qua em đến, mặt buồn và tâm trạng không vui. Hỏi chuyện thì tôi biết em bị "trộm" phá khóa vô nhà vào buổi chiều
hôm trước trong khi em đang đi dạy học. Lúc về đến thấy cửa nhà bị phá,
điều đầu tiên em lo lắng là hai con chó mà em nuôi. "Trộm" này lạ lắm
chỉ xịt thuốc ngủ chứ không có bắt chó đi, "trộm" vô nhà mà đồ đạc không
lấy, chỉ lấy đúng 300 usd em chắt chiu dành làm từ thiện và giấy tờ xe
em, "trộm" gì mà chỉ nhằm những cái bịch đen mà rạch ra, "trộm" khiến
cho hàng xóm xung quanh nhìn em với cái nhìn lẩn tránh, ne nép. Không ai
xung quanh đó trả lời cho em khi em đi vắng đã xảy ra chuyện gì ở nhà
em.
Em kể đến đây thì cũng chưa đủ tôi hình dung ra thân phận loại trộm này.
Một cú điện thoại reo lên đòi gặp em, biết em tên gì dù trong giấy tờ
xe em chẳng phải chính chủ, trộm có luôn số điện thoại của em. Em đang
đi làm và em không gặp. Một cuộc điện thoại khác từ người hàng xóm, em
có một giấy mời của phường 26 Bình Thạnh ngày mai lên làm việc về vấn đề
phát cơm từ thiện và không chịu hợp tác. Đến đây thì chân dung tên trộm
dần hiện ra rõ hơn trong đầu tôi.
Và tối đến thì tôi đã khẳng định được lũ trộm cướp khốn nạn ấy là ai?
Chủ nhà nơi em đang sống bị khó dễ, phiền hà vô cớ chỉ vì cho người
lương thiện là em ở. Tôi tin là dù chúng tôi có viết ra như thế này thì
lũ cướp ban ngày, chúng vẫn có thể ăn được cơm gạo của những đứa trẻ mồ
côi, đói khổ mà không cắn rứt lương tâm. Sự không hợp tác khi chặn xe em
ngoài đường, thái độ cứng rắn khi trả lời ngươì lạ mặt, chỉ vậy thôi mà
những bộ óc phẳng rảnh rỗi ấy có thể suy diễn ra hàng nghìn thứ vớ
vẩn.
Em làm công cho chúng tôi, những người mà chính quyền ấy gọi là bọn phản
động, là lũ loạn ngôn. Chúng tôi chẳng nói gì khác ngoài sự thật, yêu
cầu được tôn trọng, được sống đúng với quyền con người của mình. Em làm
gì sai? Và chúng tôi đang sinh sống trên mồ hôi, công sức lao động của
bản thân, chúng tôi sai?
Tôi nhớ đến cái thằng Chí Phèo của Nam Cao, ôi sao mà đời nó khốn khổ
thế ấy. Cái xã hội tối tăm thối nát, cướp đi cuộc đời lương thiện của
nó. Nó muốn thiện lương mà ai cho nó được sống thiện lương?"
0 comments:
Post a Comment