SGTT.VN - Sáng chủ nhật 14.8, hàng ngàn người dân thành phố cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Nình phía bắc Trung Quốc đã xuống đường đòi di dời nhà máy hoá chất Fuija chuyên sản xuất hoá chất PX dùng trong dệt may, ngành nhựa.
Nhiều người biểu tình gương cao biểu ngữ "Tôi yêu Đại Liên" và "hãy loại bỏ chất độc PX". Ảnh: Reuters
Hãng tin Tân Hoa Xã cho biết đoàn người đã tụ tập trước cơ quan chính quyền thành phố và bị lực lượng cảnh sát chống bạo động ngăn lại, tuy nhiên không có báo cáo về thương vong. Nhiều hãng tin như Reuters, AP ghi nhận đã có xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát.
Tân Hoa xã cho biết ông Tang Jun, quan chức hàng đầu của thành phố Đại Liên đã trấn an đám đông bằng việc hứa hẹn sẽ sớm di chuyển nhà máy ra khỏi thành phố.
Nhiều người biểu tình đã gương cao biểu ngữ "Tôi yêu Đại Liên và hãy loại bỏ chất độc".
Như mọi khi, chính quyền Trung Quốc nhanh chóng khóa các từ nhạy cảm như "PX", "Đại Liên," và "biểu tình ở Đại Liên" trên internet và trên mạng xã hội Weibo. Kết quả tìm kiếm những thuật ngữ này đều phản hồi "theo quy định và chính sách của pháp luật có liên quan, kết quả tìm kiếm không được hiển thị".
Nhiều người tin rằng bão Miufa vừa qua đã gây hư hại cho nhà máy sản xuất hoá chất PX và rò rỉ chất độc ra môi trường. Ảnh: China.org.cn
Trước đó, cơn bão Muifa đã đổ vào Đại Liên và làm hư hại một phần nhà máy này, khiến cư dân địa phương lo sợ hoá chất độc từ nhà máy bị rò rỉ ra môi trường, dù chính quyền bác bỏ ý kiến này.
Được biết các phương tiện truyền thông Trung Quốc tiết lộ nhà máy hóa chất này được phép hoạt động bất hợp pháp nhiều tháng trước khi nhận được sự phê duyệt về đánh giá tác động môi trường. Nhà máy Fujia bắt đầu sản xuất từ tháng 6.2009, nhưng mãi đến tháng 4.2010 mới được Cơ quan bảo vệ môi trường Liêu Ninh chấp thuận.
Chất PX (paraxylene) được sử dụng trong sản xuất polyester, nhựa và phim. Tiếp xúc với paraxylene ngắn hạn có thể gây kích thích mắt, mũi hay cổ họng ở người, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC). Phơi nhiễm kinh niên chất này có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và dẫn đến tử vong.
Năm 2007, dự án xây cất một nhà máy PX tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến phía đông nam Trung Quốc đã gây ra cuộc biểu tình của người dân. Đến năm 2009, bộ Môi trường Trung Quốc đã phải cho dời dự án đó sang một khu vực ít dân cư ở thành phố Chương Châu.
Việc công chúng tức giận thể hiện sự bất mãn ngày càng tăng đối với chính sách phát triển kinh tế của chính phủ Trung Quốc bất chấp các mối đe dọa ô nhiễm môi trường. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tuyên bố sẽ tạo ra một "xã hội hài hòa" với không khí và môi trường nước sạch hơn, dù sẽ làm tăng trưởng kinh tế chậm hơn. Tuy nhiên, các quan chức địa phương thường cố thu hút đầu tư và tạo doanh thu cho địa phương mình, bất chấp tác động xấu gây ra cho môi trường.
H.S (theo Xinhua, Reuters, AP)
Thousands protest against Chinese chemical plant
AP – 7 hrs ago
BEIJING (AP) — Authorities in a northeastern Chinese port city ordered a petrochemical plant be shut down after more than 12,000 people demonstrated Sunday over pollution concerns, state media said.
Officials also pledged to relocate the Fujia chemical plant from Dalian city, the Xinhua News Agency said.
Earlier Sunday, scuffles broke out between riot police and more than 12,000 protesters who were demanding that the plant, which produces the chemical paraxylene, be moved after a tropical storm raised fears of a toxic spill, Xinhua said. No injuries were reported in the confrontations.
Calls to relocate the plant grew after waves from Tropical Storm Muifa broke a dike guarding it last week and raised fears that flood waters could release toxic chemicals. Xinhua said no chemical leaks had been reported.
Paraxylene is widely used in the production of polyester. Short-term exposure can cause eye, nose or throat irritation in humans, and chronic exposure can affect the central nervous system and cause death.
Despite the apparent success of the protest, censors quickly began deleting references to it on social networking sites — a usual practice to prevent demonstrations from spreading.
A video posted on the microblogging site Weibo showed the city's top official, Tang Jun, standing on a police van trying to appease the crowd. Xinhua said Tang and Mayor Li Wancai promised to move the plant out of the city, but some protesters refused to budge until a timetable was given.
Xinhua reported that the municipal committee of the Communist Party and the government ordered an immediate shutdown.
In 2007, plans for another paraxylene plant in the city of Xiamen in southeastern China provoked protests from residents worried about health hazards. In 2009, the Environment Ministry said it would be built instead in a less populated area of another southeastern city, Zhangzhou.
On Friday, the Zhangzhou government said that a paraxylene plant is expected to be completed there by the end of this year and will start operating early next year.
TQ đóng nhà máy hóa chất sau biểu tình
BBC-Cập nhật: 14:33 GMT - chủ nhật, 14 tháng 8, 2011
Hình ảnh biểu tình được đưa lên Internet.
Chính quyền thành phố Đại Liên phía đông bắc của Trung Quốc ra lệnh đóng cửa một nhà máy hóa chất sau khi có biểu tình lớn phản đối ô nhiễm.
Tin cho hay xảy ra ẩu đả vào ngày Chủ nhật giữa cảnh sát và hàng ngàn người biểu tình kêu gọi dời nhà máy này đi nơi khác.
Nhà chức trách đã ra lệnh đóng cửa nhà máy "ngay lập tức" và hứa sẽ di dời, Tân Hoa xã cho biết.
Tuần trước, một cơn bão phá vỡ đê xung quanh nhà máy, khiến gây lo ngại chất paraxylene (PX) từ nhà máy đang sản xuất có thể tràn ra.
Hoá chất này được sử dụng để sản xuất vải và có thể có độc tố cao.
Khoảng 12.000 người dân tham gia vào cuộc biểu tình, một số người đi vòng quanh các nơi trong thành phố hô vang các khẩu hiệu và dương biểu ngữ.
Tân Hoa Xã cho biết quan chức hàng đầu của thành phố, ông Đường Tuấn, đã cố gắng trấn an đám đông vào ngày Chủ nhật nhưng những người biểu tình không có ý định giải tán.
Không có tin đưa về thương tích sau khi ẩu đả xảy ra và cảnh sát chống bạo động đã được điều tới để bảo vệ khu văn phòng làm việc của chính phủ tại đây.
Chiến thuật biểu tình
Chiến thuât biểu tình Những lời kêu gọi người biểu tình tập hợp vào chủ nhật để "tuần hành theo nhóm", cho mục đích biểu tình được phát tán trên các mạng xã hội.
"Tuần hành theo nhóm" ngày càng trở thành một chiến thuật được người Trung Quốc ưa dùng để bày tỏ sự bất mãn với chính phủ.
Ảnh được đưa lên internet hôm Chủ nhật cho thấy người biểu tình, có cả trẻ em, diễu hành dưới các biểu ngữ như "Tôi yêu Đại Liên và chống chất độc" và "Hãy trả lại nhà và vườn cho tôi! Tống khứ PX! Bảo vệ Đại Liên!".
Một tấm hình cho thấy ba người đàn ông đứng trên nóc xe cảnh sát phía trước Quảng trường Nhân dân và hàng trăm người đàn ông và cảnh sát xúm quaynh một người trong trang phục bộ, hãng thông tấn Reuters đưa tin .
Hôm thứ Hai, cư dân sống gần nhà máy PX đã phải sơ tán sau khi sóng lớn do có bão làm vỡ đê phòng vệ.
Đê đã được sửa nhưng dân địa phương ngày càng lo, và có tin nhà rằng nhà máy có thể hoạt động bất hợp pháp nhiều tháng trước khi có giấy phép hoạt động kèm điều kiện bắt buộc về bảo vệ môi trường.
PX được sử dụng để sản xuất nhựa, polyester và các sản phẩm tẩy, và có thể gây tổn hại nghiêm trọng cơ quan nội tạng nếu tiếp xúc lâu dài.
Một cư dân ở Đại Liên, muốn ẩn danh, nói với hãng tin Reuters: "Chúng tôi biết rằng cơn bão rò rỉ hóa chất độc hại từ dự án PX và chúng tôi đang rất lo lắng vì nó một mối đe dọa cho cuộc sống của chúng tôi."
0 comments:
Post a Comment