Câu hỏi lớn là tại sao (CS) VN lại thoái vốn nhà nước hay bán cổ phần ở 10 công ty vào lúc nầy?
10 công ty nầy ắt phải là những công ty làm ăn có lời như Vinamilk và
chín doanh nghiệp khác thì cổ phần mới có giá và có người mua tức là
việc bán nầy phải “đạt được lợi ích cao nhất”. Chỉ thị nầy làm cho người
nghe có cảm giác đây là một chiến lược thoái vốn thần kỳ.
Tại sao lại không thoái vốn nhà nước ở các công ty khác, nơi mà các công
ty làm ăn lỗ lã triền miên sống được là nhờ tiền tiếp máu từ ngân sách
nhà nước tức là tiền thuế của dân để một mặt vừa lấy lại vốn vừa khỏi
phải tiếp tục bù lỗ mãi hết năm nầy đến tháng nọ.
Có phải VN sau khi chấp nhận thỏa ước TPP phải bắt đầu thi hành theo các
qui định và việc thoái vốn nhà nước ở 10 công ty nầy là bước khởi đầu,
nhưng theo qui định thì TPP chỉ chính thức được áp dụng sau khi được phê
chuẩn bởi Quốc hội của từng quốc gia ký kết, điều nầy phải cần thời
gian … nhưng tại sao VN lại nhanh chân hơn nhiều nước khác kể cả Mỹ???
Đang có một số nghi vấn mà giới theo dõi nội tình CSVN chú ý là nó không
hẳn chỉ đơn giản như tuyên bố của nhà nước CSVN, một ý kiến phân tích
trong vùng cho rằng, “Nhóm lợi ích thực tế” gọi tắt là “phe ThT” được
các nước lớn ngoài Trung Quốc hổ trợ để lôi kéo VN vào sân chơi TPP mới,
nhóm nầy đang thắng thế vì chứng minh rằng kinh tế VN theo đà hiện nay
là “kinh tế nhiều thành phần nhưng lấy quốc doanh làm chủ đạo” đang ngày
càng kiệt quệ không còn cách nào khác là phải hội nhập với thế giới bên
ngoài nếu muốn tránh khỏi sự sụp đổ đưa đến nguy cơ sụp đổ cả chế độ và
TPP coi như là hiệp thắng đầu tiên của “Nhóm lợi ích thực tế” đối với
“Nhóm lợi ích truyền thống” hay cánh bảo thủ.
Phe lợi ích truyền thống đang càng yếu thế một phần vì lý do trên mặt
khác qua vụ khủng hoảng HD-981 chính ngay trong nội bộ phe bảo thủ bị
phân hóa TBT-NPT phải thân chinh đi Mỹ, BT-PQT gần như bị loại, tai mắt
cho TC bị mang ra xử…
Cán cân quyền lực đang bất phân thắng bại vì còn phải thêm 2 hội nghị
trung ương 13 & 14 nữa, cuộc đọ sức đang đi vào giai đoạn quyết liệt
và chuyện cổ phần hóa vào lúc nầy chắc phải có dụng ý riêng của nó.
Người ta đã chứng kiến chuyện tham nhũng đã lên đến mức siêu như cấu kết
nhau để giải tỏa cướp đất dân bán lại cho các công trình vĩ đại bằng
giá rẻ mạt, có sự phối hợp nhịp nhàng chặt chẽ giữa UBND tỉnh thành quận
xã, Ban dân vận, tuyên giáo, tôn giáo, thanh niên, phụ nữ đặc biệt là
bộ đội nay cũng bắt đầu tham chiến và nhứt là luôn có mặt của Công An
cùng các nhóm côn đồ đánh thuê chém mướn.
Người ta đã không lấy làm lạ là tham nhũng đã biến chứng thành những
nhóm lợi ích chia chác nhau qua các công trình lớn và các nhóm nầy cũng
đang biến dạng thành những cuộc chia chác kinh tế mới qua việc cổ phần
hóa mà chỉ có người cùng phe mới có phần qua đó để đạt các thỏa hiệp
trong các quyết định về chính trị.
Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Nhà chí sĩ Quốc Gia lỗi lạc, đã luôn nhắc
nhở cho dù là phe bảo thủ hay cải cách, cho dù là phe thực tế hay nhóm
truyền thống, để tránh sự sụp đổ toàn diện và bị phán xét bởi Công lý,
cả hai cuối cùng sẽ phải thỏa hiệp với nhau để củng cố sự thống trị.
Do đó nếu không tổ chức được sức mạnh của riêng mình, Nhân dân Việt Nam
cùng lắm chỉ được làm khán giả để chứng kiến các phe CS thanh toán nhau
để cuối cùng lại phải tiếp tục chịu sự thống trị của phe thắng thế.
Bọn CS, dù là “Nhóm lợi ích thực tế” hay “Phe lợi ích truyền thống” cả
hai đều mang một đặc điểm chung là “Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi”
mặc cho đất nước suy tàn, nhân dân đau khổ.
21 tháng 10, 2015
0 comments:
Post a Comment