Mặc Lâm, biên tập viên RFA / 2015-10-29
Tổng thống Ngô Đình Diệm tại Washington DC tháng 8 năm 1957. Courtesy U.S. Air Force
Cuộc
đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 đã đưa đất nước Việt Nam vào một
khúc quanh lịch sử. Bằng cái chết của hai anh em Tổng thống Ngô Đình
Diệm và bào đệ của ông là Ngô Đình Nhu, những tướng lãnh tham gia cuộc
đảo chánh không ai biết người ra lệnh thủ tiêu hai ông là ai nhưng sau
khi tro bụi của cuộc cách mạng lắng xuống những gương mặt đứng phía sau
giật giây cho cuộc tàn sát ấy bắt đầu được điểm danh và lịch sử luôn
công bằng cho từng người một.
Mặc
Lâm phỏng vấn ông Bùi Kiến Thành, một nhân chứng lịch sử, một người
bạn, người cố vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm từ những ngày đầu tiên
khi từ Mỹ trở về Việt Nam chấp chính cho tới khi biến cố xảy ra.
Cái tốt và chưa tốt của chế độ Đệ nhất Cộng hòa
Mặc Lâm: Thưa
ông Bùi Kiến Thành, xin cảm ơn ông cho phép chúng tôi thực hiện cuộc
phỏng vấn này. Ngày 1 tháng 11 hàng năm có lẽ ai theo dõi tình hình Việt
Nam trong lịch sử đương đại đều nhớ là ngày mà cuộc đảo chính không
những lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm mà còn giết cả hai anh em ông ấy
tại Sài gòn vào năm 1963. Ông có nhận đình gì về ngày lịch sử này thưa
ông?
Ông Bùi Kiến Thành |
Mặc Lâm: Vâng, trước khi đi sâu hơn vào chi tiết xin ông vui lòng cho biết về mối quan hệ của ông với Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Bùi Kiến Thành:
Trong khi tôi học ở Columbia vào những năm 1952 cho tới năm 1954 lúc đó
thì chí sĩ Ngô Đình Diệm đang ở New Jersey. Cứ mỗi cuối tuần thì ông
qua New York thăm chơi với tôi cùng một anh bạn nữa là anh Bùi Công Văn,
ảnh là phóng viên của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Cứ tối thứ Bảy thì ông qua
ngồi nói chuyện suốt đêm cho tới sáng Chủ Nhật thì ông đi lễ, đi lễ về
rồi lại nói chuyện suốt ngày, tới chiều Chúa Nhật thì ông trở lại tu
viện Maryknoll.
Chúng
tôi sống với nhau trong cảnh bạn cố tri trao đổi như thế trong suốt gần
hai năm tại New York trước khi ông Diệm về bên Pháp và sau đó về làm
Thủ tướng chánh phủ.
Sau
khi ông Diệm về làm Thủ tướng chính phủ chấp chánh vào ngày mùng 7
tháng 7 thì ông Diệm gửi điện qua New York và Washington yêu cầu tôi trở
về để giúp đỡ. Ngày 23 tháng 8 năm 1954 sáu anh em chúng tôi là cựu
sinh viên của các đại học Mỹ về giúp cho ông Diệm trong thời kỳ rất là
khó khăn. Làm Thủ tướng mà không có cảnh sát không có quân đội chỉ vỏn
vẹn có 27 sĩ quan đi theo mà thôi.
Cả
một đất nước do Pháp đang cai trị vì vậy khi nắm lại quyền tự do, quyền
tự chủ, quyền độc lập trong thời kỳ đó rất là khó khăn vì vậy chúng ta
phải đánh giá cao việc ông Diệm bình định được tình hình, đưa quân Pháp
ra khỏi nước Việt Nam một cách ổn định và xây dựng nền đệ nhất cộng hòa.
Điều này khi nghiên cứu lịch sử và đánh giá cao tinh thần của cả một
thời kỳ không riêng gì ông Diệm mà những người đi theo hỗ trợ giúp đỡ
cho ông Diệm, những nhân sĩ ở miền Nam, nhân sĩ ở miền Trung, miền Bắc…
tất cả đều có công lớn đã xây dựng chế độ đệ nhất cộng hòa, nhưng rất
tiếc rằng sau đó chúng ta không làm được những chuyện ta cần phải làm để
đến nỗi bị đổ vỡ.
Mặc Lâm: Thưa
ông trong khi gần gũi với Thủ tướng Ngô Đình Diệm ông và các người được
Thủ tướng mời về cụ thể làm những việc gì để giúp cho chính phủ còn non
nớt lúc ấy?
Bùi Kiến Thành:
Tôi bên cạnh ông Diệm suốt ngày mà! Khi tôi về tại Dinh Gia Long ngày
23 tháng 8 đó ăn cơm trưa với ông Diệm và một số Bộ trưởng, Tổng trưởng,
có những nhân hào nổi tiếng của Việt Nam như ông Phạm Duy Khiêm, Bác sĩ
Bùi Kiến Tín, Nguyễn Văn Châu… chúng tôi hết sức khẩn thiết làm bất cứ
việc gì để ổn định tình thế, tôi ở suốt ngày suốt đêm trong dinh một
thời gian rồi sau đó tôi mới dời ra ngoài. Sau khi bố trí lại thì ngày
nào đêm nào tôi cũng vào trong dinh để mà làm việc với Thủ Tướng rồi
Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Một
là bên Dinh Gia Long, sau nữa khi dời sang Dinh Độc Lập tôi cũng sát
cùng ông Diệm như một cộng sự đặc biệt vì cái chỗ thân tình từ khi còn
nhỏ kia, khi tôi mới 15-16 tuổi, hồi đó gia đình tôi thân với ông Diệm
lắm. Chính ông cụ tôi đã cất giấu ông Diệm trong khi bị Nhật tìm bắt
ông. Sau này khi không còn tham chính nữa ông cụ tôi tiếp tục làm y sĩ
riêng cho Tổng Thông đến ngay ông ấy bị sát hai. Cái thân tình ấy dẫn
tới chỗ hết sức gần với nhau. Tất cả những chuyện thâm cung bí sử, khó
khăn trong thời kỳ tháng 8 tháng 9 tới tháng 12 năm 1954 thì thật sự hội
lại chỉ có 4 người trong Dinh Gia Long thôi: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình
Nhu, Bác sĩ Bùi Kiến Tín và Bùi Kiến Thành. Chúng tôi bàn với nhau cái
gì cần phải làm. Làm sao nắm được quân đội, làm sao đối kháng với Bình
Xuyên, làm sao giải tỏa được thành phố Sài Gòn xây dựng lên một chính
quyền được nhân dân ủng hộ.
Riêng
về tôi đặc biệt là có trách nhiệm giúp cho Tổng thống, khi ấy là Thủ
tướng, quan hệ với các phái bộ đặc biệt của Mỹ từ bên Mỹ gửi qua chứ
không phải quan hệ với sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn thân
với Pháp, ông đại sứ Mỹ Donald Heath rất thân với Pháp, sau đó thì
Lawton Collins cũng thân với ông Cao Ủy Pháp Paul Ely. Công việc của tôi
và của ông Ngô Đình Nhu là bắc cây cầu trực tiếp với chính phủ Mỹ ở
Washington, qua những phái bộ đặc biệt của Hoa Kỳ gửi qua trong đó có
Trung tướng O’Daniel, Đại tá Lansdale sau này là General Lansdal, Paul
Hardwood (Trưởng phái bộ CIA), việc của tôi làm lúc ấy cũng chỉ trong 4
người mà thôi bao nhiêu là công việc hết sức khó khăn.
Xây
dựng được tờ báo Tự Do là việc tôi hết sức thú vị. Tôi nói với Thủ
tướng mình cần có cơ quan ngôn luận tự do. Tờ báo đó được Bác sĩ Bùi
Kiến Tín, lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Thông tin, ký giấy phép. Tôi tập hợp
những nhân sĩ ở Bắc Hà vào làm trong đó có Tam Lang, có Đinh Hùng, Mặc
Đỗ, Mặc Thu, Như Phong, Vũ Khắc Khoan …làm ban biên tập để cho tờ báo Tự
do có tiếng nói tự do trong thời kỳ hết sức khó khăn như thế. Chỉ có tờ
báo Tự do lúc ấy là thực sự nổi tiếng, có tiếng nói tự do trong một
khung cảnh rất khó khăn và để chống lại những tờ báo thiên Pháp hay thân
các chế dộ trước kia của Sàigon và những đài phát thanh khi đó tại Sài
Gòn theo phe quân đội chửi bới Ngô Đình Diệm suốt ngày. Tôi có nhiệm vụ
lập nên đài phát thanh “Tiếng nói Quốc dân đoàn kết”, một đài phát thanh
đặc biệt để nói lên những sự việc như thế nào trong khi chúng ta phải
xây dựng một chính quyền độc lập đó là việc Thủ tướng Ngô Đình Diệm giao
cho tôi làm.
TT Ngô Đình Diệm bắt tay với Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower, tại sân bay Dulles, Washington DC năm 1957. Courtesy U.S. Air Force. |
Bùi Kiến Thành:
Thủ tướng Ngô Đình Diệm lúc ấy làm gì có quân? Thủ tướng mà không nắm
cảnh sát, công an. Công an trong tay của Bình Xuyên là một đám giang hồ,
cướp của. Pháp cho họ quản lý sòng bạc Đại thế giới, Kim Chung… Cảnh
sát thì không nắm được còn quân đội thì trong tay của Trung tướng Nguyễn
Văn Hinh. Trung tướng Hinh là một người thân Pháp con của ông Nguyễn
Văn Tâm, không phải là người ủng hộ cho chính phủ Ngô Đình Diệm vì vậy
khi làm Thủ tướng ông Ngô Đình Diệm ngồi trong dinh nhưng cái đài phát
thanh là của người khác.
Đài
Quốc gia cũng như đài quân đội thì người Pháp, hay thân Pháp, quản lý
cứ mỗi ngày chửi bới Ngô Đình Diệm thế này, chửi bới Ngô Đình Diệm thế
kia…ngồi trong dinh mà không giải quyết được vấn đề đó vì vậy phải kiên
trì xây dựng lực lượng mình lên để giải quyết điều đó.
Xây
dựng lực lượng bằng cách thu dụng những nhân sĩ tài ba của đất nước vào
ủng hộ mình đồng thời cũng phải có tiếng nói qua cái đài phát thanh
“Tiếng nói Quốc dân đoàn kết”, tiếng nói qua tờ báo Tự Do lúc đó đóng
một vai trò quan trọng phổ biến tâm tư nguyện vọng, chính sách của Ngô
Đình Diệm cho dân chúng được biết. Vấn đề đó cực kỳ quan trọng và tôi
được giao trọng trách tổ chức hai việc đó trong những ngày đen tối nhất
sau khi ông Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, tức là những ngày trong
tháng 8 tháng 9 năm 1954 cho tới đầu năm 1955 khi bình định xong thì
trong hai cơ quan đó, “Đài Tiếng nói quốc dân đoàn kết” không tiếp tục
nữa nhưng tờ báo Tự Do vẫn tiếp tục rất tốt. Tờ Tự Do là nguồn dư luận
rất tốt trong thời kỳ đó, trong chánh thể đệ nhất cộng hòa.
Không có tổ chức chính trị nồng cốt
Mặc Lâm:
Báo chí quốc tế cũng như giới tướng lãnh đa số cho rằng chính phủ Ngô
Đình Diệm sụp đổ bởi những tuyên bố gây sự giận dữ trong và ngoài nước
của bà Ngô Đình Nhu cùng với những hành động đàn áp Phật giáo của chính
phủ Ngô Đình Diệm. Ông có chia sẻ gì về việc này?
Bùi Kiến Thành:
Đấy chỉ là một phần thôi thực sự ra chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ
còn nhiều vấn đề cốt lõi hơn nữa. Ông Ngô Đình Diệm là một người hết sức
yêu nước và có công tâm nhưng ông Diệm không có kinh nghiệm tổ chức.
Còn ông Nhu thì rất uyên thâm về vấn đề học thuật, ông học rất giỏi về
tổ chức thư viện, ông nghiên cứu rất tốt nhưng không có tài năng tổ chức
lực lượng chính trị. Nếu quản lý một nhà nước mà không có tổ chức thì
làm sao? Vì vậy cho nên cái Đảng Cần lao của ông Nhu không có tổ chức
tốt còn cái “Phong trào cách mạng quốc gia” mà ông Bác sĩ Tín làm chủ
tịch sáng lập thì nó cũng chỉ là phong trào thôi. Sau một phong trào rồi
thì nó lặng im. Quyền chính trị trong nước là ở trong đảng, mà Đảng Cần
Lao không được tổ chức tốt vì vậy cho nên chế độ Ngô Đình Diệm không
tồn tại được vì không có tổ chức chính trị nồng cốt để làm việc.
Sau
nữa còn có cái lỗi ở chỗ lầm lẫn hai việc khác nhau: quản lý các vấn đề
nhà nước là việc quản lý hành chính, còn tổ chức nồng cốt do một chính
đảng đứng lên để đóng vai trò cột trụ cho một đất nước thì là một việc
khác. Do lầm lẫn ở vai trò lãnh đạo chính trị và lãnh đạo hành chính cho
nên chế độ Ngô Đình Diệm tập trung nhiều hơn về vấn đề hành chính mà
quên đi vấn đề lãnh đạo chính trị, xây dựng nồng cốt tức là sự ủng hộ
của nhân dân, làm sao để vấn đề đảng được nhân dân ủng hộ…
Chính
phủ Ngô Đình Diệm không làm được, không xây dựng được một đảng chính
trị thật sự của dân, do dân và vì dân vì vậy cho nên không đứng vững
được và vì thế có thể nói sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm không phải
là vấn đề nhỏ bé như chuyện bà Nhu nói cái này cái kia. Có! nó có ảnh
hưởng nhưng chuyện đó là chuyện nhỏ đối với khả năng xây dựng nên một
chính đảng mạnh thì chính phủ Ngô Đình Diệm không làm được.
Mặc Lâm: Vậy
phải chăng do điều mà người ta nhận xét về ông Ngô Đình Diệm là người
theo chủ nghĩa dân tộc đã khiến ông bị người Mỹ lo sợ vì không theo sự
dẫn dắt của họ, đặc biệt là khi Mỹ muốn đổ quân vào Việt Nam thưa ông?
Bùi Kiến Thành:
Khi Mỹ muốn vào Việt Nam năm 1962 ông Diệm nói với người Mỹ rằng các
ông nên nhớ trên đất nước tôi trong 4 nghìn năm lịch sử không có một chế
độ nào đi theo quân đội nước ngoài mà có thể được nhân dân ủng hộ. Vì
vậy ngày nào quân đội Mỹ đặt chân lên đất nước này chúng tôi sẽ mất
chính nghĩa, mà khi mất chính nghĩa thì các ông không thể nào thắng được
và chúng tôi cũng phải thua theo. Vì vậy ngày nào quân Mỹ đổ bộ lên đất
nước này thì kể như ngày đó chính nghĩa Việt Nam đã mất rồi, chúng tôi
không thể chấp nhận được.
Người
Mỹ không chấp nhận cái lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên họ tìm cách
lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề cốt lõi chứ không phải do bà Nhu thế
này thế khác. Bà Nhu gây ra nhiều tai tiếng, nhưng không có vai trò
chánh hay lý do chánh làm sụp đổ chính phủ Ngô Đình Diệm.
Mặc Lâm:
Thưa ông, một câu hỏi cho tới ngày nay vẫn nằm trong bí mật, ông thân
cận với Tổng thống Ngô Đình Diệm nên có lẽ hiểu được phần nào câu trả
lời: ai ra lệnh giết anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và tại sao phải
giết họ khi đã nắm tất cả quân đội trong tay và họ đã bị bắt?
Bùi Kiến Thành:
Tôi không có thông tin chính xác để nói về vấn đề này nhưng suy luận từ
một lần đảo chính trước do Nguyễn Chánh Thi chủ mưu ông Diệm đã lập lại
ván cờ bằng cách chỉnh đốn lại, thì lần này Dương Văn Minh và những
người theo Dương Văn Minh nghĩ rằng khả năng ông Nhu ông Diệm có đủ bản
lĩnh và đủ sự ủng hộ của những quân đoàn còn theo ông ta để lập lại thế
cờ thì rất khó khăn cho phe đảo chính. Vì vậy người ta không chấp nhận
để cho ông Diệm ông Nhu tồn tại để mà có cái rủi ro đấy. Tôi không có
thông tin ai là người ra lệnh giết hai anh em ông Diệm nhưng tôi chắc
chắn rằng những người theo phe đảo chánh và nhất là phía Mỹ, thấy nguy
cơ Ngô Đình Diệm có thể lập lại thế cờ rất là nguy hiểm vì vậy không để
cho Ngô Đình Diệm sống. Đấy là quyết định chính trị chiến lược trong
tranh đấu chứ không phải ai làm, hay ai ra lệnh không quan trọng, vấn đề
phải tiêu diệt anh em ông Ngô Đình Diệm là để tránh nguy cơ bị lật trở
lại.
Mặc Lâm: Trong ngày đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963 ông đang làm gì và có theo dõi hay tham gia trong một vai trò nào đó hay không?
Bùi Kiến Thành:
Hôm đó tôi đang đi làm việc ở ngoài thì nghe phong phanh ngày hôm đó có
bạo động. Tôi gọi về trong dinh thì gặp ông già Ẩn, tức là cận vệ của
Tổng thống tôi hỏi anh Ẩn hiện giờ có vấn đề gì không vậy? tôi nghe
ngoài này xào xáo lắm, thì ông Ẩn trả lời không có vấn đề gì đâu anh
Thành ơi, mình hoàn toàn kiểm soát được mọi chuyện!
Đó
là một cái chủ quan đầu tiên tại vì trong buổi sáng hôm ấy ông Nhu đã
có sắp xếp một số chiến lược, chiến thuật nhằm giải quyết vấn đề bạo
động nhưng vì chủ quan nên không thực hiện được. Tôi nói với ông Ẩn: coi
chừng nhé nếu cần gì thì tôi vào trong dinh ngay để giúp cho các anh.
Ông Ẩn nói không sao đâu anh Thành, nên tôi về nhà ăn cơm trưa và chờ
cho tới hai ba giờ chiều không thấy gì xảy ra. Nhưng khoảng ba bốn giờ
chiều tôi gọi lại thì tình hình bế tắc hết tôi không còn làm gì được
nữa.
Ngày
hôm đó tôi ở Sài Gòn, tôi muốn làm một cái gì đó để giúp đem lại trật
tự an ninh nhưng mà cái thời thế có lẽ như là định mệnh của đất nước
mình không cho mình làm gì được trong lúc ấy. Có làm gì được nữa trong
lúc ấy khi thế lực của kẻ chủ mưu là người Mỹ đứng sau lưng những ông
tướng của mình? thế lực ấy nó quá mạnh chúng ta không làm gì được.
Việc
đảo chánh ông Ngô Đình Diệm không phải là chuyện của Dương Văn Minh,
Dương Văn Minh chỉ là một con cờ thôi, cũng như Trần Văn Đỗ cũng như mấy
ông kia củng chỉ là con cờ còn người chỉ huy, đưa ra tất cả những chiến
thuật chiến lược để làm việc này. là người Mỹ mà người đại diện cho Mỹ
làm việc này là đại tá Conein, ngồi thường trực tại Bộ Tổng tham mưu để
điều khiển mấy ông tướng kia thành ra tất cả bộ tham mưu lúc đó nghe
theo lời của một anh đại tá mật vụ của Mỹ, anh thấy có đau khổ chưa?
Mặc Lâm: Theo
ông thì tại sao các tướng lĩnh lúc ấy lại nghe theo người Mỹ? Vì những
hứa hẹn quyền lực hay âm mưu chính trị nào khiến họ trở thành như vậy?
Bùi Kiến Thành:
Do những ông tướng không nghiên cứu tình hình đất nước, do không hiểu
lý tưởng, không hiểu được chính nghĩa như thế nào mà đi theo lời của
nước ngoài để mà sát hại một tổng thống, tưởng mình làm được cái gì
nhưng cuối cùng cũng đầu hàng cộng sản mà thôi chứ làm được gì đâu.
Cái
tội của những anh đảo chính Ngô Đình Diệm là tội ngu dốt không biết
tình hình kinh tế, tình hình chính trị, tình hình chiến lược trên thế
giới nó như thế nào, họ làm cái việc tự mình sát hại mình, đi đến chỗ 10
năm sau phải chắp tay đầu hàng cộng sản.
Đấy
là cái tội của các anh làm cho bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa
phải chết, đó là tội của các anh vì các anh không hiểu gì về chính trị,
hữu dũng vô mưu, đưa đất nước đến chỗ suy tàn.
Nếu
chúng ta có cơ hội thì còn thương lượng được giữa miền Bắc với miền
Nam, cũng như Tây Đức và Đông Đức có thể thương lượng với nhau. Chúng ta
phải có nội lực có sức mạnh để mà thương lượng chứ không phải giao đất
nước cho ngoại bang, giao cho Mỹ rồi đi đến chỗ chết.
Đó
là tội của những người tự cho mình giỏi hơn người khác. Không thể nào
một dân tộc một đất nước nào giữ được chính nghĩa của mình bằng cách
bước theo những đội quân nước ngoài bắn phá làng xóm cả. Không thấy cái
đó là mất chính nghĩa. Đầu óc các anh ở đâu mà anh vác súng đi theo
người Mỹ vào trong làng xóm bắn giết dân chúng mình, như vậy là không
thể được. Vì không thấy nên anh làm hại cả một thế hệ, làm hại cả một
đất nước.
Mặc Lâm: Nhiều
tài liệu lịch sử nói là chính phủ Ngô Đình Diệm từng có ý định nói
chuyện với miền Bắc, ông có ý kiến gì về những chi tiết này?
Bùi Kiến Thành:
Khi chính phủ Ngô Đình Diệm thấy cái nguy cơ lính Mỹ đổ bộ lên Việt Nam
rồi mà không rút ra được thì chiến tranh sẽ tràn lan, mà chiến tranh
khi đã tràn lan rồi thì dù cho quân đội Mỹ có đánh thẳng tới Hà Nội đi
nữa thì chúng ta vẫn thua như thường tại vì quân đội Trung Quốc nó sẽ
vào vì nó không để cho mình tiến qua biên giới của nó. Vì vậy Miền Bắc
sẽ chiến đấu đến cùng để không cho quân của Trung Quốc qua chiếm đóng
Việt Nam.
Vì
vậy nhìn về chiến lược thì hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu thấy
rõ ràng cái nguy cơ tác hại cho cả miền Nam và miền Bắc. Hà Nội cũng có
những đầu óc thông minh để mà hiểu rõ sự nguy hiểm khi chiến tranh lan
rộng như thế. Đó là đồng thuận về tinh thần là làm sao phải làm dịu
chiến tranh xuống để tránh việc tàn phá đất nước. Giữa Nam Bắc Việt Nam
phải có sự hiểu biết và tìm giải pháp tránh chiến tranh. Muốn làm việc
đó thì Việt Nam phải mạnh, không mạnh thì không nói chuyện được.
Qua
sự trung gian của đại sứ Ấn Độ trong Ủy ban Đình chiến, và Đại sứ
Pháp…qua các cuộc đi săn bắn của ông Nhu trên vùng biên giới hai bên đã
có những cuộc chia sẽ, chưa hẳn là thương thảo nhưng đã liên lạc được
với nhau rồi. Khi Mỹ nghe như thế thì họ nói chính phủ Ngô Đình Diệm
phản thùng và nó đưa việc này ra cho mấy ông tướng lãnh Việt Nam bảo là
ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bán nước cho cộng sản, vì vậy anh phải
lật đổ Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm đi để “cứu nước” không thì họ theo
cộng sản, “bán đứng” các anh cho cộng sản….
Những
đầu óc suy yếu của những anh tướng hữu dũng vô mưu không biết gì cả,
nghe như thế lại tưởng rằng mình là người ái quốc ái quần, lật đổ Ngô
Đình Diệm để cứu đất nước khỏi họa cộng sản.
Tôi
đề nghị anh đọc cuốn sách “Robert Kennedy and His Time” của Arthur
Schlesinger Jr. viết, trong đó có một chương nói về tình hình Việt Nam.
(*)
Trong
chương đó có viết Bùi Kiến Thành nói cái gì, Ngô Đình Diệm nói cái gì
và Tổng thống Kennedy đã quyết định cái gì. Rất tiếc rằng Tổng thống Mỹ
không thực hiện được. Tháng 9 năm 1963 Tổng thống Kennedy đã quyết định
rút quân ra khỏi Việt Nam rồi nhưng do cuộc bầu cử năm 1964 nên không
thể làm được cho nên chờ tới năm 64 sau khi bầu xong thì sẽ làm, nhưng
rất tiếc vận hạn của nước ta và nước Mỹ là Kennedy bị bắn chết, Ngô Đình
Diệm bị lật đổ Việt Nam đi vào cuộc chiến tranh tàn khốc do sự thiếu
hiểu biết của một số người nông cạn của phía Mỹ cũng như Việt Nam.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông ---
0 comments:
Post a Comment