Người chuyển bài: Trần Văn | Tác giả: Thu Hằng | Ngày 23.10.2015 |
1 media Biểu trình bài Hồi giáo (PEGIDA) tại Dreden, Đức, ngày 19/10/2015. REUTERS/Fabrizio Bensch
Sau
khi Hungari đóng cửa biên giới với Croatia, người nhập cư chuyển sang
hướng Slovenia với hy vọng có thể sẽ tới được Tây Âu, đặc biệt là Đức.
Bất chấp thời tiết mưa lạnh vào cuối tuần trước, hàng chục nghìn người
thiếu quần áo ấm, thậm chí nhiều trẻ nhỏ không có giầy dép, vẫn kiên
nhẫn chờ đợi bên kia biên giới. Họ chờ tới lượt lọt vào số 2.500 người
được chính phủ Slovenia cho phép mượn đường để tới Đức.
Thế
nhưng, liệu họ có biết là "thiên đường" không còn giang rộng vòng tay
chào đón người nhập cư ? Sau những lời phát biểu đầy lạc quan và một
viễn cảnh "đôi bên cùng có lợi" thì tiếng nói của làn sóng người chống
nhập cư ngày càng có trọng lượng. Phong trào dân túy không muốn "trẻ
hoá" đất nước ?
Tối
19/10, tại Dresden (Đông Đức), họ đã xuống đường thể hiện nỗi tức giận
nhân kỷ niệm một năm thành lập phong trào dân tuý, mang tên "Người yêu
nước Châu Âu chống Hồi giáo hóa phương Tây" (tiếng Đức là "Pegida"). Có
khoảng 20.000 người tham gia biểu tình, theo số liệu thống kê của truyền
thông địa phương và một trường đại học. Con số này cao gấp hai lần so
với số người vẫn hàng tuần biểu tình bài Hồi giáo từ hai tuần nay, song
vẫn chưa bằng kỉ lục 25.000 người tham gia vào ngày 12/01 vừa qua.
Trong
cuộc biểu tình chống nhập cư, đảng chống Hồi giáo giương cao các biểu
ngữ yêu cầu : « Merkel phải đi » và gọi chính phủ là « Những kẻ phản bội
tổ quốc ! » hay « Mỗi người phải có quê hương riêng, chứ không phải là
một mẩu nước Đức ».
Bộ
trưởng Nội vụ Đức nhận định ban tổ chức Pegida ngày càng tỏ ra hung
hăng hơn. Thế nhưng, sức lan tỏa mạnh của cánh hữu cực đoan cùng với
những lời tuyên truyền theo khuynh hướng cực đoan của Pegida mới chỉ là
một thách thức đối với Berlin. Khó khăn tiếp theo của chính phủ bà
Angela Merkel chính là những lời phàn nàn trong công chúng trước ngày
càng tỏ ra bất bình trước làn sóng nhập cư đang vượt ngoài tầm kiểm
soát.
Một
sự kiện khác phản ánh mâu thuẫn căng thẳng tại Đức là sự kiện một ứng
viên tranh cử chức thị trưởng thành phố Cologne (tây Đức), bà Henriette
Reker, 58 tuổi, bị một thành phần cực đoan dùng dao tấn công do tức giận
về chính sách nhập cư cũng như cách chính phủ Đức ứng phó trước làn
sóng tị nạn. Ngay trong đêm 19/10, liên minh đảng Dân chủ Thiên chúa
giáo (CDU) của bà đã giành thắng lợi. Còn kẻ tấn công là một người đàn
ông thất nghiệp lâu năm, cũng đã ra đầu thú.
Không
chỉ riêng tại Đức, làn sóng bài ngoại và phong trào dân tuý còn bùng nổ
nhanh tại nhiều quốc gia Châu Âu khác, đặc biệt là tại Áo. Còn tại Thụy
Sĩ, nhờ chính sách bài nhập cư mị dân, đảng khuynh hữu Liên Minh Dân
chủ Trung hữu (UDC) đã chiếm đa số trong cuộc bầu cử Quốc hội liên bang
ngày 18/10.
Đến các lĩnh vực kinh tế cũng đổi ý
Đến các lĩnh vực kinh tế cũng đổi ý
Trong
môi trường kinh tế cũng có nhiều bước ngoặt. Chỉ mới tháng trước, giới
chủ còn hân hoan trước việc hàng trăm nghìn người nhập cư tới "trẻ hóa"
đội ngũ lao động. Thế nhưng, những tiếng nói bất đồng bắt đầu cất lên
trước viễn cảnh "bi đát" với các khoản chi khổng lồ và tác động tới thị
trường lao động.
Trong
một bức thư gửi tới Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI), ông
Michael Kipper, Chủ tịch Liên đoàn Xây dựng Đức, còn « đổ thêm dầu vào
lửa ». Ông cáo buộc tổ chức này đã tuyên truyền « nhãn quan đơn phương »
về « cơ hội » mà nước Đức có được khi tiếp nhận người nhập cư, mà không
hề « nhấn mạnh tới các hệ lụy liên quan tới tình trạng nhập cư thiếu
kiểm soát ». Người đại diện giới xây dựng còn chỉ trích ảo tưởng cho
rằng người nhập cư (vừa tới Đức) có thể tham gia lao động ngay lập tức.
Ông
Kipper cũng tỏ ra giận dữ trước tinh thần lạc quan khó lòng lay chuyển
của Bộ trưởng Kinh tế Sigmar Gabriel và nhiều nhà kinh tế học. Những
chuyên gia này cho rằng người nhập cư sẽ mang lại hiệu quả tích cực đối
với tăng trưởng của Đức. Có nghĩa là, theo cách đánh giá này, thì đón
nhận họ, cung cấp nhà ở cho những người được hưởng quy chế tị nạn, giúp
họ hòa nhập vào xã hội Đức sẽ tiêu tốn vài tỉ euro. Nhưng đổi lại, họ sẽ
trở thành những người tiêu dùng, giúp thúc đẩy sức tiêu thụ.
Lẽ
ra, ngành xây dựng phải nằm trong số những lĩnh vực đầu tiên được hưởng
lợi từ người nhập cư. Thế nhưng, nghiệp đoàn xây dựng lại tỏ ra lo ngại
về « những tác động lâu dài », vì số tiền giành cho người nhập cư sẽ
làm giảm bớt ngân sách của ngành giáo dục hay các dự án đầu tư cơ sở hạ
tầng mà lẽ ra ngành xây dựng và nền kinh tế nói chung đang được hưởng.
Dù
các nhà kinh tế tiếp tục nhận định ảnh hưởng tích cực của người nhập cư
tới thị trường lao động trong dài hạn, thì ngay trước mắt, số lượng
người thất nghiệp tại Đức sẽ tăng đáng kể. Đây chính là cảnh báo của ông
Carsten Linnemann, chủ tịch nhóm lợi ích kinh tế và các doanh nghiệp
vừa và nhỏ của đảng bảo thủ CDU. Ông phát biểu : « Đa số người nhập cư
mới tới sẽ không có cơ may gia nhập ngay thị trường lao động, cũng như
trong khoảng thời gian sau đó. Và có thể sẽ chỉ sử dụng được khoảng 10%
trong số họ ».
Lập luận của doanh nghiệp
Thực
vậy, ngoài thực trạng bất đồng ngôn ngữ vì những người nhập cư mới tới
không biết tiếng Đức, còn phải tính tới trình độ tay nghề của họ, dù
theo khẳng định vào đầu tháng 09 của Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Đức
(BDI) Ulrich Grillo rằng phần lớn người Syria nhập cư đều có tay nghề.
Thế nhưng, thực tế cho thấy là đa số không phù hợp với tiêu chí Châu Âu
nói chung và của thị trường Đức nói riêng. Chính Bộ trưởng Lao động
Andrea Nahles cũng phải thừa nhận một thực tế là : « Bác sĩ Syria không
đáp ứng tiêu chuẩn Châu Âu ».
Viện
nghiên cứu Ifo tại thành phố Muchen cũng đã công bố những dự đoán không
mấy lạc quan về khả năng của thị trường lao động khi tiếp nhận những
người mới tới. Chính vì vậy, sau vài tuần hoan hỉ chào đón lực lượng lao
động hùng hậu mới như cơ may đối với một xã hội đang bị "lão hóa" và
một thị trường lao động thiếu nhân lực có tay nghề, người dân Đức hiện
đang bị vỡ mộng.
Thế
nhưng, bất chấp nghi ngại, nhiều doanh nghiệp Đức đang chung tay giúp
sức và sẽ giành chỗ cho những người mới tới. Như tuần trước, nhà sản
xuất xe hơi Daimler tuyên bố sẽ hợp tác với Phòng Lao động địa phương để
tuyển 40 thực tập sinh nhập cư.
Dùng máy bay quân sự để trục xuất người nhập cư kinh tế
Quá
trình "sàng lọc" người tị nạn và người nhập cư kinh tế sẽ còn kéo dài
tại Đức. Từ đầu năm 2015, quốc gia giầu nhất Châu Âu đã tiếp nhận hơn
nửa triệu người nhập cư. Con số này có thể tăng lên gấp đôi từ giờ tới
cuối năm, có thể vượt qua cả con số 800.000 người mà Berlin công bố.
Riêng
những người nhập cư không đáp ứng đủ tiêu chí quy chế tị nạn sẽ bị trục
xuất khỏi Đức. Theo phát biểu ngày 21/10 của Bộ trưởng Quốc phòng
Ursula von der Leyen và được nhật báo bình dân Bild trích dẫn, thì
Berlin đang tính tới việc sử dụng cả máy bay vận tải quân sự (loại
Transall), trong trường hợp máy bay dân sự không đủ hoặc bị quá tải.
Kế
hoạch trên nằm trong « chương trình hành động » của Berlin để đẩy nhanh
việc trục xuất người nhập cư không đủ tiêu chí tị nạn. Nhật báo Bild
còn nêu lên nhiều biện pháp khác cũng được chính phủ đề cập, trong đó
phải kể tới ba biện pháp chính : xây dựng những trung tâm tạm lưu giữ
tại biên giới để nhanh chóng trục xuất những người nhập cư kinh tế, thúc
đẩy quá trình xét duyệt tị nạn và hạn chế người xin tị nạn kháng án
trong trường hợp hồ sơ của họ bị từ chối.
Các
biện pháp nhân nhượng trên được Thủ tướng Angela Merkel công bố trước
sức ép của các đảng đối lập cũng như ngay trong nội bộ phe bảo thủ, ngày
càng lo ngại trước sự quá tải của làn sóng người nhập cư.
Ngoài
hàng trăm nghìn người tới Châu Âu bằng đường bộ, còn có hơn 600.000
người đã vượt biển Địa Trung Hải từ đầu năm tới nay. Vì vậy, Liên Hiệp
Châu Âu sẽ còn vất vả chống đỡ làn sóng nhập cư chưa từng có này.
Ngày
17/10, Thủ tướng Đức đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ với hy vọng
nhận được sự hỗ trợ tích cực hơn của nước này để giảm bớt số người nhập
cư vào Liên Hiệp Châu Âu nhờ vài trung tâm tiếp nhận sẽ được xây dựng
trên đất nước cửa ngõ dẫn tới Châu Âu.
Ngày
25/10, một cuộc họp thượng đỉnh sẽ diễn ra tại Bruxelles quy tụ nguyên
thủ và thủ tướng các nước trong Liên Hiệp nhằm tìm ra một lối thoát cho
bài toán nhập cư nan giải. Tình hình trở nên cấp bách vì mùa đông sắp
tới.
0 comments:
Post a Comment