Bị kết án tù về tội lên tiếng chống bất công, tham nhũng, sau thời gian thọ án, nhà thơ Trần Đức Thạch được trả tự do hồi tháng 8, 2011, nhưng vẫn tiếp tục bị quản chế tại một huyện miền núi, không được phép mọi sự đi lại.
Nhà thơ Trần Đức Thạch sau khi ra tù
Qua câu chuyện với đài Á Châu Tự Do ông kể lại về hòan cảnh của mình hiện giờ. Xin nhường lời cho anh Đỗ Hiếu.
Chỉ vì nói lên nổi thống khổ của người dân
Đỗ Hiếu: Xin chúc mừng anh, sau nhiều năm lao tù được trở về sum họp với gia đình và người thân, sinh hoạt của anh hàng ngày, bây giờ ra sao?
Trần Đức Thạch: Xin chào quý vị thính giả, từ hôm tôi về cho đến nay, nói chung là đang bị quản chế ở một địa phương miền núi, cách đây 20 năm, theo như họ, là tôi đăng ký hộ khẩu thường trú, vẫn tiếp tục xa vợ con thôi, mình phải thuê nhà mà ở, vừa qua họ khôi phục hộ khẩu cho tôi rồi, đến bây giờ vẫn chưa được chứng minh thư. Về việc đi lại thì theo như hình phạt của chế độ Việt Nam, đi lại phải xin phép, khi còn bị quản chế, phải có giấy tờ nếu đi khỏi huyện, đó là điều hết sức khó khăn.
Về cuộc sống của tôi, sau những năm bị đầy đọa trong tù thì bệnh rất nặng, không thu nhập gì cả mà phải thuê nhà ở, sống nhờ sự giúp đở của anh em, bạn bè, bà con.
Đỗ Hiếu: Hiện giờ anh đang bị quản chế ở địa phương nào, gia đình có thể đi thăm, để tiếp tế, chăm sóc thuốc men không, thưa anh?
Trần Đức Thạch: Đấy là xã Tam Hợp, huyện Kỳ Hợp, miền núi của tỉnh Nghệ An, họ hàng, người thân có thể đến với tôi được, riêng đối với mình thì không thể đi đâu được, đi ra Hà Nội thì phải có giấy cấp của giám đốc sở công an tỉnh.
Tôi chỉ là một người cầm bút, trước tình hình đất nước, bị lưu manh xéo dày, dân tình đau khổ, bị oan ức như thế, tôi chỉ biết nói lên nổi thống khổ của nhân dân, cho nhà cầm quyền hiểu ra vấn đề, để xây dựng một xã hội tiến bộ, với tinh thần phụng sự dân tộc và đất nước thôi.
Đỗ Hiếu: Anh có thể nhắc lại sơ lược vì sao anh bị bắt bớ, giam cầm, kết án?
Trần Đức Thạch: Tôi chỉ là một người cầm bút, trước tình hình đất nước, bị lưu manh xéo dày, dân tình đau khổ, bị oan ức như thế, tôi chỉ biết nói lên nổi thống khổ của nhân dân, cho nhà cầm quyền hiểu ra vấn đề, để xây dựng một xã hội tiến bộ, với tinh thần phụng sự dân tộc và đất nước thôi.
Mình chỉ nói lên cái chính kiến, chứ không làm gì, thế nhưng người ta vẫn bắt tôi vào tù, tôi không ngạc nhiên nhưng thấy cái chế độ này, không ra gì cả. Tại tòa tôi cũng đã nói rõ điều đó, nhưng người ta là một
Nhà thơ Trần Đức Thạch trong phiên tòa tại Hà Nội hôm 8-10-2009. RFA file photochế độ độc tài, tàn bạo, nên không từ bất cứ một thủ đoạn nào cả, dù đối với người dân lương thiện, huống hồ gì đối với tôi là người cầm bút, dám cất tiếng nói phản kháng lại họ, bắt mình vào tù, phải nói là hết sức tàn bạo, vô nhân tính.
Tù cộng sản
Đỗ Hiếu: Thời gian bị ngồi tù bao lâu, điều kiện ăn ở, lao động, thuốc thang, sinh hoạt tâm linh ra sao, thưa anh?
Trần Đức Thạch: Còn thiếu 14 ngày nửa là đúng 3 năm, 14 ngày được đặc xá, nhưng tàn bạo, dã man nhất là họ nhốt tôi tới 550 ngày, tức là 19 tháng ở đấy. Trong ngục tối, chúng dùng rất nhiều thủ đoạn, phải nói là dã man, phi nhân tính, đối xử với tôi cũng như những tù nhân khác không ra con người nửa.
Chỉ nói sơ một chút, mỗi bữa ăn chỉ có 6 cộng rau muống, bằng ngón tay, 6 mẫu đậu phụ bằng đầu ngón tay út, mốc xỉn và một chút nước muối, tôi cũng không ngờ là mình vượt qua được, tồn tại với điều kiện sống hết sức dã man.
Ở trại tạm giam số 3, tôi bị đánh đập, bị lạm dụng, rất cơ cực, nhưng may mà Trời vẫn để tôi sống. Chế độ nhà tù cộng sản, tôi thấy kinh khủng, trước đây nghe nhiều về nhà tù đế quốc, thế này thế khác, nhưng tôi là người trực tiếp bị đày đọa thì đó là địa ngục trần gian, kinh khủng, không coi con người ra gì cả. Đến bây giờ tôi bị loãng xương rất nặng, lúng hẳn một đốt xương sống, bị đày đọa như thế thì còn gì là người nữa.
tàn bạo, dã man nhất là họ nhốt tôi tới 550 ngày, tức là 19 tháng ở đấy. Trong ngục tối, chúng dùng rất nhiều thủ đoạn, phải nói là dã man, phi nhân tính, đối xử với tôi cũng như những tù nhân khác không ra con người nửa.
Đỗ Hiếu: Theo thông tin do các nhà dân chủ trong nước báo lại thì dường như hiện giờ anh đang bị chánh quyền, công an địa phương gây khó khăn, cản trở, chuyện này đúng sai, ra sao, thưa anh?
Trần Đức Thạch: Tất nhiên là tôi không đi đâu cả và lực lượng an ninh vẫn phải xem xét, quản lý mình thôi, vừa rồi họ có gọi tôi lên, hỏi xem chuyển biến tư tưởng, như thế nào, tôi trả lời thẳng với họ là cũng vậy thôi, tinh thần đấu tranh của tôi là như thế. Hiện tại về địa phương, sức khỏe tôi đang yếu, tôi chưa làm được gì cả, hiện nay đang lo chuyện cơm áo, gạo tiền…
Đỗ Hiếu: Thưa anh Thạch, anh còn đó không à? Trong những lần gặp nhau gần đây, công an có đặt điều kiện gì với anh, ví dụ như không được liên lạc với báo đài nước ngoài không?
Trần Đức Thạch: Có lẽ đó là chuyện họ lo nhất đấy, họ xem tôi có quan hệ với ai không? như thế nào…thì tôi…
Đỗ Hiếu: Anh có thể cung cấp cho đài chúng tôi số điện thoại của công an để trực tiếp hỏi chuyện họ?
Trần Đức Thạch: Vâng điều đó, nếu như sau này thì được, chứ lúc này tôi chưa có được số máy của họ, còn hiện giờ máy của tôi, qua câu chuyện giữa chúng ta thì đang bị quấy phá đó.
Đỗ Hiếu: Sẽ liên lạc lại với anh sau, chân thành cám ơn anh, chúc anh nhiều may mắn, bình an, anh có điều gì cần chia sẻ, trình bày thêm?
Trần Đức Thạch: Rất cám ơn đài Á Châu Tự Do, phải nói là đài Á Châu Tự Do là sự động viên tinh thần anh em trong nước rất tốt, với thông tin và cổ vũ rất kịp thời, còn về phong trào dân chủ trong nước, thì hiện nay đang lên mạnh, rất mong được sự ủng hộ của bà con mình, cũng như các tổ chức chính trị quốc tế, đẩy mạnh dân chủ cho Việt Nam, cho nhanh chóng, thoát khỏi ách lầm than, đòi chính quyền này phải thả hết những tù nhân lương tâm ra, đó là những nhà hoạt động, đấu tranh dân chủ, phải thả ngay vô điều kiện.
Đỗ Hiếu: Xin cám ơn thời giờ quý báu anh dành cho đài chúng tôi dù sức khỏe chưa hồi phục.
Trần Đức Thạch: Vâng, chúng ta sẽ gặp nhau sau, xin cám ơn.
0 comments:
Post a Comment