Khuất Phong Nguyễn Đình Phùng
Nền
kinh tế của Trung Hoa trong vài thập niên qua đã phát triển vượt mức và
đưa xứ này lên hàng cường quốc kinh tế thứ nhì, qua mặt Nhật Bản và chỉ
sau Hoa Kỳ, nhưng sự phồn thịnh này của Trung Hoa phần lớn dựa trên giả
tạo và lừa bịp của chính quyền cộng sản Trung Hoa. Và sau cùng những
gian dối cũng không thể kéo dài lâu hơn và sự thật sẽ đến. Là nền kinh
tế của Trung Hoa nhiều phần sẽ tan vỡ trong năm 2016 sắp tới!
Dấu
hiệu gần đây nhất là thị trường chứng khoán tại Shanghai và Shenzen bị
sụp đổ. Dù chính quyền cộng sản Trung Hoa đưa ra hết biện pháp này đến
biện pháp khác, tung tiền vào mua stock, cấm bán kiểu short sale, bắt
các người có cổ phần nhiều trong công ty phải nhảy vào mua stock của
công ty mình, cho người dân thường dùng nhà cửa cầm cố làm collateral để
mua stock kiểu margin….. Nghĩa là đủ trò, đủ kiểu, không tiền khoáng
hậu. Nhưng thị trường chỉ hồi lại chút đỉnh và tuần lễ vừa qua, tiếp tục
đi xuống trở lại. Riêng ngày thứ hai 27 tháng 7, mất đi 8.5% và trong
tuần còn xuống thêm. Hiện chỉ số của thị trường Thượng Hải đứng ở mức
3663, mất đi 1/3 kể từ tháng 6, 2015. Đây là chưa kể rất nhiều stock
loại nhỏ bị chính quyền cho đông lạnh, người đầu tư nào lỡ mua rồi, muốn
bán cũng không bán được. Nhưng điều đó có nghĩa khi nào cho phép mua
bán lại, các stock nhỏ này sẽ bị bán ra ngay, còn xuống bạo hơn trước!
Và việc sụp đổ crash của hai thị trường chứng khoán Shanghai và Shenzen
sẽ còn kéo dài còn lâu, như một cuốn phim quay chậm và làm thiệt hại
thêm cho uy tín của thị trường cũng như của chính quyền, đã đưa ra những
biện pháp ngu xuẩn và vô hiệu quả! Dĩ nhiên lòng tin của người dân đầu
tư sẽ mất đi nhiều hơn nữa, khi thấy stock của mình mỗi ngày xuống hơn
10% mà muốn bán để lấy lại chút vốn cũng bị cấm, chỉ còn ngồi nhìn đau
xót!
Đặc
điểm của thị trường chứng khoán tại Trung Hoa là đến 80-90% do cá nhân
đầu tư, trái ngược với tại Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật, đa số là do các công
ty hay các quỹ đầu tư mua bán stock, tư nhân ít hơn. Vì thế sự sụp đổ
của thị trường chứng khoán Trung Hoa ảnh hưởng trực tiếp và lớn lao trên
cả trăm triệu người chơi stock, sẽ làm những người này nghèo đi, không
còn tiền mua sắm, làm kinh tế nội địa do tiêu thụ xuống dốc.
Từ
trước đến nay, mô hình phát triển về kinh tế của Trung Hoa dựa trên
xuất cảng hàng hóa, cũng như do việc xây cất hạ tầng cơ sở. Kinh tế nội
địa do tiêu thụ được coi như không đáng kể, trái ngược với Hoa Kỳ, sự
tiêu thụ của dân chúng chiếm đến 2/3 tổng sản lượng quốc gia GDP. Từ khi
Tập Cận Bình lên nắm chính quyền, tay này đã muốn thay đổi nền kinh tế
làm gia tăng mức tiêu thụ của người dân để thay vào sự đi xuống của việc
xuất cảng và xây cất. Chính quyền của họ Tập đã khuyến khích dân Tàu
nhảy vào chơi stock và cố gắng để làm thị trường chứng khoán chỉ có lên
mà không xuống, nhằm kích thích kinh tế nhiều hơn. Và trong mấy năm
trước, thị trường chứng khoán Trung Hoa lên vùn vụt do chính quyền
khuyến khích và tạo nhiều điều kiện dễ dãi. Nhưng cũng vì thế đã gây ra
quả bóng về stock căng phồng. Và sau cùng đã vỡ tan trong tháng 7 vừa
qua!
Như
vậy ảnh hưởng của việc stock crash, chứng khoán vỡ tan này sẽ làm ảnh
hưởng rất nặng đến mức tiêu thụ mua sắm của dân Tàu và sẽ làm kinh tế đi
xuống nhiều, như lịch sử trước giờ đã cho biết!
Cột
trụ khác của kinh tế Trung Hoa là xuất cảng hàng hóa hiện cũng đang
trên đường đi xuống. Điều giản dị là các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Tây
Âu đã nhận thức hiểm họa là Trung Hoa đã tiêu diệt hầu hết các kỹ nghệ
sản xuất bản xứ khi cho xuất cảng hàng hóa đủ loại với giá thành quá rẻ,
không nước nào cạnh tranh được. Việc hạn chế nhập cảng hàng hóa từ
Trung Hoa là điều đương nhiên sẽ xảy ra, dù dưới danh nghĩa tự do mậu
dịch, Hoa Kỳ và Tây Âu không thể ra mặt trực tiếp cấm đoán. Nhưng những
biện pháp ngăn cản hàng hóa từ Trung Hoa đã bắt đầu được áp dụng, như
những than phiền về phẩm chất của hàng hóa từ Trung Hoa đã tạo khó khăn
cho các công ty sản xuất Tàu, không theo đúng được các tiêu chuẩn khắt
khe. Ngoài ra những luật ngăn chặn như anti-dumping, bắt phạt hay hạn
chế khi Hoa Kỳ cho rằng Trung Hoa sản xuất dưới giá vốn, bán tống bán
tháo hàng hóa sang Hoa Kỳ để nhằm chiếm giữ thị trường và tiêu diệt các
nhà sản xuất nội địa.
Ngoài
ra hiện nay phong trào bài hàng hóa của Tàu cũng đã lên cao tại Hoa Kỳ
và Tây Âu. Những hô hào mua đồ nội địa như Buy America hay Made in
America hiện đang lan rộng khi chính người dân Hoa Kỳ bắt đầu ý thức về
tai họa Trung Hoa đang đe dọa thế thượng phong của chính Hoa Kỳ. Các
công ty Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu tìm cách để đưa công việc sản xuất trở
lại Hoa Kỳ, một phần vì vấn đề quyền lợi. Hiện nay giá nhân công tại
Trung Hoa đã lên cao nhiều, không còn rẻ như hai, ba chục năm về trước,
nên giá thành cho hàng hóa làm tại Trung Hoa lên cao không còn lợi thế
nhiều như trước. Hơn nữa, các công ty Hoa Kỳ này đã bị chính quyền Trung
Hoa ép buộc để chuyển nhượng kỹ thuật cho các công ty Tàu hợp tác. Nếu
không chịu sẽ bị làm khó dễ không làm ăn được. Ngoài ra còn bị ăn cắp
các bí mật về kỹ thuật hay về quản trị nên nhiều công ty Hoa Kỳ đã trắng
mắt, không thấy lợi đâu, chỉ bị thiệt hại nhiều khi thiết lập các hãng
xưởng sản xuất tại Trung Hoa. Hiện nay chỉ mới bắt đầu nhỏ giọt, nhưng
trong tương lai sắp đến rất nhiều công ty Hoa Kỳ sẽ rút chân ra khỏi
Trung Hoa, hoặc đem công việc sản xuất về nội địa Hoa Kỳ hay đưa sang
các quốc gia khác như Việt Nam với giá nhân công rẻ hơn hoặc điều kiện
dễ dàng hơn, không sợ bị đè ép hay bị ăn cắp các bí mật kỹ thuật sản
xuất của công ty.
Với
đà rút ra khỏi Trung Hoa của các công ty Hoa Kỳ và đầu tư sang các quốc
gia khác, Trung Hoa sẽ bị thiệt hại nặng về kinh tế vì xuất cảng là yếu
tố chính cho phát triển của Trung Hoa. Mất đi cột trụ xuất cảng, Trung
Hoa sẽ lụn bại dễ dàng. Đây là chưa kể một khi thỏa ước mậu dịch Thái
Bình Dương, Trans Pacific Partnership được thỏa thuận xong xuôi và thi
hành, Trung Hoa bị gạt ra ngoài sẽ còn ảnh hưởng nặng hơn nữa về sản
xuất hàng hóa và mậu dịch. Đáng nhẽ cuộc họp tại đảo Maui của Hawaii
cuối tháng 7 vừa qua giữa 12 quốc gia sẽ đưa đến ký kết thoả ước này.
Nhưng vẫn còn một số điểm dị biệt chưa được đồng thuận nên thỏa ước TPP
này chưa ngã ngũ hẳn. Tuy nhiên một khi xong xuôi và chính thức thi
hành, tầm ảnh hưởng của TPP sẽ không nhỏ và làm thiệt hại cho kinh tế
Trung Hoa rất nhiều.
Cột
trụ khác cho phát triển kinh tế của Trung Hoa là xây cất hạ tầng cơ sở.
Trong hai thập niên 80’s và 90’s, các công trình xây cất đường xá, cầu
cống, buildings chung cư cho dân chúng từ vùng quê đổ về thành thị đã
làm Trung Hoa phát triển nhanh vì đây là những việc cần thiết để tân
tiến hóa và kỹ nghệ hóa. Việc xây cất này đã làm gia tăng tổng sản lượng
GDP lên nhiều và làm Trung Hoa phát triển ở mức 15-20% mỗi năm. Nhưng
sau đó đã chậm lại và mức tăng trưởng GDP xuống cỡ 10% thập niên qua.
Hiện nay, chỉ còn 7% cho mức tăng GDP. Nhưng mấy năm sau này con số tăng
trưởng 7% không tin được. Lý do là Trung Hoa muốn giữ mức phát triển
cao để lòe và gạt gẫm đầu tư ngoại quốc, nên đã cho xây cất lung tung
những công trình không cần thiết! Những đường xá, cầu cống ở nơi hoang
vu gọi là bridge to nowhere, những buildings lớn lao cho dân chúng nhưng
không có ai ở. Những shopping malls vĩ đại không một bóng người. Ngay
cả dự án xây hẳn một thành phố cho một triệu dân ở cùng phía Bắc hiện
nay hoàn tất xong nhưng bỏ hoang, không dân nào về ở! Ngoài ra còn những
khu kỹ nghệ dọc suốt con đường từ Thượng Hải đến Tô Châu, hoàn toàn
vắng người. Ngay cả phi trường xây cất lớn lao nhưng không có phi cơ nào
đáp xuống vì không cần thiết! Những nhà máy làm xi măng, làm thép xây
lên nhan nhản để nhằm xuất cảng nay phải bỏ hoang. Tất cả những việc xây
cất này đã trở thành một thứ bịp bợm, trước hết để lường gạt đầu tư
ngoại quốc và giữ tiếng là Trung Hoa vẫn còn phát triển. Sau nữa để tạo
công ăn việc làm cho dân từ thôn quê đổ xô về thành thị kiếm việc.
Những
xây cất và đầu tư vô dụng, vô hiệu quả này theo một bản tường trình của
Ủy Ban Phát Triển Quốc Gia năm 2014 và của Academy of Macroeconomic
Research đã lên đến 41.8 trillion quan hay 6.8 trillion Mỹ Kim cho 4 năm
từ 2009 đến 2013. Số tiền vĩ đại này như thế được coi như mất hết! Vì
không dùng được vào việc gì! Điều tai hại hơn cả là những xây cất hạ
tầng cơ sở vô dụng này đều do chính quyền địa phương của vùng hay tỉnh,
quận, vay nợ để thực hiện. Hiện nay số nợ chung cho các cơ quan của
chính quyền địa phương này tính đến cuối năm 2014 lên đến 5 trillion hay
5000 tỷ Mỹ Kim!
Điều
này có nghĩa kinh tế Trung Hoa hiện đang nằm trên lò thuốc súng vì món
nợ khổng lồ do xây cất phi lý và vô dụng. Lò thuốc súng này có thể nổ
bất cứ lúc nào và khi đó chính quyền Tập Cận Bình sẽ hết đường để xoay
sở một khi cả ba cột trụ kinh tế thi nhau ngã rụng một lúc. Ba cột trụ
này, xây cất hạ tầng cơ sở, chế tạo và xuất cảng hàng hóa, tiêu thụ nội
địa tan tành do stock crash, hiện nay được coi như đã bị mối ăn thủng
hết chân móng, chỉ chờ ngày mục rữa và tan hoang bất cứ lúc nào.
Hiện
nay những cố gắng của chính quyền Tập Cận Bình làm ổn định thị trường
chứng khoán mang đầy vẻ tuyệt vọng như không biết làm gì khác hơn! Thí
dụ cụ thể là cho phép người dân dùng giá trị nhà đang ở để làm
collateral đặt cọc cho mua stock kiểu margin, là một hình thức đánh bạc.
Điều này chưa bao giờ xảy ra tại thị trường chứng khoán của một quốc
gia tiền tiến nào. Có nghĩa chính quyền họ Tập đã bị điên hoảng panic,
tìm cách giữ thị trường chứng khoán không bị sụp với bất cứ giá nào và
phương pháp nào, dù vô nghĩa và khôi hài đến đâu chăng nữa!
Nhưng
khi căn bản là kinh tế sắp bị sụp đổ toàn diện đến nơi, thị trường
chứng khoán có vỡ tan chỉ là dấu hiệu báo trước, chính quyền Tập Cận
Bình dù có thi hành biện pháp nào đến đâu cũng chỉ là vô ích! Như vậy
nhiều lắm là đến năm 2016 này, chúng ta sẽ thấy một sự tan vỡ hoàn toàn
của nền kinh tế giả tạo và bịp bợm của quốc gia hiện đang là tai ương
cho toàn cầu. Đó chính là Trung Hoa, kẻ thù muôn đời truyền kiếp của
chúng ta vậy!
2 tháng 8, 2015
2 tháng 8, 2015
Khuất Phong Nguyễn Đình Phùng
Nguồn: Thời Báo
0 comments:
Post a Comment