ÐẢNG TRƯỞNG ÐẢNG CÒ MỒI PHỞ BÒ ÐẠI BỊP VIỆT TANH
Đỗ Hoàng Điềm bao che tội ác VC!
Kính thưa Quý vị,
Kính
chuyển tới Quý vị bài viết của chúng tôi với ước vọng, được sự quan
tâm, chia sẻ và phổ biến. Nếu Quý vị nhận được email này hơn một lần,
xin thông cảm; nếu phiền lòng, xin thứ lỗi và email về
huunguyen@saigontimes.org. Cũng xin gửi tới Quý vị địa chỉ trang web đăng bài “Điều trần về nhân quyền, tôn giáo Việt Nam tại Hạ viện Hoa Kỳ” (vui lòng bấm vào đây) của Đài Á Châu Tự Do, được chúng tôi đề cập trong bài “Đảng Việt Tân Điều Trần Nhân Quyền", đã gửi tới Quý vị hôm qua.
Trân trọng,
Hữu Nguyên
Đỗ Hoàng Điềm bao che tội ác VC!
Hữu Nguyên (
huunguyen@saigontimes.org)
LGT: Trong bài “Đảng Việt Tân Điều Trần Nhân Quyền", chúng tôi có đề cập đến việc ông Đỗ Hoàng Điềm, đảng trưởng VT, đã công khai bao che cho tội ác VC trước Thượng Viện Hoa Kỳ ngày 12 tháng 3, 2008.
Sau khi gửi bài lên diễn đàn, nhiều vị đã yêu cầu chúng tôi làm sáng tỏ
việc này. Vì vậy, chúng tôi xin gửi tới Quý vị bài viết trước đó một
năm, tựa đề “Đỗ Hoàng Điềm bao che tội ác VC”,
được đăng trên báo Saigon Times Úc Châu, số ra ngày 3 tháng 4 năm 2008.
Hy vọng, qua bài viết, Quý vị, nhất là những người gần gũi đảng VT,
hoặc là đảng viên đảng VT (nổi hoặc chìm), sẽ nhìn rõ hơn chân tướng tiếp tay VC, phản bội dân tộc của đảng VT.
Ngày 12 tháng 3, 2008, Uỷ Ban Đông Á Thái Bình Dương (Subcommittee on East Asian and Pacific Affairs)
của Quốc Hội Hoa Kỳ, do bà Nghị Sĩ Barbara Boxer làm chủ tịch, có buổi
"tham khảo ý kiến" một số nhân vật "tiêu biểu", trong cộng đồng người
Việt tại Hoa Kỳ, để đi đến quyết định, về dự luật Nhân Quyền cho Việt
Nam HR 3096. Bà Boxer có mời nhiều Nghị Sĩ có uy tín tham dự buổi tham
khảo, trong đó có ông John Kerry, Nghị Sĩ Barack Obama v.v... và đặc
biệt có Thứ Trưởng Ngoại Giao phụ trách Đông Á Thái Bình Dương
Christopher Hill. Trong số những nhân vật được "tham khảo ý kiến" có ông
Đỗ Hoàng Điềm, đảng trưởng đảng Việt Tân Cải Cách.
Sau phần điều trần của ông Điềm, Nghị Sĩ Jim Webb, có hỏi ông Điềm: "Ông
Điềm, liệu ông có thể cho tôi biết, tại Việt Nam, thân bằng quyến thuộc
của những người có liên quan với chính phủ cũ, có còn bị [CSVN] kỳ thị
không?" (Mr. Diem, have you been able to examine situations inside
Vietnam where the people who are family members and close associates
with the former government are still suffering a special type of
discrimination?)
Ông Điềm hỏi lại: “Khi ông nói chính phủ cũ có phải ông muốn nhắc đến Cộng Hòa Nam Việt Nam (Republic of South Vietnam) hồi xưa?” (When you say former government, are you referring to the former Republic of South Vietnam?)
WEBB: Đúng vậy ( Right).
ĐIỀM: Trong
một thời gian dài, sau khi chiến tranh chấm dứt, tình hình quả thật là
như thế. Thật ra thì bà Giám Thị Janet Nguyễn, trong phần điều trần của
bà, có nhắc đến việc gia đình bà đã chịu nhiều đau khổ to lớn, và chuyện
này xảy ra trong một thời gian dài. Tuy nhiên, theo sự hiểu
biết của tôi, thì đến khoảng cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990,
tình trạng ấy dường như dần dần bị xóa mờ đi. Vì thế, hiện nay, ở vào
thời điểm này, không có một sự kiện đặc biệt nào mà tôi biết đến cả. Như
thế thì chuyện ấy có còn xảy ra hay không? Tôi phải nói rằng tôi không
chắc chắn được 100 phần trăm, nhưng tôi biết nó đã từng xảy ra, và tôi
có từng nói chuyện với những người đã từng cam chịu khổ cực vô cùng, nhưng, như tôi vừa nói, cho đến cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, rằng....
(For a long while, after the end of the war, that was and had been the
situation. Actually, Supervisor Janet Nguyen - in her testimony, she did
refer to the fact that her family suffered greatly, and that lasted a
long time. However, my understanding is that by the late '80s into the
'90s, the situation seems to have faded away, if you will. So, right
now, at this point, there's no particular incident that I am aware of.
Now is that still going on? I have to say that I'm not 100 percent
certain, but I do know that it did go on, and I have talked to people
who have suffered that greatly, but, like I said, until the late '80s,
early '90s, that...)
Khi nghe ông
Điềm nói như vậy, TNS Webb không giấu được sự bực bội và thất vọng. Lập
tức ông lớn tiếng và thẳng thắn bác bỏ quan điểm của ông Điềm: "Chính
bản thân tôi biết rõ, tình trạng kỳ thị này vẫn xảy ra trong những năm
của thập niên 1990, rằng vẫn còn nhiều, rất nhiều người [vì liên quan
đến chế độ] cũ - không phải chỉ có những quân nhân [QLVNCH], mà còn cả
thi sĩ, công chức, hoặc bất kỳ ai từng có quan hệ với chính phủ VNCH, và
ngay cả con cái họ - trong rất nhiều trường hợp, không được đi học ngay
cả trình độ căn bản, hoặc không thể xin được làm những loại công việc
nhất định. Và tôi biết, vì chính tôi đã từng dẫn dắt nhiều công ty Mỹ
vào Việt Nam sau khi lệnh cấm vận được hủy bỏ, [những công ty đó] thật
khó có thể thuê mướn những người đã từng làm việc với chính phủ Việt Nam
Cộng Hòa”. (I'm personally aware that it went on well into the
'90s, that there were - it was impossible for many of the former -- not
just military people, but poets, government officials, any one who had
associated with the government, and even into the children -- it was
impossible for them in many cases to go beyond a basic level of
education or to get certain jobs, and I know I was bringing American
companies into Vietnam after the embargo was lifted, and it was very
difficult to be able to hire someone who had come from the Vietnam Cong
Hoa government.)
Qua phần đối thoại trên, ta thấy có mấy điểm quan trọng. Thứ nhất,
khác với nhận xét của một số người, cho rằng đây là một buổi điều trần
vô cùng cùng quan trọng, sự thực, buổi điều trần chỉ có tính hình thức,
nhằm đạt đến những thoả thuận chính trị có tính tung hứng giữa CSVN với
chính phủ Mỹ, để qua đó đạt được những quyền lợi song phương. Vì vậy, sự
hiện diện của ông Đỗ Hoàng Điềm không hề có ảnh hưởng gì quan trọng
ngoài vai trò của một cò mồi, đối lập cuội, giúp Mỹ hợp thức hóa những
trò tung hứng với CS mà thôi. Sự hiện diện này đóng vài trò
chậu kiểng dân chủ cho Mỹ và CS. Nói vậy, có nghĩa, nếu không có sự hiện
diện của ông Điềm, cùng những loại cò mồi đối lập cuội như ông, cuộc
đấu tranh cho một nước VN tự do, dân chủ sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Thứ
hai, mặc dù đường lối của Mỹ hiện nay là tung hứng với CS, phụng sự cho
quyền lợi tư bản, nhưng TNS Webb, với quá khứ của một cựu quân nhân
từng tham chiến tại VN, đồng thời từng đến VN sau khi Mỹ bỏ cấm vận, nên
ông hiểu rõ bản chất xấu xa và thủ đoạn bẩn thỉu của CSVN. Như vậy một
khi ông đến tham dự cuộc điều trần, ông sẽ tìm mọi cách để mọi người
hiểu rõ sự thật về bản chất xấu xa của CS. Và sự thực, ông đã làm như
vậy khi đốp chát phản đối Đỗ Hoàng Điềm.
Thứ ba,
vì đóng vai trò của một cò mồi, đối lập cuội nên dù có trốn tránh cách
mấy đi nữa, ông Điềm cũng đã để lộ ra bản chất, xảo quyệt tìm cách chạy
tội cho CS. Thái độ này đã thể hiện rõ ràng qua cách thức trả lời và
nội dung câu trả lời cuả ông.
Bằng chứng như chúng ta thấy, câu hỏi của TNS Webb rất rõ ràng, khi ông hỏi về tình trạng kỳ thị của CSVN đối với thân bằng quyến thuộc của những người có dính líu tới chế độ cũ, có còn không. Là một nhân vật khoa bảng, tiếng Anh lưu loát, ông Điềm dư sức hiểu từ "former government" là chỉ Việt Nam Cộng Hòa. Như vậy tại sao ông Điềm lại phải hỏi lại ông Webb một câu hỏi rất kỳ cục: "When you say former government, are you referring to the former Republic of South Vietnam?" Tại sao ông Điềm, đảng trưởng của đảng VT mà lại không hiểu trong bối cảnh đó, từ "former government" là "Republic of South Vietnam"?
Câu
trả lời ở đây là, ông Điềm dư sức hiểu, nhưng ông cố ý hỏi điều mình dư
biết, để câu giờ, để có thì giờ cho đầu óc của ông làm việc và tìm kế
chạy tội cho CSVN. Tôi cam đoan là với câu hỏi đó của ông Webb, hầu hết
người Việt ở hải ngoại, dù là tiếng Anh ăn đong, cũng đều có thể hiểu và
có thể trả lời ngay, không cần phải ẩm ương hỏi lại, "When you say former government, are you referring to the former Republic of South Vietnam?"
Đó là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai, căn
cứ vào đâu ông Điềm, đảng trưởng đảng Việt Tân có thể trả lời, tình
trạng CSVN kỳ thị những người có liên quan đến chế độ cũ, đã không còn
vào cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990? Ở đây, khi
phân tính vai trò của ông Điềm trong buổi điều trần, chúng ta tạm loại
bỏ vai trò bù nhìn, cò mòi, đối lập cuội của ông Điềm, và chúng ta tạm
thời thừa nhận cái áo của một đảng đối lập mà ông Điềm khoác trên người.
Tất
cả chúng ta, ai ai cũng biết, tình trạng kỳ thị trong chế độ cộng sản
hiện ra muôn hình vạn trạng và vô cùng khốc liệt, kể từ khi có chủ nghĩa
CS trên quê hương VN. Từ những trang lý lịch ba đời khi đi làm, đi học,
du lịch, xuất ngoại, thăng chức,... cho đến thực trạng kỳ thị ngay cả
với những người cộng sản gốc Miền Nam, hoặc có dính líu tới thân nhân
làm việc cho Pháp cách đây cả nửa thế kỷ.v.v... đã cho thấy, khi nào chế
độ CSVN còn tồn tại, thì khi đó, sự kỳ thị còn tiếp tục tung hoành,
không những đối với những người có liên quan đến "chế độ cũ", mà ngay cả
những ai có liên quan đến thành phần di cư từ Bắc vô Nam năm 1954, cũng
như thành phần tỵ nạn cộng sản sau 1975.
Tại
sao đảng trưởng của đảng VT, đến dự cuộc điều trần để trình bầy về
những vi phạm nhân quyền của CSVN, ngỏ hầu góp phần hậu thuẫn cho việc
Thượng Viện Mỹ thông qua dự luật Nhân Quyền cho VN, mà ông Điềm lại CỐ
TÌNH trả lời SAI, XUYÊN TẠC một sự thật vô cùng nghiêm trọng đến như
vậy? Tại sao một đảng trưởng ra điều trần trước quốc hội Mỹ mà ông Điềm lại dùng chữ "dường như", "theo sự hiểu biết của tôi", "phải nói rằng tôi không chắc chắn được 100 phần trăm"?
Đáng lý, khi ra điều trần như vậy, ông Điềm phải căn cứ vào những bằng
chứng thực tế, hai năm rõ mười, mới hy vọng phần nào thuyết phục được cử
tọa. Đằng này, không những CỐ TÌNH NÓI SAI, XUYÊN TẠC sự thực,
ông còn chứng tỏ những gì ông trình bầy có tính cách cá nhân, không phải
là công trình nghiên cứu, thu thập dữ kiện cuả một chính đảng. Phải
chăng khi làm như vậy, ông Điềm đã chứng tỏ ông và đảng VT cùng toa rập
trong việc bao che tội ác cho VC?
Điểm thứ ba, cũng trong phần trả lời TNS Webb, ông Điềm nói: "Một
xã hội dân sự ở Việt Nam đang lớn mạnh. Hiện nay ở Việt Nam nó là một
xã hội dân sự đang chớm nở (budding). Ngày càng nhiều hơn trong những
năm gần đây, chúng ta có những tổ chức quần chúng (grassroots
organizations) không lọt vào sự kiểm soát của chính quyền đang bắt đầu
mọc lên”. (A civil society in Vietnam is growing. It's a
budding civil society in Vietnam right now. More and more in recent
years, we have autonomous grassroots organizations that do not fall
under control of the government beginning to spring up. That is the
base, and I think the U.S. can do a lot to assist that process).
Rõ
ràng, tất cả những câu trả lời đầy láo khoét và cố ý của ông Điềm trên
đây đã tô son trát phấn dân chủ giả tạo cho chế độ CSVN. Ông Điềm đã
phản bội các chiến sĩ trung kiên của đảng Việt Tân, phản bội cộng đồng
người Việt hải ngoại, phản bội chính ông. Và từ trong vũng bùn phản bội
đầy tội lỗi đó, quả thật ông Điềm và đảng VT đã lộ nguyên hình là một
con rối bị CSVN giật dây.
Hữu Nguyên
0 comments:
Post a Comment