Friday, August 5, 2016

Làm thế nào lật đổ chế độ độc tài toàn trị CSVN?

Khi dân chúng đã chín muồi để có thể biến thành một phong trào thì quần chúng đó sẽ ào theo bất cứ phong trào nào lãnh đạo một cách có hiệu lực.

“Vận động quần chúng có thể thay hình đổi dạng từ vận động tôn giáo thành vận động cách mạng xã hội hay vận động yêu nước; hay từ vận động cách mạng xã hội thành vận động yêu nước quá khích thành vận động tôn giáo. Vận động quần chúng tại các quốc gia Á Châu là phong trào yêu nước, nhưng cũng đồng thời cũng là những vận động cách mạng xã hội”...

*

Chủ nghĩa toàn trị là gì?

Chủ nghĩa toàn trị (Totalitarianism) là một thuật ngữ được sử dụng bởi những nhà khoa học chính trị, đặc biệt là những người trong lĩnh vực so sánh để mô tả một chính thể trong đó nhà nước áp đặt “chế độ chuyên chế” (authoritarian regime), mà muốn quy định tất cả mọi hành vi cá nhân và công cộng trên mọi khía cạnh bằng áp chế và đàn áp.

Những học giả có ảnh hưởng nhất về chủ nghĩa toàn trị như Karl Popper, Hannah Arendt, Carl Friedrich, Zbigniew Brzeinski và Juan Linz đều mô tả mỗi người một cách hơi khác nhau. Điểm chung của tất cả các định nghĩa về chủ nghĩa toàn trị làsự cố gắng động viên toàn thể dân chúng trong việc hỗ trợ tư tưởng của nhà nước và sự không khoan nhượng đối với những hoạt động không hướng về mục tiêu của nhà nước, trấn áp kèm theo hoặc là sự điều khiển của nhà nước đối với công đoàn lao động, nhà thờ hoặc là các đảng phái chính trị.

Các chế độ toàn trị duy trì quyền lực chính trị bằng các công cụ như cảnh sát mật vụ, các biện pháp tuyên truyền được gieo rắc qua các phương tiện truyền thông, các quy định và các hạn chế về tự do ngôn luận, việc sử dụng sự giám sát bằng truyền thông và việc sử dụng phổ biến các chiến thuật khủng bố. Các quốc gia cộng sản, các chế độ độc tài quân sự, quân chủ đều là các thể chế chuyên chế theo các định nghĩa nầy.

Chế độ độc tài là gì?

Một thể chế mà nhà nước chuyên quyền mà ở đó nhà nước được cai trị bởi một cá nhân, một nhóm người, có thể là một gia đình, nhóm quân đội hay một đảng duy nhất như đảng cộng sản mà quyền lực không bị giới hạn và họ thường dùng những biện pháp trù dập các người đối lập để duy trì quyền lực. Chế độ độc tài đề cập đến hình thức cai trị độc đoán do một đảng cầm quyền không bị pháp luật, hiến pháp hay các nhân tố chính trị và xã hội trong quốc gia đó ràng buộc.

Theo Joseph C.W. Chan (Đại học Hồng Kông), chế độ độc tài là một thể chế nhà nước có quyền lực cầm quyền không được nhân dân ủng hộ. Trong khi đó, chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism) là thể chế mà ở đó nhà nước quy định mọi mặt hành vi cá nhân và tập thể của nhân dân. Hay nói cách khác, chế độ độc tài liên quan đến nguồn gốc quyền cai trị (nơi quyền đó phát sinh) và chủ nghĩa toàn trị liên quan đến phạm vi của quyền cai trị (cái quyền do nhà nước quy định).

Theo giải thích trên, chế độ độc tài tương phản với thể chế dân chủ mà ở đó quyền lực nhà nước từ nhân dân mà ra. Còn chủ nghĩa toàn trị tương phản với chủ nghĩa tự do nơi nhà nước nhấn mạnh quyền tự do cá nhân. Mặc dù các khái niệm của thuật ngữ đó có khác nhau, nhưng trên thực tế chúng đều có liên quan với nhau, hầu hết các quốc gia độc tài đều để lộ ra các đặc điểm đặc trưng của chủ nghĩa toàn trị. Chính vì vậy chúng ta thường hay nghe 2 khái niệm đó được gộp thành một là“chế độ độc tài toàn trị”. Một khi quyền lực nhà nước không từ nhân dân mà ra thì quyền lực đó không bị giới hạn và có khuynh hướng bành trướng phạm vi của nó để kiểm soát mọi mặt đời sống nhân dân.

Ở vào thế kỷ XX và XXI, độc tài di truyền hay độc tài gia đình trị vẫn còn tương đối phổ biến là Tàu Cộng, Bắc Triều Tiên và Cộng sản Việt Nam. Theo những khái niệm về chế độ độc tài toàn trị, chúng ta có thể thấy những người sau đây là những nhà độc tài. Họ thường cầm quyền trong một thời gian dài không nghĩ hưu hay từ chức mà chỉ thôi chức do bị lật đổ hoặc chết.

Chế độ độc tài có thể được phân loại thành nhiều chế độ độc tài với nhiều mức độ khác nhau như: 

* Chế độ độc tài tuyệt đối - autodictatorship (không có bầu cử); 

* Chế độ độc tài độc nhất - monodictatorship (bầu cử không có tính cạnh tranh);

* Chế độ bán độc tài - semidictatorship (bầu cử chỉ có một phần cạnh tranh);

Một tác phẩm kinh điển của chế độ độc tài toàn trị là cuốn “Chủ nghĩa độc tài toàn trị và chế độ chuyên quyền” (Totalitarian Dictatorship and Autocracy) của Carl Friedrich và Zbigniew Brzezinski (1965). Các tác giả lập luận rằng, tất cả các chế độ độc tài toàn trị mang những tính chất sau:

- Một hệ tư tưởng phức tạp được cấu thành bởi một học thuyết chính thức bao trùm mọi mặt thiết yếu của sự tồn tại mà mọi người trong xã hội gắn liền với nhau. 

- Một đảng đại chúng điển hình được lãnh đạo bởi một người, kẻ độc tài và bao gồm 1% rất nhỏ dân chúng. 

- Một hệ thống khủng bố, tấn công cả thể xác lẫn tinh thần, chịu ảnh hưởng của đảng lãnh đạo và cảnh sát mật vụ. 

- Một sự độc quyền kiểm soát về kỹ thuật và gần như tuyệt đối với tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng nằm trong tay đảng và chính phủ. 

- Một sự độc quyền kiểm soát về kỹ thuật và gần như tuyệt đối với việc sử dụng hiệu quả tất cả vũ khí dùng cho chiến đấu vũ trang. 

- Một sự kiểm soát và định hướng cho toàn bộ nền kinh tế xuất phát từ trung ương. 

Mô hình chủ nghĩa độc tài toàn trị của ĐCSVN:

Mô hình này là một sản phẩm đặc biệt do ĐCSVN sáng tạo ra, đây là một sản phẩm hỗn hợp giữa “chính trị” với “pháp luật” cấu tạo thành một bộ máy cầm quyền của đảng và Nhà nước XHCNVN, nó không giống bất cứ một nhà nước nào trên thế giới hiện nay.

Trước đây, nguyên chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ đã mạnh dạn tuyên bố đảng cộng sản sẽ chấm dứt việc giới thiệu những ứng cử viên ứng cử vào chính phủ. Tuy nhiên, Quốc hội vẫn chưa có đủ sự độc lập cần thiết. Quốc hội hiện nay cũng không thể thực hiện được nhiệm vụ giám sát chính phủ. Nó cũng không thể thực thi nhiệm vụ “quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia”. Quốc hội ban hành luật nhưng luật có lợi ích gì khi có nhiều người không thi hành luật. Quốc hội cũng không làm gì được; bởi vì nó không có quyền can thiệp, thành tích làm luật mới cũng coi như bằng không. Quả thực, cũng không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì tất cả các đại biểu quốc hội là đảng viên hoặc do Đảng lựa chọn theo kiểu “đảng cử dân bầu”, có từ 93% đến 97% là đảng viên ĐCSVN.

Do vậy, Quốc hội không thuộc về nhân dân mà thuộc về Đảng. Đảng thậm chí soạn sẵn danh sách các ứng cứ viên buộc phải bỏ phiếu cho họ. Hơn 95% đại biểu quốc hội là “đảng viên”. Vì vậy, không thể gọi chính quyền này là của dân, do dân và vì dân với tỷ lệ này. Trên thực tế, mọi thứ đều được quyết định bởi ĐCSVN và những tổ chức này có nhiệm vụ chủ yếu là “thể chế hóa các quyết định của Đảng đối với chính phủ”. Cơ cấu của đảng từ thượng tầng đến hạ tầng đều có quyền hành tuyệt đối và không chịu sự quản lý của bất kỳ luật pháp nào. Kết quả, không gì khác hơn là “ĐẢNG TRỊ” trong một chế độ “TOÀN TRỊ”.

Nhiều nhà bất đồng chánh kiến, kêu gọi: “Đặt ĐCSVN dưới pháp luật!”. Trước đây, Hoàng Minh Chính đã khẳng định: “Gốc rễ của tất cả những đau khổ của đất nước và dân tộc VN là “điều 4 Hiến pháp”. Nó tuyên bố quyền “cai trị tuyệt đối” của ĐCSVN đứng trên của Tổ quốc - Dân tộc và đứng trên hết thảy mọi thứ.

Gareth Porter lưu ý rằng: “Mặc dù đảng có nhiệm vụ lãnh đạo nhà nước, nhưng không thay thế được nhà nước, sự nhập nhằng về chức năng giữa Đảng và Nhà nước là vấn đề căn bản của hệ thống chính trị tại VN ngay từ đầu.”(Porter, The Politics of Bureaucratic Socialism, trang 84).

Bởi vì đảng cộng sản không có quyền “lập pháp” vốn thuộc về quốc hội, cho nên đảng phải quản lý bằng “nghị quyết”; vì vậy, đảng tự cho mình có quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, đối với nhà nước và xã hội. Khi đưa ra “nghị quyết”, quy định của đảng chỉ đạo quốc hội, chính phủ, tòa án, thanh tra chính phủ và các tổ chức cơ sở…và như vậy, đảng đã biến toàn bộ hệ thống chính phủ thành những cơ quan thực thi các nghị quyết từ một nhóm quyền lực trong ĐCSVN. Dân chủ & Pháp luật cũng bị biến thành những công cụ thực thi những nghị quyết nầy.

ĐCSVN sử dụng pháp luật để duy trì “quyền lực độc tôn”. Đảng từ chối phân chia quyền lực giữa Đảng - Nhà nước và Cơ quan Tư pháp; vì vậy, không có ngành Tư pháp độc lập ở VN. Việc đảng đứng trên pháp luật là không ai có quyền phê phán đảng. Điều này đã tạo nên một “giai cấp mới” (the New Class) trở nên giàu có do“tham nhũng” và do trấn lột tài sản của nhân dân mà có.

Theo Milovan Djlas lập luận rằng: “Sau khi lên nắm quyền, ĐCSVN đã trở thành một giai cấp mới với luật lệ riêng của nó. Giai cấp mới giành được quyền lực, đặc quyền, đặc lợi dựa trên hình thức “sở hữu riêng biệt - sở hữu tập thể”. Nhân danh quốc gia và xã hội, nó có quyền quản lý và phân phối, thực ra chỉ là vỏ bọc cho quyền sở hữu thực sự của hệ thống quan chức trong chính quyền,” Djlas nhận định. “Những người đứng trong hàng ngũ của cái gọi là Đảng Cách Mạng. Khi đảng đã nắm được quyền lực thống trị là đảng viên thuộc về giai cấp được hưởng đặc quyền, đặc lợi; bởi vì Đảng độc quyền quản lý và kiểm soát việc phân phối tài sản quốc gia. Các đảng viên luôn có những cơ hội tốt hơn dành cho các con cháu của họ...” (Milovan Djlas, The New Class, trang 45).

Vì vậy, có thể nói chế độ CSVN độc tài toàn trị là một chế độ tham nhũng, thối nát, bán không từ thứ gì có thể bán kể cả bán nước, bán tài nguyên quốc gia, bán biển, bán đất cho ngoại bang. Ăn bẩn không chừa thứ gì có ăn được, ăn cả ciment, cộc sắt, rút ruột công trình để ăn. Tình trạng quan liêu, bao cấp, cửa quyền, vòi vĩnh hối lộ... trở nên công khai, tham nhũng thối nát, lãng phí đã trở thành “quốc nạn”. Tình trạng mua quan bán chức sử dụng bằng giả để chạy chức, chạy quyền trở nên công khai và thách thức.

Đó là phẩm chất đạo đức cách mạng của cấp lãnh đạo từ thượng tầng đến hạ tầng cơ sở khiến nhân dân bất mãn, ta thán, oán trách. Bộ máy chính phủ cồng kềnh, năng lực và trình độ của giới “lãnh đạo ngố & cán ngố” yếu kém làm nảy sinh xã hội ung thối. Bọn con ông cháu cha hoành hành coi thường luật pháp, lái xe bạt mạng, gây tai nạn giao thông chết người rồi bỏ chạy. Các tụ điểm ăn chơi của con cái đại gia, cán bộ cao cấp thâu đêm suốt sáng, hút ma túy thả giàn...

Nạn cường hào ác bá mới ở hạ tầng:

Cứ tưởng cường hào ác bá ở nông thôn chỉ có vào những năm truớc đây. Nhưng, bây giờ là thời kinh tế thị trường thì nạn cường hào ác bá lại càng tha hồ hoành hành dữ dội hơn nữa. Lũ cường hào ác bá mới là những tên cán bộ tham nhũng, tha hóa, biến chất lợi dụng quyền lực áp bức, bóc lột dân. Nạn cường hào ác bá mới nhức nhối hơn cả là ở nông thôn, những nơi người dân thấp cổ bé miệng dễ bị áp bức, bóc lột. Vì thiếu cơ sở giám sát nên bọn cường hào ác bá tha hồ thao túng, hà hiếp người nghèo bằng cướp đoạt đất đai tài sản của nông dân, chúng còn tàn nhẫn ăn cả tiền cứu trợ những hộ nghèo ở nông thôn.

Nạn “cường hào ác bá mới” ngày càng có thêm nhiều cơ hội để trỗi dậy khi quá dễ để vinh thân phì gia trên con đường hoạn lộ, nhờ tiền bóc lột dân nghèo để mua danh, mua chức. Trường hợp điển hình: Tại xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa chỉ có 9.500 dân chúng, nhưng có tới 500 cán bộ, tức là 20 dân phải làm lụng vất vả để nuôi 1 quan xã, ngồi mát ăn bát vàng và có rất nhiều địa phương như thế. Ủy ban Nhân Dân Xã là cấp hành chánh gần dân nhất, nhiều nơi hành xử thô bạo với nông dân bởi nhóm thiểu số “cường hào ác bá mới” nầy.

Danh từ “dân oan khiếu kiện” xuất hiện liên tục trong những năm gần đây, là nói tới những người dân bị oan ức trong xã hội như bị cướp đoạt tài sản, đất đai một cách trắng trợn. Một bộ phận lớn những người nầy là các nông dân và những “bà mẹ chiến sĩ”, “gia đình liệt sĩ” đã có “công” nuôi dưỡng lực lượng võ trang cách mạng trong thời kỳ “chống Mỹ cứu nước”. Họ bị các quan tham trong chính quyền cưỡng chiếm đất đai bằng bạo lực để bán cho bọn tư bản đầu tư nước ngoài xây dựng các khu công nghiệp, khách sạn cao cấp, sân golf... việc họ tập hợp dân oan khiếu kiện lên cấp Trung ương là hoàn toàn vô vọng vì tham nhũng đã đi vào hệ thống được liên kết chặt chẽ từ thượng tầng cho tới hạ tầng.

Trong hoàn cảnh bi đát bị chính quyền mất cướp tài sản, đất đai canh tác, đời sống hoàn toàn bế tắc và họ đã nghĩ đến cái chết nên họ chọn con đường tự thiêu để phản kháng, tố cáo tội ác của chế độ CSVN độc tài toàn trị đối với nhân dân...

Tham nhũng ở thượng tầng:

Trước hết, xin liệt kê một số vụ nổi tiếng gây chấn động dư luận trong thời gian qua để nói lên cái “quốc nạn tham nhũng” đang tàn phá đất nước:

Vụ EPCO-Minh Phụng. 
Vụ PMU 18. 
Vụ tham nhũng PCI. 
Vụ tham nhũng Đề án 112. 
Vụ Nexus Technologies, công ty Mỹ hối lộ quan chức VN. 
Vụ công ty của Australia Securency hối lộ in tiền Polome ở VN. 
Vụ chia chác đất công ở An Hải, Hải Phòng. 
Vụ đại án Vinashin & Vinalines. 

Theo đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang mạng Economist.com, nợ công VN là trên 77,459 tỷ USD, bình quân tính theo đầu người VN nợ là 860 USD/người (tương đương 18 triệu đồng) năm 2012. Và số nợ công của VN tiếp tục tăng nhanh qua các năm và đến hết năm 2014 đã vượt con số 86 tỷ USD.

Nạn cường hào ác bá phát triển mạnh mẽ ở hạ tầng cơ sở là do tình trạng tham nhũng thối nát của cấp lãnh đạo thượng tầng kiến trúc: “Thượng bất chánh - Hạ tắc loạn”. Thử nhìn tài sản sản nổi của nguyên Thủ tướng Mafia Nguyễn Tấn Dũng thì đủ biết, tập đoàn tài phiệt Ba Dũng đang nắm giữ “kinh tài cả nước” & Điều khiển 20 doanh nghiệp quốc doanh quan trọng cốt lõi gồm có: Tập đoàn Dệt may - Tập đoàn dầu khí quốc gia - Tập đoàn công nghiệp than (khoáng sản VN) - Tập đoàn điện lực - Tập đoàn công nghiệp cao su - Tập đoàn Bưu chính viễn thông - Tổng công ty xăng dầu - Tập đoàn công nghiệp hóa chất - Tổng công ty giấy - Tổng công ty thuốc lá - Tổng công ty Sông Đà - Tổng công ty thép - Tổng công ty hàng không & taxi - Tổng công ty công nghiệp xi-măng - Tổng công ty lương thực miền Bắc - Tổng công ty lương thực miền Nam - Tổng công ty Cà phê - Tổng công ty đường sắt - Tổng công ty hàng hải và Tập đoàn viễn thông Quân đội VN.

Ngoài ra, vụ án Vinalines & Vanashin làm thất thoát số tiền khổng lồ lên đến hơn 4 tỷ USD và tại sao lại có vụ chìm xuồng vụ án Vanashin? Vì Ba Dũng có liên quan chặt chẽ với Vanashin từ việc bố trí nhân sự, bè phái vây cánh để ăn chia công quỹ.

Vụ mới nhất là vụ thất thoát một số tiền lên đến 3 tỷ USD ở Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp. Xin đồng bào hãy nhớ rằng, số tiền bị thất thoát là tiền “vay mượn nước ngoài” và những vụ thua lỗ do tham nhũng là nhân dân cả nước phải è đầu ra trả, chứ Tập đoàn tài phiệt Nguyễn Tấn Dũng chỉ biết lo rửa tiền, không hề hấn gì...

Chế độ công an trị:

Bất cứ chế độ độc tài toàn trị muốn an toàn đứng vững thì trước hết phải có một tổ chức một lực lượng áp bách “công an mật vụ” hết sức tinh tường với những tên chỉ huy sắt máu, sẵn sàng ra tay đàn áp dã man tàn bạo những phong trào nhân dân tự phát biểu tình, chống đối chế độ... Đó là chế độ “công an trị” để bảo vệ “chế độ độc tài toàn trị” của chính phủ. Chế độ độc tài toàn trị của ĐCSVN cũng không ngoại lệ.

Chế độ công an trị là gì? Thuật ngữ nhà nước thiết lập chế độ “công an trị” (police state) dùng để chỉ một quốc gia mà chính phủ của nó dùng lực lượng công an, cảnh sát để thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để đàn áp đời sống chính trị kinh tế và xã hội của nhân dân. Nhà nước công an trị thường sử dụng công cụ lực lượng “công an mật vụ” hay “công an bảo vệ chính trị” để bảo vệ và củng cố chế độ độc tài toàn trị và kiểm soát chặt chẽ xã hội.

Với nguyên tắc: “Còn Đảng là còn mình”, như vậy lực lượng công an không còn là lực lượng bảo vệ an ninh trật tự xã hội nữa và bảo vệ nhân dân nữa mà nó trở thành công cụ bảo vệ “luật rừng” và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị nhằm vơ vét tài sản của nhân dân và trấn áp họ để bảo vệ sự tồn tại vĩnh viễn của đảng & Nhà nước CSVN. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi gần đây, lực lượng công an ngày càng lộng hành, tác oai tác quái qua những vụ dùng nhục hình tra tấn chết người vô tội trong các đồn, trại tạm giam công an. Nguyên Bộ trưởng Bộ CA Trần Đại Quang còn đề xuất cho lực lượng công an được quyền nổ súng trực tiếp vào người dân chúng nhằm vô hiệu hóa các trường hợp gọi là có dấu hiệu “chống người thi hành công vụ”.

Lực lượng công an được đảng & Nhà nước CSVN trao cho “giấy phép giết người” (licence to kill) vô tội vạ, khiến công luận vô cùng phẫn nộ xuất phát từ loạn công an kiêu binh, xem chừng như ngày càng gia tăng đáng ngại, người dân bị bắt vào trụ sở công an đã không trở về thì khá nhiều. Người chết trong đồn công an không thể tranh cãi, người sống không thể tranh cãi, khi luật rừng trong tay ác thế lực đang nắm quyền lực thống trị, một khi tội ác giết người man rợ của bọn công an là một lũ súc vật đội lốt người được bao che lấp liếm dung túng bởi bọn lãnh đạo ĐCSVN mất hết nhân tính.

260 người chết trong khi tạm giam tại đồn công an:

Sáng ngày 10/4/2015, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, rất xúc động khi đọc báo cáo thấy con số hơn 260 người chết trong lúc tạm giam tạm giữ trong các đồn công an trong thời gian 3năm. Cái đó là công an phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Dù là tự tử, dù là bức cung nhục hình đánh chết người thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Nguyên Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nói: “Tôi nói với các đồng chí là không có cái chuyện tội nặng hay nhẹ, sai ít hay sai nhiều, mà không được để xảy ra oan sai. Cứ xảy ra oan sai ở đâu thì chỗ đó phải chịu trách nhiệm,” ông nói. “Mục tiêu của Quốc hội là không được để xảy ra oan sai, đi liền với đó là đã oan sai thì phải đền bù thỏa đáng theo quy định của pháp luật”.

Đây chỉ là thông báo từ Quốc hội để xoa dịu dư luận vì những bị tạm giam không phải là tội phạm, chỉ sau khi toà án xét xử, kết tội có bản án rồi mới thành tội phạm. Trại tạm giam của đồn công an không phải là tòa án. Công an chịu trách nhiệm vì 3 năm có 260 người chết khi bị công an tạm giam, tạm giữ. Nhưng công an chịu trách nhiệm là làm sao? Đây chỉ là lời nói suông như nước đổ lá môn. Tóm lại con số 260 người bị giết chết, chắc chắn họ tử vong bị nhục hình tra tấn dã man bởi bọn công an súc vật đội lốt con người. Thật quá khủng khiếp!

Công an đàn áp đẫm máu những cuộc biểu tình chống Tàu cộng & Formosa:

Từ năm 2013 cho tới bây giờ, giữa lúc người dân phẫn nộ biểu tình chống Tàu Cộng xâm lược ở Hà Nội - Sài Gòn và các thành phố lớn diễn ra trên khắp 3 miền đất nước thì bị lực lượng công an phối hợp cùng bọn “xã hội đen” tiếp tục đàn áp thô bạo những người biểu tình vì yêu nước. Sau đây là những vụ biểu tình mới xảy ra trong năm 2016:

[1] Ngày 17/7/2016, hãng tin AP đưa tin, hàng chục người Việt Nam tập hợp và xuống đường trong một cuộc phản đối ở trung tâm thủ đô Hà Nội đã bị nhà cầm quyền bắt giữ và đưa đi, trong lúc họ đang “ủng hộ” một phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế bãi bỏ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông. Khoảng 20 người đã bị công an đưa lên xe bus và chở đi khỏi khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm ở thủ đô Hà Nội.

[2] 8h40 cùng ngày 17/7/2016, tại xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An có khoảng 1.000 người biểu tình phản đối Formosa và yêu cầu khởi tố và đuổi công ty này khỏi VN. Trong số 1.000 người nói trên chủ yếu là giáo dân tại giáo Phú Yên do linh mục Anton Đặng Hữu Nam phụ trách.

Sáng ngày 7/7/2016, hơn 3.000 người dân thuộc Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã bất ngờ xuống đường biểu tình chống Formosa, đồng thời yêu cầu Bộ trưởng tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà phải từ chức. Họ vừa đi vừa hô vang các khẩu hiệu bảo vệ môi trường và chống lại hành vi bao che cho Formosa đầu độc biển.

Ngay sau đó, lực lượng công an, cảnh sát cơ động đã bất ngờ ra tay đàn áp đẫm máu những người biểu tình. Nhiều tiếng súng đã nổ vang lên cùng hàng loạt lựu đạn cay được ném thẳng về phía bà con ngư dân không một tấc sắt. Theo tin tức ghi nhận, ít nhất 2 người dân đã bị đánh gây thương tích trầm trọng và phải nhập viện, hàng chục người khác cũng bị đánh đến mức đổ máu. Có nhiều ngư dân phẫn nộ đã dùng gạch đá đáp trả.

Cũng như bao nhiêu địa phương khác, người dân giáo xứ Cồn Sẻ và bà con ngư dân Quảng Bình là nơi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vụ việc Formosa thải chất độc gây ô nhiễm môi trường biển. Sau khi xảy ra hiện tượng cá chết, đời sống bà con ngày càng khó khăn và khủng hoảng. Hầu hết những người dân nơi đây đều sống bằng nghề đánh bắt cá, nhưng nay thì biển đã chết, bà con không biết làm gì để lo sinh kế cho gia đình, trẻ em có nguy cơ bỏ học. Trong khi đó, giới chức địa phương lại không hề hỗ trợ ngư dân. Trái lại khi bà con xuống biểu tình nêu lên nguyện vọng ôn hòa thì bị lực lượng CA đàn áp đẫm máu.

[3] Trước đó, sáng ngày 8/5/2016, Sài Gòn - Hà Nội nổi sóng Formosa bị lực lượng công an đàn áp thô bạo. Cuộc biểu tình tuần hành “vì nước sạch - vì chính quyền minh bạch” bắt đầu từ tại Trung tâm Sài Gòn và đã diễn ra ở nhiều nơi nhất là ở Sài Gòn. Lực lượng CA đã thẳng tay đàn áp, đánh đập và bắt bớ tràn lan. Nhiều người bị đánh đập tàn nhẫn. Ước tính có khoảng 110 bị bắt giữ. Công an chìm lẫn sắc phục đã bóp cổ, đấm đá túi bụi cả trẻ con và phụ nữ. Chính quyền CSVN đã quyết tâm bảo vệ Formosa mà bất chấp tính mạng của người VN. Trong lúc đó tại Hà Nội, hàng ngàn người dân tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền cộng sản đã tiếp tay gây ra thảm họa biển chết tại các tỉnh Miền Trung trong suốt một tháng qua, bắt nguồn từ khu vực khu công nghiệp Formosa Hà Tỉnh.

Tóm lại, bọn công an không còn còn là người VN nữa, mà hiện thân của những tên công an Tàu cộng, đứng hẳn về phía bọn thái thú Hà Nội, chống lại nhân dân ta để bảo vệ quyền lợi mẫu quốc Tàu Khựa. Bè lũ công an là một loại súc vật đội lốt con người.

Muốn cứu nước - toàn dân VN phải vùng lên làm cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài toàn trị CSVN:

Cách mạng là gì? Là xóa bỏ cái cũ để thay thế bằng cái mới tiến bộ hơn, là một sự thay đổi toàn diện sâu sắc, thường xảy ra bất ngờ trong một thời gian ngắn. Các cuộc cách mạng có thể dẫn đến thay đổi trong các thể chế chính trị - xã hội, hoặc thay đổi lớn trong một nền kinh tế hay văn hóa. Cách mạng đã từng xảy ra trong nhiều lĩnh vực như xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế, công nghiệp...

Cách mạng thường được thực hiện dưới sự cưỡng ép của nhà nước hay quần chúng đông đảo, tạo ra một sự thay đổi toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Trong nhiều thuật ngữ của châu Âu, các từ mang ý nghĩa “cách mạng” được bắt nguồn từ “revolution” (sự quay), trong tiếng La Tinh thông dụng, từ này có nguồn gốc từ “revolvere” (quay, xoay). Năm 1390, từ này được du nhập vào tiếng Anh qua từ “révolution” trong tiếng Pháp cổ, đặc biệt là sau cuộc lật đổ vua James II của Anh năm 1688.

Cách mạng chính trị là sự thay đổi nhà cầm quyền hoặc hình thức tổ chức nhà nước hiện tại bằng nhà cầm quyền hoặc hình thức tổ chức nhà nước khác được một số người xem là tiến bộ hơn bằng phương pháp bạo động hoặc bất bạo động mà không tuân theo những thủ tục được pháp luật quy định. Cách mạnh chính trị thường được mô tả bởi bạo lực và những thay đổi lớn trong bộ máy quyền lực thường có kết quả hơn bằng việc sử dụng bạo lực như cuộc “Cách mạng Tháng 10 Nga năm 1917” và “Cách mạng Pháp”. Một cuộc cách mạng chính trị có thể sử dụng vũ lực để lật đổ nhà cầm quyền, tiêu diệt những cá nhân bị xem là phản cách mạng như đã xảy ra ở Pháp và Xô Viết.

Tóm lại, cách mạng là một biến động chính trị lớn lao xảy ra khi mà chế độ, tổ chức, càng ngày càng tỏ ra áp bách dân chúng quá đáng, càng ngày càng bất lực trong việc giải quyết sự sinh sống của dân chúng (chẳng hạn như Formosa). Tuy nhiên, cách mạng không tự nhiên xảy ra, phải do người ta tranh đấu. Trong đấu tranh, không chỉ nhờ chính nghĩa, thuận lòng trời, hợp lòng người mà phải nhờ chiến lược đúng đắn và thủ đoạn để chiến thắng. Cuộc cách mạng nào cũng phải tiến đến “đảo chính”. Vì vậy, kỹ thuật cướp chính quyền là kỹ thuật đảo chánh (coup d’état).

Thuật ngữ đảo chánh trong tự điển “Littré” giải thích như sau: “Le coup d’État est une action qui décide de quelque chose d’important pour le bien d’ Etat.” (Đảo chánh là một hành động có tính quyết định một điều quan trọng cho lợi ích quốc gia). Tất cả đều phải thay đổi, không một chế độ, một đường lối cai trị nào dù tốt đẹp tới đâu có thể tồn tại vĩnh viễn.

Theo GS chính trị học Umberto Melotti qua tác phẩm “Rivoluzione e Società” (Cách mạng & Xã hội). Theo ông những cuộc cách mạng vốn trải qua những cuộc chuyển nhượng (transfer) quyền hành chính trị của một nhóm người cũ đến một nhóm người mới khác. Còn cuộc cách mạng thứ hai là “xã hội”, cuộc cách mạng này công kích vào ngay những cơ cấu xã hội đó, như những tệ nạn làm ung thối xã hội do chính phủ đương thời gây nên. Hay thêm nữa, là giữa những cuộc cách mạng phổ quát được toàn dân hưởng ứng.

Cũng theo ông nghĩ, những cuộc “cách mạng tư sản” (révolution bourgeoises) nhằm tiêu diệt chế độ phong kiến cùng xã hội tư bản. Còn cuộc “cách mạng vô sản” (révolution prolétariennes) là cuộc cách mạng được ngụy trang của người cộng sản đã tạo bao nhiêu đau khổ cho con người khi cộng sản cướp chính quyền ở Nga vào năm 1917, tại Trung Hoa 1949, tại Việt Nam 1945 và 1954 ở Miền Bắc cũng như một lúc 1975 tại Miền Nam, ở Cuba vào năm 1959... đã giết hại hàng trăm triệu người... đây là một cuộc cách mạng thoái hóa (révolution régessives).

Cuộc cách mạng thoái hóa nầy là cụ thể của các nước cộng sản, đặc biệt là tại Việt Nam, phải nói là tên tội đồ HCM và đồng bọn như Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười... đã đưa đất nước và dân tộc đến tận cùng của sự nghèo đói và lạc hậu. Đây quả là một cuộc “cách mạng thoái hóa”!

Sau khi cưỡng chiếm Miền Nam VN, để hoàn tất cái gọi là thống nhất hai miền đất nước theo chỉ thị của Nga-Tàu. Những tên lãnh đạo ĐCSVN bắt đầu từ HCM đã làm băng hoại đất nước, luân thường đảo ngược, thực hiện chính sách ngu dân dễ trị, tham nhũng kinh hoàng, kinh tế lụn bại, nợ công, nợ xấu ngập đầu, xã hội VN đẫm máu vì bạo lực vì ma túy ngáo đá. ĐCSVN đã đưa VN vào quỹ đạo của Tàu Cộng để tự hủy diệt để trở thành một khu vực tự trị như Tân Cương, Tây Tạng…

Những hình thức đảo chánh:

Có thể tạm phân chia ra những hình thức đảo chánh đã được chứng kiến trong lịch sử thế giới như sau:

[1] Đảo chánh thâm cung: Thanh toán, giết chết bằng đầu độc, bằng ám sát trong chốn thâm cung để tranh đoạt quyền lực, ngôi thiên tử, ngôi hoàng hậu... như Vũ Tắc Thiên hoặc Cù thị và Lữ Gia.

[2] Đảo chánh Catalinaire: Kết hợp các lực lượng trong chế độ để chống lại chính quyền, kết hợp đấu tranh nghị trường với quần chúng để khuynh đảo chính quyền (Catalina chống Ciceron).

[3] Đảo chánh quân đội Césarisme: Tình thế hỗn loạn, một ông lớn có uy tín, có quân quyền về lật chính phủ trung ương thiết lập chế độ khác, đảo chánh để chống lại một cường thần mà thế lực đang lên quá mạnh (vua Louis 14 lật thế lực Fouquet)

[4] Đảo chánh Cromwell: Vua Charles I lạm dụng quyền hành, Cromwell lãnh đạo một số lãnh chúa đem quân tấn công London bắt vua Charles I đem xử chém.

[5] Đảo chánh Bonapartisme: Kết hợp đấu tranh nghị hội với áp lực quân đội để tiêu diệt một tình trạng chính trị quá phân tán. Napoléon Đệ nhất ngày 19, Brumaire – Napoléon Đệ Tam ngày 2 Décembre 1851.

[6] Đảo chánh Pronunciamientos: Quân đội đảo chánh, cầm đầu bởi bộ máy Junta do một số sĩ quan hợp lại thường thấy ở vùng Nam Mỹ.

[7] Đảo chánh cướp chính quyền: Đảo chánh bằng sự cướp chính quyền theo phương thức hợp pháp. Hitler được Hindenburg mời làm thủ tướng. Mussolini được vua Ý thỏa thuận cho lập nội các.

[8] Đảo chánh quân nhân cách mạng: Mustapha Kémal tại Thổ Nhĩ Kỳ. Néguib và Nasser tại Ai Cập.

[9] Đảo chánh khởi nghĩa: Đưa đến cách mạng tháng 10 tại Nga năm 1917.

Bài học kinh nghiệm “Kỹ thuật đảo chánh của Trotsky”:

Đảo chánh khởi nghĩa đưa đến Cách mạng tháng 10 năm 1917 tại Nga đi đến thành công là do kế hoạch sáng tạo của Leon Trotsky. Trong cuộc đàm thoại với Lenine để chuẩn bị cuộc khởi nghĩa:

Lenine nói: “Cuộc khởi nghĩa của chúng ta nhất định không thể dựa trên âm mưu của một nhóm người, chúng ta phải đặt nó trên cơ sở của giai cấp tiền phong. Cuộc khởi nghĩa phải dựa trên đà cách mạng của nhân dân và cuộc khởi nghĩa phải nổ ra lúc cao trào cách mạng lên đến tột đỉnh.”

Trotsky nói: “Điều quan trọng cho tất cả mọi Catalinaires trong lịch sử là đập mạnh một cú bất ngờ không cho địch kéo dài thời gian. Tổ chức khởi nghĩa là bộ máy đảo chánh lạnh lùng và lặng lẽ. Bộ mấy ấy được điều khiển bởi các tay chuyên viên lành nghề,” Trotsky, giọng thân mật, nói tiếp. “Chiến lược của đồng chí phức tạp và đòi hỏi nhiều cơ hội tốt quá! Còn đối với tôi, khởi nghĩa không cần nhiều như vậy, chỉ cần một bộ máy tinh vi, hành động mau lẹ như quả đấm mạnh vào bụng làm tê liệt đối thủ. Chỉ có như vậy thôi! Những người được huấn luyện sẽ chia ra từng nhóm nhỏ đến chiếm ngay đô thị bằng hết các điểm chiến lược: Thứ nhất: là những trung tâm kỹ thuật. Thứ hai: Chúng ta phải khởi nghĩa theo cái nghĩa của một cuộc đảo chánh. Sự huy động ồn ào sẽ biến cuộc khởi nghĩa thành chiến tranh mất.”

Bài học Cách mạng Romania:

Chế độ Ceausescu sụp đổ sau một loạt sự kiện bạo lực tại Timisoara và Bucharest tháng 12 năm 1989. Tháng 11 năm 1989, Đại hội lần thứ 14 Đảng CS Romania (PCR) chứng kiến Ceausescu, khi ấy 71 tuổi, tái đắc cử một nhiệm kỳ lãnh đạo 5 năm nữa.

[1] Timisoara: Những cuộc tuần hành ở thành phố Timisoara phát sinh bởi nỗ lực được chính phủ ủng hộ nhằm đuổi László Tôkés, một mục sư người Hungary, bị chính phủ buộc tội gây ra sự “căm thù sắc tộc”. Các thành viên giáo đoàn Hungary bao vây căn nhà của ông để bày tỏ sự ủng hộ.

Các sinh viên Romania tự động gia nhập cuộc tuần hành và nó nhanh chóng thoát ly khỏi nguyên nhân ban đầu và nó trở thành một cuộc tổng tuần hành chống chính phủ. Các lực lượng quân đội và cảnh sát và Securitate nổ súng vào những người biểu tình ngày 17/12/1989. Ngày 18/12/1989, Ceausescu lên đường đi Iran, giao lại trách nhiệm đàn áp cuộc nổi loạn Timisoara cho các thuộc cấp và vợ. Ngay khi ông quay trở về ngày 20/12, tình hình thậm chí còn căng thẳng hơn và ông đã có một bài phát biểu trên truyền hình từ phòng phát sóng bên trong Tòa nhà Ủy ban Trung Ương (CC Building), trong đó ông nói về các sự kiện tại Timisoara như một sự can thiệp của các lực lượng nước ngoài vào công việc nội bộ của Romania và một sự “tấn công từ bên ngoài vào chủ quyền của Romania”.

[2] Lật đổ: Ngày 21/12, cuộc tụ họp lớn được tổ chức tại nơi giờ là Quảng trường Cách mạng, biến thành sự hỗn loạn. Hình ảnh Ceausescu vô cảm trước sự la ó của đám đông là một trong những khoảnh khắc mạnh mẽ nhất về sự sụp đổ của Chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. Vợ chồng nhà độc tài, không thể kiểm soát nổi đám đông, cuối cùng phải ấn trốn trong tòa nhà, và họ tiếp tục ở đó tới ngày hôm sau. Cả ngày hôm đó tiếp tục là cuộc nổi dậy của người dân Bucharest, vốn đã chiếm Quảng trường Đại học và cuộc xung đột dữ dội giữa cảnh sát và quân đội tại các trạm gác. Những sự kiện đầu tiên này, ngày nay được coi là một cuộc cách mạng thực sự.

[3] Hành quyết: Ceausescu và vợ là Elena đã bỏ chạy khỏi thủ đô bằng trực thăng đi tới Târgoviste. Gần Târgoviste, họ bỏ lại chiếc trực thăng vì đã bị quân đội hạ lệnh buộc phải hạ cánh. Vợ chồng Ceausescu bị cảnh sát bắt giữ. Cuối cùng cảnh sát giao vợ chồng cho quân đội Romania. Ngày 25/12, hai người bị một toà án quân sự xử tử hình vì tội diệt chủng hơn 64.000 người bị giết chết bởi lực lượng cảnh sát mật vụ ủng hộ Nicolae Ceausescu và vợ chồng tên độc tài Ceausescu đã bị hành quyết tại Târgoviste trước một đội xử bắn.

Sở dĩ cuộc cách mạng ở Romania thành công mau chóng, ít đổ máu là nhờ “quân đội Romania phản tỉnh” đứng về phía nhân dân Romania, quay súng chống lại chế độ độc tài, khát máu Nicolae Ceausescu và làm tan rã cái lực lượng công an, mật vụ bảo vệ chế độ đó. Nhân dân Việt Nam cũng kỳ vọng QĐNDVN sẽ hành xử như quân đội Romania và đó mới là nhiệm vụ thực sự của QĐNDVN bảo vệ Tổ Quốc vì dân mà chiến đấu, chứ không bảo vệ cái ĐCSVN chết tiệt tham nhũng, thối nát, buôn dân bán nuớc, một bọn lãnh đạo bất tài, những tên thiến heo, thiến bò ngu dốt.

Nguyên tắc vận động quần chúng:

Quần chúng bạo động vì đã quá cùng khổ, đói rách thúc bách sau lưng. Vào cướp ngục Bastille đa số là vì dân chúng lâm vào cảnh cùng đường vì đói rét. Bằng chứng là trước ngày cướp phá Bastille, họ đã cướp phá tu viện Lazarite để chiếm 50 xe lúa mì. Khi dân chúng đã chín muồi để có thể biến thành một phong trào thì quần chúng đó sẽ ào theo bất cứ phong trào nào lãnh đạo một cách có hiệu lực.

Như vậy, người ta khả dĩ nhận ra những nguyên tắc về các phong trào vận động quần chúng được tóm gọn như sau: “Vận động quần chúng có thể thay hình đổi dạng từ vận động tôn giáo thành vận động cách mạng xã hội hay vận động yêu nước hay từ vận động cách mạng xã hội thành vận động yêu nước quá khích thành vận động tôn giáo. Vận động quần chúng tại các quốc gia Á Châu là phong trào yêu nước, nhưng cũng đồng thời cũng là những vận động cách mạng xã hội”.

Sỡ dĩ người ta gia nhập vận động cách mạng xã hội là vì người ta muốn thay đổi những điều kiện sinh hoạt hiện thời. Không muốn trật tự cũ bởi trật tự cũ địa vị của họ quá lép vé, bất công và cũng không muốn số phận họ bị giai cấp thống trị áp bức bóc lột. Không chấp nhận giá trị tinh thần cũ vì nó đang bóp chết mọi thứ tự do căn bản của con người. vận động cách mạng xã hội là công cụ tốt nhất cho ước vọng đổi thay…

Phương pháp bạo động:

Trước hết phải nhận bạo động là một nghệ thuật theo luật tắc của chiến tranh, nó phải được thi hành cùng với sự tuân thủ triệt để một số nguyên tắc, nếu sơ hở sẽ bị tiêu diệt mà điều kiện tiên quyết là phải “vượt lên trên sự sợ hãi” đoàn kết lại để tranh đấu. Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản:

[1] Bạo động là việc cực hệ trọng, cho nên khi đã phát khởi báo động là phải quyết tâm sắt đá tiến đến cùng. Nếu chưa quyết tâm đó thì không được phát khởi bạo động.

[2] Phải tụ tập được lực lượng chống đối với địch càng lớn càng tốt. Lực lượng nhỏ yếu, vô kỷ luật, vô tổ chức chỉ làm mồi ngon cho địch tiêu diệt.

[3] Chỉ có tấn công không có phòng thủ. Một khi bạo động đã được phát khởi rồi thì chỉ còn có nước tiến cùng, phòng thủ là con đường chết của bạo động.

[4] Mỗi ngày giành thêm mỗi thắng lợi mới, thiếu sự thắng lợi mỗi ngày tinh thần phe bạo động rất dễ bị mất tinh thần.

[5] Phải tranh thủ bằng mọi cách những phần tử còn do dự. Khi bạo động phát khởi, số đông chờ đợi kẻ chiến thắng mà ngã theo, vì vậy phe bạo động phải làm thế nào tuyên truyền có bộ mặt chiến thắng đó.

[6] Dũng cảm là điều kiện quan trọng nhất. Lúc bạo động chỉ có một nguyên tắc phải làm là quyết tâm là dám làm và dám làm đến cùng. 

Bài viết này tôi chỉ phác họa những nét cơ bản là làm thế nào lật đổ được chế độ cộng sản độc tài toàn trị càng sớm càng tốt để cứu nguy tiền đồ Tổ quốc & Dân tộc chúng ta. Tôi mong được sự đóng góp ý kiến của mọi người. Xin trân trọng cám ơn quý vị.

Tổng hợp & nhận định

06.08.2016

0 comments:

Powered By Blogger