Strategic
Forecasting hay còn gọi là Stratfor, là một cơ quan tư vấn uy tín cho
chính phủ của những quốc gia trên thế giới hay các công ty lớn có tầm
vóc bao phủ toàn cầu, gần đây đã đưa ra bản tiên đoán đề cập đến những
sự kiện sẽ xảy ra trên thế giới vào thập niên tới trong lãnh vực chính
trị và kinh tế toàn cầu.
Theo
cơ quan này cho biết trong 10 năm tới, thế giới sẽ càng nguy hiểm hơn
với sức mạnh của Hoa Kỳ bị suy giảm và những nước đáng chú ý hiện nay sẽ
trải qua thời kỳ đầy hỗn loạn và xuống dốc.
1. Nước Nga sẽ sụp đổ
Tiên
đoán là không có cuộc nổi dậy nào chống lại chính quyền Mạc Tư Khoa,
thế nhưng Stratfor cảnh báo có nguy cơ tiềm ẩn về sự tan vỡ thành những
mảnh vụn cho Liên bang Nga dưới chế độ cai trị hiện nay.
Việc
bị cấm vận, giá dầu thô giảm, sự xuống giá của đồng rúp Nga, cộng với
khoản tăng ngân sách quốc phòng và sự bất đồng nội bộ ngày càng nổi lên
sẽ làm yếu dần quyền bính của chính quyền trung ương đối với một đất
nước rộng lớn nhất thế giới này. Nga sẽ không chính thức bị phân chia
thành những nước nhỏ, tuy thế chính quyền tại điện Cẩm Linh sẽ phải nới
lỏng để nước Nga trở thành một chuỗi những khu bán tự trị mà trong đó
những khu này cũng chẳng ưa thích gì nhau.
Nước Nga sẽ sụp đổ - NGUỒN JOINFO.COM
2. Hoa Kỳ sẽ bảo vệ những kho vũ khí nguyên tử của các quốc gia khác
Theo
Stratfor tiên đoán với những cơ sở hạ tầng vũ khí nguyên tử của Nga
trải rộng trên một vùng rộng lớn, do đó nếu có những biến động về chính
trị thì sẽ tạo nên một khoảng trống quyền lực của Nga tại đất nước này,
có nghĩa là các kho vũ khí nguyên tử, các dàn phóng hoả tiễn của Nga trở
nên quá nguy hiểm đối với thế giới. Sự đổ vỡ kho vũ khí nguyên tử của
Nga là một thảm họa lớn nhất trong thập niên tới.
Và nước Mỹ sẽ phải đưa ra những phương cách nào để đối phó, ngay cả việc phải đưa những đội quân đến đó để bảo vệ.
Rồi
đây Hoa Kỳ hoặc phải tìm cách giải quyết vấn đề này bằng quân sự mà
thực chất rất khó được tiết lộ trong lúc này để đối đầu với sự đe dọa
của việc phóng hoả tiễn bừa bãi, hay phải tạo nên một chính phủ khả dĩ
ổn định về kinh tế trong vùng để trung lập hoá các loại vũ khí nguy hiểm
kia.
Hoa Kỳ sẽ bảo vệ những kho vũ khí nguyên tử của các quốc gia khác. NGUỒN  CNNEWS.UK
3. Nước Đức sẽ gặp phải những khó khăn
Nước
Ðức có một nền kinh tế giàu mạnh nhờ dựa vào xuất cảng, và do được lợi
thế từ các hiệp ước tự do thương mại xuyên lục địa đã mở rộng trong khối
Liên Âu và đồng tiền chung Euro. Cũng vì vậy nên nước Ðức cũng chịu sự
thiệt hại từ sự khủng hoảng đồng Euro và hậu quả của phong trào không
gia nhập Liên Âu.
Kết quả Ðức sẽ chịu cảnh giống như sự trì trệ của nền kinh tế Nhật trước đây.
Kinh tế Đức sẽ trì trệ. NGUỒN  SPUTNIKNEWS.COM
4. Ba Lan trở thành đầu tàu của Châu Âu
Dân
số Ba Lan sẽ không suy giảm nhiều như các nước có nền kinh tế chính của
Châu Âu. Ba Lan, một nước sát cạnh phía tây của Nga, sẽ nổi lên để trở
thành một quốc gia giàu có của Châu Âu, và sẽ là một nước có vị trí lãnh
đạo của khối này, với tầm mức ngày càng rộng lớn hơn về uy tín trong
nền kinh tế và chính trị của Châu Âu.
Sự kiện này sẽ hỗ trợ cho sự hợp tác lâu dài giữa Ba Lan và Hoa Kỳ ngày càng thêm tốt đẹp.
5. Châu Âu sẽ chia làm tư
Từ
lâu người ta tin rằng sự đoàn kết của các nước thuộc Châu Âu sẽ không
thể đảo ngược được cho dù có một bức tường ngăn cách về chính trị và
kinh tế không thể phá bỏ được, và dù cộng với chủ nghĩa vùng miền và chủ
nghĩa dân tộc vẫn còn in đậm giữa các nước này với nhau. Nhưng chỉ
trong vòng 10 năm nữa thôi, sự đoàn kết này sẽ trôi vào dĩ vãng. Các
nước thuộc Châu Âu sẽ chia Châu Âu thành 4 mảnh và bốn mảnh này càng
ngày càng trở nên không thân thiện nhau: Tây Châu Âu, Ðông Châu Âu, Vùng
Scandinavia và Anh quốc. Các quốc gia trên dù cùng là hàng xóm của nhau
nhưng sẽ không còn mặn mà như xưa nữa.
Liên
Âu cũng có thể còn sống sót ở một mức độ nào đó, nhưng việc liên kết về
chính trị, kinh tế và quân sự sẽ bị giới hạn giữa hai hay nhiều bên và
sẽ thu gọn trong một lãnh vực nào đó chứ không bị ràng buộc như trước.
6. Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ sẽ trở nên thân thiết
Nhiều
quốc gia Ả Rập sẽ xuống dốc không phanh nhưng sẽ không xảy ra hỗn loạn.
Quốc gia được hưởng lợi từ sự kiện này sẽ là Thổ Nhĩ Kỳ, một nước mạnh
và ổn định, kéo dài từ Biển Ðen đến biên giới của Syria và Iraq.
Cho
dù Thổ Nhĩ Kỳ thường không muốn can thiệp vào những cuộc xung đột vào
những nước xung quanh nhưng vì sự sống còn của mình nên nước này được
tiên đoán là đành phải can dự vào, khi sức mạnh và sự quả quyết của
Ankara tăng lên theo những quan hệ với các nước láng giềng. Do đó nước
này sẽ trở thành đồng minh không dứt bỏ được của Hoa Kỳ.
Thổ
Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục cần Hoa Ky can dự vào những vấn đề chính trị và quân
sự của họ với điều kiện là Mỹ phải ngăn chặn được Nga. Mỹ sẽ không đòi
hỏi Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ vai trò quân sự nào để thay Mỹ nhưng Mỹ muốn nước
này có trách nhiệm trên vùng Biển Ðen.
7. Bất ổn ở Trung Quốc
Trung
quốc sẽ trải qua một thập niên trì trệ về kinh tế dẫn đến sự bất mãn
lan rộng đối với đảng Cộng sản. Tuy nhiên đảng Cộng sản sẽ không cởi mở
thêm mà chỉ chọn một con đường khả thi là trấn áp các cuộc nổi loạn để
nắm quyền lực, và tăng thêm sự đàn áp trong nội tình Trung quốc.
Biểu tình tại Hongkong năm 2014 - NGUỒN VOSIZNEIAS.COM
Bắc
Kinh cũng còn phải đối phó với những vấn nạn còn lớn hơn. Ðó là sự phát
triển của Trung quốc không được trải rộng đồng đều trên cả nước. Các
thành phố dọc theo duyên hải thì phát triển mạnh trong khi các khu vực
sâu trong nội địa thì kém hẳn và càng ngày càng nghèo đi. Vấn nạn này sẽ
trở nên tồi tệ hơn khi Trung quốc tiếp tục chương trình đô thị hoá.
Một
bản báo cáo cho biết ý định của nhà cầm quyền Trung quốc muốn đô thị
hóa khu vực sâu vào nội địa - vùng tam giác bên trong sông Dương Tử -
như các đô thị vùng biển nay đã tiêu tan. Mối rạn nứt giữa các đô thị
vùng duyên hải và vùng sâu nội địa càng ngày càng sâu hơn.
Bản
báo cáo còn cho biết trong lịch sử Trung Hoa, những khác biệt vùng miền
này đã gây nên những xáo trộn về chính trị. Rất có thể có những nhóm
lợi ích xuất phát từ sự giàu có miền duyên hải sẽ chống lại với chính
sách của Bắc Kinh muốn chia sẻ lợi nhuận của họ cho vùng nội địa tạo sự
bất ổn về chính trị.
8. Nhật Bản sẽ có một lực lượng Hải quân hùng mạnh
Trong
khi Trung quốc đang tiến hành xây dựng đội ngũ hải quân tân tiến cho
riêng mình, hầu thực hiện tham vọng kiểm soát đường vận chuyển trên biển
Ðông và Nam Trung Hoa (Biển Ðông của Việt Nam) cộng với biển Ấn Ðộ
Dương, thì Nhật lại tùy thuộc vào dòng chuyển lưu hàng hóa của mình trên
tuyến đường trên. Do đó Nhật không có con đường nào khác là phải tăng
cường sức mạnh trên biển của mình để đối phó với Trung Quốc hầu bảo vệ
con đường lưu thông này.Với lực lượng Hoa Kỳ càng ngày càng thu hẹp lại
thì Nhật phải tự lo cho mình.
Bản
tiên đoán cho biết “Hiện nay Nhật còn đang dựa vào Hoa Kỳ để bảo đảm sự
lưu thông hàng hải trên, nhưng trong tương lai người ta lo ngại rằng
khi Mỹ không còn phụ thuộc vào sự nhập cảng hàng hóa từ nước ngoài nữa
trong mối quan hệ buôn bán giữa Mỹ và khu vực này thì sự tin cậy của
Nhật vào Mỹ được đặt trong dấu hỏi. Do đó, Nhật Bản sẽ tăng cường sức
mạnh hải quân của mình trong những năm kế tiếp.”
Hải quân Nhật Bản - NGUỒN YOU TUBE.COM
9. Vấn đề hải đảo trên Biển Đông
Những
cuộc đấu khẩu xung quanh các hòn đảo ở Biển Ðông sẽ không tăng cường độ
để trở thành một cuộc xung đột quân sự lớn,nhưng nó vẫn là chỉ dấu
những nguy cơ đối đầu giữa các nước trong vùng. Bản tiên đoán cho rằng
chiến tranh vì những hòn đảo nhỏ bé trên là không có lợi. Tốt hơn ba đối
thủ đang chơi trò chơi này là Nga, một nước mà sức mạnh đang đi xuống,
đã mất khả năng bảo vệ những lợi ích trên biển. Còn lại Trung quốc và
Nhật Bản, mà cả hai cho là những hòn đảo thuộc chủ quyền của mình, thì
vẫn tranh giành lẫn nhau.
Mối
nguy cho mười năm tới là sự đối đầu giữa các cường quốc ở phía Ðông
Châu Á, tuy nhiên sẽ không xảy ra cuộc chiến nào trên biển Ðông và Nam
Trung Hoa.
Trung Hoa xây cất trái phép trên Biển Đông - NGUỒN THEGUARDIAN.COM
10. Sẽ có 16 “nước Trung Hoa nhỏ”
Nền
kinh tế của Trung quốc sẽ chậm lại và sự gia tăng sức sản xuất hàng hoá
sẽ ở mức bão hòa. Thật ra đó là một tin phấn khởi cho một số nước.
Những công việc sản xuất hàng tiêu dùng mà trước đây Trung quốc chiếm
độc quyền thì sẽ chia đều cho 16 nền kinh tế với tổng cộng là 1.15 tỷ
dân. Trong khi sự phát triển của Trung quốc sẽ khựng lại, kéo theo những
hậu quả không lường trước được về chính trị và kinh tế thì 16 nước như
Mexico, Nicaragua, Dominican Republic, Peru, Ethiopia, Ugande, Kenya,
Tanzania, Banladesh, Myanmar, Sri Lanka, Laos, Vietnam, Cambodia,
Philippines, và Indonesia sẽ có cơ hội phát triển trong mười năm tới và
nhiều việc làm sẽ được mang đến cho những nước này.
11. Hoa Kỳ trong 10 năm tới
Trong
một thế giới mà có nhiều nơi nền trị an bị xáo trộn, và không thể tiên
đoán được chuyện gì sẽ xảy ra thì Hoa kỳ chỉ thận trọng hành động theo
tình huống của từng vụ việc hơn là người lãnh đạo để giải quyết những
vấn nạn của thế giới.
Hoa
Kỳ, một quốc gia có nền kinh tế phát triển, một nền sản xuất năng lượng
trong nước tăng cao, và là nơi an toàn nhất trên thế giới sẽ khiến Mỹ
xa cách với những bất ổn trên thế giới. Vai trò của Mỹ ngày càng bị hạn
chế đối với thế giới sẽ khiến cho thế giới là nơi không thể tiên đoán
được những gì sẽ xảy ra. Thực ra bây giờ các nước đang tự vận hành với
nhau.
Hoa
Kỳ vẫn tiếp tục là một quốc gia có nền kinh tế dồi dào, có sức mạnh về
chính trị và kinh tế nhưng sẽ giảm bớt việc tham gia vào những chuyện
của thế giới như trước đây. Do đó thế giới sẽ trở nên bất ổn hơn. Dù vẫn
là một cường quốc nhưng sức mạnh của Hoa Kỳ sẽ không nổi bật nữa ít ra
trong 10 năm tới đây.
Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là một quốc gia có nền kinh tế dồi dào, có sức mạnh về chính trị và kinh tế -
0 comments:
Post a Comment