Không
phải ngẫu nhiên mà lực lượng báo chí nước ta đã vinh dự được Đảng và
Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và
nhiều phần thưởng cao quý khác. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi
nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những đóng góp to lớn của báo chí cả
nước cũng như của Hội Nhà báo Việt Nam. - T.B.T Nguyễn Phú Trọng (09/08/2015)
Mấy tháng trước, có đận, báo chí trong nước đồng loạt và
khẳng khái lên tiếng bênh vực một người dân ở Sài Gòn vì tấm
biển quảng cáo quán ăn của ông ta bị nhân viên Phường I tịch thu
mà “không hề có văn bản, không có ý kiến từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.” Đầu tháng này, báo giới lại đồng tình lên tiếng chỉ trích việc “thi hành pháp luật cứng ngắc”
của công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội) khi họ tịch
thu bình trà đá miễn phí dành cho người nghèo do người dân khu phố đặt
dưới một gốc cây.
Thành quả: cả tấm biển quảng cáo và thùng nước đều đã được trả lại cho khổ chủ. Không những thế, ông Nguyễn Quang Hiếu, Chủ Tịch UBND quận Hoàng Mai còn “đánh giá công an phường Thịnh Liệt thu thùng trà miễn phí của người dân là hơi thái quá, cần rút kinh nghiệm.”
Chưa hết, Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ Tịch Hội Luật Gia TPHCM) cũng cho rằng “hành
động tịch thu bình trà đá miễn phí cho người nghèo là vô tâm
và đụng chạm tới những giá trị nhân văn đang ngày càng ít
trong xã hội, nên lập tức gặp phải phản ứng dữ dội.”
Ảnh: vnexpress
Những phản ứng “dữ dội” kể trên khiến tôi thốt nhớ đến một câu danh ngôn quen thuộc (“Tội lỗi lớn nhất của chúng ta là im lặng trước cái ác và cái xấu.”)
và không nén được một tiếng thở dài. Báo giới ở Việt Nam -
rõ ràng - chỉ ồn ào trước những cái xấu cùng cái ác nho
nhỏ, ở phạm vi phường xã mà thôi. Còn những tội ác tầy trời
khác thì họ làm thinh.
Xin đơn cử vài thí dụ:
“Tối 10-9-1975, ‘tin chiến thắng’ liên tục được báo về ‘Đại bản
doanh’ của Trung ương Cục đóng tại Dinh Độc Lập... Các đoàn đưa ra những
con số chi tiết: hàng chục triệu tiền mặt, hàng chục ký vàng, cả ‘kho’
kim cương, hàng vạn mét vải và cả một cơ sở chăn nuôi gồm ‘7.000 con gà,
thu hoạch 4.000 trứng mỗi ngày’ ở Thủ Đức...
Trong buổi giao ban của Thường vụ Trung ương Cục vào lúc 7 giờ tối
ngày 10-9- 1975, tại Dinh Độc Lập, với sự có mặt của ông Phạm Hùng, bí
thư Trung ương Cục, ông Nguyễn Văn Trân, ủy viên thường vụ, cùng các
lãnh đạo Quân quản như Nguyễn Võ Danh, Phan Văn Đáng…, ông Mai Chí Thọ
cho rằng các đoàn, các đội chỉ mới bắt được đối tượng, mới nắm được tài
sản nổi chứ chưa lấy hết tài sản chìm.” (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).
Xin xem thêm vài con số nữa về tài sản (cả nổi lẫn chìm) của đám nạn nhân thuộc bên bại cuộc:
- “Những gì mà Cách mạng lấy được của ‘nhà giàu’ trên toàn miền Nam
được liệt kê: ‘Về tiền mặt ta thu được 918,4 triệu đồng tiền miền Nam;
134.578 Mỹ Kim [trong đó có 55.370 USD gửi ở ngân hàng]; 61.121 đồng
tiền miền Bắc; 1.200 đồng phrăng (tiền Pháp)…; vàng: 7.691 lượng; hạt
xoàn: 4.040 hột; kim cương: 40 hột; cẩm thạch: 97 hột; nữ trang: 167
thứ; đồng hồ các loại: 701 cái. Trong các kho tàng ta thu được: 60 nghìn
tấn phân; 8.000 tấn hoá chất; 3 triệu mét vải; 229 tấn nhôm; 2.500 tấn
sắt vụn; 1.295 cặp vỏ ruột xe; 27.460 bao xi măng; 644 ô tô; 2 cao ốc;
96.604 chai rượu; 13.500 ký trà; 1000 máy cole; 20 tấn bánh qui; 24 tấn
bơ; 2.000 kiếng đeo mắt; 457 căn nhà phố; 4 trại gà khoảng 30.000 con và
một trại gà giá 800 triệu; 4.150 con heo; 10 con bò, 1.475.000 USD
thiết bị tiêu dùng; 19 công ty; 6 kho; 65 xí nghiệp sản xuất; 4 rạp hát;
1 đồn điền cà phê, nho, táo rộng 170 hecta ở Đà Lạt’"(Sđd, trang 80-81).
- Tại Sài Gòn, 28.787 hộ tư sản bị cải tạo, phần lớn bị ‘đánh’ ngay
trong bốn ngày đầu với 6.129 hộ ‘tư sản thương nghiệp’, 13.923 hộ ‘trung
thương’. Những tháng sau đó có thêm 835 ‘con phe’, 3.300 ‘tiểu thương
ba ngành hàng’, 4.600 ‘tiểu thương và trung thương chợ trời’ bị truy
quét tiếp. Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, người trông coi kho vàng của Ngân
hàng, trong đợt đánh tư sản này, Cách mạng thu thêm khoảng hơn năm tấn
vàng, chưa kể hạt xoàn và các loại đá quý. Có những gia đình tư sản giấu
vàng không kỹ, lực lượng cải tạo tìm được, khui ra, vàng chất đầy trên
chiếu.” (Sđd, trang 90).
Những “chiến thắng” và “chiến lợi phẩm” tương tự cũng đã được
ghi nhận, ngay sau khi... “Cách Mạng cướp được chính quyền,” ở
miền Bắc Việt Nam:
“Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xã hội chủ
nghĩa” trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà
máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước... Trong thời kỳ khôi phục kinh tế,
1955-1957, nền kinh tế miền Bắc phát triển ngoạn mục, chủ yếu nhờ vào
lực lượng tư nhân: Công nghiệp tư bản tư doanh tăng 230%; cá thể, tiểu
chủ, tăng 220,2%. Tư bản tư doanh và tiểu chủ, cá thể tạo ra một lượng
sản phẩm chiếm 73,7% tổng giá trị công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở
miền Bắc.
Nhưng ‘Công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư doanh’ bắt đầu ở miền
Bắc vào tháng 9-1957 đã gần như triệt tiêu hoàn toàn kinh tế tư bản tư
nhân, tiểu chủ và cá thể bằng cách tước đoạt dưới các hình thức ‘tập thể
hoá’ hoặc buộc các nhà tư sản phải đưa cơ sở kinh doanh của họ cho Nhà
nước với cái gọi là công tư hợp doanh.
Chỉ hai năm sau cải tạo công thương nghiệp tư doanh, ở miền Bắc, tài
sản của các nhà tư sản teo dần trong khi lực lượng quốc doanh bắt đầu
chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. Văn kiện Đảng ghi ngắn gọn: ‘Đến
cuối năm 1960, 100% hộ tư sản công nghiệp và 97,2% hộ tư sản thương
nghiệp được cải tạo.’ Con số đó đủ để nói lên chính sách đối với tư nhân
của chế độ miền Bắc.” (Sđd, tập II, trang 204 - 207).
Nói tóm lại là tài sản của người dân, ở cả hai miền Nam/Bắc,
đều đã bị “tước đoạt” một cách trắng trợn trong suốt “tiến
trình cách mạng” qua một loạt những trận “đánh” được mệnh danh
là Cải Cách Ruộng Đất, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Cải Tạo
Xã Hội Chủ Nghĩa, Tập Thể Hoá, Đổi Tiền...
Tuy “cách mạng” đã thành công nhưng cái “tiến trình” này chưa
biết bao giờ mới chấm dứt. Đảng và Nhà Nước vẫn thản nhiên
cướp đoạt, và vẫn tiếp tục khiến cho hàng trăm ngàn gia đình
người dân phải lâm vào cảnh vong gia thất thổ với chủ trương
“đất đai là sở hữu của toàn dân.”
VOA, nghe được vào hôm 13 tháng 8 năm 2015, đã phát đi một bản tin (“Cô Bé 14 Tuổi Đi Tìm Công Lý Cho Ba Mẹ Và Anh Trai”) buồn bã:
Sự việc liên quan tới gia đình em Nguyễn Mai Thảo Vy (ngoài cùng bên trái)
rộ lên hồi tháng Tư vừa qua trong vụ phản kháng cưỡng
chế đất đai ở huyện Thạnh Hóa, Long An. Ảnh và chú thích: VOA
Một bé gái mất nhà, có cả cha mẹ và anh trai rơi vào vòng lao lý vì
chống lại lực lượng thu hồi đất mà em cho là bất công, nói em chỉ mong
trở lại cuộc sống bình thường và đang làm tất cả những gì có thể để gia
đình được đoàn tụ.
Sự việc liên quan tới gia đình em Nguyễn Mai Thảo Vy rộ lên hồi tháng
Tư vừa qua trong vụ phản kháng cưỡng chế đất đai ở huyện Thạnh Hóa,
Long An.
Hơn một chục người bị bắt, trong đó có ba mẹ của em Vy, và 4 tháng
sau, mới đây, ngày 6/8, anh trai của em là Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15
tuổi, đã bị bắt theo “lệnh truy nã”.
Vy kể với VOA Việt Ngữ: “Con cảm thấy mình giống như là bước vào con
đường cùng không có lối thoát. Con tưởng cuộc đời con chấm hết rồi.
Không còn cha mẹ, không còn nhà cửa. Tinh thần của con rất là suy sụp.
Cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn. Ảnh từ Dân Luận
Chính sách thu hồi đất đai hiện nay đã đẩy bao nhiêu triệu
người “vào con đường cùng không có lối thoát” như thế? Tuy thế, báo
giới ở đất nước này chỉ “phản ứng dữ dội” khi bất công xẩy
ra ở cấp phường xã, và chỉ liên quan đến những tài sản nho
nhỏ (như tấm biển quảng cáo, hay thùng nước đá) của người dân
mà thôi.
Vậy mà cũng có Hội Nhà Báo Việt Nam, với cả chục lần Đại Hội.
Đó là hội của những người làm dáng, chứ không phải là làm
báo. Dù vậy, không ít qúi ông và bà phóng viên và ký giả của
TTXVN vẫn chưa bao giờ dám làm dáng cả, họ chỉ chuyên làm đĩ (whorespondent) mà thôi.
20/8/2015
0 comments:
Post a Comment