Anh Ba đề cập ở đây, phải chi được như anh Ba Sàm hay anh Ba Sài Gòn
thì đời đỡ khổ, oái ăm thay lại là anh Ba Nghệ An, thế mới lắc lư con
tàu đi cho cả nước.
Dưới thời thực dân phong kiến của Tây thuộc địa Phú Lang Sa, gia đình
của anh Ba Nghệ An thuộc vào hàng quí tộc top ten, có bố là Nguyễn Sinh
Sắc làm quan đến chức Thừa biện bộ Lễ, đâu có thua thằng Tây nào, nhưng
sau đó bị bãi chức vì tội đánh chết dân, gia đình sa sút, bố anh Ba Nghệ
An phải tha phương cầu thực, trôi dạt vào vùng Cao Lãnh của miền Nam để
làm nghề bốc thuốc và lốc cốc tử.
Nhìn thấy cảnh gia đình tan nát, cầm lòng không đậu, anh Ba Nghệ An buồn
đời xuôi Nam. Từ Nghệ An vào Phan Thiết rồi Sài Gòn, để tìm đường vượt
biên tự cứu mình và cứu bố.
Cái khốn nạn của bọn Thực dân Pháp là hô hào cổ vũ cho Tự do - Công bằng
- Bác ái nhưng lơ là chuyện quản lý kiềm kẹp nhân dân, không như đảng
ta nên anh Ba Nghệ An từ đó đi lại dễ dàng, để tìm đường vượt biên thoải
mái.
Phải chi, lúc đó có ông Quan Tây nào hét lên Tự do cái con kẹt như đồng
chí trung tá côn an Vũ Văn Hiển thì đỡ cho dân Việt vô cùng, khỏi phải
làm nô lệ suốt đời cho đảng cộng.
Kế thừa bản chất thế cùng tắc biến của bố cộng thêm một chút lưu manh
cùng kịch tính bẩm sinh, anh Ba Nghệ An đã móc nối làm một chân phụ bếp
cho chuyến vượt biên trên con tàu Pháp có tên là Amiral Latouch Treville
đang cập bến tại cảng Nhà Rồng. Đúng là anh Ba có số đẻ bọc điều, đỏ từ
đầu tới đít, người ta vượt biên phải đóng cho anh Dũng Xà Mâu chục cây
vàng còn anh Ba Nghệ An thì hoàn toàn free không mất một xu, một hào nào
cho côn an về khâu bến bãi.
Nói là phụ bếp cho oai, chứ thực ra anh Ba đứng xớ rớ đâu đó chờ bọn đầu
bếp Tây sai vặt như lặt rau, rửa chảo; riêng phần này không thôi, đã
cung cấp nguồn tư liệu vô cùng phong phú cho bọn bồi bút Ba Đình lên gân
ít nhất là vài chương cho Tuyển tập HCM toàn tập, nào là anh Ba làm
công nhân bồi tàu, xuất thân ba đời bần cố nông nối khố, hoàn toàn vô
sản chân chính vân vân và vân vân.
Rồi giờ G đã đến, cá lớn chuẩn bị nhổ neo... Hình ảnh anh Ba Nghệ An lúc
này đang lang thang lếch thếch không ra làm sao cả. Tay thì thọc vào
túi quần để làm tính, miệng thì huýt sáo bài ca La Marseillaise, khởi
hành từ nhà thơ Đức Bà qua Nhà Hát Lớn rồi thẳng xuống bến Nhà Rồng.
Đây là đoạn đường cách mạng trong quá khứ vô cùng quan trọng, đầy gian
lao thử thách mà anh Ba đã trải qua để Trần Dân Tiên có dữ liệu mà hoàn
thành nên đại tác phẩm tự sướng về mình là Vừa đi đường vừa kể chuyện... láo!
May quá, thời đó chưa có photoshop nên anh Ba Nghệ An không có bức ảnh
nào đứng bên cái chảo Made in France để làm bằng chứng nói lên sự bóc
lột sức lao động của bọn Thực dân Pháp với dân An Nam ta, đặc biệt là
với anh Ba Nghệ An, mượn câu vè này để nói lên sự đối kháng với bọn bóc
lột của anh Ba... Với sức người sỏi đá cùng thành cơm...
Riêng phần nghi lễ đưa anh Ba vượt biên, ngoài nhóm kiều nữ là người
nhà: Tăng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Minh Khai, Nông Thị Ngát, Nông Thị
Xuân, ít ra cũng phải có thêm dàn nhạc bát âm cho xôm tụ như thế mới
xứng tầm với chuyến đi của anh Ba:
Thùng thùng trống đánh ngũ liên
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa...
Đố các bác sau khi anh Ba Nghệ An đi rồi mấy kiều nữ này sẽ làm gì với nhau?
Phải chi, tàu A. L. Treville thả anh Ba vào trại tị nạn để chờ thanh
loc, đảm bảo 100% em ơi, anh Ba sẽ bị cưỡng bach hồi hương vì tị nạn
kinh tế.
Phải chi, nước đại Pháp mở lòng từ bi bất ngờ, chấp nhận cho anh Ba vào
trường thuộc địa để sáng vác ô đi tối vác về, thì đâu có cảnh Xếp Hàng
Cả Ngày để xuống hố cả nước!
Sau khi bị thực dân Pháp hắt hủi... anh Ba Nghệ An bừng tỉnh... Từ ấy trong tôi bừng nắng cực, rồi bắt đầu kim tiền thoát xác.
Ba bây giờ là bờ... ác
Bác gì? Bác hồ! Hồ gì? - Hồ đồ! Đồ gì? Đồ đểu!
0 comments:
Post a Comment