Tuesday, December 6, 2011

Cuối năm tản mạn kinh tế âu châu : Phải giữ cho được ba chữ A. Đồng Euro không qua khỏi mùa đông 2011: Dollar – Nguyên tệ – Euro.


TS. Phan Văn Song - Cuối tuần qua, một trong các cơ quan chấm điểm (Standard&Poor‘s, Moody’s, Fitch Rating .. ) đòi xuống điểm nền kinh tế Vương quốc Bỉ.
Tuần trước một cơ quan khác đòi xuống điểm Huê kỳ. Tuần trước nữa lại có tin tụt điểm Pháp, rồi lại đính chánh làm thị trường chứng khoán Pháp đua nhau sụt giá, nhưng hôm sau nhờ đính chánh lại trở lại bình thường. Nhưng dù sao tổng số các điểm của thị trường chứng khoán CAC 40 ( của Pháp) nay chỉ lay hoay chung quang con số 3000 điểm. Nhớ lại ngày nào không xa lắm con số ấy là 6000. Ấy là cái thời xa xưa, còn làm ăn được. Đất nước phồn thạnh phát đạt tiến triển Âu mỹ nay còn đâu ? Giấc mơ của dân tỵ nạn, đi Pháp để có đời sống sung túc sao mà nó xa vời quá. Thế mà vẫn có những con thiêu thân , vượt rừng, vượt sa mạc, vượt biển bất chấp cả gian nguy để đến Âu châu.
Hôm thứ sáu 25 tháng 11, trả lời một câu hỏi của một đài truyền hình Pháp nhà bình luận chánh trị và kinh tế nỗi tiếng Jacques Attali, đã một thời làm cố vấn kinh tế cho cố Tổng Thống François Mitterand, tuyên bố một câu xanh dờn: « Đồng Euro sẽ không sống qua Noël nầy ! ».
Euro còn, Euro mất ngoài tầm tay người dân Pháp. Những tay bi quan đang dự đoán rằng Âu Mỹ sẽ nghèo, và Trung Quốc sẽ giàu hơn Âu Mỹ. Nhưng hôm nay nếu ai tò mò lên mạng tìm một địa chỉ để đi nghỉ mùa đông trượt tuyết ở vùng núi Alpes sẽ rất nhiều thất vọng vì kiếm một căn phòng cho gia đình mình sẽ rất khó khăn các chổ tốt sẽ không còn nữa. Nếu ai thích làm một bửa tiệc cùng với bạn bè hưởng ngày Saint Sylvestre, là ngày lễ cuối năm, ăn để chờ chuông đồng hồ điểm nửa đêm để hát « ờ e zô rô đánh đu tạc dăng nhảy dù … » đón 2012, sẽ không tìm ra những chổ tốt trong những tiệm ăn tốt nữa. Ngày Chúa Nhựt vừa qua, Hôi Lions địa phương chúng tôi chứ một Chợ bán những chất béo mùa Đông (Foire au Gras) : gan ngổng (Foies d’Oie), Ngổng béo (Oies engraisées) Gà sống Thiến (Chapons).. Pâtés de foie, de Gibiers,… rượu hảo hạng Vins Champagnes…và cả sò nữa (huîtres) Chợ chúng tôi tổ chức nhỏ với độ hai mươi lăm gian hàng thôi, cho một địa phương độ 3 000 dân nhưng đến đô 17 giờ các gian hàng đã bán sạch… Dỉ nhiên chúng tôi ban Tô chức cũng kiếm một số tiền khá hậu để việc từ thiện.
Và giá xăng vẫn vùn vụt leo thang, bây giờ đãv trên 15 euros, có nơi 16 euros cho một lít. Lúc xưa có ai dám nghĩ rằng có một ngày một lít xăng sẽ đến 10 quan pháp ! 16 euros là hơn 10 quan rồi !
Và Trung Quốc sẽ giàu hơn ! Hiện nay hằng ngày vẫn có người Trung Quốc nhập cư ở lậu ở Âu Châu, chưa thấy người âu châu đi vượt biên ở lậu ở Trung Quốc.
Và những nghịch lý vẫn tiếp tục !
Nực cười thay cho những công dân các quốc gia chậm tiến ! Âu châu nghèo, Ý đại lợi mạt rệp xơ xác : nhưng hằng ngày vẫn còn những thuyền nhơn đang chờ chực để nhập vào Ý. Pháp sắp tiêu tùng nhưng hằng ngày vẫn có hàng trăm người nối đuôi các sứ quán các nước Phi Châu Bắc Phi xin chiếu khán, các Tòa thị chánh các thành phố chung quanh Paris vẫn hằng ngày có cả tram người sắp hàng từ sáng tinh sương tron cơn giá lạnh của đầu mùa đông xin giấy tờ cư ngụ, tỵ nạn. Âu châu đói nhưng Âu châu còn hấp dẫn lắm.
Euro sắp tiêu tùng nhưng Euro vẫn còn trị giá bằng 1 dollars 40 Mỹ
Năm 1985, khi nghệ sĩ Coluche thành lập « Những Quán Ăn cho com Tim – Les Restaurants du Cœur hay nói tắt là Les Resto du Cœur », chỉ phát có 10 triệu phần ăn cho một mùa đông. Mùa đông năm 2010 -2011 đã có 109 triệu phần ăn cho 805.000 người. Thế giới càng ngày càng nghèo ? Không. Thế giới càng ngày càng giàu, nhưng người nghèo càng ngày càng đông. Vì mặc dù đã có những chương trình đi xin những hàng hóa thực phẩm của các thương hiệu vứt bỏ vì mặt hàng không bắt mắt, hay gần ngày phế bỏ để giúp đở người nghèo, thị trường thực phẩm âu mỹ vận tiếp tục xa xí – Một bảng thống kê gần đây cho biết dân chúng Pháp vứt bỏ mỗi người hằng năm 20 kilô 40 thực phẩm (với 7 kilô thực phẩm vẫn còn trong gói chưa sử dụng) và toàn dân chúng Pháp đã vứt bỏ13 ngàn tấn dược phẩm (dược phẩm đã được cơ quan An sanh Xã hội hoàn trả rồi) .
Và cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh từ năm 2008 vẫn tiếp tục và đang làm thế giới tư bản càng ngày càng vất vã. Số người thất nghiệp vẫn tăng lên đều đều. Nhưng các nghiệp đoàn vẫn tiếp tục đòi tăng tương, tiếp tục đình công đòi điều kiện làm việc an toàn hơn, thoải mái hơn, nhàn hạ hơn, (mỗi lần biểu tình đình công là mỗi lần làm hao hụt phần thu hoạch của công quỹ hay của hảng xưởng). Và kinh tế vì thế khó khăn thêm, những chánh sách điều hành công quỹ quốc gia càng khó khăn thì các cơ quan chấm điểm Standard &Poor’s, Moody‘s… lại đòi sụt điểm. Và các nhà chánh trị điều hành các quốc gia chăm chú vào cái điểm ba chữ A để … hy vọng đi mượn tiền với một giá rẽ, 2 phân lời, 3 phân lời không thì có thể 6,7 phân lời …. !! Nhưng « ba chữ A » cũng lắm thứ « ba chữ A » ! Đức với ba chữ A mượn tiền 1,8 % lời, Pháp cũng ba chữ A 3,4 % lời. Biết rằng đố với số công nợ cũa Pháp 1.600 tỷ euros, 84 % Tổng sản lương hằng năm Pháp) mỗi điểm phân lời là 16 tỷ euros hằng năm !
Vậy thì xá gì cái Ba chữ A mà phải lo lắng.
Thi trường chứng khoán đang trồi sụt, nguy hiểm. Nước Pháp có thể đi đến sự phá sản ?
Không ngạc nhiên cả nhưng quan trọng và – rất nguy hiểm - vì các nhà chánh trị điều hành các quốc gia Âu Mỹ không thông suốt và hiểu biết gì về cơ chế của các kỹ thuật kinh tế và tài chánh cả. Đây là những quan niệm và trả lời chung của các nhà nhận định kinh tế !
Các anh kinhn tế bảo : « Thị trường đã ra những tín hiệu, phát những dấu hiệu rất rõ rệt nhưng các chánh trị gia lãnh đạo các quốc gia ạu châu vẫn chưa thấu hiểu, chắc phải chờ thị trường xuống nữa và chúng ta sẽ đâm xuống hố, các ông ấy mới hiểu.
Khủng hoảng là do bọn « đầu cơ ».
Làm gì có ! Các chứng khoán đều xuống nhưng các thị trường về Bảo hiểm Xã hôi vẫn còn vững – các quỹ tiết kiệm càng ngày càng đầy chứng minh quần chúng không còn tin tưởng vào các chứng khoán các công ty nữa, vì tình hình làm ăn buôn bán thương mại xấu đi. …
Nhưng Ba chữ A ?
Lúc nào cũng Ba chữ A. Đây không phải là vấn đề chánh. Chánh phủ muốn sử dụng ba chữ A trong một ý đồ chánh trị.
Cái quan trọng là làm sao giảm bớt công nợ nhưng không phá hoại đà phát triển.
Chánh phủ chạy theo cái thương hiệu « ba chữ A » như một quán ăn cố chạy theo « cái nhà hàng 3 sao » vậy. Cứ thử mặc kệ cái « ba chữ A », cứ đưa ra một chánh sách cắt giảm công nợ có lý, cố làm giảm chi tiêu nhưng giữ cái hữu hiệu của bô máy hành chánh, nhưng cố gắng giữ phần tiêu thụ gia đình và phần đầu tư các hảng xưởng. Tại sao không làm một chương trình Mượn tiền Dân ? Quỹ tiết Kiệm dân chúng còn đầy . Công khố Phiếu là một giải pháp. … Hãy làm như một anh nhà hàng lớn, chú trọng vào phẩm chất các món ăn, nhẹ lại phần trình diễn trang hoàng phòng ăn.
Làm sao hiểu được những tín hiệu của thị trường ?
Rất khổ tâm khi thấy các nhà chánh trị, chạy theo những tín hiệu của thị trường. Họ hành động tức thời theo cơn trồi sụt của thị trường. Họ nhận định và cắt nghĩa rằng thị trường buộc họ phải thắt thêm một nất giây nịt, họ nói rằng cần phải có một chánh sách cứng rắng thắt lưng buộc bụng, để giảm nợ
Ở Hy lạp, ở Ý, ở Tây ba Nha, ở Bồ đào Nha chỉ có một câu nói « Thắt lưng buộc bụng » , « cứng rắng, gian khổ ». Và cái chút xíu còn lại làm ăn, cái sống còn cuối cùng, cái hơi thở nhẻ nhẹ của những cái đầu tư, phát triển nho nhỏ cũng tiêu tan theo cái cứng rắn thắt lưng buộc bụng.
Thật là điên rồ ! Tất cả những gì thị trường muốn nói là các nhà trách nhiệm hãy cố gắng làm sao cải tổ lại để nhẹ gánh cái công nợ ngõ hầu hằng năm có tí tiền làm ăn. Thị trường vẫn biết rằng công nợ khổng lổ ấy không có một quốc gia nào có thể trả hết nổi, nhưng với một cuộc cải tổ cơ chế hành chánh, hữu hiệu hóa, sẽ để ra một phần đè sẻn, sẽ có một phẩn dư dã, … để đầu tư phát triển.
Nhưng khi cải tổ các cơ chế hành chánh của các công nợ , người ta thường nhắm tới các ngân hàng… Và người ta sẽ như khi ngân hàng Lehman vỡ nợ, thị trường cho vay các ngân hàng hoàn toàn đình trệ …
Cái chuyên điên rồ là ở chổ đó. Sau khi làm trật đường rầy vào năm 2008, các lãnh đạo của nhóm G20, cũng theo vết chơn cũ mà đi !
Muốn thoát nạn một cách đàng hoàng, sạch sẽ, phải có một can đảm chánh trị, một viễn kiến toàn cầu, với những biện pháp toàn bộ, toàn cầu hóa ! G20 phải có quyết tâm làm một cuộc họp thượng định toàn cần đặt trọng tâm vào « Công Nợ ». Chấp nhận quyết định, sau ba năm phải đi đến « Có một Ngân sách thăng bằng ». Và phạt nặng những ngân sách lỗ lả.
Và dỉ nhiên phải chấp nhận quốc hữu hóa các Ngân hàng, ít nhứt trong vài ba năm, ( ngay từ năm 2008 đáng lý là phải làm vậy, chứ không có lý do gì đem tiền đi cứu trợ các ngân hàng khơi khơi như vậy !) . Nghĩa là phải buộc các Ngân hàng trở về làm đúng nghiệp vụ ngân hàng là cho vay, tài trợ các nhà đầu tư, các kỹ nghệ gia, và không được chạy theo những nghiệp vụ thị trường chứng khoán đầu tư.
Nhưng quốc hữu hóa các ngân hàng sẽ tốn kém nhiều vì phải bồi thường các cổ đông ?
Câu nói nầy cũng là câu dùng để dọa những ai thường có ý kiến rằng Chánh phủ, Nhà nước mỗi khi muốn kiểm soát, hay quốc hữu hóa (trong một chế độ dân chủ và tư bản, chứ trong một chế độ độc tài thì sung công sang đoạt là xong ngay !). Ngày hôm nay một Chánh phủ có trách nhiệm cứu tình hình khủng hoản tài chánh khi bỏ tiền vào cứu các Ngân hàng có quyền quốc hữu chẳng phải bồi thường gì cả, vì chẳng có ai có thể cho biết được trị giá thực sự của các ngân hàng ấy. Vì cái thế bấp bênh ấy của các ngân hàng, mà hệ thống ngân hàng biến thành những miếng mồi ngon cho các thị trường chứng khoán.
Vì lẽ, ai có thể chẩn đoán được cái phần có mặt của ngân hàng trong các công nợ các quốc gia ? Đặt thí dụ ngân hàng A có 60% số nợ trong công nợ Hylạp, có 80% trong công nợ Ý, có 70% trong công nợ Pháp…vân vân … Ngày nay, ta có thể nói ngần hàng nầy thiếu phần bảo đảm, vì những rủi ro của các sự hoàn trả các công nợ các quốc gia ấy không đủ làm bảo đảm cho cái sống còn của ngân hàng. Vậy thì đem tiền vào cấp cứu ngân hàng A, Nhà nước phải quốc hữa để kiểm soát kỹ thuật và chánh sách cho vay (hoặc đầu tư) mới hay tương lai của của ngân hàng (và không cần phải bồi thường các cổ đông, vì không ai có thể trị giá được từng cái cổ phần).
Có cần phải ra những luật lệ mới để quản trị và kiểm soát những lên hệ hối đoái giữa Dollars Mỹ – Nguyên tệ Tàu – Euro âu châu không ?
Không cần thiết, vi các giá trị các đồng tiền tự nó nó kiềm chế và tạo thăng bằng với nhau. Khi các cơ sở ngân hàng, các thể chế kinh tế, các cơ chế vay mượn hoạt động nhuần nhuyển các giá trị hối đoái tự tạo thăng bằng với nhau.
Lý do gì Trung Quốc chấp nhận mất tiền trên những kho bạc bằng dollars của họ ? Đặc biệt khi các nền tài chánh kinh tế của các quốc gia đang lên vẫn còn tốt đẹp.
Trung Quốc đã thủ thế và đã « dự trử » một số thất thoát bằng 40% của tổng số dollars của họ. Nói tóm lại Trung Quôc chấp nhận hao 40% trên tổng số gia tài bằng đồng dollars của họ .
Và chúng ta cũng đừng mừng với cái giàu có mới của các quốc gia đang phát triển. Đà phát triển nầy là do Âu châu và Mỹ. Chúng ta phải dùng lý luận đối với một cửa hàng để nói đến nền kinh tế quốc gia.
Cũng như đối với một cửa hàng, các nhà chủ nợ một cửa hàng, khi cửa hàng sắp sửa phá sản sẳn sàng mất 50% nợ để cứu người khách hàng của mình .
Huê Kỳ là một cửa hàng Trung Quốc là chủ nợ.
Âu Châu là cửa hàng , Trung bQuốc cũng là chủ nợ.
Thà thâu về 50% còn hơn mất trắng .
TS. Phan Văn Song

0 comments:

Powered By Blogger