Biển hiệu thách đố
29/12/2011 10:17:06
- Làm một vòng ở vài thành phố thị trấn vùng giáp biên, lác đác bạn đã thấy những cửa hàng cửa hiệu hôm nay chỉ treo có chữ vuông tiếng Hoa. Hỏi người qua kẻ lại, ai cũng lắc đầu không biết đọc hay đánh vần ra sao. Quả là một sự thách đố cho người Việt hôm nay ở ngay trên đất Việt.
Thoáng qua, ta có thể coi việc viết biển hiệu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, hay tiếng Hoa… là « bình đẳng » nhau.
Thế mà thực chất vấn đề không phải là như vậy.
Kể từ khi phổ cập chữ quốc ngữ, nền văn hóa về chữ viết của xứ Việt là “alphabet latin”, “bảng chữ cái latin”.
Biển hiệu chữ vuông phải có kèm theo chữ Latin. Ảnh Bộ LĐTBXH |
Tuyệt đại đa số người dân Việt được đi học, biết đọc chữ quốc ngữ hệ latin, và như thế là họ có thể loay hoay đánh vần được những gì được viết theo hệ chữ cái latin. Ai cũng đánh vần được “Hotel California”, dù có lơ lớ thành “Hổ thẹn Cà li phó nia” đi chăng nữa! Và những chữ này theo thời gian có thể du nhập được thành chữ Việt, dần dà ai cũng đọc được và hiểu được “hotel” là « khách sạn », « café internet » là… « café internet ».
Nhưng một cửa hàng, một cơ sở với những bảng hiệu chỉ độc có chữ vuông không thôi, thì không ai có thể nhận biết được con chữ là gì, không ai biết đánh vần chúng ra sao, chúng khác gì những thách thức ném vào mắt người xứ sở… trừ với vài ba vị tự tưởng là « siêu việt » do biết đọc mấy chữ vuông này, nhưng họ không đại diện được cho cộng đồng người dân sử dụng hệ chữ viết quốc ngữ latin hôm nay.
Những di tích lịch sử tất nhiên không nằm trong khuôn khổ đề cập ở đây. Nhưng ở những nơi đó cũng cần phải có các bảng thông tin chung, chúng giải thích, biên dịch bằng chữ quốc ngữ tiếng Việt, nhằm giới thiệu các quần thể di tích này.
Ngày mai ngày kia, trong quá trình giao lưu, chúng ta có thể sẽ gặp phải những trường hợp các bảng hiệu tương tự viết bằng các thứ chữ viết không (hoàn toàn) trên cơ sở latin khác, như chữ viết Nhật, Hàn đã đành, mà rồi các chữ viết Ấn độ, Arab, chữ viết slave Đông Âu, v.v.
Như vậy cần có một quyết định đơn giản, rõ ràng, dứt khoát, để gìn giữ sự tự trọng cho người dân của xứ sở Việt.
Ví dụ sẽ cần phải có một đạo luật nêu rõ: các biển hiệu không viết trên cơ sở chữ latin bắt buộc phải có kèm theo biển hiệu viết bằng chữ latin.
Còn gì đơn giản hơn, rõ ràng hơn, thiết thực, và tự trọng hơn như thế?
Nhưng một cửa hàng, một cơ sở với những bảng hiệu chỉ độc có chữ vuông không thôi, thì không ai có thể nhận biết được con chữ là gì, không ai biết đánh vần chúng ra sao, chúng khác gì những thách thức ném vào mắt người xứ sở… trừ với vài ba vị tự tưởng là « siêu việt » do biết đọc mấy chữ vuông này, nhưng họ không đại diện được cho cộng đồng người dân sử dụng hệ chữ viết quốc ngữ latin hôm nay.
Những di tích lịch sử tất nhiên không nằm trong khuôn khổ đề cập ở đây. Nhưng ở những nơi đó cũng cần phải có các bảng thông tin chung, chúng giải thích, biên dịch bằng chữ quốc ngữ tiếng Việt, nhằm giới thiệu các quần thể di tích này.
Ngày mai ngày kia, trong quá trình giao lưu, chúng ta có thể sẽ gặp phải những trường hợp các bảng hiệu tương tự viết bằng các thứ chữ viết không (hoàn toàn) trên cơ sở latin khác, như chữ viết Nhật, Hàn đã đành, mà rồi các chữ viết Ấn độ, Arab, chữ viết slave Đông Âu, v.v.
Như vậy cần có một quyết định đơn giản, rõ ràng, dứt khoát, để gìn giữ sự tự trọng cho người dân của xứ sở Việt.
Ví dụ sẽ cần phải có một đạo luật nêu rõ: các biển hiệu không viết trên cơ sở chữ latin bắt buộc phải có kèm theo biển hiệu viết bằng chữ latin.
Còn gì đơn giản hơn, rõ ràng hơn, thiết thực, và tự trọng hơn như thế?
HOÀNG Hồng-Minh
http://bee.net.vn/channel/5181/201112/Bien-hieu-thach-do-1820934/
0 comments:
Post a Comment