Sunday, August 14, 2016

LỜI KHUYẾN CÁO CỦA BA CÂY TRÚC, NHÂN ĐỌC BÀI "HAI NGUYÊN NHÂN KHIẾN CUỘC ĐÃO CHÍNH THỔ NHĨ KỲ THẤT BẠI"


Tác giảLê Hùng BruxellesNgày đăng: 2016-08-14
Tuy cuộc cách mạng "hụt" tại Thổ Nhĩ Kỳ đã qua, nhưng tin tức và bài viết dưới đây, chúng tôi vẫn cho đăng tải chỉ vì lý do duy nhất là khuyến cáo các nhà chính trị VN nên luôn luôn cảnh giac trong việc liên kết với chính quyền người Mỹ, nhất là khi chính quyền đó do đảng Dân chủ Mỹ lãnh đạo. Vì sao?
. .Đường lối chính trị của phe Dân chủ Mỹ đúng là đường lối Xã-hội-Tự-do-Vô-định-hướng (SOCIALISME-POPULISME), một loại đảng phái chính trị không có ý thức hệ (non-idéololique), nghĩa là không có định chế cơ bản về đường lối văn hoá, xã hội v.v. khi lên cầm quyền Xin đưa ra một tỷ dụ ĐIỀN HÌNH có tính cách thời sự hôm nay. Đó là vu ký kết thòa ước thương mai xuyên Thái Bình dương TTP mà phe Dân chủ, trong đó có bà Clinton, cho là thành công. Nhưng sau khi ký kết, thỏa ước đó bị khối Liên Âu phản đối, nên không thể thực hiện được. Nay ̣ảng Dân Chủ thay đổi ý kiến và bà Clinton cũng hùa theo. Trên đài TV, bà tuyên bố rằng "bà cũng chống đối thỏa ước TTP". Điều nầy chứng tỏ bà Clinton chỉ là dân xu thời, một loại chính trị gia "populiste", vô định hướng. !!! Nói chung chung,đảng Dân chủ Mỹ là vậy.! Đảng Dân chủ Mỹ luôn luôn hành động theo thời tính để trục lợi mà thôi. Nếu chúng ta đi sâu vào vấn đề, thì tình hình chính trị Thổ Nhĩ Kỹ gần đây chẳng khác nào tình trang VN thời Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa.
Khi thấy Thổ Nhĩ Kỳ chủ trương gia nhập Liên Âu, thì chính quyền Obama bao che bọn chống đối TT Erdogan và xúi dục quân đội tạo loạn. Khi vừa biết tin cuộc đảo chính quân đội chống TT Erdogan thất bại, thì hơn ai hết, chính quyền Obama lên tiếng sớm nhất, tình nguyện đưa đề nghị với TT Erdogan giúp nhân viên và phương tiện điều tra vụ đảo chính. TT Erdogan làm ngơ và chỉ xin dẫn độ tên Gulen, thủ lãnh Hồi giáo cực đoan đang tỵ nạn tại Mỹ. Song le, chính quyền Obama xem như không biết, cứ khư khư bao che tên Gulen, thủ lãnh phe chống đối Hồi giáo cực đoan, không chịu thoả mãn lời yêu cầu áp giải về Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã thỏa mãn lời yêu cầu của Hoa Kỳ cho cung cấp đầy đủ hồ sơ.
Tuần vừa qua, khi thấy TT Erdogan bắt tay tỏ dấu thân thiện với Putin, chính quyền Obama liền chấp thuận dẫn độ tên Gulen, thủ lãnh Hồi giáo cực đoan và tuyên bố gửi Phó TT Biden đến Thổ Nhĩ Kỳ để gặp TT Erdogan vào ngày 24/8 sắp tới !. Việc gì sẽ xẩy ra sau cuộc diện kiến nầy? Chúng ta không cần phải chờ xem mà đoán biết ngay là tên Hồi giáo cực đoan Gulen, lãnh tụ nhóm quân đội đảo chính không còn được tỵ nạn chính trị tại Mỹ nữa, vì ông nầy có sống cũng chẳng đem thêm ích lợi gì thiết thực cho người Mỹ của đảng Dân Chủ.
Lời khuyến cáo : "làm bạn với nước Mỹ do đảng Dân Chủ lãnh đạo thì "CŨNG NÊN". Nhưng tin vào người Mỹ (đảng Dân chủ) thì nhất thiết "KHÔNG NÊN".".
Lê Hùng Bruxelles - Ba Cây Trúc.
-----------------------
Hai nguyên nhân khiến cuộc đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ thất bại
AuthorTrí DũngSourceVnExpressPosted on: 2016-07-18
Với sự chia rẽ trong quân đội, nhóm đảo chính không thể thành công trước một tổng thống Erdogan được đông đảo dân chúng ủng hộ. •


Người dân Thổ Nhĩ Kỳ bao vây xe tăng của nhóm đảo chính. Ảnh: Reuters
Ngày 16/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố cuộc đảo chính quân sự nhằm lật đổ chính phủ của ông vào đêm qua đã bị đánh bại, và thề sẽ trừng phạt nghiêm khắc những người đứng sau kế hoạch này. Theo giới phân tích, thất bại của cuộc đảo chính là điều đã được dự đoán trước, bởi ảnh hưởng quá yếu của phe đảo chính cũng như sự ủng hộ quá lớn dành cho ông Erdogan. Chuyên trang phân tích tình báo toàn cầu Stratfor cho rằng nhóm sĩ quan, binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức cuộc đảo chính đêm 15/7 có một ưu thế lớn là sự bất ngờ. Họ ra quân đúng thời điểm Tổng thống Erdogan đang đi nghỉ mát, bao vây, chiếm giữ các địa điểm chiến lược ở thủ đô và thành phố Istanbul lúc gần nửa đêm, thời gian các lực lượng an ninh ít phòng bị nhất.
Tốc độ triển khai của các nhóm binh sĩ đảo chính tiến chiếm các vị trí quyền lực quan trọng ở các thành phố lớn cho thấy trình đổ tổ chức và hiệu suất làm việc rất cao của họ. Tuy nhiên, ngoài những lợi thế đó, họ lại thiếu đi những yếu tố mà theo các chuyên gia phân tích là đóng vai trò quyết định cho thành bại của một cuộc đảo chính.
Yếu tố đầu tiên là sự đoàn kết, nhất trí trong quân đội. Có nhiều dấu hiệu cho thấy các chỉ huy dẫn dắt cuộc đảo chính này là những người ủng hộ phong trào Gulen và có ảnh hưởng nhất định trong quân đội. Nhưng điều quan trọng là phong trào Gulen chỉ biết khai thác sự chia rẽ trong quân đội, chứ không phải đoàn kết các tướng lĩnh.
Phong trào Gulen là một phong trào Hồi giáo xuyên quốc gia hình thành và lan tỏa ở Thổ Nhĩ Kỳ vào thập niên 1980, dưới sự dẫn dắt của giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người hiện sống lưu vong tại Mỹ. Những người thuộc phong trào này bắt đầu xâm nhập vào lực lượng hiến binh, nơi việc kiểm tra lý lịch tương đối lỏng lẻo, và sau đó dần dần "chui sâu, leo cao" vào hàng ngũ chỉ huy trong quân đội.
Còn có tên gọi khác là phong trào Hizmet (Phụng sự), phong trào này thu hút sự tham gia của nhiều quan chức cấp cao trong chính quyền, kể cả các cảnh sát trưởng và công tố viên phụ trách những cuộc điều tra chống tham nhũng. Tổng thống Erdogan dần dần nhận ra rằng phong trào Gulen đã trở nên quá mạnh, trở thành một "nhà nước trong nhà nước" theo cách gọi của ông.
Bắt đầu từ năm 2014, ông Erdogan đã bắt đầu chiến dịch thanh lọc những người ủng hộ phong trào Gulen trong bộ máy chính phủ và truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của phe Gulen trong quân đội không bị loại bỏ hoàn toàn. Theo các chuyên gia của Stratfor, rất có thể phe Gulen đã nắm được một số bí mật của các tướng lĩnh cấp cao trong quân đội và gây sức ép để buộc họ không loại bỏ mình.
Khi nhóm đảo chính tuyên bố nắm chính quyền trên truyền hình, lập tức các tướng lĩnh cấp cao trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án hành động của họ và bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Erdogan. Điều này cho thấy nhóm đảo chính đã không thể đoàn kết, tập hợp được toàn bộ lực lượng quân đội để thực hiện hành động phiêu lưu của mình, giới quan sát nhận xét.


Người dân chất vấn các binh sĩ thực hiện vụ đảo chính. Ảnh: Reuters
Theo nhà khoa học chính trị Naunihal Singh, yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thống nhất của đảo chính quân sự là việc các binh sĩ khác có cho rằng cuộc đảo chính sẽ thành công hay không. Nếu lãnh đạo nhóm đảo chính có thể thuyết phục được mọi người rằng chính phủ chắc chắn sẽ sụp đổ và khả năng kháng cự là rất nhỏ, có thể phần còn lại của quân đội sẽ ngả theo phe họ.
Nhưng nếu như lãnh đạo quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lên án cuộc đảo chính, đó là dấu hiệu cho thấy hành động này không nhận được sự ủng hộ rộng rãi, và chắc chắn sẽ thất bại.
Quyền lực của Erdogan
Là nhà lãnh đạo lên nắm quyền từ năm 2003, ông Erdogan được mô tả là con người "quyết liệt", nắm trong tay rất nhiều quyền lực, và đã nhiều lần dẹp tan sức ép đến từ phe quân đội.
Năm 2013, ông Erdogan đã giành thắng lợi ngoạn mục trước các tướng lĩnh quân đội, khi tống giam 17 người, trong đó có các quan chức quân đội cấp cao, với cáo buộc âm mưu lật đổ đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền trong vụ việc được gọi là "Ergenekon".
Năm 2011, ông đã chỉ đạo một đợt truy lùng, bắt bớ, truy tố lớn khác trong vụ "Chiến dịch Búa tạ", xét xử hàng trăm sĩ quan quân đội, nhà báo và các chính trị gia với cáo buộc tương tự. Trước biến cố này, tư lệnh lục quân, hải quân và không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã nộp đơn xin từ chức đồng loạt để phản đối.
Các nhà phê bình cáo buộc ông Erdogan lợi dụng quyền lực trong hệ thống tư pháp để bịt miệng các đối thủ chính trị, và cho rằng nhiều sĩ quan quân đội, chính trị gia bị vu khống. Thế nhưng những người ủng hộ ông lại hoan nghênh chính sách này, vì đã "sờ gáy" cả những quan chức trước đây được coi là "bất khả xâm phạm", những người tự coi mình là rường cột quốc gia.
Các chuyên gia phân tích cho rằng cuộc đảo chính vừa diễn ra chỉ là hành động bột phát của một nhóm nhỏ sĩ quan, binh sĩ trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, không nhận được sự ủng hộ của các chính trị gia thế tục, các tướng lĩnh quân đội khác và cả dân chúng.
Theo Vox, khi cuộc đảo chính xảy ra, Erdogan vẫn thực thi đầy quyền lực của mình, có thể kết nối với báo chí, kêu gọi được hàng ngàn người ủng hộ xuống đường. Lệnh giới nghiêm, thiết quân luật không được thực hiện. Cảnh sát, lực lượng trung thành với Erdogan, sẵn sàng đối đầu với quân đội.
Điều đó lý giải việc người dân đổ ra đường chặn xe tăng, mạt sát chỉ huy đảo chính, và thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với ông Erdogan. Một đoạn video được đăng trên Twitter cho thấy dân thường đã tràn vào văn phòng CNN ở Thổ Nhĩ Kỳ, bắt giữ và đánh đập các binh sĩ tham gia đảo chính.


Tổng thống Erdogan phát biểu sau cuộc đảo chính. Ảnh: Reuters
Chính sách đối ngoại và đối nội của ông Erdogan vấp phải sự phản đối của nhiều chính trị gia theo đường lối thế tục và ôn hòa, nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ ủng hộ một cuộc đảo chính chống lại tổng thống được dân bầu. Nhiều người dân Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa quên thời kỳ bất ổn về chính trị và kinh tế sau những cuộc đảo chính quân sự trước đây, và họ không hề muốn điều đó lặp lại.
"Cuộc đảo chính này chỉ là sản phẩm của sự chia rẽ Hồi giáo bên trong quân đội, và việc lợi dụng chia rẽ đó không phải là yếu tố đảm bảo sự thành công của một cuộc đảo chính", Stratfor nhấn mạnh.
Trí Dũng
------------------
Đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ: Tổng thống Erdogan tuyên bố binh biến kết thúc
SourceBONGDAPLUS.VNPosted on: 2016-07-16
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan tuyên bố cuộc binh biến đã kết thúc, chính phủ đã giành lại quyền kiểm soát.
Kế hoạch tham dự một trận đấu từ thiện của Messi và đồng đội cũ Samuel Eto'o với các ngôi sao khác của nước chủ nhà tại Antalya đã bị hoãn lại do đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ.


Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay đứng canh gác gần Quảng trường Taksim khi mọi người vẫy cờ ở Istanbul. Ảnh: Reuters
7h01: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố họ đã kiểm soát chính phủ và vừa ban hành thiết quân luật, theo một thông báo được biên tập viên đọc trên kênh truyền hình nhà nước TRT. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan - hiện đang ở một nơi bí mật, đáp lại bằng một tuyên bố qua Facetime, trên đài truyền hình CNN Turk, kêu gọi người dân đổ ra đường. "Chúng ta sẽ vượt qua điều này", ông Erdogan nói. Ông kêu gọi những người ủng hộ ông ra đường để bảo vệ chính phủ và cảnh báo những kẻ đảo chính sẽ phải trả giá đắt.


Hình ảnh tổng thống Erdogan thông qua Facetime
7h06: Hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Dogan đưa tin binh lính bắn vào người dân, khi họ đang cố đi qua cây cầu Bosphorus sáng sớm nay để biểu tình phản đối đảo chính. Rất nhiều người đã bị thương.


Người biểu tình ra đường chặn xe tăng của quân đội


Rất nhiều người đã bị thương khi cố ngăn cản dòng xe quân sự
VIDEO: Người biểu tình và Quân đội bắn nhau trên đường phố
7h09: 17 sĩ quan cảnh sát chết sau một cuộc tấn công của trực thăng tại trụ sở cảnh sát ở Ankara. Tuy nhiên chỉ ít phút sau, 1 chiến đấu cơ F-16 bắn rơi trực thăng do những người âm mưu đảo chính sử dụng trên bầu trời Ankara.
7h11: Theo nguyên nhân đảo chính mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra thì họ bắt buộc phải làm việc này khi chính quyền cai trị ngày càng độc đoán, chủ nghĩa khủng bố gia tăng.
7h13: Chỉ ít phút trước, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ thông báo tình hình "gần như đã được kiểm soát". Tuy vậy, toà nhà quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ở Ankara vẫn bị trúng 1 quả bom. Các nhân chứng của Reuters ở Istanbul cho biết tiếng nổ lớn vang khắp thành phố.
VIDEO: Nổ ở tòa nhà Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ


Những tiếng nổ lớn bao trùm thành phố
7h16: Cơ quan Tình báo Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đảo chính kết thúc. Rinuh Yilmaz, quan chức phụ trách báo chí của tổ chức này cho biết. Tuy nhiên, các video từ hiện trường cho thấy các cuộc đụng độ giữa quân đội và người biểu tình vẫn diễn ra.
VIDEO: Người dân tấn công một chiếc xe tăng


Người dân nắm quyền kiểm soát 1 xe tăng tại thủ đô Ankara
7h19: Turkey Blocks, tổ chức giám sát kiểm duyệt Internet tại Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết các mạng xã hội như Twitter, Facebook và Youtube đang bị chặn ở nước này. Vimeo và Instagram vẫn còn hoạt động.
7h29: Kênh truyền hình quốc gia TRT hôm nay phát sóng trở lại sau khi bị gián đoạn do đảo chính. Nhân viên của TRT được cho là đang bị những kẻ âm mưu đảo chính bắt cóc làm con tin.
7h33: Nhà Trắng ra thông báo cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry "nhất trí rằng tất cả các bên ở Thổ Nhĩ Kỳ nên ủng hộ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ được bầu một cách dân chủ, kiềm chế và tránh bạo lực, đổ máu".
7h38: Một nhóm lính của quân đảo chính đã bị bắt giữ khi cố gắng đột nhập vào nơi ở của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.
7h46: Máy bay chở tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan được cho là đang quay trở lại Istanbul sau khi chính phủ khẳng định cuộc đảo chính đã thất bại.
7h48: Có ít nhất 2 dân thường đã thiệt mạng trong cuộc bạo loạn tại Istanbul. Cộng cả 17 cảnh sát bị sát hại trong vụ không kích của trực thăng quân đảo chính trước đó thì có ít nhất 19 người đã tử vong.
7h51: Sân bay đóng cửa. Mọi chuyến bay đến và đi khỏi Thổ Nhĩ Kỳ đều bị hủy.
7h54: Hai cây cầu Fatih Sultan Mehmet và Bosphorus nối liền Istanbul và Ankara đều đã bị phong tỏa đi lại.


Bản đồ giữa Istanbul và thủ đô Ankara
7h55: Cảnh sát trưởng thành phố Istanbul cho biết chỉ có 104 binh sĩ tham gia đảo chính. Thủ lĩnh nhóm này là đại tá Muharrem Kose, bị sa thải gần đây do là thành viên của Gulen. Gulen là phong trào tôn giáo và xã hội xuyên quốc gia ở Thổ Nhĩ Kỳ do học giả Hồi giáo người Thổ Nhĩ Kỳ Fethullah Gulen dẫn đầu.
8h05: Khoảng 30 quân đảo chính đã buông vũ khí đầu hàng sau khi bị hàng trăm cảnh sát bao vây tại quảng trường Taksim, trung tâm Istanbul.
08h15: Người phát ngôn cơ quan tình báo quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (MIT) Nuh Yilmaz cho biết, âm mưu đảo chính đã bị loại bỏ nhưng vẫn còn một số sự chống đối nhỏ và sẽ nhanh chóng được giải quyết.
08h25: Bộ Ngoại giao Bulgaria cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng cửa ba cửa khẩu với Bulgaria.
08h40: Phát biểu trước truyền thông, Tổng thống Erdogan cho biết cuộc đảo chính là hành động phản quốc và những người liên quan sẽ phải trả giá cho hành động này. Bên cạnh đó, ông Erdogan tuyên bố cuộc đảo chính sẽ là lý do "hợp lý" để thanh lọc quân đội.
08h50: Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã bắt hơn 120 người liên quan đến cuộc đảo chính.
09h00: Tổng thống Erdogan nói tổng thư ký của ông đã bị những người âm mưu đảo chính bắt cóc.
09h03: Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ giao nộp vũ khí cho cảnh sát, trong cuộc đảo chính ở quảng trường Taksim, Istanbul.
09h10: Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh cho quân đội bắn hạ một phi cơ đã bị những kẻ âm mưu đảo chính cướp.
09h20: Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ mong muốn chấm dứt cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ông kêu gọi các bên "bình tĩnh, phi bạo lực và kiềm chế".
09h30: Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Yildirim xác nhận, một cuộc họp cấp cao sẽ được tổ chức vào hồi 14h00 hôm nay.
09h40: Tổng thống Erdogan tuyên bố sẽ không thỏa hiệp: "Lá cờ là danh dự của tôi, quốc gia này là vinh dự của tôi và tôi đã sẵn sàng hy sinh".
09h50: Truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin có 42 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ đảo chính tại thủ đô Ankara. Tuy vậy, nhiều khả năng đây chưa phải là con số thương vong cuối cùng.
09h56: Trong số 42 người thiệt mạng có 17 người là cảnh sát. Số còn lại là thường dân và binh sĩ lật đổ chính quyền. Bên cạnh đó, 13 người nổi dậy đã bị bắt khi cố gắng tấn công dinh tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.
10h10: Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ tạm thời đóng cửa eo Bosphorus đối với các tàu chở dầu vì lý do an ninh và an toàn.
10h25: Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cấp cao nói các đợt tấn công nhằm vào quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp diễn. Các binh sĩ đảo chính được cảnh báo sẽ bị bắn hạ nếu có ý định sử dụng phi cơ quân sự.
10h40: Trong khi quân đảo chính tuyên bố nắm quyền, người dân đáp lại cuộc gọi qua Facetime của Tổng thống Erdogan và tràn xuống đường để ủng hộ ông.
10h50: Kênh RT dẫn lời một công tố viên cho biết, ít nhất 60 người đã chết trong vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ vào đêm 15/7 (giờ địa phương).
11h02: Khoảng 50 binh sĩ tham gia đảo chính tại cây cầu bắc qua eo Bosphorus ở thành phố Istanbul đã đầu hàng.
11h18: Thổ Nhĩ Kỳ bổ nhiệm Umit Dundar làm quyền tham mưu trưởng quân đội, tạm thời thay thế người đứng đầu lực lượng vũ trang. Dundar là tư lệnh Tập đoàn Quân thứ nhất, gồm sư đoàn lục quân Thổ Nhĩ Kỳ.
11h30: Thông tin mới nhất cho biết, hiện đã có 60 người chết và 336 người bị bắt trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ.
11h50: Email từ văn phòng báo chí của tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết phe đảo chính kiên quyết chống lại những người phản đối.
12h35: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan tuyên bố cuộc binh biến đã kết thúc, chính phủ đã giành lại quyền kiểm soát.
Nguồn BÓNG ĐÁ +
--------

0 comments:

Powered By Blogger