Trung Điền
Tuy
chỉ đứng hàng thứ 6 trong bộ phận lãnh đạo gồm 7 người của Bộ quốc
phòng, nhưng nhờ phụ trách lãnh vực tình báo và ngoại giao, Tướng Vịnh
đã xuất hiện trên nhiều diễn đàn quốc tế, các hội nghị song phương về
quốc phòng, giúp tên tuổi của ông vượt qua cả Tướng Đỗ Bá Tỵ, Tướng
Nguyễn Thành Cung và cả Tướng Ngô Xuân Lịch, chủ nhiệm Tổng cục chính
trị.
Với
trách nhiệm đối ngoại, Tướng Vịnh đã gặp các phái đoàn quân sự Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ bên cạnh phái đoàn Trung Quốc nên ít nhiều đã
che bớt màu sắc “thân” Bắc Kinh. Nhất là kể từ khi biển Đông bắt đầu nổi
sóng vào giữa năm 2011 khi tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình
Minh 2 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam quanh vùng biển Hoàng Sa, Tướng
Vịnh đã có những phát biểu mạnh đối với Bắc Kinh, khiến cho dư luận có
lúc nghĩ rằng Tướng Vịnh đã xoay chiều.
Tuy
nhiên trong thực chất, Tướng Phùng Quang Thanh và Tướng Nguyễn Chí Vịnh
là hai nhân vật nhận nhiều “ân sủng” từ Bắc Kinh. Riêng Tướng Vịnh thì
từ khi nắm Tổng Cục 2 Bộ Quốc Phòng vào năm 2002, đã có nhiều quan hệ
mật thiết về tình báo với Trung Quốc.
Tướng
Thanh không che giấu sự “phò” Trung Quốc của mình. Từ khi làm Bộ trưởng
Quốc phòng đến nay, Tướng Thanh đã có nhiều phát biểu công khai mang
tính thần phục Bắc Kinh.
Cụ
thể nhất là khi Trung Quốc ngang nhiên mang giàn khoan HD 981 vào trong
thềm lục địa Việt Nam, tạo ra làn sóng chống đối mạnh mẽ ở trong và
ngoài nước; nhưng tại Diễn Đàn Đối Thoại Shangri La ở Tân Gia Ba hôm
31/5/2014, Tướng Thanh nói "Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi
gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước
láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc
va chạm là điều khó tránh khỏi." "Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng
giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ
còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng
có những va chạm gây căng thẳng."
Tướng
Nguyễn Chí Vịnh thì khôn ngoan hơn trong cách phát biểu, luôn luôn núp
sau cái gọi là “giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng phương pháp hòa
bình”, “không làm lớn chuyện gây đổ vỡ quan hệ láng giềng hữu nghị” để
tránh né không làm Bắc Kinh khó chịu.
Chính
thái độ yếu kém này của hai ông Tướng cùng với sự khuynh loát của Bắc
Kinh đối với thượng tầng lãnh đạo trong Bộ chính trị từ năm 1990 cho đến
nay, CSVN đã hoàn toàn bị Bắc Kinh khống chế.
Chuyến
viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng từ ngày 6 đến 10 tháng 7 vừa
qua, được đánh giá là chuyến đi “lịch sử”, mở ra thời kỳ thân thiện hơn
với Hoa Kỳ để giảm bớt sức ép từ Bắc Kinh.
Tuy nhiên trong thực tế, CSVN khó thoát khỏi cái bóng của Bắc Kinh.
Tối
28/7 vừa qua, trong buổi tiếp tân của Tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội
nhân kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Hồng Quân Trung Cộng, Tướng Nguyễn
Chí Vịnh đã phát biểu:
“Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng thân thiện và điều đó
không bao giờ thay đổi. Nhiều thế hệ đã qua, nhân dân hai nước đã thiết
lập và duy trì mối quan hệ, cùng tồn tại, hình thành rất nhiều điểm
tương đồng về văn hóa…. Trung Quốc là đối tác chiến lược toàn diện của
Việt Nam và luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của đảng
và nhà nước Việt Nam”.
Qua phát biểu của Tướng Nguyễn Chí Vịnh, người ta thấy rõ hai điều:
Thứ
nhất là CSVN an phận với định mệnh “nước láng giềng” của Đại Hán để
phải duy trì hữu nghị dù cho Bắc Kinh có những hành vi xâm lược trắng
trợn hiện nay. Ông Nguyễn Chí Vịnh đã không học được gương của Miến
Điện, Nhật Bản, Ấn Độ để sẵn sàng từ bỏ cái gọi là “láng giềng hữu nghị
hão huyền”, cùng với thế giới chống lại sự bá quyền của Bắc Kinh hiện
nay.
Thứ
hai là CSVN vẫn coi Trung Quốc là đối tác chiến lược ưu tiên hàng đầu
trong mọi quan hệ với các quốc gia mà Hà Nội muốn tiến tới, chứ không
đặt quan hệ bình đẳng ít ra là với 5 quốc gia trong Hội đồng bảo an Liên
Hiệp Quốc. Khi coi Trung Quốc là đối tác ưu tiên hàng đầu, CSVN tiếp
tục coi Trung Quốc là chỗ dựa hay nói đúng hơn là nơi bảo hộ cho chế độ.
Trong
không khí “thoát Trung” của lãnh đạo Hà Nội hiện nay, những phát biểu
của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh là một cố gắng của phe thân Bắc Kinh
tại Hà Nội muốn chứng tỏ lòng trung thành với Thiên triều để tiếp tục
được bảo hộ.
Sở
dĩ Nguyễn Chí Vịnh dám bày tỏ thuần phục Bắc Kinh vào lúc này vì ông
Vịnh và phe nhóm thân Trung Quốc lợi dụng lúc lãnh đạo Hà Nội đang phải
lúng túng che đậy việc “hạ bệ” Phùng Quang Thanh trước dư luận bằng cách
đưa ông Thanh xuất hiện trở lại với vai diễn xuất “bình thường” hôm
27/7 vừa qua.
Nói
tóm lại, không nên kỳ vọng vào chuyện “thoát Trung” của CSVN khi mà
chính những sĩ quan bảo vệ bờ cõi như Nguyễn Chí Vịnh vẫn tiếp tục coi
Trung Quốc là chỗ dựa an toàn.
Đó
cũng là lý do vì sao trong chương trình giao lưu nghệ thuật “Khát vọng
đoàn tụ” vào tối 27/5 đã “có kẻ” cho tấu khúc nhạc “Ca ngợi Tổ quốc”
được xem là bài quốc ca thứ 2 của Trung Quốc ngay vào lúc Trương Tấn
Sang, chủ tịch nước lên phát biểu. Họ muốn chứng tỏ phe thân Trung Cộng
vẫn còn mạnh, dù Tướng Thanh bị giam lỏng.Trung Điền
0 comments:
Post a Comment