Friday, August 5, 2011

Dân kể chuyện CSCĐ và CSGT


KD - Nhân đọc bài viết về CSCĐ và CSGT đánh nhau,tôi chợt nhớ lại chuyện xảy ra với mình cách đây mấy năm về trước: Tôi là phụ nữ,năm nay đã gần 50 tuổi. Mấy năm về trước, công ty tôi làm việc có trụ sở gần Cầu Đỏ nằm trên đường Nguyễn Xí, quận Bình Thạnh.


Nhà tôi nằm trên đường Ung Văn Khiêm, F.25, Q. Bình Thạnh. Trong suốt 6 năm trời, ngày nào tôi cũng đi từ Ung Văn Khiêm tới chỗ làm. Sau đó, tôi chuyển cơ quan nên không còn đi con đường đó nữa. Một thời gian sau, tôi không còn nhớ là mấy năm, tôi có việc đi tới Cầu Đỏ. Trời nhập nhoạng tối, mắt cận thị, lại thêm thói quen 6 năm đi trên đoạn đường đó nên khi tới Đài Liệt Sỹ, tôi vẫn chạy thẳng. Vừa băng qua chốt đèn xanh đỏ, bỗng nhiên có ai đó đánh mạnh vào cánh tay phải của tôi. Nhìn sang,thì ra một anh công an đã đứng tuổi, mặc đồng phục xanh. Anh ta quát tôi đứng lại. Khi đó,tôi chợt nhận ra rằng không được phép chạy thẳng, mà phải quẹo phải theo đường quốc lộ 13 rồi vòng qua bến xe miền Đông để bọc ra đường Nguyễn Xí. Còn anh công an vừa quật vào tay tôi là cảnh sát trật tự xã hội đang làm nhiệm vụ cùng mấy anh CSGT tại chốt này.

Biết là mình đã phạm lỗi, và phạm lỗi thì phải bị phạt, nhưng hành vi đánh người của anh cảnh sát trật tự xã hội hôm đó có đúng không? Vậy nên,tôi lại thấy phần nào hiểu được hành vi của anh CSCĐ đã phản ứng lại anh CSGT, dù sự phản ứng đó là đáng trách.

Theo tôi thì cũng nên xử lý thích đáng đối với người CSGT đã có hành vi đánh người vi phạm luật giao thông (CSCĐ) bằng gậy hiệu lệnh của CSGT, đây là hành vi cực kỳ sai trái và phản cảm gây nên bức xúc đối với người vi phạm bởi vì: thứ nhất không điều nào trong luật cho phép CSGT được hành động như vậy đối với người vi phạm cho dù người vi phạm bỏ chạy hay không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của CSGT. Thứ hai: gậy hiệu lệnh của CSGT được cấp phát để sử dụng vào mục đích ra hiệu lệnh điều hòa giao thông hoặc sử dụng để ra tín hiệu dừng các phương tiện để kiểm tra chứ không phải gậy ra hiệu lệnh phát ra để cho CSGT dùng đánh người vi phạm như thế này.

Tôi cũng đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ và xử lý thật nặng đối với các CSGT của Đội Hàng Xanh đã hùa nhau đánh hội đồng hai cha con CSCĐ Trần Đại Phúc, đây là hành vi vô kỷ luật, côn đồ, cố ý gây thương tích cho người khác chứ không phải là sự đoàn kết.

Cảnh sát cơ động mà vi phạm luật giao thông thì rất là sai... phải xử lí vi phạm hành chính theo điều khoản cao nhất! Nhưng cảnh sát giao thông đánh người vi phạm luật giao thông thì sai rất là nhiều, rất đáng bị lên án ! Đây là vi phạm hành chính, anh phải xử phạt vi phạm hành chính chứ! nguyên tắc khi xử phạt hành chính đâu có cho phép anh được quyền đánh người! Hiến pháp của Việt Nam trong bản TNĐL đã nêu rõ: Mọi người sinh ra điều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ quyền ko ai có thể xâm phạm. Anh là công dân của nước VN, là CA là người đại diện, bảo vệ cho pháp luật, anh biết nên phải thực hiện đúng luật pháp chứ! Điều 6 của hiến pháp "tất cả công dân VN điều ngang quyền về mọi phương diện... chính trị, kinh tế,văn hóa, bình đẳng trước pháp luật....". Điều 10 ''có quyền bất khả xâm phạm về thân thể...''. Điều 65'' có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,tài sản, danh dự, nhân phẩm....'' chỉ như vậy thôi cũng đủ hiểu là anh đã sai nguyên tắc rồi!

Tuần nào anh cũng chào cờ! 5 lời thề,10 điều kỉ luật của công an nhân dân anh quên rồi sao! Yêu cầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét và xử lý cho thấu tình đạt lý! vì điều 52 trong hiến pháp đã khẳng định rằng''mọi công dân điều có quyền bìnhh đẳng trước pháp luật'' để cho nhân dân thấy Nước Việt Nam thật sự là một đất nước CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN.!

Cá nhân tôi nghĩ có thể đây là một trong những nguyên nhân sâu xa và chủ yếu dẫn đến việc chống người thi hành công vụ trong thời gian qua. Muốn công dân có nghĩa vụ và trách nhiệm với đất nước thì trước tiên nhà nước phải tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của công dân chứ!

KD - Bạn đọc Danlambao

0 comments:

Powered By Blogger