Wednesday, August 17, 2011

18 Sản Phẩm Trẻ Em Độc Hại Từ VN Bị Mỹ Chặn Năm 2010

Hàng Việt Nam bị thu hồi tại Mỹ tăng cao… Bản tin từ thông tấn CafeF cho biết như trên.

Số vụ Mỹ thu hồi sản phẩm trẻ em sản xuất tại Việt Nam tăng cao trong năm ngoái do vi phạm quy định của Mỹ về an toàn sản phẩm tiêu dùng.

bunkbed

Bản tin đăng trên báo Công Thương nói rằng, Ông Jeffrey G. Hilsgen, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của CPSC, cho biết tại cuộc gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam ở TP Sài Gòn hôm 11-8 rằng trong năm 2010 có 18 sản phẩm trẻ em do Việt Nam sản xuất bị thu hồi tại Mỹ, tăng cao kỷ lục. Từ đầu năm nay đến ngày 4-8-2011, đã có 7 sản phẩm trẻ em của Việt Nam bị Mỹ thu hồi. Trong khi trước đó, trung bình chỉ có khoảng 8-9 vụ/năm.

Theo CPSC, các sản phẩm trẻ em của Việt Nam bị thu hồi chủ yếu là giường, giường cũi do có những chi tiết dễ gây tổn thương cho trẻ em, hay quần áo do có hàm lượng chì vượt quá quy định hoặc dây áo có thể gây ngạt thở cho trẻ.

Phạm luật an toàn sản phẩm
Các trường hợp trên cũng tương tự như các vụ thu hồi sản phẩm trẻ em tại Mỹ trong thời gian gần đây. Từ tháng 10-2010 đến tháng 3-2011, có 65 vụ thu hồi sản phẩm trẻ em tại Mỹ, trong đó có 47 sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc. Trong thời gian này, sản phẩm trẻ em bị thu hồi nhiều nhất tại Mỹ là quần áo (19 vụ) tiếp đến là đồ chơi (11 vụ), và giường cũi cho trẻ (9 vụ), do vi phạm điều luật cải thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (U.S. Consumer Product Safety Improvement Act – CPSIA).

Quy định này được ban hành từ năm 2008, ngay sau khi số lượng hàng Trung Quốc bị thu hồi tại Mỹ do độc hại cho trẻ tăng đến đỉnh điểm trong 2008. CPSIA quy định về hàm lượng chì, chất Phthalate, việc dán nhãn giúp truy xuất nguồn gốc, và chứng nhận an toàn do các phòng thí nghiệm cấp, đối với sản phẩm dành cho trẻ từ 12 tuổi trở xuống.

Bản tin CafeF còn ghi lời ông Richard W. O’Brien, Giám đốc Văn phòng chương trình quốc tế và vấn đề liên chính phủ thuộc CPSC, cho biết:

“… người tiêu dùng Mỹ cũng báo cáo với Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (CPSC) qua website www.saferproducts.gov về những sản phẩm đã gây hại hoặc bị nghi có khả năng gây hại cho trẻ em.”

0 comments:

Powered By Blogger